ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH Dé tai:
MOI TRUONG PHAP LUAT
Trang 2MỤC LỤC I Pháp luật là gì? 1 Khái niệm 2 Bản chất 3 Thực thi pháp luật 4 Nguồn gộc pháp luật 5 Pháp luật kinh tế Il Hệ thống tòa án 1 Chế độ xét xử hai cấp 2 Thành phần hội đồng xét xử 3 Nguyên tắc xét xử 4 Hệ thống tòa án các cấp
HI Luật hợp đồng và đại lý
1 Các đặc trưng cơ bản của luật hợp đông 2 Dai li
để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng sense
1 Thuc trạng vi phạm quyên lợi người tiêu dùng tại Việt Nam
2 Hệ thông quy định của pháp luật vê bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng còn
nhiều bắt cập -2-©-2-©2¿+2+2EE2E12221221112112711271127112111211211211111111 11.1.1111 re 17
V Nội dung chính của luật pháp trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng
1 Các hành vi bị cắm trong lich vực bảo vệ quyền lợi NTD 2 Trách nhiệm của bên thứ ba đối với NTD seceaeeaeeeeeeeeeneeesenees
người tiêu dung
4 Vai trò của tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD
Trang 31 Pháp luật là gì? I Khái niệm
Pháp luật, về bản chất nguyên gốc, là mối tương quan giữa con người với con người,
giữa con người với tập thể, lâu dần trở thành quy tắc xử sự, mỗi người phải tuân thủ khi giao tiếp với nhau cũng như giao tiếp với xã hội, sau này trở thành một định chế, trở
thành khoa học được mọi người tuân hành, được bảo đảm thực hiện và có chế tài khi có
sự vi phạm
Pháp luật, dưới góc độ luật học, được hiểu như là tong thé các quy tắc xử sự có tính bắt
buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế, nhằm điều chính các mối quan hệ trong xã hội
2 Bán chất
Về bản chất của pháp luật, pháp luật phản ánh bản chất của Nhà nước đặt ra nó Hay
nói cách khác, Nhà nước kiểu nào thì pháp luật kiểu đó Lịch sử xã hội loài người đã có
các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản và pháp luật xã hội chủ nghĩa Chính vì vậy, pháp luật có tính chất giai cấp
Pháp luật còn có tính xã hội, vì nó chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông
trong xã hội ủng hộ Nếu không pháp luật sẽ bị chống đối
Pháp luật có tính dân tộc, nghĩa là phù hợp với truyền thống, tập quán, giá trị đạo đức
của các dân tộc trong đất nước Bản chất này cho phép pháp luật gần gũi với dan chung, được dân chúng ủng hộ, do đó mà có hiệu quả điều chỉnh lên các quan hệ xã hội
Pháp luật có tính thời đại, nghĩa là phù hợp với trình độ phát triên của đất nước, có khả
năng hội nhập với pháp luật quốc tế 3 Thực thi pháp luật
Pháp luật thông thường được thực thi thông qua một hệ thống các cơ quan thực thị,
bao gôm các cơ quan như Công an (hay cảnh sát), tòa án, Viện kiểm sát, thi hành án Tuy nhiên phải hiểu rằng không phải tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều bị đưa Ta tòa án, chỉ những hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả xâu cho xã hội đến mức độ cần thiết mới bị đưa ra xét xử ở tòa án Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều có hai phương thức thực thi pháp luật là theo con đường hành chính và con đường hình sự Hành chính và hình sự là hai cấp độ khác nhau và không thê đồng thời áp dụng lên một hành vi vi phạm
4 Nguồn gốc của pháp luật
Có thể phân thành hai loại chính là quan điểm phi mác xít và quan điểm của chủ nghĩa Mac — Lénin
Theo quan diém phi mac xit, thuyét than hoc cho rang thượng đề là người sắp đặt tất cả, nên pháp luật do đắng tối cao, chúa trời tạo ra; thuyết pháp luật tự nhiên coi pháp luật
là tổng thể quyền con người tự nhiên sinh ra mà có; thuyết pháp luật linh cảm xem pháp
luật là những linh cảm của con người về cách cư xử hợp lí, vv Những quan điểm trên
Trang 4
có cùng chung là giải thích nguồn gốc pháp luật một cách duy tâm, thần bí, thiếu cơ sở
khoa học
Theo quan điểm Mác-Lênin, thì những nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính là nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của pháp luật Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, chưa có nhà nước và pháp luật Các quy tắc xã hội chủ yêu dựa trên tập quán và tín điều
tôn giáo trên được mọi người chấp hành một cách tự giác trên cơ sở thói quen, niềm tin, nếu ai vi phạm thì sẽ bị cộng đồng xứ lí Phương pháp cơ bản áp dụng đối với người vi phạm là tự nguyện và thuyết phục, nhưng khi làm những việc mà cả thị tộc lên án thì
những người vi phạm cũng sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế
Do sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất Công cụ ngày càng được cải tiến, con người được phát triển về thể lực, ngày càng nhận thức đúng đắn hơn về thế giới
và trong lao động sản xuất ngày càng phát triên Những yếu tô đó đã tạo tiền đề cho sự
phân công lao động Chế độ tư hữu xuất hiện, xã hội có sự phân hóa giai cấp sâu sắc và
luôn đấu tranh gay gắt dé bảo vệ lợi ích của giai cấp mình nên pháp luật được hình thành nhằm điều hòa những mâu thuẫn đó
Mặt khác, nhà nước hình thành nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai
cấp thống trị, nên pháp luật ra đời là công cụ để nhà nước thực hiện những công việc
quản lí xã hội Nhà nước ban hành và đảm bảo cho pháp luật được thực hiện Cũng như nhà nước, pháp luật là sản phẩm của xã hội phát triển tới một trình độ nhất định
5 Pháp luật kinh tế
Pháp luật kinh tế là một hỗn hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau liên quan đến toàn bộ đời sống kinh tế trong xã hội, bao gồm quy phạm pháp luật
của của các ngành luật có liên quan đến các đối tượng điều chỉnh là các quan hệ kinh tế
liên quan chặt chẽ với nhau trong các tổ chức, quản lý kinh tế và các hoạt động kinh doanh Pháp luật kinh tế bao gồm các ngành luật sau: luật kinh tế, luật tài chính-ngân hàng, luật lao động, luật đất đai và môi trường
H Hệ thống tòa án I1 Chế độ xét xử hai cấp
Tại Việt Nam, việc xét xử của tòa án thực hiện qua hai cấp: sơ thâm (là xử lần 1) và phúc thấm (xử lần 2)
Tòa án khi xét xử sẽ đưa ra phán quyết của mình, gọi chung là “bản án”
Bản án của tòa án xử sơ thâm gọi là Bản án sơ thâm Bản án sơ thâm có thể bị kháng
cáo (hay còn gọi là chống án) bởi các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan .) — trong vòng 15 ngày kế từ ngày tuyên án
Bản án sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật ngay và nếu không bị kháng cáo thì sau 15 ngày được xem là có hiệu lực pháp luật Tức là có tính bắt buộc phải thi hành Ví dụ: ông
A kiện đòi ông B 100 triệu đồng Tòa án Quận 10 xử sơ thắm xử tuyên ông B phải trả cho
Trang 5
ông A 100 triệu đồng Ông B thấy tòa xử đúng nên không kháng cáo bản án sơ thầm Sau 15 ngày kế từ ngày tuyên án, bản án sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật Nghĩa là từ lúc
này, việc phái trả 100 triệu cho ông A là “bắt buộc” đối với ông B
Bản án sơ thấm bị kháng cáo sẽ được xét xử phúc thâm
Bản án của tòa phúc thầm gọi là Bản án phúc thấm, có hiệu lực pháp luật ngay (chung thẩm), không ai được kháng cáo nữa
Tuy nhiên, bất kỳ bản án nào - dù đã có hiệu lực pháp luật, mà sau đó phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì sẽ được xem xét lại theo trình tự giám đốc thẩm hoặc tái thâm
2 Thành phần Hội đồng xét xử
Việc xét xử một vụ án được thực hiện bởi một Hội đồng xét xử
Hội đồng xét xử tùy theo cấp xét xử sơ thâm hay phúc thâm mà có số lượng như sau:
- Hội đồng xét xử cấp sơ thâm: 3 vị, gồm 1 thâm phán và 2 vị hội thâm nhân dân - Hội đồng xét xử cấp phúc thâm: gồm 3 vị thâm phán
Trong những vụ án lớn hoặc có tính chất đặc biệt, thành phần của Hội đồng xét xử có thể được bổ sung nhiều vị hơn
Tại mỗi phiên tòa, trong Hội đồng xét xử sẽ có một vị thâm phán nắm quyền điều hành
phiên tòa gọi là “Chủ tọa”
Khi xét xử, Hội thấm ngang quyền với Thâm phán Luật qui định các vị này độc lập với nhau (tức không ai có quyên chỉ đạo ai) và chỉ tuân theo pháp luật
Việc nghị án (tức là trao đối và quyết định về mức án hay phán quyết có liên quan đến
nội dung khởi kiện của các đương sự ) thực hiện theo chế độ tap | thé Phán quyết của Hội
đồng xét xử được thông qua bằng cách lấy biểu quyết - theo đa số Ví dụ: cũng vụ án ông
A kiện ông B nói trên, sau khi tiến hành xét xử sơ thâm, Hội đồng xét xử sẽ vào nghị án Trong Hội đồng xét xử (gồm 1 thắm phán và 2 hội thẩm có ý kiến khác nhau Chắng hạn
vị thấm phán thì cho rằng nội dung kiện của ông A là không có căn cứ, còn hai vị hội
thẩm thì lại nói ông A kiện là đúng Khi đó, với số phiếu đa số 2/1, xem như tòa sẽ xử
tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A
Như vậy, có thể thấy Hội đồng xét xử ở Việt Nam khá khác do với các nước tư bản
Tại những nước này (chắng hạn như Hoa Kỳ), Hội đồng xét xử gồm vị thâm phán nắm quyền chủ trì và một đoàn bồi thâm (Bồi thầm đoàn) gồm 15 vị
3 Nguyên tắc xét xứ
Tại Việt Nam, việc xử án phải bảo đảm những nguyên tắc cơ bản sau:
- Xét xử công khai (trường hợp đặc biệt có thể xử kín, để giữ gìn bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục hoặc đề giữ bí mật của các đương sự)
- Mọi công dân đều bình đăng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, đân tộc, tín
ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội
- Hướng dẫn các Tòa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật
- Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Tức là được thuê luật sư
4 Hệ thống tòa án các cấp
Trang 6
Tại Việt Nam, cơ quan xét xử được gọi là “Tòa án nhân dân” (TAND) Gọi tắt là “tòa
án”
Tòa án xét xử các vụ án thuộc mọi lĩnh vực trong xã hội: hình sự (xử về tội phạm), dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế và hành chính
Hệ thống tòa án tại Việt Nam được tổ chức gồm các tòa án sau: a) Téa án nhân đân tối cao
b)_ Tòa án nhân dân tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc trung ương)
Mỗi tỉnh có một tòa án Ví dụ: TP HCM có TAND TP.HCM, tỉnh Vĩnh Long có
TAND tỉnh Vĩnh Long
c) Toa an nhan dân quận, huyện thuộc tỉnh
Mỗi huyện có một tòa án Ví dụ: Quận 10 thuộc TP.HCM có TAND Quận 10, TP Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai có TAND TP Biên Hòa Như vậy, trong một tỉnh sẽ có
nhiều tòa án cap quan, huyện
d) Cac Tòa án quân sự (chia theo quân khu — khu vực)
III Luật hợp đồng và đại lý
1 Các đặc trưng cơ bản của luật hợp đồng:
a) Khái nêm
Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đối hoặc châm dứt
quyên, nghĩa vụ dân sự[I] Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên
bằng việc thoả thuận với nhau về quyên và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đối và chấm
dứt Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ
thể khác Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản,
hàng hoá hoặc dịch vụ Nguyên tắc quan trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận, bình đẳng và thiện chí trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt mục đích của hợp đồng là kinh doanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêu dùng
b) Hình thức
Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng Hình thức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bang văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ một sô trường hợp pháp luật yêu câu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức nhất định nhằm đảm bảo trật tự công, ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng dat phải được thể hiện bằng văn bản
Để phù hợp với xu thé phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, pháp luật cũng ghi nhận hình
thức của hợp đồng có thể được thể hiện thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức
thông điệp dữ liệu và hình thức này được coi là hợp đồng băng văn bản[2] Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc
Trang 7
chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì nhìn chung, hợp đông không bị coi là vô hiệu nêu có vi phạm về hình thức
c)_ Ký kết hợp đồng và việc uỷ quyền ký kết hợp đồng
BLDS xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thoả thuận của các bên, không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng Do đó, về mặt nguyên tắc, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết của bên được đề nghị Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết
thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nêu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết Trên cơ sở hình thức của hợp đồng, pháp luật cũng quy định
cụ thể đối với từng trường hợp, ví dụ, đối với hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì
thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp
đồng: đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là
thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản[3]
Về mặt nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểm giao kết, tuy nhiên vẫn có các ngoại lệ đó là khi các bên có thoả thuận khác, ví dụ hợp đồng được các bên ký vào ngày 01/01/2009 nhưng các bên thoả thuận là hợp đồng được coi là ký kết vào ngày 01/02/2009 hoặc khi pháp luật có quy định khác, ví dụ theo pháp luật về
đất đai thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thé chấp là thời điểm đăng ký
Van đề uỷ quyền ký kết hợp đồng không được BLDS quy định cụ thể, tuy nhiên, vì hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự cho nên có thể áp dụng các quy định về việc
uỷ quyên xác lập, thực hiện giao dich dân su[4] Theo đó cá nhân, người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện hợp đồng
theo chế định người đại diện
d) Diéu kiện có hiệu lực của hợp đồng
Theo quy định của Điều 405 BLDS thì hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực kế từ thời điểm giao kết trừ trường có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Tuy nhiên, BLDS lại không quy định thế nào là "được giao kết hợp pháp", do đó phải áp dụng Điều 122 BLDS về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự vì hợp đồng là một trong những hình thức giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực khi có đủ các điêu kiện sau:
- Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
- _ Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cắm của pháp luật, không
trái đạo đức xã hội
- Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Trang 8
Ngoài các điều kiện trên đây, nếu pháp luật quy định giao địch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thê, ví dụ phải thể hiện bằng văn bản, thì hình thức của giao dịch là điều
kiện có hiệu lực của giao dịch
Như vậy, khi hợp đồng có đủ 3 điều kiện trên thì sẽ có hiệu lực trừ một số trường hợp
mà pháp luật yêu câu hợp đông phải tuân theo một hình thức nhât định
e) Diéu kiện vô hiệu của hợp đồng
Theo quy định của Điều 410 BLDS thì vấn đề hợp đồng vô hiệu sẽ được áp dụng theo
các quy định từ Điêu 127 đên Điêu 138 BLDS bao gôm các trường hợp sau:
- Giao dịch bị vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều
122 của BLDS bao gồm: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích
và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã
hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện Ngoài ra, nếu pháp luật yêu cầu giao
dịch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó thì hình thức của giao địch cũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch
- _ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã
hgi[5] Điều này có nghĩa rằng nếu giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm
điều cắm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thi bi vô hiệu Vi phạm điều cắm của pháp
luật có nghĩa là vi phạm những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện
những hành vi nhất định, ví dụ như hành vi buôn bán chất ma tuý Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng
- _ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tao[6] Nếu một giao địch dân sự được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo đó bị vô hiệu, tuy nhiên giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực trừ khi nó cũng bị vô hiệu theo các quy
định khác của BLDS Ví dụ, A bán tài sản cho B nhưng lại làm hợp đồng gia tao 1a hợp đồng tặng cho để không phải đóng thuế cho nhà nước, khi đó hợp đồng tặng cho bị coi là
vô hiệu còn hợp đồng bán tài sản vẫn có hiệu lực Luật cũng quy định trường hợp giao
dịch được xác lập một cách giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao
dịch đó cũng bị vô hiệu
- — Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện[7] Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, toà án có thể tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện, ví dụ một người bị tâm thần, không
có khả năng nhận thức được hành vi của mình đã kí hợp đồng để bán nhà cho một người khác, giao dịch này bị coi là vô hiệu vì trong trường hợp này người bị tâm thần không thể
tự mình giao dịch được mà cần phải có người đại diện của họ
Trang 9
- Giao địch dân sự vô hiệu do bị nhằm lẫn[§] Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên
kia nhằm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhằm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp
nhận thì bên bị nhằm lẫn có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu Ví dụ, A
bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên không thông báo cho B biết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy B yêu câu A giảm bớt giá bán chiếc xe đó hoặc thay thé
hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận B có quyên yêu cầu toà án tuyên bố giao
dịch mua bán đó vô hiệu Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhằm lẫn về
nội dung của giao dich thì sẽ áp dụng các quy định tại Điêu 132 BLDS về giao địch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ Trong ví dụ trên đây, nếu A có tình che giấu, không thông báo cho B biết về hệ thống đèn bị hỏng và nói với B rằng hệ thống đèn vẫn tốt thì
trường hợp này bị coi là giao dịch bị lừa dối
- — Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doa[9] Theo quy định của BLDS thì
lừa đối trong giao dịch là hành vi có ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho
bên kia hiểu sai lệch về chu thé, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch nên
đã xác lập giao dịch đó Đe doạ trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiêt hại về tính mạng,
sức khoẻ, đanh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con
mình Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa đối hoặc bị đe đoạ thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao địch dân sự đó là vô hiệu
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình[10] Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng
thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu, ví dụ, một người có năng lực hành vi dân sự
bình thường nhưng đã ký hợp đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức
được hành vi của họ thì trong trường hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu nêu người đó
yêu cầu toà án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu
- — Giao địch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức[11] Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức của giao dich 1a điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì khi có yêu cầu, toà án, cơ quan nhà nước có thắm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn, quá thời hạn đó mà các bên không thực hiện thì giao dịch đó bị vô hiệu Ví
dụ, A và B thoả thuận mua bán nhà nhưng không ký hợp đồng bằng văn bản (theo quy
định của pháp luật thì hợp đồng mua bán nhà phải được giao kết bằng văn bản), khi có tranh chấp xảy ra, toà yêu câu các bên phải hoàn tất thủ tục theo quy định của pháp luật trong một thời hạn nhất định nhưng không bên nào thực hiện Theo yêu cầu của một hoặc
các bên, toà án có thê tuyên hợp đồng này là vơ hiệu
Ngồi các quy định trên, BLDS còn có quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối
tượng không thê thực hiện được[I2], đó là trong trường hợp ngay từ thời điêm ký kêt, hợp đông có đôi tượng không thê thực hiện được vì lí do khách quan thì hợp đông này bị vô hiệu
Trang 10
Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không ( thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được Ví dụ, A cam kết sẽ sản xuất dé bán cho B một loại thuốc có thể chữa được bệnh tim mạch, B tin tưởng rằng A có thể bán cho mình loại thuốc đó nên đã giao kết hợp đồng với A nhưng vì
lí do khách quan A không thể sản xuất được loại thuốc đó và A cũng biết rằng mình sẽ
không thể giao cho B loại thuốc đó nhưng lại không thông báo cho B biết Trong trường
hợp này hợp đồng bị coi là vô hiệu và A phải bồi thường cho B
Quy định trên đây cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều
phân đôi tượng không thê thực hiện được nhưng phân còn lại của hợp đông vân có giá trị pháp lý
Theo quy định của BLDS hiện hành thì sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt
hiệu lực của hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính Tuy nhiên, quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hiệu
lực của hợp đồng chính trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần
không thể tách rời của hợp đồng chính[ 13]
f) Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiêu và xử lý hợp đồng vô hiệu
Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu được giải quyết theo quy định của Điều 137 đối
với hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu Theo quy định này thì hợp đồng vô
hiệu không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng Khi hợp đồng vô hiệu các bên phải khôi phục lại tình trạng ban
đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật Bên có lỗi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia
Ví dụ, A bán cho B một chiếc xe máy, B là người không có năng lực hành vi dân sự nên hợp đồng bị tuyên là vô hiệu do đó B phải trả lại xe máy cho A, còn A phải trả lại tiền
cho B Tuy nhiên, qua một thời gian sử đụng B đã làm hỏng một vài bộ phận của chiếc xe máy cho nên B phải trả lại A chiếc xe máy đó cùng với những bộ phận đã bị hư hại, nếu
không hoàn trả được bằng các bộ phận đó thì phải trả một món tiền bù đắp cho phần hư hỏng của chiếc xe
g)_ Chấm dứt hợp đồng[14] và trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
Theo quy định của BLDS thì hợp đồng chấm đứt trong các trường hợp sau:
- Hop dong da duge hoàn thành: đó là khi các bên đã thực hiện xong các nghĩa vụ của mình theo hợp đông, ví dụ A thuê B đê xây nhà cho A, hêt thời hạn thực hiện việc
Trang 11
xây nhà mà các bên đã thoả thuận, B giao nhà cho A và A trả tiền cho B, khi đó hợp đồng
cham dứt
- Theo thoả thuận của các bên: ví dy A thuê B trồng cho A một ruộng lúa trong thời
han 1 tuần, hết 1 tuần B vẫn chưa trồng xong ruộng lúa nhưng A chấp nhận coi như B đã trồng xong và trả tiền cho B Hợp đồng thuê trồng lúa chấm đứt
- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, phán nhân hoặc chủ thể khác chấm đứt mà hợp
đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chu thé đó thực hiện Đây là loại hợp đồng mà người có nghĩa vụ, do tính chất đặc thù, phải tự họ thực hiện mà không thể chuyên
giao cho người khác Ví dụ, A thuê ca sỹ B là người rất nỗi tiếng, hát cho đám cưới của A
nhưng không may vào ngày đám cưới của A, B không may bị tai nạn chết Hợp đồng
giữa A và B chấm dứt vì A chỉ thuê B hát chứ không phải ca sỹ khác - Hop déng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện[ 15]:
Huỹ bó hợp đồng:
Một bên trong hợp đồng có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại
cho bên kia khi bên kia vi phạm hợp đồng và việc vi phạm đó là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định Tuy nhiên, bên huỷ bỏ hợp đồng phải
thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì
phải bồi thường
Ví dụ, A ký hợp đồng mua hàng của B và hẹn B trong vòng 1 tuần phải giao hàng, nếu hết 1 tuần mà B không giao hàng thì A sẽ huỷ bỏ hợp đồng Sau thời hạn 1 tuần B không
giao hàng cho A, A thông báo cho B rằng mình huỷ bỏ hợp đồng Hàng của B sau đó
cũng không bán được cho người khác nên B phải chịu thiệt hại vì phải trả tiền lưu kho, lưu bãi Trong trường hợp này A có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không có lỗi, không phải bồi thường cho B vì các bên đã thoả thuận từ trước
Khi hợp đồng bị huý bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại
Trong ví dụ trên đây, nếu A chứng minh được mình bị thiệt hại do B không giao hàng đúng hẹn thì B phải bồi thường cho A
Đơn phương chấm dút thực hiện hợp đồng:
Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm đứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng
cham dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt, các bên không phải tiếp
tục thực hiện nghĩa vụ Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán Vi du, A ký hợp đồng mua của B 100 tắn thép, B đã giao được 50 tấn và đang chuẩn bị
Trang 12
giao tiếp số còn lại nhưng A thông báo chấm dứt hợp đồng, không muốn nhận số thép còn lại Nếu B đồng ý thì B không phải giao tiếp số thép còn lại và A trá tiền cho B, hợp đồng chấm dứt
Nếu hợp đồng bị đơn phương chấm đứt do lỗi của một bên thì bên có lỗi phải bồi
thường thiệt hại cho bên kia
- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các
bên có thê thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại Ví đụ, A ký hợp
đồng mua ngôi nhà của B nhưng sau đó ngôi nhà không may bị cháy nên B không thể
giao nhà cho A được B có thể thoả thuận bán cho A ngôi nhà khác hoặc bồi thường thiệt
hại cho A nếu A bị thiệt hại do B không thể thực hiện hợp đồng
- Các trường hợp khác do pháp luật quy định
h)_ Chế tài đối với hành vi vi phạm trách nhiệm hợp đồng
Ngoài các chế định về bôi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã nói ở trên, pháp luật tạo điều kiện cho các bên được tự do thoả thuận về trách nhiệm của bên vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng, về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại Phạt vi phạm là sự thoá thuận giữa các bên trong hợp đồng theo đó bên vi phạm phải trả một khoản tiền cho bên bị vi phạm, mức phạt này do các bên tự thoả thuận Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại Nếu các bên không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại Về nguyên tắc, bên vi phạm chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm nêu các bên không có thoả thuận về việc bồi thường thiệt hại[16] Về vấn đề này, Luật Thương mại 2005 lại có quy định khác so với BLDS Theo Khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại thì “trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác” Trừ một sô trường hợp miên trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương
mai[17], thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn được đặt ra khi có đủ các yếu tố như:
có hành vi vi phạm hợp đồng: có thiệt hại thực tế; hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên
nhân trực tiếp gây ra thiệt hại[ I8]
) Thời hiệu khởi kiên tranh chấp hợp đồng dân sự [19]
Thời hiệu khởi kiện dé yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng là hai năm kế từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác bị xâm
phạm Ví dụ, A và B ký hợp đồng mua bán hàng hoá vào ngày 01/01/2007, sau đó có tranh chấp xảy ra, quyền lợi của A bị vi phạm vào ngày 01/03/2007 A chỉ có thể khởi
kiện yêu câu toà án giải quyết trong khoảng thời gian kề từ khi quyền lợi bị xâm phạm là
từ ngày 01/03/2007 đến hết ngày 01/03/2009 (là 2 năm kế từ ngày quyền lợi của A bị vi
phạm)
j)_ Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng
Trang 13
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định từ Điều 318 đến Điều 373 BLDS 2005 bao gồm: cầm có tài sản, thé chấp tài sản (bao gồm cả cầm có, thế chấp bằng tài sản của người thứ ba), đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì các bên trong hợp đồng có quyền tự chủ, tự đo cam kết và tự do thoả thuận đồng thời các bên cũng phải tự chịu trách nhiệm đối VỚI các cam kết,
thoả thuận của mình Điều này được thể hiện rõ nhất trong các quy định về giao kết, thực
hiện hợp đồng cầm có, thế chấp và bảo lãnh Các bên có thể linh hoạt hơn và tự chủ hơn trong việc xử lý các tình huống phát sinh, cụ thể như sau:
- _ Về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ[20]: các bên được toàn quyền thoả thuận về phạm vi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần
hoặc toàn bộ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật Nếu các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì nghĩa vụ coi như được đảm bảo toàn bộ, kế cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại Đồng thời, các bên cũng có quyền thoả thuận
về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để bảo đảm thực hiện các loại nghĩa vụ,
không chỉ nghĩa vụ hiện tại mà còn nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện
- Về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ[21]:
BLDS thể hiện quan điểm là về nguyên tắc mọi tài sản đều có thê được dùng đề bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ trừ một số trường hợp mà pháp luật cắm Trước hết, vật bao dam
thực hiện nghĩa vụ phải là tài sản thuộc quyên sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch Vật ở đây có thể là vật hiện có hoặc vật được hình thành trong tương lai Nếu là vật
hình thành trong tương lai thì vật đó phải là động sản, bat động sản thuộc sở hữu của bên
bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết
Ngoài các tài sản thông thường như đất đai, nhà cửa, phương tiện giao thông thì các tài
sản khác như tiền, trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác cũng được dùng làm tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Ngoài các tài sản nói trên thì các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm cũng có
thê trở thành tài sản bảo đảm|22], bao gồm: quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyên đối với giống cay trồng, quyền đòi nợ, _quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đôi với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp dong và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm Quyền sử dụng đất và quyên khai thác tài nguyên thiên nhiên cũng được dùng đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
- _ Về vấn đề một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ[23]:
Một tài sản có thể được dùng đề bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ nêu giá trị của tài sản đó tại thời điểm xác lập giao địch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Trong
trường hợp này bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài
sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến
hạn cũng được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử
lý tài sản Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thoả thuận khác Trường hợp các bên muốn
Trang 14
tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thoả thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn
Trong số các biện pháp thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các biện pháp cam cố và thế chấp thường được các bên áp dụng nhiều nhất Do đó, BLDS đã quy định rất cụ thé vé van dé nay BLDS thé hién quan điểm bên cầm có, thé chấp tuy bị hạn chế một sỐ quyền nhưng
họ cũng có những quyền tự chủ nhất định, nhất là trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
Ví dụ, bên thế chấp có quyền được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận của các bên; được đầu tư đề làm tăng giá trị của tài sản thế chấp; được bán, thay thé tai san thé chap,
nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh Trong trường hợp bán tài sản thế chấp là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh
doanh thì quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền và số tiền thu được hoặc tài sản hình
thành từ số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay thế cho số tài sản đã bán; được bán, trao đổi, tang cho tài sản thế chấp khơng phải là hàng hố luân chuyên trong quá
trình sản xuất, kinh doanh nếu được bên nhận thế chấp đồng ý; được cho thuê, cho mượn
tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết
Chú thích:
[1] Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005
[2] Khoản 1 Điều 124 Bộ luật Dân sự 2005 [3] Điều 404 Bộ luật Dân sự 2005 [4] Các điều từ 143 đến 148 BLDS 2005 [5] Diéu 128 BLDS 2005 [6] Điều 129 BLDS 2005 [7] Điều 130 BLDS 2005 [8] Điều 131 BLDS 2005 [9] Điều 132 BLDS 2005 [10] Điều 133 BLDS 2005 [11] Điều 134 BLDS 2005 [12] Điều 411 BLDS 2005 [13] Khoản 2 và 3 Điều 410 BLDS 2005 [14] Điều 424 BLDS 2005 [15] Điều 425 và 426 BLDS 2005 [16] Điều 422 BLDS 2005
[17] Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bat kha khang;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn đo lỗi của bên kia;
d) Hanh vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng
[18] Điều 303 Luật Thương mại 2005
Trang 15
[19] Điều 427 BLDS 2005 [20] Điều 319 BLDS 2005 [21] Điều 320 BLDS 2005 [22] Điều 322 BLDS 2005 [23] Điều 324 BLDS 2005 SOURCE: CÔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP 2 Daily
Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các
thương nhân với nhau thông qua mua bán là điều kiện quan trọng cho sự tồn tại và phát
triển của xã hội Khi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường, tuỳ thuộc vào đối tượng giao dịch, thị trường cũng như tính chất, thời cơ của từng thương vụ, thương
nhân có thê lựa chọn các phương thức giao dịch cho phù hợp Một trong những phương
thức giao dịch được các thương nhân sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hình thức giao
dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại (trung gian thương mại)
Giao dịch qua trung gian trong hoạt động thương mại là phương thức giao dịch trong
đó mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hoá (người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ) và việc xác định giao dịch phải thông qua một người
trung gian
Có rất nhiều hình thức trung gian thương mại khác nhau như: đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lí thương mại Trong phạm vi bài viết này, nhóm chúng tôi xin đi vào phân tích một trong các hình thức trung gian
thương mại phổ biến nhất, đó là đại lí thương mại
a) Khái nêm
Theo quy định tại điều 166 Luật thương mại năm 2005, đại lí thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lí và bên đại lí thoả thuận việc bên đại lí nhân danh
chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lí hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lí cho khách hàng để hưởng thù lao
Như vậy, so với Luật thương mại năm 1997, Luật thương mại hiện hành đã mở rộng phạm vi hoạt động cho các đại lí thương mại sang lĩnh vực cung ứng dịch vụ Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thé hội nhập và tồn câu hố hiện nay khi các loại hình dịch vụ đang dần hình thành và phát triển mạnh mẽ, chiếm ưu thế trên thị trường
b) Đặc điểm
Cũng là hoạt động thương mại nhưng đại lí thương mại có những đặc điểm khác biệt
so với các loại hình trung e thương mại khác Cu thé:
Chủ thế của quan hệ đại lí thương mại là bên giao đại lí và bên đại lí, cả hai đều phải là
thương nhân Bên giao đại lí thì giao hàng hoá cho đại lí bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lí mua hoặc uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lí cung ứng dịch vụ Bên đại lí nhận
hàng hoá để làm đại lí bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lí mua hoặc là bên nhận uỷ
quyên cung ứng dịch vụ
Trang 16
(1): Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, tập 2, NXB.CAND, Hà Nội, 2006, tr76
Nội dung của hợp đồng đại lí bao gồm việc giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng
hoá hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lí với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lí
Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên đại lí nhân danh chính mình để giao kết, thực hiện hợp đồng và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó Äộ¿ điểm đặc biệt là trong đại lí mua bán hàng hoá, bên giao đại lí là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lí, quyên sở hữu đối
với hàng hoá sẽ được chuyển giao từ bên giao đại lí sang khách hàng chứ không phải là
từ bên đại lí sang khách hàng Đây là một đặc điểm để phân biệt hợp đồng đại lí với hợp đồng mua bản hàng hoá
Quan hệ đại lí thương mại được xác lập bằng hợp đồng Hợp đồng đại lí phải được giao kết bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương Trước đây, Luật thương mại 1997 có quy định các nội dung chủ yếu trong hợp đồng đại lí nhưng đến
Luật thương mại 2005 thì đã loại bỏ quy định này để mở rộng thêm quyên tự do thoả thuận của các bên Trên thực tế thì hợp đồng đại lí có các nội dung như: hàng hoá hoặc dịch vụ đại lí; hình thức đại lí; thù lao đại lí; thời hạn của hợp đồng đại lí; quyền và nghĩa vụ của các bên
IV Một số nguyên nhân cho thấy sự cần thiết phải có sự can thiệp của luật pháp để báo vệ quyền lợi cúa người tiêu dùng:
1 Thực trạng vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam
Thực trạng công tác bảo vệ người tiêu dùng tại Việt Nam cho thấy, các vụ vi phạm quyền lợi người tiêu đùng có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ Hàng loạt các vụ vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của người tiêu dùng được phát hiện như vụ xăng pha aceton, vụ nước tương nhiễm chất 3-MCPD, vụ gian lận xăng dầu
hay gần đây nhất là việc phát hiện hàng loạt các cơ sở kinh doanh mỡ động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ
Riêng năm 2008, các lực lượng chức năng đã kiểm tra xử lý 146 958 vụ vi phạm, trong đó có 15 092 vụ buôn bán hàng cắm, hàng nhập lậu, 18 539 vụ sản xuất, buôn bán
hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và an toàn vệ sinh thực
phẩm, 4 303 vụ về đầu cơ găm hàng
Đặc biệt, một số vụ vi phạm có phạm vi ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng như các vụ việc về 315 000 điện kế điện tử giả; vụ gian lận cước taxi bằng cách gắn bộ tăng cây số
do Trung Quốc sản xuất đưới gầm xe, nút bấm điều khiển dưới vô-lăng xe; vụ sữa melamine trẻ em; vụ gian lận trong đo lường và kinh đoanh sản phẩm xăng dầu; vụ mũ
Trang 17
bảo hiểm không đảm bảo an toàn chất lượng Những vụ việc này đã gây thiệt hại không chỉ về tài sản mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người tiêu dùng
Theo thống kê của Bệnh viện K cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 77 457 ca
mới mắc bệnh ung thư trong đó 80% là do môi trường sống và chỉ có khoảng 5% là do gen di truyền Một thống kê khác cũng rất đáng chú ý là, từ năm 2004 đến năm 2008 cả nước có I 634 vụ ngộ độc thực phâm với 23 894 người bị mắc và 321 người tử vong
Những con số trên chỉ là sự thống kê một phần nhỏ và mới chỉ phản ánh được phần nào thực trạng xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu đùng Do vậy, có thể nói rằng người tiêu dùng Việt Nam đang phải sống trong một môi trường không an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm nghiêm trọng Trong khi đó, các quy định của pháp luật hiện hành còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho quá trình phát hiện và xử lý các vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng Thực trạng này đòi hỏi phải xây dựng một cơ chế
pháp lý đầy đủ và hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu đùng
2 Hệ thống quy định cúa pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn nhiều bắt cập
Cụ thể như sau:
a)_ Các quy định về bảo vệ người tiêu dùng còn mang tính tuyên ngôn, khó thực hiện
Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở việc ghi nhận các quyền của người tiêu dùng như một “tuyên ngôn” mà chưa có những cơ chế cụ thể đề thực thi các quyền này Chính vì vậy, mà công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn gặp nhiều khó khăn
b)_ Quy định của pháp luật hiện hành chưa xây dựng được một cơ chế giải quyết các
khiếu nại, tranh chấp hữu hiệu đề người tiêu dùng có thể tự bảo vệ mình
Hiện nay, tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh đoanh được hiểu là các tranh chấp dân sự thông thường nên được xử lý theo các quy định hiện hành về pháp
luật tố tụng dân sự
Tuy nhiên, các tranh chấp của người tiêu dùng với tô chức, cá nhân kinh doanh có đặc thù là những tranh chấp nhỏ, đơn giản và cần được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho người tiêu dùng Thực tế cho thấy việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành là rất phức tạp và tốn kém, không phù hợp với khiếu nại, giải quyết
Trang 18
tranh chấp của người tiêu đùng Đây là lý do chính dẫn đến việc người tiêu dùng nước ta
thường không khiếu nại, khởi kiện ra toà khi bị vi phạm quyền lợi Lợi dụng điều này, nhiều tổ chức cá nhân kinh doanh thường không để cao ý thức bào vệ quyền lợi người
tiêu dùng dẫn đến thiệt hại quyền lợi người tiêu dùng và lợi ích chung của xã hội
e)_ Quy đinh của pháp luật hiện hành chưa có những chế tài đặc thi, du sire rin de dé
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật
Theo quy định hiện hành, các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu đùng có
thể phải chịu chế tài dân sự, hành chính và thậm chí là chế tài hình sự (nếu hành vi cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự) Thực tiễn công tác bảo vệ người tiêu
dùng trong thời gian qua cho thấy các chế tài hiện hành không đủ sức răn đe, giáo dục đối
với các tô chức, cá nhân vi phạm quyền lợi của người tiêu đùng Đây chính là một trong
những nguyên nhân lý giải cho sự gia tăng cả về số lượng và mức độ của các vụ việc vi
phạm quyền lợi của người tiêu dùng trên thực tế
Đồng thời, mức xử phạt không tương xứng với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được từ
hành vi vi phạm, đo đó có thực tế là nhiều doanh nghiệp chấp nhận bị phạt để vi phạm Theo kinh nghiệm một số nước trên thế giới, ngoài biện pháp phạt tiền, cắm kinh
doanh, các nước này còn đưa ra những chế tài đặc thù như công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, truy thu lợi nhuận bắt hợp pháp Đây là những chế tài
rất hiệu quả để áp dụng cho các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành vẫn chưa đưa ra được những
chế tài thể hiện tính đặc thù, phù hợp trong lĩnh vực này
d)_ Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thầm quyền trong công tác bảo vệ người tiêu dùng chưa được quy định một cách rõ ràng
Khác với các lĩnh vực khác, hoạt động bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau Chính vì vậy, nó liên quan đến rất nhiều cơ quan, tổ chức
Tuy nhiên, các quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo ra một cơ chế phối hợp có hiệu quả để các cơ quan có liên quan có thể phối hợp trong công tác bảo vệ người tiêu dùng mà hoạt động trong tình trạng “mạnh ai nấy làm”
Do vậy, các vụ việc vi quyên lợi người tiêu dùng không được phát hiện và xử lý một cách kịp thời, triệt để Các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cũng
Trang 19
chưa được trao đủ thẩm quyền đề tiến hành các hoạt động bảo vệ người tiêu đùng một cách hiệu quả
e) Chưa có cơ chế hữu hiệu để các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt đông một cách hiệu quả
Cho đến nay, các đỗ chức bảo vệ người tiêu dùng vẫn hoạt động chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu trong công tác bảo vệ người tiêu dùng trong tình hình mới Khác với các tổ chức xã hội khác, các tô chức bảo vệ người tiêu dùng hoạt động mà không có
sự đóng góp của các hội viên cũng như không có bất kỳ một nguồn thu Ổn định nào khác Do đó, hoạt động của các tô chức này là rất khó khăn trong khi đó chưa có một cơ chế hỗ trợ tài chính hữu hiệu từ ngân sách nhà nước Vì vậy, rất khó để các tổ chức bảo vệ người
tiêu dùng hoạt động có hiệu quả
(“Giới thiệu Luật bảo vệ người tiêu dùng”, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương)
V Noi dung chính của luật pháp trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng 1 Các hành vi bị cắm trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD
Cắm tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện những hành vi như lừa dối, gay nhằm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc cung cấp không đầy đủ, sai lệch, không chính xác hoặc che giấu thông tin về hàng hóa, dich vụ, về uy tín, khả năng kinh doanh
Cam viéc tiếp xúc, liên hệ trái ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên
Cấm các hành vi quấy rồi người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng xấu đến công việc và đời sông /
2 Trách nhiệm cúa bên thứ ba đối với NTD
Bên thứ ba là những đơn vị truyền thông, quảng cáo về hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh tới người tiêu dùng
Trách nhiệm của bên thứ ba:
- _ Phải bảo đảm chính xác, đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp chứng cứ chứng minh tính xác thực và đây đủ của thông tin
- Chịu trách nhiệm liên đới trong việc cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác
Trang 20
- Từ chối cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sử dụng phương tiện, dịch vụ do mình quản lý trong trường hợp hành vi sử dụng có khả năng quây roi người
tiêu dùng
3 Trách nhiệm cúa tỗ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với NTD Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành đối với hàng hóa do mình cung cấp, trong thời gian bảo hành phải cung cập cho người tiêu dùng hàng hóa tương tự để sử đụng tạm thời hoặc có hình thức giải quyết khác được người tiêu dùng chấp nhận, phải chịu chỉ phí về sửa chữa và vận chuyển hàng hóa, linh kiện được bảo
hành Đối với hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiến hành thu hồi và báo kết quả với cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
4 Vai trò của tố chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD
5 Giải quyết tranh chấp giữa NTD và các tố chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Luật đã giành riêng một Chương quy định các phương thức giải quyết tranh chấp giữa
người tiêu đùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, địch vụ, bao gồm: thương lượng; hòa giải; trọng tài và tòa án Đặc biệt, với phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án, Luật đã có qiuy định rất tiến bộ trong việc quy định tòa án áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp vụ án dân sự đơn giản, chứng cứ rõ ràng và có đủ các điều kiện theo quy định tại Luật Việc quy định một trình tự rút gọn, đơn giản so với quy trình, thủ tục khởi kiện tại tòa án theo pháp luật vé tố tụng dân sự truyền thống sẽ tạo thuận lợi hơn rất nhiều cho người tiêu dùng Đồng thời, quy định này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng của các cơ quan quản lý nhà nước
Bên cạnh các phương thức giải quyết tranh chấp trên, trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhiều người
tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyên lợi người tiêu
dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết
6 VỀ việc miễn nghĩa vụ chứng mình lỗi và miễn tạm án phí
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu đùng cũng đưa ra quy định miễn nghĩa vụ chứng
minh lỗi và miễn tạm ứng án phí cho người tiêu dùng khi tiến hành khởi kiện các tổ chức cá nhân vi phạm quyên và lợi ích hợp pháp của mình Quy định này xuất phat tir vi tri
yếu thế của người tiêu dùng trong môi quan hệ với tô chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Trang 21
hàng hóa, dịch vụ Trong hầu hết các vụ vi phạm, người tiêu dùng hầu như không thể chứng minh được lỗi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ do thiêu kiên thức, phương tiện, năng lực tài chính
Thực tiễn các vụ việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng thời gian qua cho thấy điều
đó, như vụ xăng pha aceton; sữa nhiễm melamine Trong các vụ việc này, người tiêu dùng không thê chứng minh được các chất hóa học có hại trong sản phẩm Ngoài ra,
trong một sô vụ việc liên quan đến lợi ích xã hội thì Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ người
khởi kiện thông qua việc miễn tạm ứng án phí hoặc án phí
(Luật số 59/2010/QH12) được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8, thông qua ngày 17
thang 11 nam 2010 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011