Trong giai đoạn hiện đại, phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch hơn lúc nào hết cần đặc biệt được chú trọng bởi dưới tác động của công cuộc đổi mới mọi mặt của nền kinh
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……… …1
I Khái quát hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch……… 1
1 Khái niệm hiện tượng tội phạm……… 1
2 Khái niệm hành vi sai lệch……… 1
2.1 Định nghĩa……… …1
2.2 Phân loại hành vi sai lệch……… ……….1
3 Một số hiện tượng , hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cao cho xã hộị …… 2
3.1 Hiện tượng nghiện hút ma túy……… 2
3.2 Hiện tượng say rượu……….3
3.3 Hiện tượng hooligan……….3
3.4 Hiện tượng tự tử………3
3.5 Hiện tượng tha hóa về đạo đức……… 4
II Nội dung các biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch 4
Biện pháp tiếp cận thông tin……… 5
Biện pháp tiếp cận phòng ngừa xã hội……… 7
Biện pháp áp dụng hình phạt……… 8
Biện pháp tiếp cận y-sinh học……….9
Biện pháp tiếp cận tổng hợp và kế hoạch hóa xã hội……….10
III Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp ở nước ta hiện nay………… 11
KẾT THÚC………13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 2MỞ ĐẦU
Phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch luôn là nhiệm vụ trọng tâm của nước ta trong bất kì giai đoạn nào của tiến trình lịch sử Trong giai đoạn hiện đại, phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch hơn lúc nào hết cần đặc biệt được chú trọng bởi dưới tác động của công cuộc đổi mới mọi mặt của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, pháp luật…diễn biến của hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch là vô cùng phức tạp và có chiều hướng gia tăng nhanh chóng Đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch đòi hỏi phải tập trung hạn chế các nguyên nhân phát sinh ra nó Công tác đấu tranh này có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giữ gìn và bảo vệ trật tự, kỉ cương, an toàn xã hội Đó cũng là lĩnh vực rất quan trọng đối với xã hội học tội phạm và được
xã hội học quan tâm nghiên cứu
I KHÁI QUÁT HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM VÀ CÁC HÀNH VI SAI LỆCH
1 Khái niệm hiện t ượng tội phạm
Hiện tượng tội phạm là hiện tượng xã hội- pháp lý luôn ở trạng thái động, xuất hiện trong xã hội có giai cấp, là thể thống nhất các tội phạm được thực hiện trong xã hội nhất định và ở thời kì nhát định, có các nguyên nhân, các đặc điểm định lượng (thực trạng) và định tính (tính chất, cơ cấu) của nó đồng thời có tính độc lập tương đối
2 Khái niệm hành vi sai lệch
2.1 Định nghĩa
Hành vi sai lệch là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội
2.2 Phân loại hành vi sai lệch
Các hành vi sai lệch thường được phân loại theo hai tiêu chí sau:
Trang 3Thứ nhất, căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực xã hội bị xâm hại gồm
có hành vi sai lệch tích cực và sai lệch tiêu cực
Hành vi sai lệch tích cực là những hành vi (có thể là cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với thực tế xã hội
Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội
Ví dụ: Trẻ em thiếu hạnh phúc khi còn thơ ấu khi trưởng thành sẽ có xu hướng sai lệch về hành vi tình dục, dễ vướng vào ma túy
Thứ hai, căn cứ vào thái độ, tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch
gồm có hành vi sai lệch chủ động va hành vi sai lệch thụ động
Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếp hay gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực xã hội, dù chuẩn mực đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ
Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn vi phạm, phá vỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực xã hội
3 Một số hiện t ượng, hành vi sai lệch có tính nguy hiểm cao cho x ã hội
3.1 Hiện t ượng nghiện hút ma túy
Nghiện hút ma túy là căn bệnh xã hội nguy hiểm gây nên tác hại xã hội khôn lường, là biểu hiện của hành vi sai lệch nghiêm trọng Nó là kết quả của một quá trình sử dụng thường xuyên với liều lượng ngày một tăng Nó có mặt ở hầu hết các lứa tuổi, đặc biệt là thanh thiếu niên như nhóm đối tượng lang thang, cơ nhỡ, bố mẹ không quan tâm, sinh viên, diễn viên, viên chức… Tính nghiêm trọng của hiện tượng này thể hiện ở chỗ nó là tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp phá hủy sức khỏe người nghiện (gây rối loạn thần kinh, hô hấp, tai biến…),hủy hoại nhân cách con ngươi (người nghiện thường thấy cuộc đời bế tắc, xử sự tiêu cực, bi quan, sống
Trang 4gấp,cổ vũ cho lối sống thực dụng…), phá vỡ hạnh phúc gia đinh, tạo gánh nặng cho
xã hội (xã hội tốn kém tiền của để chạy chữa cho người nghiện,người nghiện sống bám vào xã hội), ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh xã hội (tai nạn giao thông, mại dâm, làm lan truyền HIV/AIDS) Nguy hại hơn nó còn là nguyên nhân làm phát sinh các hành vi phạm tội: trộm cắp, cướp giật, giết người…
3.2 Hiện t ượng say rượu
Hiện tượng say rượu là trạng thái tinh thần bệnh hoạn, hình thành do kết quả của việc sử dụng quá nhiều trong một lần hoặc có hệ thống các đồ uống có cồn (rượu,bia); hậu quả là nồng độ cao làm cho người uống rơi vào trạng thái say, mất đi
lí trí và sự tỉnh táo Say rượu thường là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông thảm khốc, bạo lực trong gia đình, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự khu phố,lối xóm…
Do trong trạng thái bị kích động mạnh, mất lí trí do say rượu, họ có thể gây ra các hành vi tội ác
3.3 Hiện t ượng hooligan
Hiện tượng hooligan là sự thể hiện của những hành vi sai lệch có tính chất hung hãn, côn đồ, quậy phá, ẩu đả; thường do những kẻ lưu manh, những người quá khích thực hiện, đôi khi mang tính tổ chức trong việc thực hiện hành vi Đây là hiện tượng phức tạp, rất nguy hiểm, gây tâm lí hoang mang, sợ hãi cho nhũng ngươi dân lương thiện Hiện tượng này thường xảy ra trong các lĩnh vực thể thao,kinh doanh, trong lĩnh vực an toàn, trật tự công cộng Trong đa số các trường hợp, hiện tượng này xâm hại đến sức khỏe, danh dự,nhân phẩm của công dân
Ví dụ: hiện tượng hooligan : tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép, gây rối trật
tự công cộng, chống người thi hành công vụ
3.4 Hiện t ượng tự tử
Tự tử là hiện tượng bộc lộ rõ nét nhất thái độ tiêu cực của mỗi cá nhân thông qua việc tự loại bỏ cuộc sống của chính mình bằng cách tìm đến với cái chết Bên cạnh nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân xã hội và chịu ảnh hưởng
Trang 5của những yếu tố nhất định: nghèo khổ,nạn thất nghiệp, thất tình, góa bụa,khủng hoảng tinh thần,ám ảnh về một tội ác đã phạm phải…
Tự tử không đơn thuần là việc cá nhân tự loại bỏ mạng sống của chính mình Bên cạnh những tổn thất, mất mát đối với gia đình (mất đi người thân), hành vi tự tử của một người có thể để lại những hậu quả xã hội to lớn
Ví dụ: Món nợ ngân hàng mà người tự tử để lại, những thân trong gia đình phải trả, nếu không thể trả được có thể dẫn đến hiệu ứng dây chuyền đó là hành vi tự tử của người khác
Do vậy trong mọi trường hợp,tự tử là hành vi sai lệch cần được ngăn chặn, phòng chống
3.5 Hiện t ượng tha hóa về đạo đức
Tha hóa là khái niệm nói lên quá trình trong đó những sản phẩm do con người tạo ra (sản phẩm lao động, đồng tiền, các quan hệ xã hội…) cũng như những thuộc tính hoặc năng lực nào đó của con người trong điều kiện lịch sử nhất định,lại biến thành những thứ độc lập với con người
Tha hóa về đạo đức là một trong những biểu hiện của sự tha hóa nói chung, chỉ sự thoái hóa về phẩm chất và đạo đức con người Nó là biểu hiện của hành vi xấu, tiêu cực phản ánh mặt trái của cơ chế thị trường
Điều nguy hiểm của hiện tượng này là ở chỗ,khoảng cách giữa hành vi tha hóa về đạo đức và hành vi phạm tội chỉ gần nhau trong gang tấc Để thỏa mãn các nhu cầu bất chính và phi pháp của bản thân, một số người có thể hoặc sẵn sàng tham gia vào các tệ nạn xã hội như ma túy,mại dâm;dính líu vào các hành vi phạm tội như trộm cắp,cờ bạc tham ô, nhận hối lộ…Đây là những loại tội phạm có tính ẩn dấu rất cao
II NỘI DUNG CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG HIỆN TƯỢNG TỘI PHẠM VÀ CÁC HÀNH VI SAI LỆCH
Trang 6Đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch được hiểu
là các hoạt động phát hiện và xử lí hiện tượng tội phạm Hoạt động này chủ yếu do các cơ quan điều tra,viện kiểm sát,tòa án và thi hành án thực hiện Công tác phát hiện và xử lí hiện tượng tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công Nhiều vụ phạm tội nghiêm trọng đã được phát hiện và xử lí Tuy nhiên tỉ lệ tội phạm ẩn còn cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của các cơ quan này còn chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm Kinh tế thị trường không chỉ tạo ra sự thay đổi lớn về mặt kinh tế mà còn tạo những điều kiện vật chất cho hoạt động tội phạm Người phạm tội đang cấu kết hình thành các tổ chức xuyên quốc gia với sức mạnh kinh tế rất lớn Nhiều tổ chức tội phạm còn tìm mọi cách mua chuộc, liên kết hay bảo trợ cho các quan chức trong bộ máy Nhà nước,từ đó khống chế họ để hình thành các tổ chức mafia có sự kết hợp giữa sức mạnh kinh tế và chính trị Kinh tế thị trường phát triển thì người phạm tội cũng như các tổ chức phạm tội sẽ có điều kiện sử dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào thực hiện và che dấu tội phạm Đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm và hành
vi sai lệch đòi hỏi các cơ quan bảo vệ pháp luật không chỉ phải nâng cao trình độ nghiệp vụ,nâng cao hiểu biết các lĩnh vực chuyên môn sâu mà còn phải được trang
bị những công cụ, phương tiện và nguồn tài chính đủ mạnh mới có đủ khả năng phát hiện và xử lí nhanh chóng,kịp thời và chính xác các hành vi phạm tội Xã hội học pháp luật nghiên cứu các biện pháp đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch:
Biện pháp tiếp cận thông tin
Hoạt dộng trao đổi, tiếp nhận và xử lí thông tin trong cuộc sống hàng ngày có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao tầm nhận thức, hiểu biết của con người, trong chừng mực nhất định họ biết được những việc nên làm,điều nên tránh trong hành vi của mình Biện pháp tiếp cận thông tin hướng tới việc cung cấp, trang bị,hướng dẫn, giải đáp các thông tin về chuẩn mực xã hội nói chung và pháp luật nói riêng
Trang 7Thứ nhất, trong trường hợp hành vi vi phạm có nguyên nhân là do người vi
phạm không biết, không hiểu các nguyên tắc, các quy định của chuẩn mực xã hội và của pháp luật thì các cơ quan tư pháp phải phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, vô tuyến truyền hình…tiến hành các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích về nội dung và tính chất của các chuẩn mực đó hoặc văn bản pháp luật có liên quan Những việc làm đó của các cơ quan chức năng sẽ góp phần cung cấp,trang bị cho các tầng lớp xã hội những kiến thức,hiểu biết nhất định về chuẩn mực cũng như là pháp luật, hạn chế được phần nào các vụ việc phạm pháp, phạm tội xảy ra có nguyên nhân do thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật Đặc biệt, cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hình sự, luật
tố tụng hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hiện tượng tội phạm,
vì những hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật hình sự thường gắn liền với việc bị áp dụng những hình phạt nhất định
Thứ hai,nếu ý thức thái độ của những cá nhân và các nhóm xã hội nào đó đối
với pháp luật,đối với các giá trị, chuẩn mực xã hội còn mang tính lệch lạc, chưa đúng mức; còn tỏ ra xem nhẹ,coi thường thì cần phải giáo dục, định hướng họ theo cái đúng để họ hiểu và tuân thủ các chuẩn mực xã hội, chấp hành các nguyên tắc, quy định của pháp luật hình sự
Chẳng hạn: giới trẻ dễ bị kích động, lôi kéo, a dua vào những hành vi quá khích, coi thường luật lệ an toàn giao thông, tham gia đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng Vì vậy, cần có những chương trình giáo dục, hướng dẫn hành vi cho họ
Thứ ba,cần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác,vạch ra tính ổn định và tính
nguyên tắc không thể không tuân thủ trong việc áp dụng các chuẩn mực xã hội, các quy phạm pháp luật hình sự nhằm ngăn chặn các hành vi sai lệch và tội phạm
Thứ tư,cần chú trọng nâng cao uy tín của hệ thống pháp luật đang tham gia điều
chỉnh các quan hệ xã hội trong xã hội Pháp luật phải công bằng nghiêm minh để mọi tầng lớp nhân dân tin tưởng và thực hiện Lưu ý rằng, uy tín của pháp luật, tính
Trang 8công bằng, nghiêm minh của nó không chỉ thể hiện ở “nội tại” các quy phạm pháp luật, mà chủ yếu được thực hiện ra trong quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, đặc biệt là ở hành vi của các cá nhân và cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật
Thứ năm,cần cảnh giác, tích cực đâu tranh với những thông tin sai trái, những
luận điệu tuyên truyền xuyên tạc và bịa đặt của các thế lực thù địch về các giá trị,chuẩn mực xã hội, về hệ thống pháp luật, làm lệch lạc nội dung và vi phạm áp dụng của chuẩn mực pháp luật, gây tâm lí hoang mang, bất an trong một cộng đồng dân cư nhất định
Biện pháp tiếp cạn thông tin đòi hỏi chúng ta phải vạch trần các âm mưu, thủ
đoạn nói trên, làm phá sản “chiến lược diễn biến hòa bình”, làm thất bại các hoạt
đọng gây rối, chống phá Nhá nước của các thế lực thù địch
Biện pháp tiếp cận phòng ngừa xã hội
Phòng xã hội luôn luôn là biện pháp đấu tranh phòng chống sai lệch và tội phạm mang lại hiệu quả cao, nó thường được đặt lên vị trí hàng đầu trong số các biện pháp được áp dụng Đây là biện pháp tiếp cận nhằm tìm hiểu, làm sáng tỏ các nguyên nhân, điều kiện dẫn tới hành vi sai lệch và tội phạm, từ đó đề xuất các phương pháp phòng ngừa cụ thể
Phòng ngừa xã hội là theo đuổi mục đích phát hiện, xóa bỏ, vô hiệu hóa các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch
Nó là tổng thể các biện pháp xã hội như tác động vào kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng, tâm lí, giáo dục, văn hóa, pháp luật…mà Nhà nước và xã hội áp dụng nhằm loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch; góp phần định hướng để hình thành những hành vi cư sử hợp pháp, hợp đạo đức của công dân
Cơ sở khoa học của biện pháp phòng ngừa xã hội là sự nhận thức hành vi, hoạt động của con người vốn mang bản chất tuân theo quy luật hướng thiện; mọi người đều có khả năng trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội Hành vi sai lệch,
Trang 9hành vi phạm tội của họ, bên cạnh động cơ, ý chí cá nhân, còn xuất phát từ những nguyên nhân, điều kiện xã hội nhất định Nếu vô hiệu hóa được những nguyên nhân, điều kiện đó thì con người sẽ không bị sa ngã vào môi trường tiêu cực, tội ác Bên cạnh đó, việc xây dựng môi trường xã hội- pháp lí lành mạnh, trong đó mỗi công dân đều ý thức được điều hay, lẽ phải, mong đợi điều tốt lành, tránh điều tội lỗi… mới là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhất Biện pháp phòng ngừa xã hội thường được thể hiện ở hai cấp độ là phòng ngừa chung và phòng ngừa chuyên ngành
Phòng ngừa chung được thực hiện trên cơ sở tạo ra những tiền đề tích cực, những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật cơ bản nhằm loại trừ hiện tượng tội phạm
Ví dụ: hình thành ý thức pháp luật tích cực cho công dân, nâng cao trình độ học vấn, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
Phòng ngừa chuyên ngành là tập hợp những giải pháp cụ thể nhằm đi sâu vào việc ngăn ngừa những loại hành vi sai lệch và những hành vi tội phạm nhất định Trong đó, đối với tội phạm, phòng ngừa hình sự là biện pháp quan trọng nhất, ngăn chặn có hiệu quả hiện tượng tội phạm
Biện pháp áp dụng hình phạt
Áp dụng hình phạt là phương thức pháp lí hình sự trong đấu tranh phòng
chống hiện tượng tội phạm và các hành vi sai lệch, tức là các hành vi phạm tội cụ thể Nó được áp dụng đối với những người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái với pháp luật hình sự, có lỗi, do đó, bị đe dọa phải chịu hình phạt với tư cách là biện pháp cưỡng chế mà Nhà nước áp dụng có tính mạnh mẽ và nghiêm khắc nhất nhằm trừng trị kẻ phạm tội
Việc truy tố xét sử và buộc kẻ phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định có tác dụng rất quan trọng trong đấu tranh phòng chống hiện tượng tội phạm Ngoài việc trực tiếp trừng trị kẻ phạm tội, cải tạo, cảm hóa họ trở lại con đường hướng thiện, trở thành công dân có ích cho xã hội; hình phạt còn coa ý nghĩa giáo dục, ngăn ngừa,
Trang 10răn đe, tác động tới những người khác khiến cho họ phải từ bỏ những ý định phạm tội, thậm chí sự chuẩn bị hay âm mưu tiến hành tội phạm nào đó
Trong hệ thống pháp luật, chỉ có bộ luật hình sự quy định về tội phạm và hình phạt Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, nhằm góp phần vào việc đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, quy định hai loại hình phạt là hình phạt chính và hình phạt bổ sung
Các hình phạt chính bao gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình
Các hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính, trục xuất khi không áp dụng
là hình phạt chính
Ví dụ: A bị bắt vì tội mua bán trái phép chất ma túy Theo quy định tại khoản 1 điều
194 của Bộ luật hình sự năm 1999 thì A chịu khung hình phạt từ 2 năm tù đến 7 năm tù
Đối với tội giết người khung hình phạt cũng được quy định tại điều 93 Bộ luật hình sự năm 1999, tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình sự 1999)…
Biện pháp tiếp cận y-sinh học
Trong công tác phòng chống đấu tranh các hành vi sai lệch và tội phạm, biện pháp tiếp cận y-sinh học thường do các nhân viên cơ quan nghiệp vụ như y tế, điều tra giám định, chuyên gia tâm thần học thực hiện đối với những người có hành
vi sai lệch và hành vi phạm tội Mục đích của biện pháp này là nhằm tìm hiểu, phát hiện ở họ những khuyết tật về thể chất: mù, câm, điếc…; những khuyết tật về trí lực, như mắc các chứng bệnh hoang tưởng, bệnh tâm thần hoặc phạm tội trong các trạng thái say rượu, nghiện ma túy… Những khuyết tật đó làm cho người vi phạm không
có hay bị mất đi một phần hay toàn bộ khả năng kiềm chế, kiểm soát hành vi của bản thân, do đó bị mất năng lực chịu trách nhiệm hành vi Còn từ chỗ bị mất năng lực