Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 145 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
145
Dung lượng
1,2 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. “Văn học nằm ngoài định luật của băng hoại. Chỉ mỡnh nú không thừa nhận cái chết” (X.Sờđrin). Là mét bộ môn nghệ thuật ngôn từ, đối tượng phản ánh của văn học là: “Toàn bộ hiện thực khách quan trong mối liên hệ sinh động với cuộc sống muôn màu của con người, được quy định bởi khả năng chiếm lĩnh thẩm mĩ hình thành trong quá trình thực tiễn cuộc sống và nghệ thuật, là thế giới các giá trị thẩm mĩ của thực tại” [31,126]. Đó là một hoạt động nhận thức và sáng tạo thẩm mĩ dưới ánh sáng của lý tưởng thẩm mĩ, được chi phối bởi những xúc động nhiệt thành về lý tưởng thẩm mĩ, là sự nhận thức, khám phá, sáng tạo theo quy luật của Cái Đẹp. Cái thẩm mĩ là phương diện bản chất nhất của văn học nghệ thuật. Nó đem lại cho con người những rung động, xúc cảm mạnh mẽ tác động vào toàn bộ lý trí, tình cảm vừa có ý nghĩa cảm thụ vừa có ý nghĩa đánh giá theo quy luật của Cái Đẹp. Cái thẩm mĩ ở nhiều dạng cụ thể như: Đẹp - Xấu; Bi - Hài; Cao Cả - Thấp HÌn Biểu hiện ở nhiều cung bậc: Xúc động thẩm mĩ, biểu tượng thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, lý tưởng thẩm mĩ, ý thức thẩm mĩ Trong tác phẩm nghệ thuật hình tượng thẩm mĩ là đặc trưng bản chất nhất, thể hiện sức sáng tạo của người nghệ sĩ. Không có tất cả các phương diện kể trên thì không thành các hoạt động văn học nghệ thuật. Có thể nói văn học không những tìm kiếm, phản ánh, sáng tạo Cái Đẹp mà còn rèn luyện, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, nhận thức thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ. Môn Văn trong nhà trường vừa là một khoa học vừa là một bộ môn có tính nghệ thuật. Dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông không thể không quan tâm đến hiệu quả thẩm mĩ. Bởi dạy học tác phẩm văn chương nếu chỉ giảng dạy khô khan lạnh lùng không có mĩ cảm, không có rung động trái tim, không có niềm say mê trước Cái Đẹp, không bồi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, tình cảm - lí tưởng thẩm mĩ, năng lực sáng tạo thẩm mĩ cho học sinh thì không thể nói là đã hiểu văn và dạy văn. 1.2. Những thập kỉ gần đây, các nhà giáo dục trong và ngoài nước luôn đặt vấn đề chú trọng phương diện giáo dục thẩm mĩ cho học sinh trong nhà 1 trường: viện sĩ Mikhancov đã kêu lên rằng “Không thể giảm bớt việc dạy học văn trong nhà trường, như thế chỉ có nghĩa làm giảm nhẹ việc giáo dục nhân văn cho học sinh”, nhà thơ Mụsiep ở Nga phản đối khuynh hướng “phi nhân văn hóa” nhiều nhà giáo Việt Nam như cố giáo sư Nguyễn Đức Nam kêu gọi “Hóy trả lại bản chất kì diệu cho bộ môn văn trong nhà trường”, cố giáo sư Nguyễn Duy Bình đặt lại vấn đề “Dạy văn dạy Cái Hay Cái Đẹp, nhà văn Chế Lan Viên mong muốn “Xanh hoá chương trình”, nhà giáo ưu tó Đặng Hiển luôn trăn trở về “Sức hấp dẫn của giê văn” để tạo nên sự hứng thó rung động thẩm mĩ nơi tâm hồn học sinh. Đặc biệt cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhắc nhở “Dạy Cái Hay Cái Đẹp trong văn từ đó dạy bao nhiêu thứ nữa”…Tuy nhiên xu hướng thấp kém sa sút về thẩm mĩ, tình trạng học sinh chán văn, quay lưng lại với môn văn trong cỏc giờ văn trong nhà trường hiện nay vẫn đang là nỗi lo chung của toàn xã hội. 1.3. Thời đại phát triển của khoa học kĩ thuật nhưng nhiều khi lại sản sinh ra những con người Ých kỉ, đạo đức băng hoại “Tất cả những gì tạo nên bộ mặt hào nhoáng của nền văn minh phương Tây hiện nay đưa ra một mặt trái ngày càng đen tối” (Edgar Morin). Con người đang mê mải chinh phục không gian vô tận, nơi những thiên hà xa xôi mà quên mất sự quan tâm đến khoảng cách giữa người với người. Con người đang cố gắng làm sạch bầu không khí trong nỗ lực bảo vệ môi trường nhưng lại để tâm hồn bị ô nhiễm. Con người học cách kiếm sống nhưng không học cách làm nên cuộc sống. Con người cố tìm mọi cách để sống lâu, cộng thêm năm tháng vào đời sống nhưng không cộng thêm ý nghĩa cho đời sống Êy. Con người chạy theo nền văn minh vật chất mà quay lưng lại với những giá trị nhân văn cao đẹp đang là nỗi lo lắng không chỉ ở Phương Tây mà ngay cả ở các nước Phương Đông trong đó có Việt Nam - nơi chủ nghĩa nhân văn phát triển từ nghìn đời nay cũng đang có những biểu hiện đi xuống. Sự xuống cấp về nhân văn và thẩm mĩ trong thanh thiếu niên, “nỗi lo giá lạnh tâm hồn”(Phan Trọng Luận), cảnh báo của M.Gorki đầu thế kỉ 20 cũng như lời kêu gọi của các nhà văn hóa lớn trong những năm gần đây về sự xuống cấp về văn hóa, đạo đức, giá trị nhân văn của các tầng líp thanh thiếu niên hiện nay - “sự thông minh độc ỏc”… đòi hỏi nhà trường phải thông qua môn Văn góp phần vào việc lành mạnh hóa đời sống văn hóa của xã hội, bồi dưỡng Cái Đẹp cho tâm 2 hồn con người bởi “khoa học mà không có lương tâm thì chỉ là sự huỷ hoại tâm hồn”. 1.4. Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão,văn hóa nghe nhìn gia tốc chóng mặt, bên cạnh lợi Ých thiết thực còn kÐo theo hàng loạt những tác hại không nhỏ. Văn hóa nghe nhìn và các ngành nghệ thuật khỏc cú nguy cơ lấn lướt văn học nói chung và văn học nhà trường nói riêng. Đặc biệt là tác động xấu của văn hoá phẩm đồi trụy và nhiều trào lưu thể hiện thứ thẩm mĩ thô lậu, rẻ tiền… đã tác động đến lối dạy văn phi thẩm mĩ. 1.5. Trong nhà trường phổ thông hiện nay cỏc giờ văn đang chịu sự lấn át của các khuynh hướng bách khoa hàn lâm và chủ nghĩa nghiệp vụ. Khuynh hướng này bắt nguồn từ nhận thức không đúng về đặc trưng của môn Văn và phần nào do sức Ðp của tư tưởng thực dụng trong dạy học thời cơ chế thị trường. Quan niệm về môn Văn trong nhà trường hiện nay chưa thống nhất: nhấn mạnh tính chất công cụ (thiên về rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, cung cấp kiến thức công cụ, thiên về giáo dục chính trị đạo đức…), tính chất thẩm mĩ chưa được chú ý đúng mức. Chính vì vậy mà các phương pháp giảng dạy văn học cũng có phần cứng nhắc, giản đơn, coi học sinh là trung tâm biến giê văn thành những giê học sinh trả lời phỏng vấn với những câu hỏi khô khan lạnh lùng, bẻ vụn bài văn, nhiều khi biến giê văn thành những giê “chia sẻ sự ngu dốt”…đó đánh mất bản chất đích thực của giê học tác phẩm văn chương. Do đó sức mạnh riêng của văn chương bị hạn chế khá nhiều trong việc hình thành và phát triển những tình cảm nhân văn thẩm mĩ cho học sinh. Chính vì vậy, việc tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả thẩm mĩ cho giê học tác phẩm văn chương và áp dụng vào thực tiễn càng sớm càng tốt có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung và tăng cường hiệu quả giáo dục bản chất nhân văn thẩm mĩ cho tuổi trẻ học đường. Từ những lÝ do trên chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là Biện pháp nâng cao hiệu quả thẩm mĩ giê học tác phẩm văn chương ở trung học phổ thông. Đõy là vấn đề có ý nghĩa không chỉ ở phạm vi hẹp của phương pháp chuyên ngành mà còn có ý nghĩa xã hội; không chỉ có ý nghĩa ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa trên phạm vi thế giới; vừa có ý nghĩa thời sự trước mắt vừa có ý nghĩa chiến lược 3 lâu dài về giáo dục và phát triển con người (nhân văn thẩm mĩ), xây dựng một nền văn hoá lành mạnh cho toàn xã hội. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Năm 1971, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài viết Dạy Văn là quá trình rèn luyện toàn diện đã kêu gọi “Dạy văn là dạy Cái Hay Cái Đẹp thông qua đó dạy bao nhiêu thứ nữa…”[24] Cố GS Nguyễn Đức Nam năm 1982 đó có bài Hãy trả lại bản chất nghệ thuật kì diệu cho bộ môn Văn trong nhà trường nhấn mạnh “Ở trung tâm của bộ môn Văn phải là Cái Đẹp, cái thẩm mĩ, ở trong nghĩa đúng đắn và toàn diện của từ này. Chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học như thÕ nào đấy mà không làm nổi bật Cái Đẹp này, không tạo nên những rung động thẩm mĩ sâu sắc, không khiến người ta say mê thì dạy học văn không thể là niềm vui lớn như Tố Hữu mong muốn Bằng một quan niệm cơ bản đã thay đổi, bằng chương trình và sách giáo khoa, bằng những phương pháp dạy và học thích hợp, phải trả về cho bộ môn văn sức mê hoặc của nghệ thuật”[76]. Đây là tư tưởng hoàn toàn đúng đắn có ý nghĩa là kim chỉ nam cho hoạt động dạy và học văn trong nhà trường chúng ta và cũng là cơ sở để tác giả luận văn mạnh dạn theo đuổi đề tài nhiều chông gai và vô cùng nhạy cảm này. Cố PGS Nguyễn Duy Bình năm 1983 trong công trình Dạy văn dạy Cái Hay, Cái Đẹp đã xác định rõ: “Môn văn còn là môn học có nhiệm vụ dẫn dắt HS tiếp xúc với những áng thơ văn bất hủ của dõn tộc để qua đó rèn luyện cảm xúc, bồi dưỡng tâm hồn…bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ, kích thích trong các em sù nhạy cảm, niềm say mê yêu quý Cái Đẹp. Môn văn có nhiệm vụ giúp cho HS tìm hiểu, tiếp xúc với những giá trị tinh thần cao đẹp của dõn tộc, ý thức được dòng máu thơm thiên cổ của mạch giống nòi, cảm thấy tự hào tự tin, thấy trách nhiệm phải trân trọng, giữ gìn, thừa kế và phát huy những di sản thiêng liêng quý báu Êy” [5,101]. Đây là công trình quan trọng trong việc đặt vấn đề dạy đúng đặc trưng môn văn xác định dạy văn vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật từ đó chú ý đến biện chứng giữa nội dung và hình thức, chú trọng điểm sáng thẩm mĩ và mạch thẩm mĩ, coi trọng sự cảm thụ của học sinh…Tuy nhiên công trình ra đời cách đây đã hơn 20 năm, 4 lại chủ yếu lập thuyết cho bộ môn văn nói chung chứ chưa đi vào từng biện pháp cụ thể nõng cao hiệu quả thẩm mĩ cho giê học TPVC. Trần Thị Hoa Lê trong luận văn thạc sĩ năm 1990, cũng đã theo đuổi đề tài “Phương hướng khắc phục xã hội học dung tục trong dạy học tác phẩm văn chương” đã chỉ ra căn bệnh kinh niên trong hiểu văn dạy văn là dạy văn theo khuynh hướng xã hội học dung tục “cỏc giê văn hầu như không tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS thấy vẻ đẹp kì diệu và sức hấp dẫn độc đáo, sức mạnh đặc thù của văn chương qua nội dung giáo dục chính trị hoá văn chương” [56,35] và cũng đưa ra một số biện pháp khắc phục. Song đề tài này đi sâu vào khái niệm xã hội học dung tục chưa nhìn nhận vấn đềtrờn nhiều bình diện, chưa đi sâu vào các BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ của giê học TPVC. Vả lại đề tài cũng đã được triển khai cách đây gần hai mươi năm nên có nhiều điểm không còn phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp và tình hình dạy học văn hiện nay. Đỗ Xuân Hà, năm 1997, trong cuốn Giáo dục thẩm mĩ món nợ lớn đối với thế hệ trẻ có bài “Vị trí của văn học trong hệ thống giáo dục thẩm mĩ cho học sinh và khả năng giáo dục thẩm mĩ của môn Văn ở trường phổ thông”. đã cho rằng: “Môn văn cùng với cỏc mụn nghệ thuật khác có nhiều khả năng hình thành và phát triển ở trẻ những quan điểm, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ và năng lực sáng tạo nghệ thuật” [28,108]. Tác giả cũng đã đề xuất hai giải pháp để đưa môn Văn trở lại vị trí xứng đáng của nó trong hệ thống giáo dục thẩm mĩ. Thứ nhất là phải cải tiến chương trình và sách giáo khoa: “Tác phẩm đưa vào chương trình phải hay, phải làm cho người đọc rung động, giúp họ hình thành và phát triển các mặt của văn hoá thẩm mĩ” [28,113]. Đồng thời phải cải tiến phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông. “Giáo viên phải tìm mọi cỏch gõy ở học sinh sự hứng thó đối với nghệ thuật ngôn từ, tạo ra ở các em nhu cầu thường xuyên được tiếp xúc với các tác phẩm văn chương hay, có chất lượng cao về tư tưởng nghệ thuật. Muốn vậy, phải tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc trực tiếp với những áng văn chương hay, phải dạy cho các em cách đọc, cách thưởng thức, cách suy ngẫm và đánh giá những điều đã học và từ những rung động thực sự trước nghệ thuật tài tình của nhà văn, nhà thơ, các em phải tự rót ra những điều bổ Ých cho bản thõn” [28,115]. Có thể nói đây là những giải pháp đúng đắn nhưng ở tầng vĩ mô chưa đi 5 vào cụ thể hoá trong giê học một tác phẩm văn chương cụ thể và cũng chưa bao quát hết quá trình dạy học TPVC ở nhà trường phổ thông. TS. Vĩnh Quang Lê, trong cuốn Về giáo dục thẩm mĩ ở nước ta hiện nay, năm 1999 đã dành hẳn chương II để bàn về đặc trưng và vai trò của văn học trong giáo dục thẩm mĩ. Ở chương này, khi nghiên cứu sự tác động của văn học vào ý thức thẩm mĩ tác giả cho rằng:“Văn góp phần bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh cho người đọc nhờ những kinh nghiệm thẩm mĩ phong phó mà nó cung cấp cho họ” [55,89]. Và đồng thời tác giả cũng đề cập đến giải pháp bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho con người là “phải phát triển hệ thống hình tượng của chủ thể cảm thụ, đánh giá và sáng tạo khi tiến hành “[55,89]. PGS, TS. Vò Nho, trong tạp chí Nghiờn cứu giáo dục số 6 - 2000, có bài “Hoạt động giáo dục thẩm mĩ của giáo viên văn ở trung học cơ sở” cũng đã khẳng định: Môn văn có nhiều ưu thế hơn những môn học khác trong việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Trong giê dạy học TPVC, tác giả lưu ý: “Khi cung cấp tri thức thẩm mĩ cũng là lúc giáo viên tiến hành việc hình thành ý thức thẩm mĩ cho học sinh, bước đầu định hướng hình thành quan điểm thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ…” [81,13]. PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Hương năm 1991, trong bài Các điều kiện để nâng cao hiệu quả giê dạy văn đã viết: “Người GV phải có nhiệm vụ sử dụng một cách tối ưu sức mạnh của TPVC để giáo dục và bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ văn học cho HS” [46,92]. Tác giả đưa ra một số biện pháp như chọn đoạn trích hướng vào hứng thó HS, phân tích tác phẩm phải chú ý đến loại hình, loại thể phát triển các kĩ năng và bổ sung tri thức về tác phẩm, sử dụng hứng thó, nhu cầu tài năng của HS… [46,95]. Ngoài ra ở bài viết Dạy văn là một nghệ thuật tác giả cũng đã phát biểu “Dạy văn là khám phá Cái Hay Cái Đẹp trong văn bản nghệ thuật nên trước hết nó phải là một nghệ thuật, nghệ thuật cảm thô và phô diễn Cái Đẹp…Dạy văn không chỉ cần đến kiến thức là đủ mà còn cần cảm xúc, tình cảm, sự rung động của con tim, cái xuất thần của tâm hồn, cần đến cái không khí văn, chất văn trong líp học, trong mỗi cá nhân thầy và trũ” [46,75]. Tư tưởng trên rất đúng đắn song trong phạm vi một bài báo nhỏ nên chưa bao quát 6 được một đơn vị giê học tác phẩm văn chương cụ thể. Trong bài “Phát triển năng lực giao tiếp thẩm mĩ và giao tiếp xã hội cho học sinh trong việc học văn ở trường phổ thông trung học” đăng trên Tạp chí giáo dục số 1 - 4. 2001 đã khẳng định: “Các tác phẩm văn học sẽ góp phần hình thành cho các em khả năng nếm trải, ứng xử nghệ thuật, phát triển nhu cầu, thị hiếu, hứng thó thẩm mĩ cũng như khả năng đánh giá các tác phẩm nghệ thuật, các hiện tượng cuộc sống quanh họ và qua cỏc giờ học văn, các tác phẩm văn sẽ hình thành cho các em những tư tưởng tình cảm và hành động phù hợp với yêu cầu xã hội đặt ra…”[46,198]. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp để tận dụng sức mạnh của văn học nghệ thuật trong giáo dục nhân cách học sinh. Tuy nhiên đây mới chỉ là những gợi ý ban đầu và ở phạm vi “phỏt triển khả năng giao tiếp thẩm mĩ và giao tiếp xã hội cho các em” [46,203]. GS. Phan Trọng Luận trong nhiều công trình như Rèn luyện tư duy qua giảng dạy văn học(1969), Phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường (1977) Cảm thụ và giảng dạy văn học(1983), Đổi mới giê học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông (1999), Phương pháp dạy học văn(2001), Xã hội, Văn học, Nhà trường(2002), Văn học, Giỏo dục thế kỉ 21 (2002), Văn học nhà trường - Nhận diện, Tiếp cận, Đổi mới (2008)… và nhiều bài báo đó nờu nhiều luận điểm khoa học về vấn đề liên quan giáo dục thẩm mĩ. Tiờu biểu là bài viết Cộng hưởng cảm xúc trong giảng văn đã thể hiện rõ quan điểm về hiệu quả thẩm mĩ của một giờ văn:“Đọc văn hay học văn cũng sẽ mất hết ý nghĩa khi nội dung tình cảm thẩm mĩ của văn bản bị tước bỏ.”[65,227], “Hiệu quả một giê giảng văn phải được tÝnh toán một cách cân đối, toàn diện trong sự phát triển con người HS về hiểu biết nhận thức, tư tưởng, kĩ năng…Nhưng điều quan trọng là tất cả nội dung trên phải được chuyển hoá thành tình cảm…nhất là tình cảm thẩm mĩ, là kết quả tổng hợp có tính đặc thù trong giê giảng văn, là kết quả chuyển hoá từ thế giới tác phẩm sang thế giới tinh thần của bản thân chủ thể HS…Nội dung giê giảng không thể là những khái niệm khô khan, những hiểu biết thuần lớ trớ, những nhận thức lớ trớ. Giờ văn ngoài những yêu cầu về hiểu biết văn học, ngôn ngữ đời sống, kĩ năng thực hành…phải tạo được những rung 7 động sâu xa trong tâm hồn HS để rồi trên cơ sở đó sẽ được hình thành dần một cách vững chắc tự nhiên quan niệm đúng đắn về nhân sinh, về thế giới quan, về lí tưởng thẩm mĩ” [65,233]. Từ những quan niệm đúng đắn đó GS kêu gọi tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chương, chú ý đến năng lực phát triển thẩm mĩ cho HS, coi HS là bạn đọc sáng tạo, đề ra nhiều biện pháp cảm thụ và giảng dạy văn học có tính khả thi cao. Tuy nhiên tất cả các công trình đó mới trên cơ sở lập thuyết ở tầm vĩ mô và đưa ra các biện pháp giảng dạy văn học nói chung chứ chưa đi sâu vào vấn đề nâng cao hiệu quả thẩm mĩ cho giê học TPVC một cách tỉ mỉ cụ thể. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu của GS tác giả luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng dạy học TPVC hiện nay và mong muốn đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả thẩm mĩ cho giê học TPVC. Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, sáng kiến kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu, nhà giáo trong những năm gần đây đề cập tới vấn đề tình hình dạy học văn hiện nay và phương hướng khắc phục như Dạy Văn Học Văn của nhà giáo ưu tó Đặng Hiển, Về giáo dục thẩm mĩ trong nhà trường phổ thông hiện nay của Vũ Minh Tâm, Văn chương và vấn đề dạy văn trong nhà trường của Lê Ngọc Trà, Nâng cao tính thẩm mĩ trong dạy học văn ở phổ thông của Phạm Xuân Quyết, Nhà văn với chức năng hình thành và phát triển nhân cách thẩm mĩ cho học sinh của Đỗ Quang Lưu…Tất cả đều giới hạn trong việc trình bày một vài ý kiến riêng lẻ mà trong khuôn khổ bài báo nhá không thể nhận diện vấn đề trên nhiều bình diện và chưa đưa ra được những giải pháp sư phạm cụ thể. Tiến hành đề tài này chúng tôi đặt trọng tâm vào việc thiết lập các biện pháp nâng cao hiệu quả thẩm mĩ trong giê học tác phẩm văn chương nhằm đảm bảo chất văn cho giê học, tạo sự hứng thó cho HS góp phần giải quyết tình trạng chán văn, còng là khắc phục bệnh xã hội học dung tục và chủ nghĩa nghiệp vụ tầm thường nhấn mạnh tính công cụ trong hiểu văn dạy văn hiện nay. Trên cơ sở các vấn đề mà các nhà nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi mạnh dạn bước tiếp và phát triển đề tài vô cùng khó khăn này bởi việc đo lường hiệu quả một giê văn thông thường đó khú mà đo hiệu quả thẩm mĩ càng khó hơn vì giữa các năng lực đó cú sự hoà quyện và chuyển hoá lẫn nhau. 8 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3.1. Xác lập một cách nhìn đa diện về vấn đề giáo dục thẩm mỹ, việc dạy học TPVC với vấn đề giáo dục thẩm mĩ. 3.2. Đề xuất biện pháp để nâng cao hiệu quả thẩm mĩ của giê học TPVC ở trường phổ thông. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Tập trung đánh giá hiệu quả thẩm mĩ giê dạy TPVC và các BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ giê học TPVC ở trường THPT 5. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5.1 - Giới hạn về phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu việc dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT mà không đặt ra và giải quyết các vấn đề khoa học của dạy học lịch sử văn học, lý luận văn học, văn bản nhật dụng hay dạy học làm văn, tiếng Việt. Thêm nữa, khái niệm TPVC còng được giới hạn ở những sáng tác nghệ thuật ngôn từ bằng tưởng tượng, hư cấu (fiction) và tập trung chủ yếu ở hai thể loại văn học tiêu biểu: thơ, truyện. Đã là những tác phẩm được nhà văn sáng tạo ra trên cơ sở các hoạt động cơ bản của tư duy hình tượng – “lối tư duy dùa vào trí tưởng tượng để sáng tạo ra, “bịa ra” (M.Gorki) những nhân vật, câu chuyện, tình tiết trong tác phẩm nghệ thuật”.[104,189] Những tác phẩm thuộc dạng thức “không hư cấu” (form of nonfiction) như văn nghị luận (Essay/Literature Criticism) hay có dùng đến hư cấu nhưng “núi chung là Ýt và thường ở những thành phần không xác định, với mục đích góp phần tái hiện lại một cách xác thực người thật, việc thật” [91,294] như kí văn học( trừ tựy bót) 5.2 - Giới hạn về phạm vi khảo sát Giáo viên dạy văn, học sinh các trường THPT trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa tập trung ở một số trường THPT như trường THPT Cầm Bá Thước, Đông Sơn I, II, Đào Duy Từ, Lam Sơn, Hàm Rồng, Lê Lai, Hà Trung, Hoằng Hoá ở cả cỏc lớp ban KHXH, KHTN, ban cơ bản 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. 6.1 - Xác lập cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục thẩm mĩ, chủ điểm là hiệu quả thẩm mĩ của giê học TPVC. 6.2 - Đánh giá về thực trạng dạy học TPVC trong nhà trường THPT hiện nay. 9 6.3 - Xõy dựng cỏc nguyên tắc và BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ trong giê học TPVC ở trường THPT. 6.4 - Thực nghiệm khoa học. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 7.1 - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phát triển, tổng hợp các tài liệu, các vấn đề lý luận có liên quan - Nhận định đánh giá, khái quát hóa 7.2 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích các số liệu thống kê. Thu thập thông tin, khảo sát thực trạng và khảo sát tính chất khả thi của giải pháp. - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thực nghiệm 2 tiết dạy của giáo viên 7.3. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học 8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 8.1 - Lý luận Cơ sở khoa học của giáo dục thẩm mĩ trong giê học TPVC. 8.2 - Thực tiễn Có tác dụng bồi dưỡng năng lực thẩm mĩ cho HS thông qua đó nâng cao chất lượng dạy học văn, tạo chất văn cho giê học cũng như sức hấp dẫn của giê văn … Khắc phục tình trạng HS chán văn và nâng cao hơn nữa vị thế môn văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình công bố của tác giả và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập các BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ giê học TPVC ở THPT - Chương 2: BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ giê học TPVC ở THPT - Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 10 [...]... cả đời sống văn học toàn xã hội” Bởi vì việc dạy học văn “không phải là chuyện văn chương đơn thuần mà là chuyện đời, không phải là chuyện chữ nghĩa mà là linh hồn của chiến lược con người” [65] Việc dạy học văn trực tiếp liên quan đến chiến lược con người và góp phần quyết định chiều hướng tiến bộ, văn minh của đất nước Chính vì vậy nâng cao hiệu quả dạy học văn nhất là nâng cao chất nhân văn thẩm mĩ... trong dạy học TPVC 1.1.2.2.5 Giê văn chưa giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa văn học nhà trường và văn học ngoài nhà trường Văn học nhà trường là một bộ môn mang tính chất hai mặt vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật Với tư cách là một bộ môn khoa học, văn học nhà trường có nhiệm vụ dạy cho HS các kiến thức về văn chương, dạy cách làm văn, cách đọc văn có văn hóa, để biết giao tiếp biết làm... sau ba năm thí điểm từ năm 2006, tuy có nhiều ưu điểm hơn so với chương trình cò nhưng cũng đồng thời bộc lé những bất cập Do biên soạn theo hướng tích hợp nên tất cả phần Văn - Tiếng Việt - Làm Văn - Lí luận Văn Học - Văn Học Sử đều được in chung trong một cuốn sách dày từ khoảng 300 (chương trình cơ bản) đến 400 trang (chương trình nâng cao) Tuy giảm tải được nhiều nhưng các TPVC đích thực được đưa... trạng dạy học văn ở nhà trường phổ thông hiện nay Thực trạng trờn đó phản ánh trung thực số phận của môn Văn trong nhà trường Khi bài văn không được dạy như mét tác phẩm nghệ thuật đích thực mà lại bị dạy như bài chính trị, đạo đức, người dạy sẽ không có những xúc cảm thẩm mĩ để cảm thụ văn chương dẫn đến không thể nào giúp HS cùng cảm nhận tác phẩm Khi cả thầy và trò không đọc ra ý nghĩa của văn bản thì... phô diễn Cái Đẹp Bản thân người GV dạy văn phải thấm Cái Đẹp để tỏa ra Cái Đẹp không phải chỉ từ hình thức bên ngoài mà cả từ tâm hồn, phong thái, ngôn từ mang đậm chất văn chương, để phác họa, khơi gợi và giáo dục Thiếu chất văn, thiếu Cái Đẹp toát ra từ hình thức, nhân cách, cuộc đời người GV văn thỡ quỏ dạy văn trở nên khiên cưỡng, gượng gạo và chắc chắn giê văn sẽ không đạt hiệu quả thẩm mĩ như... học văn Nhiều em tới trước giê văn Ýt phót mới soạn bài qua quýt, vào giê học nghe đối phó, thậm chí có em còn làm toán trong giê văn Khi kiểm tra thì chép tài liệu hoặc ghi vài ý sơ sài không hề có cảm xóc Nhiều bài văn GV đọc mà “cười ra nước mắt” HS không chọn văn làm con đường phát triÓn sự nghiệp đã đành nhưng nếu giê văn hấp dẫn thì vẫn tạo hứng thó học tập cho tất cả HS Bởi ở nhà trường phổ thông. .. định phương diện xã hội học của văn học là một hướng hết sức cần thiết để gắn chặt hơn nữa văn học với cuộc sống, thu góp cho cuộc đời những giá trị tinh thần không dễ gì có được của nhà văn Tuy nhiên khi quá đề cao phương diện xã hội học mà Ýt chó ý tới những phương diện khác thuộc về cấu trúc bản thể hay tác động chức năng của tác phẩm văn chương thì khi đó vô hình trung chóng ta đã bước sang ranh... đề cao mặt nội dung mà quên mất rằng chính hình thức đã làm nên hình hài cho tác phẩm và giá trị của tác phẩm là sự thống nhất cao độ giữa nội dung hình thức Ngoài ra các GV do quá chú trọng PP tích hợp cỏc liờn mụn: văn học, lịch sử văn học, lÝ luận văn học, làm văn, tiếng Việt trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh khiến nhiều lóc TPVC bị biến thành một thứ dẫn chứng minh họa cho phần lịch sử văn. .. hóa, để biết giao tiếp biết làm người chõn chớnh… Ngoài ra học văn còn là để khám phá về con người, cuộc đời, xã hội, cuộc sống, tư tưởng, văn húa… Dạy văn cần dạy bao điều hiểu biết hết sức phong phú và tinh vi bởi mỗi văn bản nghệ thuật là một kho tàng thẩm mĩ vô cùng phong phó Tuy nhiên môn văn trong nhà trường là một bộ phận của văn chương dù vào môi trường sư phạm đã được khúc xạ và chiết quang... muốn nói là bị chê cười (ễng Vương Trí Nhàn một nhà văn, nhà nghiên cứu văn học mà còn phát biểu “Hễ nghe ai đó giới thiệu có con giỏi văn là tôi lảng ngay” - VNT sè 34 năm 2008) Học sinh giỏi văn thi vào sư phạm văn lại càng hiếm (chỉ cách đây 5 năm điểm chuẩn môn văn vào đại học Hồng Đức là 20 vậy mà bõy giờ chỉ 14 điểm là đỗ) Chớnh vì thế đội ngò GV Văn thì thừa nhưng giỏi thì đếm trên đầu ngón tay . văn học(1969), Phân tích tác phẩm văn chương trong nhà trường (1977) Cảm thụ và giảng dạy văn học(1983), Đổi mới giê học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông (1999), Phương pháp dạy học văn( 2001),. tạo chất văn cho giê học cũng như sức hấp dẫn của giê văn … Khắc phục tình trạng HS chán văn và nâng cao hơn nữa vị thế môn văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. 9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài. khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xác lập các BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ giê học TPVC ở THPT - Chương 2: BP nâng cao hiệu quả thẩm mĩ