mục tiêu của asxh, các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó

12 881 3
mục tiêu của asxh, các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÀI TẬP NHÓM Doãn Duy Linh Nguyễn Sỹ Thành Lê Đức Hùng Đỗ Tuấn Tú Chu Đức Toàn Nguyễn Anh Tú Trần Thị Thu Thủy I. Mục tiêu của ASXH, các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó 1) Mục tiêu Con người muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở Để thỏa mãn nhu cầu đó con người cần phải tạo ra những sản phẩm cần thiết. Việc thỏa mãn nhu cầu lại phụ thuộc vào khả năng lao động của con người. Tuy nhiên trong suốt cuộc đồi không phải lúc nào con người cũng có thể lao động được, cuộc sống luôn đối mặt với những khó khăn, rủi ro, bất hạnh làm mất hoặc hạn chế thu nhập. Những điều kiện không thuận lợi đã làm cho một bộ phân con người cần phải có sự giúp đỡ nhất định để đảm bảo cuộc sống bình thường. Do đó an sinh xã hội ra đời nhằm mục tiêu tạo ra một “ vỏ bọc”, một sự che chở đảm bảo về vật chất, tinh thần và các dịch vụ xã hội mà nhà nước, cộng đồng dân cư, nhóm người hay một tổ chức ( gồm các cá nhân, tập thể hay cộng đồng) tạo nên. Nó mang lại cho những đối tượng nghèo, yếu thế, các đối tượng gặp rủi ro bất thường các điều kiện cơ bản khi họ đối diện với khó khăn, thách thức. Dưới góc độ kinh tế an sinh xã hội còn là công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. 2. Để đạt được những mục tiêu trên thì hoạt động cần phải làm đó là: Trước hết cần tạo ra một hệ thống mạng lưới hệ thống an sinh xã hội rộng khắp, cơ cấu chặt chẽ để không bỏ lọt bất cứ đối tượng nào khi có biến cố xảy ra. Hệ thống an sinh xã hội cần huy động được sự tham gia của toàn xã hội, thể hiện sự san sẻ và trách nhiệm của cộng đồng trước rủi ro, khó khăn của đồng loại. Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, vấn đề về an sinh xã hội không còn là vấn đề của riêng một lãnh thổ, một quốc gia mà đó là sự san sẻ giúp đỡ lẫn nhau của toàn bộ thế giới thông qua các hoạt động viện trợ, cứu trợ các thảm họa do đó các quốc gia cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để có thể phối hợp nhịp nhàng, ứng phó nhanh nhất với các biến cố. II- Vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thực thi các chính sách ASXH 2.1. Kết hợp chính sách ASXH với chính sách xóa đói giảm nghèo 2.1.1. Chính sách xóa đói giảm nghèo - Đói nghèo: được hiểu là sự thiệt hại những điều kiện tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư, đói nghèo gồm hai khái niệm cơ bản: •Nghèo tuyệt đối: là tình trạng thiếu hụt những điều kiện tối thiểu để duy trì cuộc sống, tiếp cận những nhu cầu, các vấn đề về dinh dưỡng, giáo dục và các dịch vụ y tế. Việc xác định một đối tượng là nghèo hay không phải dựa trên chuẩn nghèo của quốc gia và của thế giới. •Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư, một cá nhân có thu nhập thấp hơn mức thu nhập, mức sống trung bình của xã hội, do đó học thiếu cơ hội để tạo thu nhập, thiếu tài sản để tiêu dùng và dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro. - Xóa đói giảm nghèo: là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diên nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khói tình trạng thu nhập, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia. - Quan điểm về xóa đói giảm nghèo trong ASXH: •Xóa đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia. Cùng với các chính sách khác tạo nên một mạng lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên xã hội. •Xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo ASXH một cách lâu dài và bền vững. •Xóa đói giảm nghèo xét về lâu dài góp phần làm giảm gánh nẵng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH •Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH a. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo •Đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo an ninh lương thực, tạo công ăn việc làm, tăng hỗ trợ cho các vùng kém phát triển và hạn chế khoảng cách chênh giữa các vùng. •Ưu tiên cho chất lượng và khả năng tiếp cận của người dân tới các dịch vụ y tế, giáo dục và phát triển; bảo vệ môi trường. •Giảm mức độ dễ bị tổn thương và cả thiện năng lực của các nhóm dễ bị tổn thương nhằm phòng chống rủi ro tốt hơn bằng cách phát triển và mở rộng mạng lưới bảo trợ và an sinh xã hội cho người nghèo và đưa ra một phương thức toàn diện hơn trong phòng chống thiên tai. b . Giải pháp. Để thực hiện những mục tiêu này, chương trình xóa đói giảm nghèo cần phải làm được một số điều: •Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, đói nghèo tồn tại như một thực tế khách quan, đói nghèo có tính tương đối tùy thuộc mức sống từng khu vực, từng tầng lớp dân cư, từng nhà, từng người do vậy cần có chiến lược lâu dài, thường xuyên. •Chủ động trong dự báo chuẩn nghèo mới, có những chính sách cụ thể, thiết thực hỗ trợ cho đối tượng cận nghèo bởi vì có thể hôm nay là cận nghèo, ngày mai sẽ là hộ nghèo khi có chuẩn nghèo mới. •Phải có cái nhìn khách quan khoa học về nguyên nhân cái nghèo để đưa ra giải pháp hữu hiệu để đạt hiệu quả trong hoạt động xóa đói giảm nghèo. •Giải quyết tốt công tác giáo dục đào tạo, cung cấp tri thức cần thiết cho người dân để họ có thể tự lo cho cuộc sống của mình và đặc biệt quan tâm đến những vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. •Tuyên truyền, giáo dục, động viên giúp các hộ nghèo vươn lên, nói không với đói nghèo, đánh bật tư tưởng trông chờ ỷ lại. •Nâng cao năng lực cán bộ trực tiếp làm công tác xóa đói giảm nghèo đồng thời tiến hành thanh tra kiểm tra việc thực hiện tránh lãng phí, phô trương hình thức, hỗ trợ không đúng , không hợp lý. 2.1.2. Vai trò nhà nước trong việc phối hợp chính sách ASXH với XĐGN Đó là tổng thể các biện pháp của Nhà nước và xã hội, của chính những đối tượng thuộc diện đói nghèo nhằm tạo ra các điều kiện để họ tăng thêm thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng đượ nhu cầu tối thiểu trên cơ sở các chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương và từng giai đoạn. Như vậy xóa đói giảm nghèo, một mặt là sự can thiệp của nhà nước và xã hội, mặt khác là sự tự vận động của chính những đối tượng thuộc diện đói nghèo. Trong đó sự giúp đỡ của Nhà nước là quan trọng nhưng chỉ mang tính chất tạo lập môi trường và hỗ trợ, sự tự vươn lên của các đối tượng thuộc diện đói nghèo mới mang tính chất quyết định. Xóa đói giảm nghèo là một trong những phần quan trọng nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Cùng với BHXH, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, các chương trình xóa đói giảm nghèo tạo ra tấm lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên xã hội. Nếu như đối tượng của BHXH là người lao động, cứu trợ xã hội là những người khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống, ưu đãi xã hội hướng tới những người có công với đất nước thi xóa đói giảm nghèo hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương trong cuộc sống đó là những người nghèo. Xóa đói giảm nghèo góp phần bảo đảm ASXH một cách lâu dài và bền vững giúp người nghèo thoát nghèo vươn lên tự đảm bảo cuộc sống của mình góp phần tạo ra mạng lưới an xinh toàn diện cho mỗi quốc gia. Xóa đói giảm nghèo xét về lâu dài góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp của an sinh xã hội. Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách an sinh xã hội tăng chất lượng hoạt động thông qua tăng mức trợ cấp cho an sinh xã hội. Vậy vai trò của xóa đói giảm nghèo có thể coi là cầu nối nhằm tăng hiệu quả của các chính sách khác. Tính chất đặc thù của XĐGN và ASXH là hiệu quả kinh tế xã hội không rõ rệt lợi nhuận đầu tư được coi là không có, nên rất khó thu hút các đối tượng khác tham gia đầu tư vào nên vai trò của nhà nước đặc biệt quan trọng. Diện bảo vệ của ASXH rộng bao gồm rất nhiều thành phần nhằm mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội và đặc biệt các chính sách của ASXH thường có sự đan xen và lồng ghép làm sao để nguồn lực phát huy hiệu quả và chính sách XĐGN thành công góp phần làm cầu nối để các đối tượng có thể tiếp cận tới các chính sách ASXH khác. 2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách ASXH nhằm thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện hệ thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân. Đào tạo cán bộ thực hiện chính sách an sinh xã hội là yếu tố nền tảng và quyết định tới hiệu quả bền vững của các chính sách này trong tương lai. Cán bộ đóng vai trò nòng cốt và trung tâm trong quá trình đưa chương trình ASXH tới với nông dân. Nhìn chung, chúng ta cần xây dựng đội ngũ cán bộ tâm huyết và có trình độ là do một số nguyên nhân sau: - Để hệ thống an sinh xã hội đến được với bà con một cách hiệu quả nhất: Theo tài liệu ghi chép của ngân hàng thế giới năm 2011 thì vẫn đang còn rất nhiều hộ gia đình ở Việt Nam được nhận các khoản trợ cấp mà không hiểu tại sao mình được hưởng hoặc khoản trợ cấp này đã đúng với quy định trợ cấp của nhà nước hay chưa….?Điều này nói lên rằng các biện pháp tuyên truyền,phổ biến hệ thống an sinh xã hội đến người nông dân không đạt hiểu quả,và nguyên nhân chính là do năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ còn yếu kém.Các cấp lãnh đạo chưa có hoặc tổ chức rất ít các chương trình cụ thể để tuyên truyền,hướng dẫn người nông dân về cách thức tham gia hệ thống an sinh xã hội và lợi ích mà họ sẽ đạt được.Trong khi đó các cán bộ thi hành trong lĩnh vực này hầu hết là bán chuyên nghiệp,mắc bệnh quan liêu đã góp phần gián tiếp làm người nông dân không được tiếp xúc với hệ thống an sinh xã hội. - Để đảm bảo cho hệ thống an sinh xã hội vận hành trơn tru Trong những năm qua việc chính sách an sinh xã hội chưa phát huy hết tác dụng của nó một phần lý do là vấn đề con người trong hệ thống ASXH. Việc đời sống của cán bộ chưa được đảm bảo sẽ dẫn tới những hệ lụy như thiếu tận tình trong công tác tuyên truyền hướng dẫn hoặc hiện trạng tham nhũng, bòn rút kinh phí quốc gia dành cho ASXH trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó việc đào tạo nâng cao trình độ cán bộ sẽ đảm bảo các chính sách được hiểu đúng, hiểu sâu và phát huy tác dụng tối đa trong việc hỗ trợ nông dân nâng cao đời sống của mình. Để tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao trình độ, trách nhiệm làm việc của cán bộ không những chỉ phải tập trung vào việc làm thế nào để đào tạo mà còn phải chú ý tới việc nâng cao đời sống của người trực tiếp làm công việc này. Theo mô hình các nhân tố động của Maslow, để con người có động lực họ cần phải được thỏa mãn lần lượt các nhu cầu từ vật chất,an toàn, xã hội, được tôn trọng và tự hoàn thiện mình. Căn cứ vào các nhu cầu này, các chính sách trong thời gian tới có thể hướng đến việc làm tăng mức độ thỏa mãn nhu cầu vật chất, an toàn để tạo sự yên tâm cho cán bộ trong làm việc. Đồng thời bên cạnh đó phải đưa ra các chương trình đào tạo để thỏa mãn các nhu cầu về tri thức, tự hoàn thiện mình của cán bộ làm ASXH. Các biện pháp này phải được tiến cùng lúc và phối hợp nhịp nhàng chứ không phải chỉ là các chính sách đơn lẻ và kém hiệu quả. -Để tạo ra nguồn số liệu nghiên cứu Hiện nay có rất nhiều nguồn tại liệu về ASXH cho người nông dân do nhà nước và các cơ quan nghiên cứu phát hành nhưng các số liệu này lại không thống nhất.Do đó khi phân tích các chính sách về an sinh xã hội vẫn chỉ là những nhận định chủ quan, thiếu cơ sở dữ liệu cho các phân tích khoa học nhằm phát hiện ra các mối quan hệ nội tại thông qua các mô hình hiện đại.Bởi vậy cần một nguồn nhân lực có trình độ cao để đảm bảo việc nghiên cứu các dữ liệu đầu vào và đầu ra là chuẩn xác.Từ các nghiên cứu đó nhà nước có thể phân tích được những điều mạnh cần phát huy hay những điểm yếu cần khắc phục trong những chính sách đã ban hành hay như đưa ra được các công cụ chính sách mới dựa trên những tài liệu có được. Các lợi ích mang lại từ việc xây dựng đội ngũ cán bộ đó là: -Lợi ích cho nhóm đối tượng thụ hưởng Việc tạo ra được một đội ngũ cán bộ có trình độ,năng lực,trách nhiệm với công việc cao sẽ tạo điều kiện cho người nông dân tiếp xúc với hệ thống chính sách an sinh xã hội của nhà nước một cách dễ dàng nhất.Khi đã tham gia hệ thống xã hội thì người nông dân sẽ nhận được sự giúp đỡ của nhà nước và cơ bản họ đã giải quyết được vấn đề cơ bản nhất là “thu nhập”. Với đội ngũ cán bộ tận tình và chu đáo,người nông dân sẽ nhận được đầy đủ các lợi ích mà mình được hưởng,ngoài ra họ còn được các cán bộ tư vấn,giúp đỡ họ nên làm như thế nào để sử dụng các khoản trợ cấp một cách hiệu quả nhất.Từ đó người nông dân có thể yên tâm phát triển kinh tế,ổn định cuộc sống. -Lợi ích đối với nhà nước Đào tạo được đội ngũ các bộ có trình độ và trách nhiệm đem lại lợi ích to lớn cho nhà nước.Những người làm công tác này sẽ truyền đạt được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đời sống người nông dân,truyền đạt được ích lợi của việc tham vào hệ thống ASXH đối với người nông dân.Có như thế người nông dân mới tin tưởng và đồng tình vào các chính sách của Đảng và Nhà nước,từ đó giúp nhà nước ổn định về mặt chính trị. Về lợi ích kinh tế,việc sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao này giúp Nhà nước thu được một khoản tài chính từ việc người dân tham gia đông đảo vào hệ thống an sinh xã hội từ đó giúp nhà nước có điều kiện phát triển các mục tiêu khác.Ngoài ra thì sự trách nhiệm của các cán bộ giúp Nhà nước tránh được tình trạng thấm thoát Ngân sách do tham ô,tham nhũng của các cán bộ thực hiện. 2.3. Về kinh tế, tài chính để thực hiện chương trình an sinh xã hội đối với nông dân • Về phía nhà nước: - Đối với thực hiện an sinh đóng góp. Vấn đề tài chính là vấn đề then chốt mang ý nghĩa quyết định đối với việc thực thi chương trình an sinh xã hội đối với nông dân. Giải quyết tình trạng an sinh xã hội đối với nông dân mặc dù vẫn trên tinh thần xã hội hóa, song do mang tính chất đặc thù của khu vực nông nghiệp với thu nhập thấp lại tập trung phần đông dân số, nên điều kiện tiên quyết thực hiện thành công chương trình này là đồng thời với quá trình xã hội hóa chương trình ASXH đối với nông dân, phải tăng chi NSNN để thực hiện trợ giúp và hỗ trợ người nông dân được tham gia đầy đủ vào hệ thống ASXH. Trong đó, chi NSNN đóng vai trò thiết yếu. Chính phủ cần phải khuyến khích người dân tích cực tham gia vào hệ thống BHYT tự nguyện thông qua việc trợ giúp tối thiểu kinh phí mua thẻ, điều này tạo cơ hội cho người dân nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng thẻ BHYT tự nguyện, tạo tiền đề tích cực cho việc thực hiện BHYT toàn dân. Nhà nước nên có các chính sách nhằm tăng mức tiền trợ giúp hàng tháng đối với các đối tượng yếu thế để ít nhất phải đảm bảo cho người dân sống trên mức sống tối thiểu. Ngoài việc chi trợ giúp cho các đối tượng yếu thế sống trên mức tối thiểu, Nhà nước nên cân nhắc một khoản tiền để hỗ trợ đào tạo và tìm việc làm cho nông dân, từ đó giúp người dân thoát nghèo. Ngoài ra, việc bảo đảm tính minh bạch và kiểm soát của xã hội, cộng đồng, của Nhà nước, của nông dân trong việc quản lý hoạt động của các quỹ an sinh xã hội là hết sức quan trọng. Cần phát huy tối đa vai trò của kiểm toán độc lập trong việc giúp Nhà nước, cộng đồng và nông dân giám sát việc thực thi của cơ quan và người quản lý các quỹ an sinh xã hội. Hơn ở đâu hết, phải triệt để chống tham nhũng và bảo đảm tính minh bạch trong quản lý các quỹ an sinh xã hội thì mới có thể huy động được mọi tiềm lực của xã hội và người nông dân trong việc hình thành và phát triển các quỹ an sinh xã hội. Mặt khác trong giai đoạn đầu, vai trò của Nhà nước có tầm quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và quản lý các quỹ an sinh xã hội cho nông dân. Trong quá trình phát triển, vai trò của cộng đồng và nông dân sẽ tăng dần đối với sự hình thành, phát triển và quản lý hoạt động của các quỹ an sinh xã hội. Nhưng trong mọi giai đoạn phát triển, thể chế quản lý các quỹ an sinh xã hội cho nông dân phải quy định rõ ràng, minh bạch, cụ thể sự đóng góp, tham gia của mỗi chủ thể (nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức khác và nông dân…) và sự thụ hưởng (hoàn cảnh, tiêu chuẩn, mức độ hưởng thụ, thủ tục giải ngân…) của mỗi loại đối tượng nông dân. Không thực hiện được điều này, nông dân và cộng đồng, những nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự… sẽ không có niềm tin để tham gia đóng góp và hưởng lợi từ các quỹ an sinh xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới vấn đề tài chính thực hiện an sinh đóng góp của nông dân. - Đối với thực hiện an sinh không đóng góp Một khoản tiền nữa mà NSNN phải chi hàng năm đó là số tiền thực hiện trợ giúp đột xuất cho các đối tượng không may gặp rủi ro về kinh tế bởi thiên tai, địch họa Đấy là trường hợp thực hiện an sinh không đóng góp. Nguồn tài chính cho quỹ này phải dựa vào nguyên thắc, để đảm bảo tăng thu NSNN nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng nguồn thu từ thuế, nhất là nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân. Bởi thực tế hiện nay, người lao động làm việc ở khu vực chính thức nói chung, khu vực hành chính sự nghiệp nói riêng đều có thu nhập đảm bảo cuộc sống lớn hơn mức lương tối thiểu rất nhiều lần. Tuy nhiên, nhiều người trong số họ lại chưa phải đóng thuế thu nhập hoặc nếu có thì mức đóng lại rất ít so với thu nhập của họ. Nguồn tài chính cho an sinh không đóng góp thường rất lớn, vì thiên tai địch họa thường không lường trước được, và tổn thất để lại cũng không phải nhỏ, do đó nguồn thu tài chính thường huy động thêm lòng hảo tâm đóng góp của người dân, các doanh nghiệp trong xã hội. • Về phía người nông dân Đây là một giải pháp với mục đích nâng cao thu nhập của người dân để họ có thể chủ động tham gia ASXH đóng góp và có thể thực hiện các hoạt động TGXH từ cộng đồng. Đối với người nông dân cách tăng thu nhập hiệu quả và bền vững nhất để hòa nhập vào hệ thống an sinh xã hội, đối với nông dân là tăng khả năng tiếp cận tới cơ hội việc làm. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương [...]... gieo trồng, coi đó là động lực kỹ thuật cơ bản cần được ưu tiên trong những năm tới Đặc biệt chú ý sử dụng khoa học và kỹ thuật để bảo tồn, nâng cao chất lượng các giống cây trồng, vật nuôi truyền thống có giá trị kinh tế cao - Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của các chương trình hướng nghiệp, đào tạo nghề đối với nông dân Các chương trình hướng nghiệp đối với học sinh nên do người của những trung... thời đẩy mạnh cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp… - Khuyến khích nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh phục vụ cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến (bông, cà phê, cao su, hạt điều, chè, mía, gỗ, tre, lúa, ngô, khoai, sắn, vừng, đậu, lạc ) - Trong điều kiện cách mạng KH&CN, kinh tế tri thức,... nghề về các trường trung học phổ thông báo cáo; những chương trình đào tạo nghề nên để chính quyền địa phương phối hợp với những doanh nghiệp cần tuyển lao động tổ chức đào tạo Có như vậy khi đào tạo xong người lao động có thể lập tức đi làm việc ở các KCN, KCX hoặc những công ty tuyển dụng đã phối hợp tổ chức đào tạo ở địa phương Điều này sẽ tạo điều kiện về pháp lý cho việc tổ chức thực hiện CSXH... tạo ở địa phương Điều này sẽ tạo điều kiện về pháp lý cho việc tổ chức thực hiện CSXH trong khu vực nông thôn và đối tượng nông dân - Tiếp tục thực hiện chủ trương phát triển kinh tế trong khu vực nông thôn, phát huy ưu thế của kinh tế hộ, chuyển mạnh sang các hộ sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế trang trại trong nông nghiệp, khuyến khích người lao động trong nông thôn đặc biệt là trong lĩnh vực . Tú Trần Thị Thu Thủy I. Mục tiêu của ASXH, các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó 1) Mục tiêu Con người muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu. . Giải pháp. Để thực hiện những mục tiêu này, chương trình xóa đói giảm nghèo cần phải làm được một số điều: •Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, đói nghèo. nối để các đối tượng có thể tiếp cận tới các chính sách ASXH khác. 2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách ASXH nhằm thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện hệ

Ngày đăng: 19/12/2014, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan