BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI VŨ LONG VƯƠNG NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VŨ LONG VƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VŨ LONG VƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: GIÁO DỤC THỂ CHẤT
MÃ SỐ: 60.14.01.03
Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Phạm Viết Vượng
HÀ NỘI, NĂM 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào
Tác giả luận văn
Vũ Long Vương
Trang 4DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
TDTT : Thể dục thể thao GDTC : Giáo dục thể chất XHCN : Xã hội chủ nghĩa TDNĐ : Thể dục nhịp điệu
Trang 5BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Kết quả phỏng vấn về thực trạng sử dụng các test để đánh giá thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất của các trường Đại học và Cao đẳng chuyên ngành GDTC (n=100)
Bảng 2.2 Kết quả kiểm tra xác định độ tin cậy của các test trên đối tượng nghiên cứu (n=100)
Bảng 2.3 Thực trạng thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất với nam sinh viên năm thứ hai khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc (n=100)
Bảng 2.4 So sánh phát triển thể lực giữa nam sinh viên năm thứ nhất với nam sinh viên năm thứ hai Khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc
Bảng 2.5 Nhu cầu tập luyện TDNĐ của nam sinh viên năm thứ nhất khoa
TDTT trường Đại học Tây Bắc
Bảng 2.6 Phỏng vấn chuyên gia, giảng viên TDNĐ về thực trạng sử dụng bài tập TDNĐ cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc (n=50)
Bảng 2.7 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia, giảng viên về TDNĐ về
việc áp dụng bài tập TDNĐ với tốc độ nhạc khác nhau có ảnh hường
như thế nào đến việc phát triển các tố chất thể lực (n=50)
Bảng 3.1 Kết quả phỏng vấn các nguyên tắc biên soạn bài tập TDNĐ nhằm nâng cao tố chất thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc (n = 50)
Bảng 3.2 So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm thực nghiệm 1 và nhóm đối chiếu (trước thực nghiệm)
Bảng 3.3 So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm thực nghiệm 2 và nhóm đối chiếu (trước thực nghiệm)
Bảng 3.4 So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực cảu 2 nhóm thực nghiệm 3 và nhóm đối chiếu (trước thực nghiệm)
Trang 6Bảng 3.5 So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm thực nghiệm 1 và nhóm đối chiếu (sau thực nghiệm)
Bảng 3.6 So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm thực nghiệm 2 và nhóm đối chiếu (sau thực nghiệm)
Bảng 3.7 So sánh kết quả kiểm tra 9 test đánh giá thể lực của 2 nhóm thực nghiệm 3 và nhóm đối chiếu (sau thực nghiệm)
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4
3.1 Đối tượng nghiên cứu: 4
3.2 Khách thể nghiên cứu 4
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
4.1 Nhiệm vụ 1 4
4.2 Nhiệm vụ 2 4
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 5
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
7.1 Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu 5
7.2 Phương pháp quan sát sư phạm 5
7.3 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm 6
7.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 6
7.4.1 Lực bóp tay thuận 7
7.4.2 Bật xa tại chỗ (cm) 7
7.4.3 Dẻo gập thân (cm) 8
7.4.4.Nằm sấp chống đẩy (số lần) 8
7.4.5 Nằm ngửa gập bụng (Số lần/30s) 9
7.4.6 Đứng tư thế số 4 Rômbergơ (Giây) 9
7.4.7 Chạy 30m xuất phát cao (s) 9
7.4.8 Chạy con thoi 4x10m (s) 10
7.4.9 Test Cooper (m) 10
7.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 11
7.6 Phương pháp toán học thống kê 13
Trang 8Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14
1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC 14
1.2 GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 18
1.2.1 Khái niệm GDTC: 18
1.2.2 Mục đích của GDTC 18
1.2.3 Nhiệm vụ của GDTC 19
1.3 BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 20
1.3.1 Khái quát về thể dục nhịp điệu 20
1.3.2 Định nghĩa thể dục nhịp điệu 21
1.3.3 Cấu trúc chuyển động thể dục nhịp điệu 21
1.3.4 Mục đích tập luyện thể dục nhịp điệu 22
1.3.5 Phát triển các tố chất thể lực trong thể dục nhịp điệu 26
1.3.6 Ưu, nhược điểm của thể dục nhịp điệu 27
1.4 BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIẢNG DẠY THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU 29
1.4.1 Đặc điểm của TDNĐ 29
1.4.2 Nguyên tắc biên soạn 29
1.4.3 Cấu trúc buổi tập 30
1.4.4 Phương pháp biên soạn 32
1.4.5 Phương pháp giảng dạy TDNĐ 34
1.4.6 Nguyên tắc sắp xếp các bài tập trong nhóm 35
1.4.7 Lượng vận động 35
Kết luận chương 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG THỂ LỰC VÀ NHU CẦU TẬP LUYỆN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU CỦA NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TDTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 38
2.1 THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TDTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 38
Trang 92.1.1 Nghiên cứu lựa chọn các test nhằm đánh giá thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa Thể dục Thể thao trường Đại học Tây Bắc 38 2.1.2 Xác định độ tin cậy của test trên đối tượng nghiên cứu 40 2.1.3 Đánh giá thực trạng thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất với sinh viên năm thứ hai khoa Thể dục thể thao trường Đại học Tây Bắc 42 2.1.4 Đánh giá sự thay đổi giá trị trung bình kết quả thu được qua các test trong kỳ học của nam sinh viên năm thứ nhất với nam sinh viên năm thứ hai khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc 43 2.1.5 So sánh sự phát triển thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất với nam sinh viên năm thứ hai khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc 44 2.2 NHU CẦU TẬP LUYỆN THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU CỦA NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TDTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 45 Nhu cầu tập thể dục nhịp điệu của nam sinh viên năm thức nhất trường Đại học Tây Bắc 45 2.2.2 Lựa chọn các bài tập TDNĐ nhằm nâng cao tố chất thể lực cho nam
sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc Error! Bookmark not defined
2.3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP THẺ DỤC NHỊP ĐIỆU Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 47 Kết luận chương 2 52
Chương 3: LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TDTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 54
3.1 NGUYÊN TẮC BIÊN SOẠN BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU NÂNG CAO TỐ CHẤT THỂ LỰC CHO SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA GDTC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 54 3.2 Lựa chọn sử dụng và đánh giá hiệu quả bài tập TDNĐ nâng cao thể lực cho
Trang 10nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc 56
3.2.1 Tổ chức thực nghiệm 56
3.2.2 Xây dựng tiến trình thực nghiệm 60
3.2.3 Tiến hành thực nghiệm 60
3.2.4 Kết quả thực nghiệm 60
Kết luận chương 3 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67
KẾT LUẬN 67
KIẾN NGHỊ 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 11Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của xã hội, hoạt động TDTT đã không ngừng phát triển, trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển TDTT là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội nhằm phát huy nhân tố con người, ―Công tác TDTT phải góp phần tích cực nâng cao sức khoẻ, thể lực; giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống lành mạnh; Làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; Nâng cao năng suất lao động và sức chiến đấu của lực lượng vũ trang " [1]
Công tác TDTT luôn bám sát các yêu cầu thực tiễn của cuộc sống, hoạt động thiết thực có hiệu quả, gắn mục tiêu xây dựng con người, phục vụ các nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, xây dựng lối sống lành mạnh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội
Chỉ thị 17/CT-TV/ của Ban bí thư Trung ương Đảng đã nêu rõ: "Công
tác thể dục, thể thao góp phần khôi phục và tăng cường sản xuất của nhân dân, mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào TDTT quần chúng từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của nhân dân, trước hết là của thế hệ trẻ Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất (GDTC) trong trường học"
Trang 122
Giáo dục thể chất (GDTC) trong nhà trường mặc dù đã được các cấp lãnh đạo, của nhà trường hết sức quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng tập luyện TDTT của đông đảo cán bộ giáo viên và sinh viên
Thực trạng trên đã được Bộ giáo dục và Đào tạo nhận định: "Chất lượng
GDTC còn thấp, giờ dạy thể dục còn đơn điệu, thiếu sinh động‖ Vụ Công tác
Học sinh - Sinh viên đánh giá: " Nhận thức về vị trí, vai trò của GDTC còn
nhiều hạn chế trong các cấp giáo dục và cơ sở nhà trường Đặc biệt là việc đánh giá chất lượng về sức khoẻ và thể chất sinh viên trong mục tiêu chung còn chưa tương xứng” [23, tr27]
Như vậy muốn nâng cao hiệu quả và chất lượng GDTC trong nhà trường thì bên cạnh giờ học chính khóa phải thực hiện đồng thời, có hiệu quả các hình thức hoạt động TDTT ngoại khóa Đây chính là yếu tố cộng hưởng thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thể chất cho sinh viên trong quá trình học tập, góp phần đào tạo người cán bộ tương lai có trí tuệ và sức khoẻ
Hòa cùng xu thế của thời đại, TDTT ở nước ta từng bước vững chắc tiến đến hội nhập và phát triển Nội dung và hình thức hoạt động TDTT rất đa dạng và phong phú, một số môn thể thao được quan tâm và phát triển mạnh
mẽ cả về lượng và chất trong đó như môn thể dục nhịp điệu (TDNĐ)
Trường Đại học Tây Bắc có vai trò rất lớn trong sự nghiệp đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao cho toàn bộ khu vực Tây Bắc Khoa TDTT của trường mới được thành lập, có nhiệm vụ giáo dục nâng cao thể lực cho sinh viên để học tập và tu dưỡng tốt Với số lượng sinh viên khá lớn trong khi
đó điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện còn hạn chế, thời lượng dành cho việc tập các môn chuyên ngành còn ít
Đối với nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc, đang ở lứa tuổi 18 –19, đa số các em là người dân tộc thiểu số chưa được chuẩn bị tốt về mặt thể lực Chương trình đào tạo GDTC tại trường yêu cầu
Trang 133
các em phải có thể lực tốt để hoàn thành các nội dung học tập
Qua thực tế, chúng tôi nhận thấy cần có một hình thức tập luyện thể thao hấp dẫn hơn đối với nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc nhằm giúp các em phát triển tốt về thể lực và thể chất, đó là môn TDNĐ
TDNĐ là sự liên kết nhiều dạng bài tập về: sức mạnh, thăng bằng, nhảy, mềm dẻo, tĩnh lực, các dạng gập và duỗi nhanh các bộ phận cơ thể… tốc độ thực hiện bài tập nhanh, mạnh, thời gian thực hiện bài tập kéo dài trong nhiều phút Do vậy, hệ thống tuần hoàn, hô hấp làm việc tích cực trong quá trình thực hiện bài tập Kết quả tập luyện tạo ra sự thích ứng tốt với hệ thống tuần hoàn, hô hấp, sức nhanh, sức mạnh, sức bền được phát triển tốt
Việc tập luyện TDNĐ không đòi hỏi điều kiện sân bãi phải rộng, dụng cụ nhiều nhưng lại đem lại hiệu quả cao về sức khoẻ, giáo dục nếp sống lành mạnh và tạo vóc dáng khoẻ đẹp, cân đối cho người tập
Cho đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu về TDNĐ như:
- Nguyễn Thị Hà (2010) ―Nghiên cứu hiệu quả bài tập TDNĐ nhằm phát triển thể lực chung cho phụ nữ lứa tuổi 25 – 35 quận Ba Đình – Hà Nội‖
- Phạm Mai Vương (2010) ―Ứng dụng các bài tập thể dục sport aerobic nhằm nâng cao thể lực chung cho nam sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội‖
- Lê Thanh Thủy (1998) ― Nghiên cứu hiệu quả sử dụng bài tập TDNĐ đến sự phát triển hình thể và sức bền của nữ sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên‖
Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về sử dụng bài
tập TDNĐ cho đối tượng là nam sinh viên ở các trường đại học khu vực miền núi, nơi có đông sinh viên là người dân tộc thiểu số đang học tập
Xuất phát từ lý do trên, là một giảng viên của trường, chúng tôi chọn đề
tài: “Nghiên cứu sử dụng bài tập thể dục nhịp điệu để nâng cao thể lực cho
nam sinh viên năm thứ nhất Khoa Thể dục Thể thao Trường Đại học Tây Bắc” làm luận văn tốt nghiệp của mình
Trang 144
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc tập luyện TDNĐ tới sự phát triển các tố chất thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc Từ đó lựa chọn các bài tập TDNĐ và các test đánh giá thể lực cho các em trong hoạt động TDTT góp phần nâng cao chất lượng GDTC của Khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Bài tập TDNĐ cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc
3.2 Khách thể nghiên cứu
- 200 Nam sinh năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc
- 50 Cán bộ giáo viên trường Đại học Tây Bắc và Cao đẳng Sư phạm
Sơn La và các chuyên gia trong lĩnh vực TDNĐ
4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra đề tài tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau:
Trang 155
giảng dạy tại trường Đại học Tây Bắc và Cao đẳng Sư phạm Sơn La
- Địa bàn nghiên cứu:
+ Trường Đại học Tây Bắc
+ Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La
+ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Lựa chọn các bài tập TDNĐ nhằm nâng cao thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất phù hợp với điều kiện của khoa TDTT Trường Đại học Tây Bắc
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đê tài dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong tất cả các công trình nghiên cứu khoa học mang tính lý luận, sư phạm nhằm tổng hợp, tiếp thu một cách có chọn lọc các nguồn thông tin khoa học hiện có của nhân loại trong các tài liệu được công bố Việc sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu phục vụ chủ yếu cho việc giải quyết nhiệm vụ 1 và 2 của
đề tài Quá trình nghiên cứu đã tham khảo các tài liệu có liên quan đến GDTC và TDNĐ như: các chỉ thị, nghị quyết về GDTC của Đảng và Nhà nước, lý luận và phương pháp TDTT, Sinh lý TDTT, y học TDTT, giáo trình toán học thống kê, đo lường thể thao, luật Aerobic và một số tài liệu
Trang 166
số liệu cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của hiện tượng đó Khác với quan sát thông thường, quan sát sư phạm là phương pháp có tính mục đích, tính kế hoạch và có đối tượng cụ thể, có ghi chép các hiện tượng và sự kiện quan sát Sau đó kiểm tra, đánh giá kết quả quan sát
Phương pháp này nhằm đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập nhằm phát triển thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc thông qua bài tập TDNĐ và những sai lầm trong quá trình tập luyện
7.3 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn gián tiếp và trực tiếp với chuyên gia trong lĩnh vực TDNĐ, giảng viên GDTC, sinh viên trong khoa TDTT nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến đề tài, từ đó tìm ra các biện pháp nâng cao thể lực cho nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc
7.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm
Phương pháp này được đề tài sử dụng trong quá trình kiểm tra đánh giá năng lực vận động của con người gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động Năng lực vận động thường thể hiện trong khi thực hiện động tác và phụ thuộc vào cấu trúc động tác Có nhiều bài tập để đánh giá năng lực vận động có độ tin cậy cao
Nguyên tắc lựa chọn test:
- Những test đang sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển tố chất của sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng, trong điều tra thể chất sinh viên, điều tra thể chất nhân dân của Viện khoa học TDTT [3][20]
- Các test không đòi hỏi cao về dụng cụ, cách tổ chức đơn giản, phù hợp với điều kiện thể lực và học tập của sinh viên
Các test được nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng
để đánh giá các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động Đề tài chỉ thực hiện một số test sau :
Trang 17- Đối tượng kiểm tra đứng hai chân rộng bằng vai, tay thuận cầm lực kế đưa chếch dưới sang ngang, tạo nên góc 450
so với trục thẳng đứng (trên dưới) của cơ thể Tay không cầm lực kế duỗi thẳng tự nhiên, song song với thân người Bàn tay cầm lực kế, đồng hồ của lực kế hướng vào lòng bàn tay, các ngón tay ôm chặt lực kế Yêu cầu bóp đều, từ từ, gắng sức trong vòng 2 giây, không bóp giật cục hay thêm các động tác trợ giúp của thân người hoặc các động tác thừa
Chú ý:
+ Kiểm tra, điều chỉnh lực kế về ―0‖
+ Hỏi đối tượng điều tra thuận tay nào, hướng dẫn chung cách cầm lực
Mô tả thực hiện test: Sinh viên đứng trên ván giậm nhảy, mặt hướng vào
hố nhảy, hai bàn chân song song với nhau, trọng tâm dồn đều vào 2 chân, ngón chân đặt sát mép vạch giới hạn, hai tay giơ lên cao, hạ thấp trọng tâm, gối hơi khuỵu, gập chân, người hơi đổ về phía trước, đầu hơi cúi, hai tay hạ xuống và ra sau, dùng hết sức và phối hợp toàn thân, bật nhảy xa về phía
Trang 188
trước, hai chân tiếp đất cùng một lúc
Mỗi người thực hiện 3 lần, lấy thành tích cao nhất
Kết quả đo bằng thước kim loại có chiều đài 3m, thước để từ vạch giới hạn đến điểm chạm gần vạch giới hạn nhất của 2 gót chân Chiều dài mỗi lần bật nhảy được tính cm
7.4.3 Dẻo gập thân (cm)
Mục đích: Để đánh giá độ mềm dẻo của cột sống
Dụng cụ kiểm tra: Bục kiểm tra hình hộp, có thước ghi sẵn ở mặt trước, thước dài 50cm có chia thang độ cm ở hai phía Điểm 0 ở giữa thước (mặt bục) từ điểm 0 chia về hai đầu thước mỗi đầu là 25cm Từ điểm 0 xuống dưới bục là dương (+), từ điểm 0 lên trên bục là âm (-)
Cách thức kiểm tra: Đối tượng điều tra đứng lên bục (chân đất), tư thế đứng nghiêm, đầu mũi chân sát mép bục, hai chân thẳng, mép trong hai bàn chân cách nhau 20cm, đầu gối thẳng, từ từ cúi xuống, hai chân giữ thẳng, ngón tay duỗi thẳng, long bàn tay úp, cố gắng dùng ngón tay giữa (ngón tay dài nhất) đẩy thanh trượt dọc theo thước đo, với sự cố gắng cao nhất của cơ thể
Có hai trường hợp xác định kết quả kiểm tra:
+ Đầu ngón tay không đẩy thanh trượt qua điểm 0 ghi trên mặt phẳng của bục đó là kết quả âm (-)
+ Đầu ngón tay đẩy thanh trượt qua điểm 0 ghi trên mặt phẳng của bục
Trang 19Người phục vụ ngồi đối diện, hai tay giữ chặt phần dưới hai chân của đối tượng kiểm tra, sao cho hai bàn chân của đối tượng kiểm tra không nhấc lên khỏi mặt sàn trong quá trình thực hiện test
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, đối tượng kiểm tra ngả người ra sau, lưng và hai bả vai chạm sàn, sau đó lập tức gập bụng về tư thế ban đầu Lặp lại liên tục trong 30s Mỗi lần ngả người, gập bụng được tính một lần
Cách tính thành tích: kết quả được tính bằng số lần thực hiện được từ khi
có lệnh bắt đầu đến khi kết thúc 30s
7.4.6 Đứng tư thế số 4 Rômbergơ (Giây)
Mục đích: Để đánh giá khả năng thăng bằng
Cách thực hiện: Người được kiểm tra đứng thăng bằng dạng ―con én‖ Khi thực hiện chân không được đi giày dép Khi đứng thăng bằng trên một chân, hai tay ngang, thân người và chân thăng bằng sau trên một đường thẳng Yêu cầu tư thế người thực hiện là không chao đảo, tay không run, chân không
di động, cả chân trụ và chân sau đều thẳng
Cách lấy kết quả: Tính thời gian từ khi sinh viên giữ thăng bằng mà thân người không chao đảo, không run tay cho đến khi xuất hiện run tay chân Kết quả được tính bằng giây
Dụng cụ đo: Đồng hồ bấm giây điện tử có độ chính xác đến 0,01s
7.4.7 Chạy 30m xuất phát cao (s)
Mục đích: Nhằm đánh giá tố chất sức nhanh và sức mạnh tốc độ
Trang 2010
Sân bãi và dụng cụ kiểm tra:
Dụng cụ đo: Đồng hồ bấm giây, đo chính xác tới 0,01 (s), đường chạy có chiều dài thẳng ít nhất 45m, chiều rộng ít nhất 1,25m, sau đích ít nhất có khoảng trống 10m để hoãn xung khi về đích
7.4.8 Chạy con thoi 4x10m (s)
Mục đích: Nhằm đánh giá sức nhanh và khả năng phối hợp vận động Dụng cụ: đồng hồ bấm giây, sân có chiều dài l0m x l,25m, bốn góc có 4 vật chuẩn để quay đầu, khoảng trống 2 đầu đường chạy ít nhất là 10m để đảm bảo an toàn, đặc biệt khi đối tượng về đích
Cách tiến hành: Người thực hiện đứng ở vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao, khi nghe lệnh xuất phát người thực hiện nhanh chóng rời vạch xuất phát Khi chạy đến vạch 10m, người thực hiện nhanh chóng với tay xuống chạm vạch đích, rồi lập tức nhanh chóng chạy quay trở lại vạch xuất phát Khi đến vạch xuất phát lại với tay xuống chạm vạch xuất phát rồi quay lại chạy về đích Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường, tổng số 2 vòng với 3 lần quay Chỉ cần chạy 1 lần
Cách xác định thành tích: tính thời gian thực hiện chạy tổng số 2 vòng với 3 lần quay Thành tích được xác định đến 0,01s
7.4.9 Test Cooper (m)
Mục đích: Để đánh giá sức bền chung (sức bền ưa khí)
Dụng cụ kiểm tra: Đồng hồ bấm giây, số đeo và tích kê tương ứng với mỗi số đeo Số đeo, đợt chạy ghi vào phiếu điều tra
Trang 2111
Cách thức kiểm tra: Tất cả các thao tác của điều tra viên và đối tượng điều tra tương tự như chạy con thoi, khi có lệnh ―chạy‖ đối tượng điều tra chạy trên sân điền kinh trong ô chạy 400m tính số vòng lặp lại trong vòng 12 phút Nên chạy từ từ những phút đầu, phân phối đều và tùy sức của mình mà tăng dần tốc độ, nếu mệt có thể chuyển thành đi bộ cho đến hết giờ Mỗi đối tượng điều tra có một số đeo ở ngực và tay cầm một tích kê có ố tương ứng Khi có lệnh dừng lại lập tức thả ngay tích kê xuống nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quãng đường chạy, sau đó chạy chậm hoặc đi bộ thả lỏng để hồi sức Đơn vị đo quãng đường chạy là mét
Những điều cần chú ý:
Người kiểm tra cẫn nhắc nhở chạy chậm vừa sức, không nên gắng sức, đua nhau chạy nhanh Khi phát hiện thấy người chạy mệt mỏi phải gắng sức (không còn là hoạt động ưa khí) thì chủ động yêu cầu chạy chậm lại hoặc đi bộ hết 12 phút Theo dõi người chạy nếu quá mệt, mặt tái có hiện tượng sốc… ra lệnh dừng lại và gọi y tế hỗ trợ Sau khi kết thúc chạy vẫn yêu cầu đối tượng điều tra tiếp tục chạy chậm hoặc đi bộ thả lỏng, tránh dừng lại đột ngột đề phòng ngất xỉu
Các phương pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của việc tập luyện TDNĐ tới các tối chất thể lực
7.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Với mục đích xác định được hiệu quả của từng phương pháp luyện tập TDNĐ tới các tố chất thể lực của nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc Đề tài đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm tự nhiên Đối tượng thực nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm mỗi nhóm 25 người trong đó đối tượng tham gia là 100 người (chỉ bao gồm nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc)
Mục đích của phương pháp này là thông qua việc áp dụng bài tập TDNĐ với các tần số nhạc khác nhau, từ đó kiểm nghiệm và đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng tốc độ nhạc đó tới việc phát triển tố chất thể lực của đối tượng nghiên cứu
Trang 2212
Trước thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thể lực thông qua 9 test: Bật xa tại chỗ (cm), chạy xuất phát cao 30m (giây), tư thế số 4 Rômbergơ (giây), chạy con thoi 4x10m (giây), đứng gập thân về trước (cm), lực bóp tay thuận (kg), nằm sấp chống đẩy (số lần), nằm ngửa co gối ngồi dậy, trong 30 giây (tính số lần) và test Cooper (m) trên tất cả 4 nhóm thực nghiệm và đối chứng Dựa trên kết quả kiểm tra được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê, đề tài phân bổ sinh viên một cách ngẫu nhiên thành 4 nhóm đảm bảo sự cân đối, đồng đều về số lượng và trình độ thể lực
Chương trình thực nghiệm được tiến hành trong một học kì, mỗi tuần 2 buổi tổng số 15 tuần (30 buổi), thời gian dành cho mỗi buổi tập là 100 phút vào các tiết 1,2 buổi sáng
+ Ở nhóm đối chứng:
Nội dung áp dụng là bài tập TDNĐ được tập với tốc độ nhạc từ 140 lần/ phút đến 155 lần/ phút, đã được áp dụng thường xuyên trong các giờ học chính khóa của sinh viên Các bài tập TDNĐ do cá nhân và bộ môn biên soạn
+ Ở nhóm thực nghiệm:
Ở cả 3 nhóm thực nghiệm này chúng tôi đều dùng chung một bài tập TDNĐ như ở nhóm đối chứng nhưng thay đổi về tần số thực hiện bài tập và nền nhạc cho từng nhóm tương ứng:
Nhóm 1: Hình thức tập luyện được chúng tôi áp dụng là thực hiện bài
tập đó dưới một tốc độ nhạc nhanh hơn so với tốc độ nhạc của nhóm đối chiếu (từ 160 lần/ phút đến 165 lần/ phút)
Nhóm 2: Hình thức tập luyện được chúng tôi áp dụng là thực hiện bài
tập đó dưới một tốc độ nhạc chậm hơn so với tốc độ nhạc của nhóm đối chiếu (từ 125 lần/ phút đến 130 lần/ phút)
Nhóm 3: Hình thức tập luyện được chúng tôi áp dụng là thực hiện bài tập
đó dưới một nền nhạc được đại đa số sinh viên thấy thích (sinh viên tự chọn nhạc) với tốc độ nhạc như ở nhóm đối chiếu (140 lần/ phút đến 155 lần/ phút)
Trang 2313
7.6 Phương pháp toán học thống kê
Đề tài tiến hành sử dụng phương pháp này nhằm xử lí các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu Trong quá trình xử lí số liệu đề tài tiến hành sử dụng các chỉ số x , ±δ, t với công thức sau:
Công thức tính chỉ số trung bình:
n
x X
n i i
n i
B A
n n
X X
B A
n n
X X
B B A
A
n n
X x X
x
Trang 2414
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ DỤC THỂ THAO TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC
Nhiệm vụ có tính chất chiến lược của TDTT là góp phần bảo vệ, tăng cường sức khoẻ cho nhân dân, đặc biệt là thanh niên, góp phần giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ và nâng cao dân trí xã hội
GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN) GDTC có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, cá tính, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể chất cho sinh viên nhằm đào tạo con người mới phát triển, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh,
quốc phòng Đó là lớp người "Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể
chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức" [9]
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của GDTC trong nhà trường các cấp gắn liền và góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục và đào tạo theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có trí thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động sáng tạo
Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí công tác và tác dụng của việc GDTC, coi như một mặt trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường XHCN GDTC trong nhà trường các cấp còn giữ vị trí quan trọng và then chốt trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT
GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một bộ phận quan trọng của nền TDTT Việt Nam GDTC trong trường học đang cùng với thể thao thành tích cao, thể thao quần chúng và các bộ phận thể thao khác đảm bảo cho nền TDTT phát triển cân đối và đồng bộ, góp phần thực hiện kế hoạch củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam
Trang 2515
Đảng và Nhà nước ta từ lúc Cách mạng thành công năm 1945, đã quan tâm
đến việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện Bác Hồ đã chỉ rõ: "Dân có
cường thì nước mới thịnh", "Vì lợi ích 10 năm trông cây, vì lợi ích trăm năm trồng người" [38]
Từ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, đất nước ta bước vào giai đoạn
cách mạng mới, Đảng và Nhà nước rất coi trọng và quan tâm xây dựng nền TDTT Việt Nam mang tính: dân tộc, hiện đại, phục vụ đời sống và sức khoẻ nhân dân Sự hình thành và phát triển nền thể thao nước ta cũng đã trải qua các thời kỳ gắn liền với tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục, Người khẳng định vị trí sức khoẻ dưới chế độ mới: "Giữ gìn dân chủ,
xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công Mỗi một người dân yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt một phần, mỗi một người dân khoẻ mạnh, tức là góp phần làm cho cả nước mạnh khoẻ"
Vì thế, Người khuyên: "Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của
mỗi người dân yêu nước” [22] [38]
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước rất coi trọng công tác GDTC trường học, nhằm đào tạo những lớp người phát triển toàn diện, kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng kinh tế xã hội theo định hướng XHCN và bảo vệ
Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói chung và về GDTC trong trường học nói riêng, được xuất phát từ những cơ
sở, tư tưởng, lý luận của học thuyết Mác - Lê nin về con người và sự phát triển con người toàn diện về giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội XHCN, về những nguyên lý GDTC Mác xít, từ tư tưởng quan điểm Hồ Chí Minh về TDTT nói chung và GDTC cho thế hệ trẻ nói riêng
Trang 2616
Những cơ sở tư tưởng, lý luận đó đều được Đảng ta quán triệt trong suốt thời kỳ lãnh đạo cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây dựng CNXH ngày nay, được cụ thể hóa qua các thời kỳ Đại hội Đảng, các chỉ thị, các nghị quyết, nghị định, thông tư về TDTT, ở từng giai đoạn Cách mạng theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thề của đất nước
Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III tháng 09/1960, xác định hướng công tác giáo dục và rèn luyện thể chất đối với tuổi trẻ học đường Chủ trương này đã được hội nghị Trung ương lần thứ 7, tháng 04/1963 phát triển lên một bước mới, phù hợp với nguyên lý của chủ nghĩa Mác về phát triển
con người toàn diện Nghị quyết Đại hội Đảng III viết: " Công tác giáo dục
phải được phát triển theo quy mô lớn, nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ nước nhà, có giác ngộ XHCN, có văn hóa và khoa học kỹ thuật, có sức khoẻ nhằm phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cản bộ và nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân lao động ‖[3]
Bước sang thời kỳ đổi mới, khi đất nước hoàn toàn được giải phóng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã mở đầu cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, về TDTT, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề cập đến các vấn đề mở rộng và nâng cao chất lượng trong các lĩnh vực: TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao, GDTC trong trường học và phát triển lực
lượng vận động viên trẻ Nghị quyết đã nêu rõ: " Mở rộng và nâng cao chất
lượng phong trào TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thành thói quen hàng ngày của đông đảo quần chúng nhân dân ta, trước hết là thế hệ trẻ, nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học ‖.[6]
Nghị quyết VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII tháng
06/1991 đã khẳng định: " Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể
thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông, chuyên nghiệp và các trường Đại học, Cao đẳng " [6]
Trang 2717
GDTC còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hiến pháp năm 1992 đã ghi rõ:
" Việc dạy và học TDTT trong trường học là bắt buộc ".[6]
Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII năm 1996 đã
khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ phải thực
sự trở thành quốc sách hàng đầu " [9] Đầu tư cho giáo dục, đào tạo là đầu
tư cho phát triển
Để khẳng định vai trò tất yếu của TDTT đối với toàn xã hội, cũng như nhằm thúc đẩy nhanh, mạnh hơn nữa phong trào TDTT quần chúng và phong trào GDTC học đường Đảng ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết, thông tư liên tịch kịp thời đề ra chủ trương đẩy mạnh tiến trình phát triển Qua những giai đoạn cách mạng tương ứng với yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ cụ thể, Đảng ta đã ban hành các chỉ thị và thông tư liên tịch như:
Chỉ thị 112/CT ngày 9/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác
TDTT trong những năm trước mắt có ghi: " Đối với học sinh, sinh viên,
trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT theo chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ học " [24]
Chỉ thị 113/TTg của thủ tướng chính phủ về việc xây dựng và quy hoạch
phát triển ngành TDTT, về GDTC trường học đã ghi rõ: " Bộ Giáo dục - Đào
tạo cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh các cấp học, có quy chế bắt buộc đối với các trường " [15]
Nghị quyết TW số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 2020
Chỉ thị số 15/2002/CT-TTg ngày 26/7/2002 của TTg Chính phủ về chống tiêu cực trong hoạt động TDTT
Trang 2818
Chương trình mục tiêu "Cải tiến nâng cao chất lượng GDTC, sức khoẻ,
phát triển và bồi dưỡng tài năng trẻ thể thao học sinh và sinh viên trong nhà trường các cấp "
Quy hoạch phát triển công tác GDTC ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 1996-2000 và định hướng đến năm 2025 của Bộ Giáo dục và đào tạo (1996)
Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời
là vốn quý tạo ra sản phẩm trí tuệ và vật chất cho xã hội Vì vậy chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và của ngành
TDTT nói riêng Đó chính là mục tiêu cơ bản, quan trọng nhất của nền TDTT
nước ta mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn coi trọng, quan tâm và chăm sóc
1.2 GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.2.1 Khái niệm GDTC:
GDTC là quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người.[20, tr20]
Trong quá trình GDTC, hình thái chức năng các cơ quan trong cơ thể được từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng kỹ xảo vận động của con người
1.2.2 Mục đích của GDTC
Chủ nghĩa Mác – lênin luôn xác định GDTC là một trong năm mặt giáo dục, là phương tiện để giáo dục nhân cách, phát triển con người toàn diện Mục đích của GDTC cho sinh viên là góp phần đào tạo đội ngũ khoa học
kỹ thuật cho đất nước có cơ thể cường tráng, có trí thức và tay nghề cao, có nhân cách của con người Việt Nam đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường Vai trò to lớn của GDTC trong sự nghiệp đào tạo đại học ở nước ta thể hiện rõ nét ở những đặc điểm sau:
- GDTC là một mặt giáo dục toàn diện cho sinh viên, tạo cho đất nước lớp người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh
Trang 29- Giáo dục đạo đức XHCN, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ chức
kỷ luật xây dựng niềm tin, lối sống tích cực lành mạnh, tinh thần tự giác học tập và rèn luyện thể lực, chuẩn bị sẵn sàng phục vụ lao động sản xuất
và bảo vệ tổ quốc
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng, kỹ xảo vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp Trên cơ sở đó bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện nói trên để rèn luyện thể lực, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động TDTT ở cơ sở
- Góp phần duy trì và củng cố sức khỏe của sinh viên, phát triển cơ thể một cách hài hòa, xây dựng thói quen sống lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu trong cuộc sống, nhằm đạt hiệu quả tốt trong quá trình học tập
và đạt chỉ tiêu thể lực quy định cho từng đối tượng và năm học
- Giáo dục tinh thần thẩm mỹ cho sinh viên, tạo điều kiện nâng cao trình
độ thể thao của sinh viên
Trang 3020
1.3 BÀI TẬP THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU
1.3.1 Khái quát về thể dục nhịp điệu
Khoảng sau 10 năm đầu thế kỷ XX sau nhiều tranh luận, môn TDNĐ bắt đầu phát triển chính thống và mang đầy đủ tính nghệ thuật Tập luyện TDNĐ tác dụng lên tất cả các hệ cơ quan trọng, hệ vận động, đặc biệt là tâm lý con người Tập luyện TDNĐ lâu dài có ảnh hưởng tới việc tạo dựng nhân cách con người, nâng cao sức khoẻ, nâng cao khả năng chống bệnh tật, tạo dáng đẹp, tạo sự tin tưởng trong cuộc sống TDNĐ có mặt và đang phát triển rộng rãi trên thế giới thu hút đông đảo mọi người tham gia tập luyện hàng ngày vì mục tiêu sức khoẻ
Môn TDNĐ xuất phát và bắt đầu phát triển mạnh ở Nam Mỹ, mạnh nhất
là Braxin Kế đến là các nước Pháp, Úc, Mỹ, Tây Ban Nha, Rumani, Nga các nước Châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc Việt Nam được đánh giá phong trào TDNĐ mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á Những năm đầu thập kỷ 90, nhiều giải TDNĐ được tổ chức thi đấu quốc
tế Do các nước có phong trào mạnh khởi xướng nên có nhiều sự khác nhau
về điều lệ Trước tình hình đó Liên đoàn thể dục thế giới đã quyết định đưa môn TDNĐ trở thành một môn thi đấu chính thức của FIG (Liên đoàn Thể dục thế giới)
Như vậy, TDNĐ là một phương tiện chuyên môn của thể dục, nó góp phần: ― Hình thành và củng cố các kĩ năng, kĩ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống, lao động và trong hoạt động thi đấu chuyên môn của môn thể dục Góp phần quan trọng cho việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, ý chí và lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội‖ Vì việc thực hiện các yêu cầu của thể dục luôn luôn đòi hỏi người tập phải có nỗ lực cao về thể chất và tinh thần
để vượt qua mọi khó khăn và thử thách trong tập luyện, để đạt được mục đích
đề ra trước đó Quá trình đấu tranh với các yêu cầu tập luyện và tự đấu tranh với bản thân sẽ làm bộc lộ những tiềm năng về thể chất và tinh thần của người
Trang 3121
tập và kết quả này sẽ dẫn đến những thích ứng nâng cao các năng lực thể chất
và hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của họ Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước như: tác giả Keneth H.cooper người Mĩ đã xây dựng một trung tâm nghiên cứu về Aerobic ở Đalaca với mục đích tìm ra các biện pháp nâng cao thể lực, cũng là người đầu tiên tìm ra bảng tiêu chí đánh giá sự diễn biến của trạng thái sức khoẻ thông qua việc tập luyện Aerobic; Georgi Sergiev (2004) nghiên cứu về Sport Aerobic - Sofia; Bộ môn Thể dục ủy ban Thể dục thể thao (2005) đã biên soạn đưa ra tài liệu hướng dẫn tập luyện môn Sport Aerobic; Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ giáo dục và đào tạo ( năm 2007)
đã tập huấn cho một số giáo viên của các tỉnh về thể dục Aerobic và đưa ra bài tập quy định cho hội khoẻ Phù Đổng
- Hai là: TDNĐ là khả năng thực hiện một cách liên tục các cấu trúc chuyển động phức tạp và có cường độ cao, phù hợp với âm nhạc, bắt nguồn từ điệu nhảy Aerobic truyền thống
Bài biểu diễn phải thể hiện những chuyển động liên tục, sự mềm dẻo, sức mạnh và sử dụng 7 bước cơ bản với sự thực hiện hoàn hảo ở mức độ cao, những động tác khó
1.3.3 Cấu trúc chuyển động thể dục nhịp điệu
Là tổ hợp các bước nhảy TDNĐ cơ bản cùng với các cấu trúc chuyển động cánh tay, được thực hiện phù hợp với âm nhạc để tạo ra sự năng động,
Trang 32- Hệ tim mạch:
Máu chảy qua tim theo các động mạch, đi khắp cơ thể cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng tới các tế bào của cơ thể, thải các chất độc hại cũng như vận chuyển các chất khác nhau từ cơ quan này đến các cơ quan kia rồi lại trở
về tim tạo thành một hệ thống nhất
Tim được coi như một máy bơm được chế tạo bằng cơ, có khối lượng từ 200- 250g đẩy máu theo các động mạch đến toàn bộ các phần của cơ thể trong một đời người có thể vận chuyển 250 nghìn tấn máu (tần số nhịp đập của tim) còn gọi là nhịp tim Ở trạng thái bài tập tần số co bóp từ 60 - 80 lần/phút Khi vận động với khối lượng và cường độ cao thì nhịp đập của tim có thể đạt gần đến giới hạn cao nhất tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính và trình độ thể lực
Ví dụ như: Ở trẻ em 11 tuổi tần số nhịp tim là 210 lần/phút
Ở người 20 tuổi tần số nhịp tim là 200 lần/phút
Ở người 40 tuổi tần số nhịp tim là 180 lần/phút
Ở người 60 tuổi tần số nhịp tim là 160 lần/phút
Việc tăng nhịp đập của tim trong khi vận động đảm bảo cho việc cung cấp một lượng máu lớn trong toàn bộ cơ thể
Tim rất nhạy cảm với vấn đề cơ bắp trong những giây đầu tiên tần số nhịp đập của tim tăng rất nhanh, còn đối với hoạt động trong thời gian dài, các hoạt động có tính chu kỳ thì tần số nhịp đập của tim có sự xê dịch lớn Như các bài TDNĐ có sự tham gia của các nhóm cơ lớn (đá chân, nhảy, bật) thì tần số nhịp tim rất cao, đối với các bài tập thả lỏng thì tần số nhịp đập
Trang 3323
của tim khoảng từ 80 - 120 lần/phút Ở các bài tập có cường độ cao tần số nhịp đập của tim đạt đến giá trị tới hạn Đối với các vận động viên thì tim làm việc không tuân theo quy luật thông thường, do vậy vận động viên cần phải tập luyện nhiều để quen với chế độ bất thường này
- Các nhân tố ảnh hưởng đến nhịp đập của tim:
+ Giới tính: Đối với nam giới cùng một lứa tuổi với nữ giới, cùng mức
độ tiêu thụ oxy thì tần số nhịp đập của tim thấp hơn ở nữ từ 10 - 15 lần/phút + Cảm xúc: Các phản ứng của cảm xúc có thể làm tăng tần số nhịp đập của tim trong điều kiện bình thường
+ Hoạt động: Các động tác trong giờ học TDNĐ, các mức độ tập luyện Ảnh hưởng có hệ thống các bài tập thể lực sẽ làm tăng giá trị cực đại của mỗi lần đập của tim Do đó sẽ tăng thời gian thả lỏng hoàn toàn của tim, kéo dài thời gian nghỉ ngơi của tim, giảm nhịp đập của mạch cũng như tăng khả năng đạt giá trị tối đa của tần số nhịp đập của tim, trong khi thực hiện bài tập thể lực với khối lượng cao Tóm lại, việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp cho nâng cao hơn mức giới hạn có thể của nhịp đập của tim
Trong TDTT, các bài tập không chỉ phát triển sức bền chung của cơ thể
mà còn tác dụng tích cực vào hệ tim mạch, đặc biệt là đại não
Ở tư thế chuối tay, áp lực máu lên đầu sẽ bị thay đổi, còn nếu ở các tư thế bình thường thì áp lực máu vào các hệ mạch ở não được xác định bằng hoạt động của tim, còn trong tư thế chuối tay thì áp lực máu cao bằng áp lực máu của cả cơ thể người, nghĩa là khoảng 1700 ml H20 khoảng 120 ml Ptot, thực hiện có hệ thống bài tập này có hiệu quả vì các tư thế cúi sẽ cao đối với hệ mạch ở đầu ở các động tác gập thân về trước và sang hai bên là những tư thế rất có lợi cho hệ tuần hoàn não, tạo điều kiện xuất hiện các lực quán tính làm hình thành các khối lượng bổ sung Sự mở rộng tuần hoàn não được thể hiện bằng sự kích thích cơ quan tiền đình Nhưng kích thích mạnh quá sẽ dẫn tới kết quả tiêu cực
Trang 3424
Chính vì vậy trong quá trình xây dựng tổ hợp các bài tập và tiến hành giờ học cần phải tính đến các đặc điểm của hệ tuần hoàn nếu không sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc cho người tập
Không nên dừng lại đột ngột sau khi thực hiện khối lượng cao, thậm chí chỉ nhằm mục đích xác định nhịp mạch đập Điều đó chỉ dẫn đến sự tích máu
ở các cơ quan nằm ở dưới tim, kết quả làm giảm sự bơm máu của tim Áp suất động mạch giảm có thể làm người tập bị ngất
Ở người mới tập không cần phải thay đổi cường độ và đặc tính bài tập, điều dó chỉ dẫn đến làm thay đổi nhịp đập của tim Đối với người mới tập, sự chuyển đổi cần phải rất từ từ Sự chuyển đổi nhanh sẽ gây phản ứng bất lợi cho cơ thể, đặc biệt là ở những người bị bệnh tim mạch
- Hệ vận động
Ít vận động sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến thành phần cấu tạo của xương làm cho xương trở nên xốp và yếu Đặc biệt, ít vận động thường dẫn đến sự vôi
hóa cột sống Bệnh này thường gặp ở những người lớn tuổi, trung niên khi
hoạt động thể thao thì các xương sẽ đạt được đủ lượng canxi cần thiết và trở nên cứng cáp hơn
Đặc biệt có ý nghĩa nếu như ngay từ nhỏ đã tham gia tập luyện thể dục tích cực thì các hoạt động thể dục đúng sẽ giúp cho việc hình thành và phát triển cơ thể khoẻ mạnh, cân đối Trong đó các bài tập TDNĐ hiện đại sẽ giúp cho việc tăng trưởng chiều dài của xương, giúp các sợi cơ dày lên và rắn chắc Các bài tập thể lực có khả năng làm trẻ hóa các khớp xương, các đĩa sụn, cột sống, đảm bảo cung cấp và nuôi dưỡng chúng tốt hơn
Trong các giờ tập luyện, các bài tập thể lực làm tăng khả năng cung cấp máu cho các cơ, tăng số lượng sợi cơ bằng con đường tách dọc sợi cơ Các sợi
cơ riêng biệt sẽ trở nên to và chắc hơn, làm giảm lượng mỡ thừa giữa các bó cơ
- Hệ tiêu hóa
Tập luyện thường xuyên bằng các bài tập TDNĐ có cường độ và thời gian thực hiện tương đối lớn làm tăng nhanh quá trình trao đổi chất và tiêu hóa cho đường ruột làm việc tốt hơn Tốt nhất nên bắt đầu tập luyện sau khi
Trang 3525
ăn khoảng 2 - 3 giờ lúc đó thức ăn bắt đầu được tiêu hóa ngấm vào máu đưa đến các cơ quan của hệ tiêu hóa Còn nếu tập luyện ngay sau khi ăn thì phần lớn nó sẽ đi vào cơ bắp và lúc đó các cơ quan của hệ tiêu hóa sẽ ở trong trạng thái không đủ máu, thiếu chất dinh dưỡng
Chức năng quan trọng của ruột là tiết ra dịch tiêu hóa đảm bảo cho quá trình tiêu hóa thức ăn Nếu lười vận động hay do phải làm việc thường xuyên
ở tư thế ngồi sẽ dẫn đến teo giảm cơ bắp không chỉ của cơ quan bên trong hệ tiêu hóa sẽ, làm vỡ chức năng của việc tiết ra dịch tiêu hóa ở ruột và dạ dày, nguyên nhân dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa
Trong TDNĐ các bài tập tác dụng tốt với hệ tiêu hóa là: Nằm sấp, căng người hai tay nắm lấy chân rồi "bập bênh" về trước sau; ngồi xổm, hai tay để trên đùi, gù lưng lại hít thở sâu, ke bụng giữ lâu ở các tư thế khác nhau
Trong điều kiện không có sự vận động thì não dường như không nhận được những thông tin phản hồi do số lượng các tín hiệu thần kinh bị suy giảm Còn nếu thiếu hụt những kích thích về những xúc cảm cũng như các mối tương quan xã hội thì nó trở thành nhân tố nguy hiểm sẽ gây rối loạn tâm lý như: lo lắng, ảo hoang tưởng, ăn không ngon
Nếu được tập luyện lâu dài TDNĐ có thể làm ảnh hưởng lớn đến việc tạo dựng nhân cách, nâng cao sức khỏe, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật, tạo dáng đẹp, khỏe khoắn và tự tin
Trang 3626
Dưới tác động của bài tập nói chung con người trở nên năng động không chỉ trong thể thao mà cả các lĩnh vực hoạt động khác Con người trở nên năng động và có ý chí hơn, duyên dáng, hấp dẫn và cứng rắn hơn trước những tai họa, vui vẻ và hòa nhã với mọi người, sinh vật và thiên nhiên xung quanh mình
1.3.5 Phát triển các tố chất thể lực trong thể dục nhịp điệu
- Độ dẻo:
Có độ dẻo tốt sẽ giúp các em phần nào tránh được chấn thương trong cuộc sống và tập luyện TDNĐ Bởi vì nếu cơ không đủ mạnh, khớp không đủ dẻo rất dễ dẫn đến những hoạt động sai lệch, phá vỡ làm đau các bộ phận này
Có độ dẻo tốt khiến cho các cử động của cơ thể trở nên uyển chuyển, đẹp đẽ
Để tăng chỉ số của độ dẻo cần phải thực hiện trong từng giờ học và củng
cố ít nhất 2 - 3 lần tập trong một tuần Biên độ thực hiện động tác phải được tăng từ từ để tránh gây chấn thương ở các khớp
Đây là tố chất quan trọng trong các tố chất thể lực
Để bài tập phát triển có hiệu quả cần chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc sau:
Tư thế ban đầu để thực hiện động tác phải đúng
Thực hiện các động tác chính xác về biên độ hướng cử động
Thực hiện cho đến khi không thể làm được nữa
Tập luyện các bài tập có tác dụng cân đối tất cả các nhóm trong cơ thể Tác dụng của bài tập sẽ khác nhau nếu như chúng ta thay đổi về hình thức, dạng của bài tập nếu muốn cơ tăng trưởng, bài tập được tập nhịp độ trung bình có thêm trọng lượng phụ từ 0,5 đến 2,5 kg Nếu muốn phát triển sức mạnh mà cơ không bị thay đổi về độ lớn thì nên tập các bài tập trong nhịp
độ thực hiện nhanh
Thở đều trong khi tập nhịp nhàng, không nên nhịn thở
Sau bài tập sức mạnh cần sắp xếp các bài tập độ dẻo kéo dãn các nhóm
cơ vừa tập
Trang 3727
- Độ khéo léo:
Độ khéo léo là cần thiết trong cuộc sống của chúng ta Đặc điểm cơ bản của độ khéo léo là thói quen hoạt động linh hoạt Hầu hết các bài tập TDNĐ đều nhằm khả năng phối hợp động tác Tuy nhiên, có thể chia các nhóm động tác nhằm hướng vào hình thành độ khéo léo
Các bài tập thả lỏng: Các động tác liên kết, các điệu nhảy này đòi hòi người tập phải làm chủ được kỹ thuật
Các bài tập mô phỏng động tác được thực hiện trong một thời gian tối thiểu nhằm đưa người tập làm chủ một động tác mới
- Mục đích tập luyện TDNĐ cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng:
Phát triển thể chất toàn diện
Tạo dáng, hình thể săn chắc
Giải tỏa căng thẳng trong học tập
1.3.6 Ưu, nhược điểm của thể dục nhịp điệu
- Ưu điểm của TDNĐ
Có rất nhiều cách để tập luyện TDNĐ Về cơ bản, bài tập TDNĐ là các vận động cường độ thấp và trung bình trong một khoảng thời gian dài Chạy đường dài là một ví dụ, tuy nhiên, chạy nước rút lại không được coi là một bài tập TDNĐ Chơi tennis đơn với hoạt động liên tục cũng được coi là một hình thức TDNĐ, trong khi đó, đánh golf và chơi tennis đôi với nhiều quãng nghỉ thường xuyên lại không phải là TDNĐ
- Các tác dụng căn bản của bài tập TDNĐ:
- Tăng cường các cơ liên quan tới quá trình hô hấp
- Tăng cường và làm khoẻ cơ tim
- Làm tăng các tế bào hồng cầu, tạo điều kiện cho oxy được cung cấp đến toàn bộ cơ thể
Tóm lại, các bài tập TDNĐ khiến chúng ta khoẻ mạnh và dẻo dai hơn, hạn chế các nguy cơ bệnh tật liên quan đến vấn đề tim mạch Hơn nữa, các bài
Trang 3828
tập TDNĐ cường độ cao như chạy bộ hoặc nhảy dây có thể khuyến khích sự phát triển của xương, ngăn ngừa bệnh loãng xương ở cả nam giới và phụ nữ Ngoài những lợi ích về mặt sức khoẻ, TDNĐ cũng mang lại những lợi ích khác:
- Làm tăng khả năng dự trữ năng lượng dạng phân tử như chất béo và cacbonhydrat bên trong các cơ bắp, giúp làm tăng tính bền bỉ
- Tăng cường khả năng tuần hoàn máu đến các cơ
- Tăng khả năng đốt cháy chất béo trong quá trình tập luyện
- Tăng cường tốc độ hồi phục cơ sau quá trình luyện tập cường độ cao
Tác dụng của TDNĐ là tác động tích cực đến hệ thống tuần hoàn và hô hấp (tim, phổi và mạch máu) Trong khi tập luyện các bài tập TDNĐ một lượng tối đa oxy được chuyển hóa trong các cơ bắp Điều này rất có lợi cho
cả các hoạt động của hệ thống tuần hoàn và hô hấp cũng như khả năng tách oxy và năng lượng rồi chuyển hóa chúng của hệ thống các cơ bắp
Để xác định được khả năng tối đa của TDNĐ, các chuyên gia vật lý trị liệu thường hướng dẫn các đối tượng của mình tập trên thiết bị chuyên dụng, trước tiên là đi bộ ở tốc độ thấp, rồi sau đó tăng dần cường độ với các quãng nghỉ được định trước
Mức độ dẻo dai của hệ thống hô hấp, tim mạch càng lớn, lượng oxy cần thiết cho các cơ tham gia vào quá trình tập luyện càng nhiều và bài tập càng dài mà vẫn không khiến người tập kiệt sức Khả năng TDNĐ càng lớn thì mức độ phù hợp với TDNĐ càng cao
Đối với những nghề nghiệp đòi hỏi hoạt động thể lực chuyên nghiệp và tổng thể như vận động viên, cảnh sát, cứu hỏa… các bài tập TDNĐ đơn lẻ là không cân bằng Đặc biệt, các bài tập TDNĐ thường ít tập trung vào sức mạnh cơ bắp, nhất là sức mạnh của các cơ phía trên thường bị thương khi tập luyện một số dạng TDNĐ nhất định và vì thế cần phải chọn những hình thức tập luyện ít gây chấn thương hơn
Trang 3929
Thực tế, TDNĐ không làm tăng tỉ lệ trao đổi chất như nhiều hình thức tập luyện nặng khác, và vì thế, ít hiệu quả giảm béo Tuy nhiên, hình thức tập luyện này thích hợp với những người ưa hoạt động thường xuyên, kéo dài và tiêu hao năng lượng Ngoài ra, hoạt động trao đổi chất của mỗi cá nhân cũng được tăng cường sau khi tập TDNĐ
Tập TDNĐ cũng làm giảm sự thèm ăn, ngon miệng ở những người bị mắc bệnh biếng ăn vì quá trình tập luyện làm tăng lượng axít béo và đường trong máu nhờ thúc đẩy các mô giải phóng năng lượng dự trữ Ngoài ra, quá trình tập luyện cũng có thể bị ảnh hưởng vì bị thiếu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động
1.4 BIÊN SOẠN CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIẢNG DẠY THỂ DỤC
NHỊP ĐIỆU
1.4.1 Đặc điểm của TDNĐ
- Kết hợp với âm nhạc
- Kết hợp vũ đạo múa và hiện đại hóa trong việc thực hiện bài tập
- Thực hiện bài tập bằng phương pháp nước chảy, có nghĩa là khi thực hiện bài tập, giữa các động tác không có sự gián đoạn
- Người thị phạm, hướng dẫn cần cố gắng sử dụng ít nhất lời giải thích
để tăng hiệu quả bài tập
- Đặc điểm biên soạn bài tập TDNĐ cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng:
Bài tập vừa có đủ độ khó trong phối hợp vận động
Chủ yếu là các bài tập mang tính thể dục và nhảy
Có các bài tập phát triển tố chất
1.4.2 Nguyên tắc biên soạn
- Bài tập có nhạc, chọn nhạc, âm nhạc phải phù hợp
- Bài tập phải đầy đủ các nhóm độ khó A, B, C, D phù hợp với đối tượng nam sinh viên năm thứ nhất khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc
Trang 4030
1.4.3 Cấu trúc buổi tập
Phải tuân thủ theo một cấu trúc chung của buổi tập gồm 3 phần:
Phần chuẩn bị, phần cơ bản, phần kết thúc
- Phần chuẩn bị: Chiếm 5 - 10% thời gian cả buổi tập
- Nhiệm vụ của phần khởi động:
+ Ổn định tổ chức lớp, triển khai đội hình tập luyện
+ Chuyển chức năng vận động của cơ thể sang trạng thái vận động tích cực hơn
+ Thực hiện phần khởi động dưới nền nhạc để tăng khả năng cảm thụ
âm nhạc
Phần khởi động bao gồm các nhóm bài tập chính sau:
+ Nhóm bài tập đầu cổ, quay vai, thân người, chân
+ Nhóm các bài tập di chuyển, đi, chạy, nhảy,quay, làn sóng
+ Nhóm các bài tập dẻo
Sự liên tục của các nhóm bài tập phải có tính nguyên tắc, mục đích của các bài tập này là sự liên kết các hoạt động cục bộ Sự tác động của các bài tập phải đạt được tính cách đặc trưng Vì vậy, chúng sẽ được thực hiện sau lần khởi động các động tác chạy và bật nhảy có thể được thể hiện trong phần chuẩn bị
Như vậy, trong khi tiến hành một phần của giờ học cần phải giữ một nguyên tắc: Hoạt động cục bộ đến hoạt động toàn bộ đối với cơ quan vận động Trong một giờ học thì lượng vận động cũng phải được đảm bảo từ nhẹ đến nặng, tốc độ nhạc từ chậm đến nhanh
- Phần cơ bản: chiếm 80-85% tổng số thời gian
Nhiệm vụ chính của phần cơ bản là phát triển các tố chất thể lực
+ Bài tập thực hiện ở phần cơ bản bao gồm các động tác khác nhau của các bộ phận cơ thể khác nhau và được phối hợp với nhau