Bên cạnh đó qua kết quả nghiên cứu mà đề tài chỉ ra, trường sẽ có những chương trình cụ thể để giới thiệu về trường cũng như các khoa trong trường, mục đích đào tạo của từng khoa, công v
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC KHOA THỂ DỤC THỂ THAO
Trang 3Để hoàn thành đề tài này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học và các phòng ban chức năng Trường Đại học Tây Bắc đã tạo điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong thời gian thực hiện khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô trong Khoa TDTT, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất đến Ths Trần Thị Minh là người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo em hoàn thành khóa luận này
Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình tới các bạn sinh viên khoa thể dục thể thao đã hợp tác và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2018
Thực hiện đề tài
Lò Thị Thảnh
Trang 4PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài 5
1 Khái niệm động cơ và các lí thuyết về động cơ 5
1.1 Khaí niệm động cơ 5
1.2 Các lí thuyết về động cơ 6
1.3 Một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập 9
1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới 9
1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam 11
2 Nhận thức 17
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC 19
2.1 Động cơ học tập của sinh viên 19
2.2 Kết quả so sánh mức độ quan trọng của các động cơ học tập chi phối việc học tập của SV theo các tham số nghiên cứu 22
2.3 Kết quả so sánh mức độ quan trọng của các động cơ học tập chi phối việc học tập của sinh viên theo năm học 24
2.4 Kết quả so sánh mức độ quan trọng của các động cơ học tập chi phối việc học tập của sinh viên theo nguyện vọng 25
Trang 5TRUNG CHÚ Ý CHO SINH VIÊN KHOA TDTT TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÂY BẮC 28
3.1 Các giải pháp nâng cao khả năng ghi nhớ và tập trung chú ý cho sinh viên Trường Đại học Tây Bắc 28
3.1.1 Căn cứ lựa chọn giải pháp 28
3.1.2 Tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, có nghị lực, ý chí và tạo niềm say mê trong công việc 29
3.1.3 Phối hợp các giác quan, vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm vào quá trình ghi nhớ 29
3.1.4 Sử dụng các nguyên tắc hình dung, liên tưởng, màu sắc, âm điệu 29
3.1.5 Sắp xếp thời gian làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lí 30
3.1.6 Phương pháp học một cách logic, có trình tự hợp lí 31
3.1.7 Ôn tập và phân chia thời gian ôn tập cho phù hợp 31
3.1.8 Xóa bớt các thông tin không cần thiết 32
4 Đánh giá hiệu quả các biện pháp nâng cao nhận thức về động cơ học tập và hiệu quả hoạt động tự học cho sinh viên 32
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
KẾT LUẬN 34
KIẾN NGHỊ 34 PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6TT Nội dung Trang
phối sinh viên
20
tập chi phối việc học tập của sinh viên theo giới tính
23
phối việc học tập của sinh viên
24
cơ học tập chi phối việc học của sinh viên theo năm học
25
học tập chi phối việc học tập của sinh viên theo nguyện vọng
26
Trang 8PHẦN I MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phát triển con người là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội, là nhân
tố cơ bản để đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Do đó, việc đầu tư chăm sóc sức khỏe, năng lực trí tuệ là góp phần đầu tư cho sự phát triển kinh tế
xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống
Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, vì vậy, bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm đến lĩnh vực này Để phát triển nền kinh
tế tri thức cần phải có những con người phù hợp, những con người phát triển toàn diện
Để hội nhập với thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển đổi để tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Muốn bắt kịp với thế giới thì chúng ta phải có một đội ngũ người lao động được trang bị tốt về mọi mặt, vừa có trí tuệ, vừa có sức khỏe và được đào tạo toàn diện Để thực hiện được điều này, cần hiểu rõ về động cơ học tập của sinh viên để có những điều chỉnh kịp thời nâng cao chất lượng giáo dục
Đảng và Nhà nước ta đã thông qua nhiều chủ trương, chính sách về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục đối với thanh niên nhằm nâng cao tình trạng thể lực, sức khỏe, trí tuệ của người Việt Nam nói chung và thanh thiếu niên nói riêng Thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật TDTT Trong những năm vừa qua Trường Đại học Tây Bắc đã không ngừng đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giảng dạy: chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động sang hướng dẫn sinh viên chủ động tư duy trong quá trình tiếp nhận tri thức, dạy cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự thu thập thông tin một cách có hệ thống, có phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động sáng tạo của sinh viên
Động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình nghiên cứu về động cơ Khái niệm
Trang 9động cơ thường được dùng như một khái niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người
Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người Động cơ chính là lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu Con người không thể đạt được mục đích của mình nếu thiếu vắng động cơ
Vậy, trong quá trình học tập động cơ có vai trò như thế nào? Về thực chất động cơ học tập là gì? Động cơ có ảnh hưởng đến kết quả học tập không ? Trường đại học Tây Bắc là một trường có bề dày về công tác giảng dạy, được thể hiện rất rõ thông qua kết quả học tập cũng như những thành tích mà giảng viên và sinh viên nhà trường đạt được Vậy thì động cơ gì thúc đẩy sinh viên nhà trường học tập là gì? Động cơ ấy có ảnh hưởng và đóng vai trò quan trọng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên?
Trường Đại học Tây Bắc có phần đông sinh viên là người dân tộc thiểu
số, được tuyển từ các huyện vùng cao của các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, … Các tỉnh này có điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ nhận thức của sinh viên còn thấp so với mặt bằng chung Để cải thiện thực trạng này cần sự quan tâm hơn nữa từ các cấp lãnh đạo và nhân dân địa phương, cần
có những nghiên cứu về đối tượng sinh viên của nhà trường, để giúp giảng viên
có thể dựa vào đó định hướng phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh viên, góp phần cung cấp số liệu nghiên cứu về con người Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học
“Nghiên cứu động cơ học tập và xây dựng giải pháp cải thiện thái độ học tập,
chất lượng tự học cho sinh viên Khoa Thể Dục Thể Thao Trường Đại Học Tây Bắc”
2 Đối tƣợng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng: động cơ học tập của sinh viên Khoa Thể dục thể thao Trường Đại Học Tây Bắc
Trang 10Bên cạnh đó qua kết quả nghiên cứu mà đề tài chỉ ra, trường sẽ có những chương trình cụ thể để giới thiệu về trường cũng như các khoa trong trường, mục đích đào tạo của từng khoa, công việc mà sinh viên sẽ làm sau khi tốt nghiệp… nhằm giúp cho sinh viên có những định hướng đúng đắn ngay từ khi nhập học
4 Giả thuyết khoa học
4.1 Hoạt động học tập của sinh viên Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học Tây Bắc được thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ khác nhau, trong đó nổi bật nhất là động cơ hoàn thiện tri thức và yếu nhất là động cơ xã hội
4.2 Động cơ học tập của sinh viên Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học Tây Bắc chịu sự chi phối, tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như hứng thú với ngành học, thái độ học tập, môi trường học tập, môi trường xã hội…
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận: Phải chỉ rõ được các khái niệm có liên quan đến đề tài, các đặc điểm tâm sinh lí của sinh viên cũng như là nêu được những nét sơ qua về địa bàn nghiên cứu
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn: Thông qua việc sử dụng phiếu hỏi, kết hợp với tra cứu tài liệu người nghiên cứu cần chỉ rõ những vấn đề sau:
+ Động cơ thi đại học của sinh viên Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học Tây Bắc
Trang 11+ Động cơ học tập của sinh viên Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học Tây Bắc
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học Tây Bắc
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu động cơ học tập và các yếu tố tác động tới động cơ học tập của sinh viên Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học
Tây Bắc
7 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu những phương pháp nghiên cứu sau:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để làm rõ cơ sở
lý luận của động cơ học tập sinh viên Khoa Thể dục Thể thao, Trường Đại học Tây Bắc
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng dưới dạng phiếu thăm dò
ý kiến
- Phương pháp phỏng vấn: Chọn một số vấn đề nổi trội trong phần trả lời
để phỏng vấn một số đối tượng sinh viên
- Phương pháp toán học thống kê: Sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 20
xử lý các số liệu thu được
Trang 12PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
1 Khái niệm động cơ và các lí thuyết về động cơ
1.1 Khaí niệm động cơ
Vấn đề động cơ là vấn đề trung tâm trong cấu trúc nhân cách Theo Leonchiep “sự hình thành nhân cách con người biểu hiện về măt tâm lý trong sự phát triển động cơ của nhân cách” (1) Hay nói khác đi, vấn đề động cơ là vấn đề trung tâm của tâm lý học Việc lý giải tại sao con người hành động thế này hay thế khác về thực chất đó là những nghiên cứu về động cơ được dùng như một khái niệm trung tâm để nhằm lý giải hành vi và nguyên nhân của những hành vi
ấy (5) Động cơ là một khái niệm trung tâm của tâm lý học, rất nhiều ý kiến cho rằng trên con đường của sự tiến hoá thì động cơ xuất hiện khá muộn Nói đến động cơ là nói đến xu hướng lựa chọn hoạt động của con người Khái niệm động
cơ được dùng để chỉ sự phản ánh ở mức độ cao hơn, khi trong một hoàn cảnh nào đó diễn ra sự lựa chọn để đáp ứng trong một loạt các kích thích cùng đồng thời tác động lên cơ thể Việc lựa chọn được thực hiện sẽ thúc đẩy cơ thể hoạt động, hướng mọi sự chú ý và tính tích cực của nó vào việc mục đích đã lựa chọn Có rất nhiều quan điểm khác nhau về động cơ Nhà tâm lý học Nga nổi tiếng A.N Leonchiep khi bàn về động cơ cho rằng: Thứ nhất động cơ và nhu cầu
là hai hiện tượng tâm lý gắn bó chặt chẽ với nhau Thứ hai, động cơ chính là đối tượng có khả năng đáp ứng nhu cầu đã được thể hiện trên tri giác, biểu tượng tư duy … Hay nói khác đi, đó chính là sự phản ánh chủ quan về đối tượng thoả mãn nhu cầu Thứ ba là động cơ có chức năng định hướng thúc đẩy và định hướng hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu (2)
Còn J Piagiex thì cho rằng tính định hướng tích cực, có chọn lọc của hành vi tạo thành bản chất của hiện tượng được xác định là động cơ (7) Ronald
E Smit định nghĩa động cơ như là một quá trình bên trong có ảnh hưởng đến hướng, tính bền vững và sức mạnh của hành vi có mục đích (16) Khác với quan điểm trên, Maurie Reuchlin cho rằng khi nghiên cứu động cơ chính là sự phân tích các yếu tố gây ra hành động, hướng nó vào mục đích nào đó, cho phép nó
Trang 13kéo dài nếu chưa đạt được mục đích hoặc ngưng lại nếu chưa đạt được mục đích… và phân tích các cơ chế cắt nghĩa tác dụng của các yếu tố đó (4)
Có rất nhiều ý nghĩa khác nhau về động cơ hoạt động của con người, song mọi quan điểm đều cho rằng, động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi Việc nghiên cứu về động cơ thực chất chính là quá trình lý giải nguyên nhân dẫn đến hành vi đó Trong lịch sử tâm lý học đã tồn tại những quan điểm duy tâm về động cơ Những người đi theo quan điểm này nhìn thấy nguồn gốc động cơ của con người trong tư duy, ý thức Ph Anghen đã viết về điều đó như sau: “Con người quen giải thích hành động của mình bằng tư duy của họ, mà đáng nhẽ ra phải giải thích chúng từ nhu cầu” Những giải thích đầu tiên về động cơ con người theo quan điểm duy vật cơ học máy móc ban đầu là gắn động cơ với những nhu cầu sinh lý như đói, khát … Và chính cách nhìn nhận động cơ của con người như những bản năng dẫn đến chỗ đối lập cá nhân với xã hội, và xem môi trường xã hội chỉ như là điều kiện để các bản năng vốn có của con người dần dần được bộc lộ trong qúa trình phát triển
mà thôi Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học hành vi cổ điển bằng con đường duy vật giải thích hành vi của con người một cách máy móc, theo mô hình phản xạ
có điều kiện Quan điểm này thường phủ nhận hoặc không đánh giá đúng mức tính tích cực của con người Theo dòng lịch sử phát triển của khoa hoc, ngày càng có nhiều nhà khoa học nhận thấy nhược điểm của những quan điểm trên
1.2 Các lí thuyết về động cơ
Chúng ta có thể nêu ra một số điểm đáng lưu ý về động cơ thông qua những kết quả nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như sau:
• Thứ nhất, động cơ là sự phản ánh tâm lý về đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu của chủ thể Bởi như chúng ta đã biết nhu cầu bao giờ cũng mang tính đối tượng – nhu cầu về một cái gì đó
Tuy nhiên, khi ở chủ thể xuất hiện trạng thái cần cái gì đó thì đối tượng thoả mãn nhu cầu chưa được xác định rõ Chỉ khi nhu cầu gặp được đối tượng
có khả năng thoả mãn thì nhu cầu mới mang tính đối tượng Đối tượng thoả mãn
Trang 14nhu cầu được con người tri giác, tư duy thúc đẩy và định hướng hành động của chủ thể sẽ trở thành động cơ
Như vậy động cơ là tất cả những gì xuất hiện ở cấp độ phản ánh tâm lý thôi thúc con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu Như trên trình bày, thì ở đây xuất hiện vấn đề về mối quan hệ biện chứng giữa động cơ và nhu cầu Khi bàn về động cơ, người ta không thể không bàn đến nhu cầu Ngược lại khi nói đến nhu cầu thì không thể không nói đến động cơ - động lực thúc đẩy con người thoả mãn nhu cầu
Do đó, nếu nhìn nhận nhu cầu như là một tất yếu khách quan thể hiện sự đòi hỏi của chủ thể về những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển thì động cơ là biểu hiện chủ quan của tất yếu khách quan đó Tuy nhiên, động cơ và nhu cầu có quan hệ không đồng nhất Những nhu cầu giống nhau được thoả mãn bởi những động cơ khác nhau Ngược lại, sau những động cơ giống nhau có thể
là những nhu cầu khác nhau (3) Đây chính là tính chất đa dạng về phương thức thoả mãn nhu cầu con người
• Thứ hai, động cơ đặc trưng của con người mang tính lịch sử – xã hội Luận điểm này có ý nghĩa phương pháp luận rất lớn Động cơ của con người nảy sinh và hình thành trong quá trình phát triển cá thể, chứ không phải là một cái gì
đó có sẵn từ khi đứa trẻ được sinh ra Do đó, một vấn đề cơ bản và quan trọng là phải nghiên cứu các cơ sở quy định quá trình hình thành các động cơ đặc trưng của con người và các cơ chế của quá trình đó Hiện nay hầu hết các nhà tâm lý học đều khẳng định rằng hệ thống động cơ của con người được hình thành trên
cơ sở sự hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong hệ thống các quan hệ xã hội, các nhóm xã hội nhất định, mà ở đó mỗi chủ thể thực hiện vai trò của mình
Tính lịch sử xã hội của cá nhân được thể hiện ở chỗ, đối tượng thoả mãn nhu cầu của con người thường là sản phẩm của quá trình sản xuất xã hội Những sản phẩm đó với tư cách là những phản ánh tâm lý về các đối tượng đó nên các động cơ của con người thường mang tính xã hội Đối với những nhu cầu giản đơn, sơ cấp, mang tính bản năng thì cách đáp ứng nhu cầu đó cũng mang tính xã
Trang 15hội thuộc vào điều kiện sống cụ thể, nền văn hoá, lối sống của mỗi người, mỗi nhóm người
Như vậy, có thể nói rằng, động cơ là một hiện tượng tâm lý giúp con người lựa chọn hướng của hành vi Động cơ là phản ánh tâm lý thúc đẩy con người hành động nhằm thoả mãn nhu cầu Điều này có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc điều chỉnh hành vi con người Đó là trong việc điều chỉnh hành vi của con người cần phải làm thế nào để nội dung giáo dục muốn đạt đến phải đạt được một mức độ ý nghĩa nhất định đói với cá nhân đó, tức là đạt được một lực đẩy lớn hơn các nội dung khác, thì như thế việc điều chỉnh hành vi con người mới có hiệu lực
Không gian sống đó là môi trường và nhân cách tác động lẫn nhau, là tổng thể những sự kiện tâm lí tồn tại phụ thuộc vào nhau Hành vi của con người không chịu sự qui định bởi đặc điểm của môi trường có tác động lên nhân cách
mà bởi một thể thống nhất trong vẹn, cụ thể các thành phần là nhân cách và môi trường Điều đáng quan tâm ở đây là tất cả các sự kiện vật lí hay các sự kiện xã hội đều có thể thuộc thành phần của không gian sống nếu như chúng tác động lên con người và được người đó cảm nhận Ngược lại, những gì không được con người tri giác thì không thuộc không gian sống Trong không gian sống mọi vật thể không xuất hiện đơn độc mà luôn trong mối quan hệ với con người, hay chính xác hơn là trong mối quan hệ với nhu cầu và mong muốn của con người
Vì vậy, để có thể hiểu được hành vi của con người thì cần phải phân tích động thái của mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường xung quanh nó
Lí thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura A Bandura là một nhà tâm lí học Mỹ chịu nhiều ảnh hưởng của tâm lí học hành vi, nên ông chú trọng nhiều đến yếu tố môi trường qui định hành vi
Theo ông thì hành vi của con người được hiểu như là kết quả của sự tác động qua lại giữa cái mà con người nghĩ và điều kiện mà con người đang sống Giống như nhiều nhà lí thuyết học tập khác, Bandura cho rằng hậu quả mà hành
vi gây ra có tác động mạnh lên hành vi Ngoài ra ông còn cho rằng phần thưởng hay hình phạt có thể có từ bên ngoài, cũng có thể có từ bên trong ông nhấn
Trang 16mạnh đến tầm quan trong của phần thưởng hay hình phạt từ bên trong của cái tôi, ở đây ông muốn nói đến sự tự điều chỉnh hành vi bởi cái tôi thông qua các quá trình bên trong như những gì khác với bên ngoài Ông cho rằng, nếu chúng
ta nhấn mạnh đến các quá trình nhận thức quá trình điều chỉnh bên trong - thì mới có thể lí giải được sự phát triển đạo đức của chúng ta
Ông đưa ra mô hình về mối quan hệ hành vi- môi trường như sau: Môi trường Con người Hành vi Mô hình về mối quan hệ tác động qua lại giữa hành
vi, con người, môi trường Trong số những nhân tố điều chỉnh hành vi của con người thì ông nhấn mạn đến tầm quan trọng của sự cảm nhận của con người về hiệu lực cái tôi của cá nhân, niềm tin của người đó về năng lực của bản thân trong việc thực hiện hành vi Ông cho rằng, những người có hiệu lực cái tôi cao
có niềm tin vào năng lực thực hiện những hành vi cần thiết để thoả mãn nhu cầu Còn khi con người bị các tổn thương về tâm lí hay thể chất thì hiệu lực cái tôi sẽ thấp và ở họ xúât hiện tâm trạng lo lắng
1.3 Một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập
1.3.1 Những nghiên cứu trên thế giới
Tâm lý học thế giới có lịch sử nghiên cứu về động cơ học tập từ rất sớm
và đến nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu mạnh cả về lý luận lẫn thực hành
Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt một số tác giả tiêu biểu trên thế giới
- E L Thorndike (1874 - 1949), (người đại diện cho Thuyết hành vi tạo tác, là nhà tâm lý học Động vật Mỹ uy tín) Theo ông ĐCHT là sự kích thích hướng hành vi đạt tới một kết quả Cho nên các yếu tố của ĐCHT bao gồm yếu tố bên trong mang tính chủ quan và các yếu tố bên ngoài mang tính khách quan [33, tr.52-59] - C Hull (1943, 1951) cho rằng: động cơ là cần thiết cho quá trình học tập và là điều cốt lõi cho sự thích nghi có hiệu quả Ông nhấn mạnh vai trò sự căng thẳng trong động cơ và cho rằng việc giảm căng thẳng có ý nghĩa củng cố Theo quan điểm này, các xung năng sơ cấp có cơ sở sinh học được khơi dậy khi sinh vật bị tước đoạt Những xung năng này hoạt hóa sinh vật, khi được thỏa mãn hoặc giảm thiểu thì sinh vật ngừng hoạt động Thuyết giảm xung năng mang ý nghĩa cân bằng nội tại vì nó cho rằng một sinh vật bị khơi dậy xung
Trang 17năng là để duy trì thế cân bằng nội tại, một thế cân bằng bên trong các hệ và các quá trình của cơ thể Thuyết giảm xung năng cân bằng nội tại này của động cơ
và học tập đã có ảnh hưởng cho tới giữa những năm 1950 khi nó bị thách thức bởi các dữ kiện mới [18, tr.368]
- J Bruner cho rằng: cái bắt buộc học sinh phải học có thể được quyết định không chỉ là những mục đích nằm ngoài học tập mà còn có những kích thích nằm ngay trong hoạt động học tập Vì vậy, nên phát triển động lực bên trong hơn là tác động bên ngoài, vì khi đã đạt được một kết quả nào đó trong quá trình học tập, người học sẽ cảm thấy thỏa mãn với những gì mà mình đã làm và
sẽ có ham muốn hướng tới những công việc khó hơn, đó chính là động lực bên trong [67]
- X L Runbinstein khi phân tích ĐCHT, ông mô tả các loại ĐCHT biểu hiện ra bên ngoài thông qua hứng thú của học sinh Theo ông ĐCHT như là mối quan hệ của trẻ đối với cái thúc đẩy trẻ học tập Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại mô tả các loại ĐCHT trên bình diện chủ quan, mà tác giả chưa chú ý đến mặt khách quan của ĐCHT, cái phản ánh bản chất của ĐCHT [55, tr.30]
- Năm 1946, A N Leonchiev với công trình “Sự phát triển ĐCHT của học sinh”cho rằng ĐCHT là sự định hướng của trẻ vào việc lĩnh hội tri thức và đạt được điểm số cao, cũng như để cha mẹ, thầy cô giáo và các bạn khen Cũng trong công trình nghiên cứu của mình, ông chia động cơ thành động cơ “hiểu biết” và động cơ“hành động” Động cơ “hiểu biết” trong những điều kiện nhất định nào đó sẽ trở thành động cơ “hành động” Ông cho rằng quá trình học tập của học sinh chỉ có kết quả tốt khi học sinh có thái độ cần thiết đối với quá trình
đó Vì vậy, theo ông thì việc giáo dục ĐCHT không thể tách rời cuộc sống và hoạt động của học sinh [10, tr.10]
- L I Bozhovick (1951) cho rằng một hoạt động học tập có mục đích phải được kích thích bằng những động cơ phù hợp Bà kết luận: Sự thúc đẩy đi đến hành động của chủ thể luôn luôn xuất phát từ nhu cầu, còn đối tượng thỏa mãn nhu cầu chỉ quyết định tính chất và phương hướng của hoạt động [14, tr.29]
Trang 18- A K Marcova (1983) nghiên cứu vấn đề “ĐCHT của học sinh”, và khẳng định ĐCHT là một lĩnh vực phức tạp quyết định hành vi của học sinh, lĩnh vực này được hình thành từ nhiều yếu tố luôn luôn thay đổi và thâm nhập vào những mối quan hệ lẫn nhau[10, tr.12] Bà cũng chia động cơ thành 3 nhóm: Nhóm động cơ xã hội, nhóm động cơ đạo đức và nhóm động cơ sáng tạo [12, tr.30]
- M I Alekseeva đã nghiên cứu đặc điểm học tập của học sinh lớp 5 và lớp 8, xác định con đường hình thành ĐCHT tích cực cho học sinh Ông cho rằng ĐCHT của học sinh chia thành nhóm rất rõ ràng Những động cơ khác nhau trong đa số trường hợp có liên hệ qua lại với nhau trong đó có một động cơ là cơ bản, những động cơ kia là thứ yếu [14, tr.10]
- Theo Spitek trong nghiên cứu “Motivation to Learn – Động cơ thúc đẩy
để học tập” xuất phát năm 1993 đã đưa ra nhận định: Học sinh dồn mọi nỗ lực vào việc tìm hiểu sự kiện, thực hiện được mục đích không phải chỉ vì phần thưởng mà điều quan trọng là tiếp nhận kiến thức sâu rộng của sự kiện để thỏa mãn nhu cầu bản thân [23, tr.234]
- Theo D Brown (1994), nghiên cứu về ĐCHT ngoại ngữ của học sinh Theo ông, nếu không có ĐCHT người học sẽ trở nên trễ nải, kém nhiệt tình và việc tiếp thu kiến thức trở nên khó khăn Ông đưa khẳng định: “ĐCHT chính là
sự khác biệt giữa thành công và thất bại Nếu người học có động cơ, họ sẽ học được và nếu không có động cơ họ sẽ không học được” [65]
Các tác giả khi nghiên cứu về động cơ đều rất quan tâm đến mục đích, nhu cầu, hứng thú của người học cùng các biện pháp kích thích học tập Các tác giả không chỉ xem xét các động cơ bên trong mà còn xem xét các động cơ bên ngoài
1.3.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về động cơ học tập, dưới đây là một số nghiên cứu ở lứa tuổi học sinh
- Năm 1976, Tác giả Đặng Xuân Hoài đã đề cập đến “Vấn đề động cơ và nhân cách” trong các công trình nghiên cứu của mình theo hướng tập trung nghiên cứu sâu hơn vấn đề động cơ nhân cách Và về sau bà cùng với các cộng
sự đã nghiên cứu về động cơ xã hội ở lứa tuổi cấp I, cấp II Theo bà: “Động cơ
Trang 19xã hội được hình thành từ những quan hệ giao lưu nảy sinh trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tập thể dưới hình thức tự quản với tư cách vừa là chủ thể, vừa là khách thể” [21, tr.57]
- Tác giả Khăm Phăn Khăm On trong luận án tiến sĩ: “Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” đã đưa ra kết luận: động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh Những hành động biểu hiện động cơ học tập rõ nét và mạnh mẽ trong quá trình học tập đặc biệt là loại học sinh có kết quả học tập khá và giỏi Chính những kết quả học tập đặc biệt là điều kiện quan trọng để đáp ứng những nhu cầu, khát vọng tiếpthu tri thức, ý thức trách nhiệm của họ đối với đất nước[ 44, tr 108]
- Tác giả Trịnh Quốc Thái trong luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên học lớp một dưới sự ảnh hưởng của phương pháp nhà trường”
đã đưa ra kết luận: hoạt động học tập của các nhóm học sinh lớp một đều được thúc đẩy bởi một hệ thống những động cơ có nội dung phong phú và đa dạng Những động cơ này không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ, rời rạc mà chúng được sắp xếp theo một thứ bậc nhất định: có động cơ chiếm ưu thế, có những động cơ giữ vai tró thứ yếu tạo thành một cấu trúc động cơ học tập từ khi các em bắt đầu tiến hành hoạt động học tập Cấu trúc đó được sắp xếp lại và sẽ được phát triển trong quá trình cả năm học [54,tr.110]
- Tác giả Lý Minh Tiên trong luận văn thạc sĩ: “Bước đầu xác định một số đặc điểm động cơ quá trình giải bài tập của học sinh lớp 10 và 11 ở một số trường phổ thông trung học nội thành thành phố Hồ Chí Minh” cho rằng: ngoài hai nhóm động cơ là động cơ bên ngoài, động cơ bên trong thì còn một nhóm nữa là động cơ trung gian [17]
- Tác giả Trần Nguyễn Hương Giang trong luận văn thạc sĩ: “Những yếu
tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh trung học Marie Curie, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra kết luận: trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, động cơ học tập sẽ được hình thành theo hai hướng là động cơ xuất phát
từ hoạt động học tập và từ mối quan hệ của chủ thể với môi trường xung quanh Mặt khác, động cơ học tập của học sinh được thúc đẩy bởi một hệ thống động
Trang 20cơ, trong đó có những động cơ đóng vai trò chủ yếu và có những động cơ đóng vai trò thứ yếu Nhóm động cơ lĩnh hội tri thức luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh [22,tr 83]
Những công trình trên khi nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh đều chỉ ra rằng: hoạt động học tập được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ khác nhau nhưng những động cơ này có sự liên quan, chi phối, tác động qua lại với nhau mà trong đó, có những động cơ giữ vị trí cơ bản, có những động cơ giữ vị trí thứ yếu Bên cạnh những công trình nghiên cứu về động cơ học tập của tuổi học sinh còn có một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập của lứa tuổi sinh viên
- Tác giả Lê Nguyễn Minh Loan trong đề tài nghiên cứu: “Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã đề cập đến khía cạnh nội dung và lực của động cơ Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung của động cơ học tập (khía cạnh nhận thức) được hình thành đậm nét ở sinh viên,
và những động cơ này muốn có “lực” thì phải được thể hiện ở việc vượt qua những hành động cụ thể [30]
- Tác giả Đặng Quốc Thành trong đề tài nghiên cứu: “Động cơ học tập của học viên ở các trường quân sự” cho rằng hoạt động học tập của học viên ở các trường quân sự được thúc đẩy bởi những động cơ chủ yếu như: động cơ chính trị xã hội, động cơ nhận thức khoa học, động cơ nhận thức nghề nghiệp và động cơ tư lợi riêng [13]
- Năm 2009, nghiên cứu của Trung tâm đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục Tp HCM được thực hiện ở 4 thành phố lớn: Tp HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐCHT của học sinh, SV không đúng đã dẫn đến hiện tượng quá tải, quá thiên về lý thuyết như hiện nay
- Trong giáo trình Tâm lý học Sư phạm Đại học (tái bản lần thứ hai), năm
2009, theo Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thạc: Tất cả sự kiện, vật chất, hoàn cảnh hay hành động đều có thể trở thành động cơ nếu chúng liên quan đến nguồn gốc tích cực của con người Và để hình thành có hiệu lực ĐCHT cho SV,
Trang 21người cán bộ giảng dạy cần phân tích rõ ý nghĩa nghề nghiệp của SV đã chọn, những yêu cầu của nghề đó với nhân cách [53, tr.124]
- Tác giả Phạm Thị Hồng Thái trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học trường đại học Văn Hiến” đã chỉ ra rằng có sự tồn tại song song giữa những động cơ học tập đúng đắn với những động cơ không đúng đắn ở sinh viên, do đó cần phải có những biện pháp giáo dục động
cơ để sinh viên hoàn thành động cơ học tập của mình [54,tr.52]
- Tiến sĩ Phan Thị Tố Oanh, Trần Thị Ngọc Anh (2010) nghiên cứu về thái độ học tập môn giáo dục công dân của học sinh trường THPT tại Phan Thiết (Bình Thuận), qua khảo sát có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng đến ĐCHT của học sinh là phương pháp giảng dạy của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh Từ đó đưa ra giải pháp: học sinh cần được hướng dẫn về phương pháp học tập, giáo dục ý thức cho học sinh tự vươn lên [40]
- Năm 2012, Dưới góc độ của Tâm lý học hoạt động, ĐCHT được phân thành hai loại là động cơ hoàn thiện tri thức và động cơ quan hệ xã hội Hai loại động cơnày cùng được hình thành ở người học và được sắp xếp theo thứ bậc Việc phát triển ĐCHT như là kích thích bên trong nhằm thúc đẩy SV tham gia học tập một cách tích cực và việc phát triển hứng thú nhận thức diễn ra ngay trong quá trình nhận thức là những vấn đề đặc biệt quan trọng tác động đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy và hoạt động học [50, tr.122]
- Tác giả Phạm Văn Sỹ trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra kết luận: động cơ học tập của sinh viên trường Nhân văn được thúc đẩy bởi nhiều loại động cơ khác nhau trong đó nổi bật là động cơ hoàn thiện tri thức
và yếu nhất là động cơ xã hội Đa số sinh viên đều có động cơ học tập đúng đắn thể hiện qua mục đích, thái độ và hành vi trong học tập [52, tr.81]
- Năm 2013, tác giả Thái Văn Anh trong luận văn thạc sĩ: “Động cơ học tập của sinh viên học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã sắp xếp thức bậc các động cơ ưu thế, trong đó động cơ nghề nghiệp được sắp xếp ở vị trí thứ nhất, kế đến là động cơ nhận thức khoa học, động cơ xã hội,
Trang 22động cơ khẳng định mình và cuối cùng là động cơ vụ lợi Tuy nhiên vị trí các động cơ đó có thể thay đổi trong quá trình học tập của SV [2]
- Tác giả Dương Thị Kim Oanh (2013) đề cập đến một số hướng tiếp cận trong nghiên cứu động cơ học tập như phân tâm học, hành vi, nhân văn, nhận thức, học tập xã hội và văn hóa xã hội Tác giả đã khẳng định việc tìm hiểu các hướng tiếp cận trong nghiên cứu về vấn đề động cơ học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định rõ bản chất, phân loại, biểu hiện và các nhân tố tác động đến động cơ học tập của người học, từ đó có cơ sở lí luận vững chắc lượng hóa các khía cạnh nội dung (cái mà con người muốn vươn tới, muốn đạt tới) và khía cạnh lực (phản ánh độ mạnh của động cơ) trong học tập của người học [38]
Ở Việt Nam cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về động cơ học tập nhưng chủ yếu là ở lứa tuổi học sinh, còn ở lứa tuổi sinh viên thì không nhiều
Tác giả Nhâm – Văn – Chăn – Con trong luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu động
cơ học tập của học sinh cấp 2” đã kết luận rằng: động cơ nhận thức tạo nên sự say mê, ý thức tự giác của chủ thể học sinh trong học tập và dẫn đến những kết quả cụ thể của hoạt động học tập Vì vậy, động cơ nhận thức là một trong những yếu tố trực tiếp quyết định hiệu quả giáo dục Cũng theo tác giả, để hình thành
và phát triển động cơ học tập cần phải phát huy tính tích cực nhận thức của người học, xóa bỏ lối dạy học nhồi nhét và cần phải có những thay đổi, cải tiến
về nội dung, phương pháp dạy học [2]
Tác giả Khăm – Phăn – Khăm – On trong luận án tiến sĩ: “Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào” đã đưa ra kết luận: động cơ học tập chi phối trực tiếp đến kết quả học tập của học sinh Những hành động biểu hiện động cơ học tập rõ nét và mạnh mẽ trong quá trình học tập đặc biệt là loại học sinh có kết quả học tập khá và giỏi Chính những kết quả học tập là điều kiện quan trọng để đáp ứng những nhu cầu, khát vọng tiếp thu tri thức, ý thức trách nhiệm của họ đối với đất nước [15; 108]
Tác giả Trịnh Quốc Thái trong luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu động cơ học tập của học sinh lớp một dưới ảnh hưởng của phương pháp nhà trường” đã đưa
ra kết luận: hoạt động học tập của các nhóm học sinh lớp một đều được thúc đẩy
Trang 23bởi một hệ thống những động cơ có nội dung phong phú và đa dạng Những động cơ này không tồn tại một cách độc lập, riêng rẽ, rời rạc mà chúng được sắp xếp theo một thứ bậc nhất định: có động cơ chiếm ưu thế, có những động cơ giữ vai trò thứ yếu tạo thành một cấu trúc động cơ học tập từ khi các em bắt đầu tiến hành hoạt động học tập Cấu trúc đó được sắp xếp lại và sẽ được phát triển trong quá trình cả năm học [20; 110]
Tác giả Lý Minh Tiên trong luận văn thạc sĩ: “Bước đầu xác định một số đặc điểm động cơ quá trình giải bài tập của học sinh lớp 10 và 11 ở một số trường phổ thông trung học nội thành thành phố Hồ Chí Minh” cho rằng: ngoài hai nhóm động cơ là động cơ bên ngoài, động cơ bên trong thì còn có một nhóm nữa là động cơ trung gian [21]
Tác giả Trần Nguyễn Hương Giang trong luận văn thạc sĩ: “Những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh trung học phổ thông Marie Curie, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” đã đưa ra kết luận: trong quá trình tiến hành hoạt động học tập, động cơ học tập sẽ được hình thành theo hai hướng là động
cơ xuất phát từ hoạt động học tập và từ mối quan hệ của chủ thể với môi trường xung quanh Mặt khác, động cơ học tập của học sinh được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ, trong đó có những động cơ đóng vai trò chủ yếu và có những động cơ đóng vai trò là thứ yếu Nhóm động cơ lĩnh hội tri thức luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập của học sinh [6; 83]
Những công trình trên khi nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh đều chỉ ra rằng: hoạt động học tập được thúc đẩy bởi một hệ thống động cơ khác nhau nhưng những động cơ này có sự liên quan, chi phối, tác động qua lại với nhau mà trong đó, có những động cơ giữ vị trí cơ bản, có những động cơ giữ vị trí thứ yếu
Bên cạnh những công trình nghiên cứu về động cơ học tập của tuổi học sinh còn có một số công trình nghiên cứu về động cơ học tập của lứa tuổi sinh viên
Tác giả Dương Thị Kim Oanh trong đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập của sinh viên trường đại học Bách Khoa” đã cho rằng: động cơ học tập của sinh viên rất đa dạng (bao gồm động cơ nhận thức khoa học, động cơ xã hội, động cơ
Trang 24nghề nghiệp và động cơ tự khẳng định) và những động cơ này bị chi phối bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như niềm tin vào bản thân, tinh thần trách nhiệm, hứng thú học tập hay các mối quan hệ như gia đình, bạn bè… [14]
Tác giả Lê Nguyễn Minh Loan trong đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đã đề cập đến khía cạnh nội dung và lực của động cơ Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung của động cơ học tập (khía cạnh nhận thức) được hình thành đậm nét ở sinh viên, và những động cơ này muốn có “lực” thì phải được thể hiện ở việc vượt qua những hành động cụ thể [13]
Tác giả Đặng Quốc Thành trong đề tài nghiên cứu “Động cơ học tập của học viên ở các nhà trường quân sự” cho rằng hoạt động học tập của học viên ở các nhà trường quân sự được thúc đẩy bởi những động cơ chủ yếu như: động cơ chính trị xã hội, động cơ nhận thức khoa học, động cơ nghề nghiệp và động cơ
tư lợi riêng [17]
Tác giả Phạm Thị Hồng Thái trong luận văn thạc sĩ “Động cơ học tập của sinh viên ngành Tâm lý học trường đại học Văn Hiến” đã chỉ ra rằng có sự tồn tại song song giữa những động cơ học tập đúng đắn với những động cơ không đúng đắn ở sinh viên, do đó cần phải có những biện pháp giáo dục động cơ để sinh viên hoàn thiện động cơ học tập của mình [19; 52]
Nhìn chung, những tác giả này khi nghiên cứu về động cơ học tập của sinh viên đều có chung nhận định: động cơ học tập của sinh viên rất đa dạng và
bị chi phối bởi nhiều yếu tốt khác nhau
2 Nhận thức
Nhà triết học R Đềcác đã nói : “Tôi suy nghĩ tức là tôi tồn tại” Điều đó
có nghĩa là gì? Con người khi sống luôn luôn muốn khám phá, lí giải thế giới xung quanh mình xem tại sao lại như thế này, hay như thế khác Con người luôn luôn muốn tìm tòi để trả lời cho những câu hỏi mà mình đặt ra Nói khác đi quá trình suy nghĩ, tìm tòi ấy của con người chính là quá trình nhận thức Nhận thức
là một thuật ngữ khái quát hoá mọi dạng hiểu biết bao gồm: chú ý, ghi nhớ, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, tri giác và nhận biết hình mẫu Một nhận thức là một