Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
1,23 MB
Nội dung
Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương LỜI MỞ ĐẦU ***** Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại với quy mô dư nợ cho vay thường chiếm từ 60%-80% tài sản của ngân hàng và đem lại từ 40%- 70% lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, khác với hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro không chỉ vì nguyên nhân từ phía khách hàng mà còn có nguyên nhân từ phía ngân hàng, cả khách quan lẫn chủ quan. Vì vậy, để kiểm soát rủi ro tín dụng ở mức chấp nhận được, đảm bảo quá trình cung ứng tín dụng tuân thủ đúng và đầy đủ các nguyên tắc tín dụng, thẩm định tín dụng là một công việc quan trọng trong quy trình cấp tín dụng của ngân hàng. Đặc biệt, đối với tín dung trung dài hạn thường có quy mô lớn, thời gian vay vốn dài nên khoản cho vay sẽ có rủi ro cao hơn vì phải đối mặt với các thay đổi của môi trường như thị trường, pháp lý, công nghệ, lãi suất, .v.v…Thực tế cho thấy rằng đại đa số các khoản tín dụng trung và dài hạn nhằm mục đích đầu tư vào các dự án đầu tư. Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng, nhóm đã chọn đề tài “Thẩm định tín dụng trung dài hạn đối với các dự án đầu tư”. Trong bài viết này sẽ đề cập đến những nội dung chính sau : Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư. Chương 2: Thẩm định tín dụng một dự án đầu tư cụ thể. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư. HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 1 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. DỰ ÁN ĐẦU TƯ Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. II. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Khái niệm Thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích, đánh giá lại toàn bộ các vấn đề đã được trình bày trong dự án theo một quy trình nhất định nhằm rút ra được những kết luận chính xác từ đó đi đến quyết định đầu tư, hay huỷ bỏ dự án. Với ngân hàng, trên phương diện tài trợ vốn cho dự án, thì thẩm định dự án đầu tư là việc nghiên cứu, phân tích một cách khách quan, khoa học và toàn diện tất cả các nội dung kinh tế - kỹ thuật cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án nhằm khẳng định được lợi ích và an toàn của việc đầu tư để quyết định tài trợ vốn cho dự án hay không. 2. Sự cần thiết của thẩm định dự án đầu tư Một dự án đầu tư thường do chủ dự án lập hoặc thuê các tư vấn lập trên các cơ sở là các ý đồ kinh doanh và mong muốn của chủ dự án. Khi lập dự án, do mong muốn được vay vốn, họ có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Trong khi đó, quyết định đầu tư hay tài trợ cho một dự án đầu tư là một quyết định tài chính dài hạn, đòi hỏi lượng vốn lớn, thời gian hoàn trả vốn dài, chịu ảnh hưởng và chi phối bởi nhiều yếu tố thị trường nên chủ dự án và nhà tài trợ cũng cần xem xét, đánh giá cẩn thận trước khi quyết định đầu tư và tài trợ. Vì vậy, việc thẩm định sẽ giúp ngân hàng đánh giá, xem xét lại các chi phí và hiệu quả của dự án, các luồng dịch chuyển về giá trị, xem xét đánh giá đúng thực chất của dự án trên cơ sở đó có chấp nhận các kế hoạch trả nợ không và từ đó có quyết định tài trợ đúng đắn. Điều này giúp cho ngân hàng hỗ trợ chủ dự án quyết định đầu tư, sử dụng đồng vốn có hiệu quả đồng thời đồng thời đảm bảo sự an toàn tài chính cho chính ngân hàng. III. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1. Thẩm định năng lực và phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng 1.1. Thẩm định năng lực pháp lý của chủ đầu tư: Đây là bước thẩm định đầu tiên trong thẩm định dự án đầu tư. Để đánh giá năng lực pháp lý của chủ đầu tư, cần xem xét một số nội dung sau: HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 2 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương Tên khách hàng vay vốn, địa chỉ giao dịch ở đâu? Thuộc loại hình doanh nghiệp nào, căn cứ vào đó đối chiếu các văn bản luật áp dụng, từ đó đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn. Quyết định thành lập, cấp ra quyết định thành lập, quá trình phát triển, vốn điều lệ, ngành nghề lĩnh vực hoạt động. Ngành nghề lĩnh vực hoạt động hiện tại có phù hợp với lĩnh vực của dự án đầu tư mà khách hàng đặt vấn đề vay vốn tại ngân hàng hay không?; Người đại diện theo pháp luật của công ty; Quyết định bổ nhiệm chủ tịch và các thành viên hội đồng, tổng giám đốc hay giám đốc… Từ đó, xem xét khách hàng có đủ tư cách pháp nhân để xác lập mối quan hệ tín dụng với ngân hàng hay không? 1.2. Phân tích ngành hàng/lĩnh vực đầu tư: Đặc điểm ngành hàng/lĩnh vực kinh doanh chính của Doanh nghiệp trong thời gian gần đây: Mức độ cạnh tranh, Sự xuất hiện thêm các doanh nghiệp khác cùng ngành kinh doanh Triển vọng của ngành hàng/lĩnh vực kinh doanh trong thời gian tới: Thuận lợi, Khó khăn, Xu hướng Đánh giá các tác động trực tiếp và gián tiếp đối với doanh nghiệp. Đánh giá triển vọng ngành/lĩnh vực kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn (Rất tốt/Tốt/Trung bình/ Không tốt?Xu hướng của ngành? Nguyên nhân …) 1.3. Chất lượng quản lý của khách hàng: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Đánh giá cơ cấu tổ chức, phương thức quản trị Đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo (trình độ học vấn, kinh nghiệm, thành tích, danh tiếng, hệ thống thông tin hỗ trợ công tác quản lý…) 1.4. Phân tích tình hình tài chính, kinh doanh: Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Chất lượng các khoản phải thu: Doanh nghiệp có tập trung vào một vài khách hàng chính không? Uy tín của các khách hàng này ra sao? Biện pháp quản lý các khoản phải thu của Công ty? Phương thức thanh toán? Nguyên nhân, thời điểm phát sinh phải thu khó đòi? Biện pháp xử lý của doanh nghiệp đối với nợ khó đòi ? Chất lượng hàng tồn kho: Hàng tồn kho có luân chuyển bình thường không? Hàng tồn kho của doanh nghiệp luân chuyển nhanh hay chậm so với kỳ trước? Lý do. Có hàng tồn kho kém phẩm chất khó tiêu thụ không ?(hàng chậm luân chuyển), thời điểm và nguyên nhân phát sinh tồn kho chậm luân chuyển, biện pháp xử lý của doanh nghiệp? HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 3 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương Chất lượng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Chất lượng các khoản đầu tư tài chính dài hạn Chất lượng các khoản phải trả: Doanh nghiệp có tập trung vào một số nhà cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa không? Uy tín của các nhà cung cấp này ra sao? Biện pháp quản lý các khoản phải trả của Công ty? Phương thức thanh toán, trả chậm ra sao? Nguyên nhân, thời điểm phát sinh phải trả quá hạn (nếu có)? Tương ứng khoản phải trả quá hạn là tài sản nào trên bảng cân đối kế toán? Các biện pháp xử lý của doanh nghiệp đối với khoản phải trả quá hạn? Phân tích các chỉ số tài chính: Cán bộ thẩm định khi phân tích chỉ số tài chính, cần hiểu được ý nghĩa của từng chỉ số sau khi tính toán (đây là một trong những phương pháp phổ biến và được sử dụng khá rộng rãi trong phân tích tài chính): −Các chỉ tiêu về thanh khoản (bao gồm Khả năng thanh toán hiện thời, Khả năng thanh toán nhanh): Đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn; −Các chỉ tiêu về cấu trúc vốn và đòn bẩy tài chính (bao gồm Tỷ số nợ so với vốn, Tỷ số nợ dài hạn so với vốn, Tỷ số nợ so với tổng tài sản): Đo lường cơ cấu nợ so với vốn chủ sở hữu và tổng qui mô nguồn vốn hoạt động; −Tỷ số trang trải lãi vay: Đo lường khả năng của khách hàng trong việc trả lãi vay đến hạn; −Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động (bao gồm Vòng quay khoản phải thu, Vòng quay hàng tồn kho, Vòng quay khoản phải trả): Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của khách hàng; −Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi (bao gồm Lãi gộp so với doanh thu, Lãi ròng so với doanh thu, Tỷ suất sinh lời tổng tài sản, Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu): Đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận so với doanh thu, hoặc giá trị đầu tư; −Các chỉ số về tăng trưởng: Đo lường mức độ, xu hướng thay đổi của các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp. Việc phân tích tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp (chủ đầu tư) giúp người thẩm định biết được thực trạng và tình hình tài chính của khách hàng, xác định xem hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đang diễn ra như thế nào? Tăng trưởng/suy giảm, ổn định/không ổn định, thuận lợi/khó khăn; đưa ra nhận định dự báo trong tương lai về tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của khách hàng. Từ đó, đánh giá khả năng thu nhập bằng tiền và khả năng trả nợ lâu dài cũng như khả năng tham gia vào các phương án hoạt động sản xuất kinh doanh mới. Từ đó, tổ chức tín dụng có thể ra quyết định đúng đắn và kịp thời khi tài trợ vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5. Tình hình quan hệ với các tổ chức tín dụng: HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 4 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương Việc đánh giá mối quan hệ của khách hàng với các TCTD là rất quan trọng, cho thấy thái độ của doanh nghiệp trong việc thực hiện các nghĩa vụ cũng như khả năng hợp tác với các TCTD. Thông tin về quan hệ với các tổ chức tín dụng chủ yếu được thu thập qua Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), từ đó sẽ biết được doanh nghiệp đã và đang vay ở đâu, lịch sử vay vốn như thế nào, có từng có nợ quá hạn hay nợ xấu không, tài sản đảm bảo cho các khoản vay vốn ra sao…Người thẩm định cần khai thác tốt, có hiệu quả nguồn thông tin này (số liệu phản ảnh mối quan hệ của khách hàng với các TCTD phải được cập nhật mới nhất) và chú ý cần đánh giá thái độ của doanh nghiệp trong việc khai báo các thông tin. Ngoài quan hệ tín dụng, các quan hệ giao dịch khác như quan hệ tiền gửi, bảo lãnh, thanh toán, cần được đề cập và đánh giá đầy đủ. 2. Thẩm định tín dụng dự án đầu tư: 2.1. Thẩm định hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư: Quy định về thủ tục XDCB hiện hành Quy định về quy chế đấu thầu hiện hành Quy chế đầu tư và xây dựng Giấy phép xây dựng Tổng dự toán công trình Giấy phép hành nghề đối với các ngành đặc thù phải có giấy phép như giáo dục, y tế Hạn ngạch, giấy phép khai thác (ví dụ đối với ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên)… Giấy phép nhập khẩu thiết bị chuyên dùng, thiết bị cũ, Quy định của cơ quan tài nguyên môi trường, PCCC Quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành, các ngành liên quan đối với dự án,… Các quy định khác, … Dự án đã thực hiện phù hợp chưa? thiếu gì? cần bổ sung thêm không? (Dẫn chiếu các quy định và nhận định việc thực hiện thủ tục pháp lý của Chủ đầu tư)… 2.2. Đánh giá mục tiêu của dự án, sự cần thiết phải đầu tư dự án: 2.2.1. Mục tiêu của dự án đầu tư: Mục tiêu của dự án phù hợp hay không phù hợp: ở mức khiêm tốn quá và trở nên lãng phí cơ hội đầu tư? Phù hợp? hay ở mức quá tham vọng so với qui mô thị trường và năng lực của chủ đầu tư? Lựa chọn qui mô đầu tư: Có phù hợp với qui mô của thị trường cũng như khả năng mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường hay không? HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 5 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương Qui mô vốn đầu tư: Tổng mức, cơ cấu, tiến độ huy động vốn đầu tư; Tiến độ triển khai thực hiện dự án: Có phù hợp với các dự án tương tự không? liệu triển khai dự án có đảm bảo đúng được tiến độ dự kiến không? Với tiến độ dự kiến thì sẽ có những thuận lợi hay khó khăn gì so với các đối thủ cạnh tranh? 2.2.2. Sự cần thiết phải đầu tư dự án: Qui hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương: một dự án được xem là cần thiết phải đầu tư là dự án đó phải phù hợp với qui hoạch cũng như chiến lược phát triển ngành, vùng, địa phương. Điều kiện đủ để xác định sự cần thiết phải thực hiện đầu tư dự án: có những đánh giá tổng quan về thị trường cũng như năng lực của doanh nghiệp, trên cơ sở đó để xem xét vấn đề theo hướng: Dự án nếu được thực hiện đầu tư thì sẽ có những tác động gì đến doanh nghiệp? Với tình hình thị trường như hiện nay và dự báo trong những năm tới, lựa chọn thời điểm đầu tư như vậy có thuận lợi hay không, qui mô đầu tư có hợp lý không? Địa điểm đầu tư đã lựa chọn có phù hợp với thị trường mục tiêu không? Hình thức thức đầu tư có phù hợp với tính chất của dự án cũng như năng lực của chủ đầu tư không? 2.3. Thẩm định nguồn vốn và cơ cấu vốn đầu tư: 2.3.1 Tổng vốn đầu tư dự án: Việc thẩm định vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính vả dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết hay chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ…Trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư…). Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng tham gia vào dự án. HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 6 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kệ, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo cho hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. 2.3.2. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ của dự án: Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông thường vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. 2.3.3. Nguồn vốn đầu tư: Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện đi vay kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. 2.4. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: Cán bộ thẩm định cần xem xét chi tiết về tiến độ và kế hoạch triển khai dự án mà khách hàng dự kiến, từ đó đánh giá tính hợp lý về thời gian, kế hoạch về nguồn vốn, để làm căn cứ cho các bước thẩm định tiếp theo. 2.5. Đánh giá chung về khả năng thực hiện và điều hành dự án của chủ đầu tư: - Khả năng, kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với lĩnh vực dự án đầu tư. - Khả năng thu xếp vốn - Khả năng đàm phán mua máy móc thiết bị - Khả năng vận hàng thiết bị, - Khả năng điều hành xây dựng dự án đúng tiến độ. - Khả năng kiểm soát được nguồn, giá cung cấp các nguyên liệu chính cho dự án - Khả năng chiếm lĩnh lĩnh thị trường và tiên thụ sản phẩm. - Xem xét năng lực, uy tín của các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị-công nghệ… HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 7 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương 2.6. Đánh giá nguồn nhân lực thực hiện dự án đầu tư: Số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. 2.7. Phân tích và đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào: Trên cơ sở hồ sơ dự án và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: - Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. - Các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm. - Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiện liệu đầu vào (nếu có). - Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. Việc phân tích, đánh giá khả năng phân tích và đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào chủ yếu nhằm các mục đích sau: Về mặt định tính: đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn, khả năng chủ động của doanh nghiệp đối với phương án khai thác nhập lượng đầu vào. Về mặt định lượng: xác định chi phí đầu vào đơn vị, và các yếu tố có khả năng thay đổi làm ảnh hưởng tới chi phí đầu vào (biến động của thị trường do quan hệ cung cầu, biến động của tỷ giá đối với đầu vào phải nhập khẩu, ). Những yếu tố có tính chất định lượng này sẽ được sử dụng làm thông số đưa vào tính toán hiệu quả dự án. 2.8. Phân tích và đánh giá thị trường các yếu tố đầu ra: Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung cần xem xét, đánh giá gồm: 2.8.1. Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án: - Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. - Định dạng sản phẩm của dự án. - Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định. - Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng. 2.8.2. Đánh giá về cung sản phẩm: HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 8 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương - Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. - Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia. 2.8.3. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm dự án: - Xác định thị trường mục tiêu của dự án: Xuất phát từ qui mô đầu tư, lựa chọn công nghệ thiết bị, sự phân đoạn của thị trường hiện tại và khả năng cạnh tranh của sản phẩm để xác định thị trường mục tiêu của dự án. Liệu dự án có khả năng tham gia vào thị trường, chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu như dự kiến hay không? - Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm: Với đặc điểm của thị trường như phân tích ở trên, với chính sách của các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, thì các biện pháp đưa ra để đảm bảo khả năng cạnh tranh của sản phẩm, như: Khả năng định vị tốt sản phẩm đầu ra của dự án để lựa chọn chính sách đầu tư hợp lý, cạnh tranh thông qua việc xây dựng giá bán hợp lý và hấp dẫn, thông qua chất lượng và mẫu mã, thông qua chính sách bán hàng, được chuẩn bị và thực hiện như thế nào? 2.8.4. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: - Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối hay không. - Mạng lưới phân phối của sản phầm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không, những thuận lợi và khó khăn trong phân phối sản phẩm. Cán bộ cũng cần ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án. - Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án. - Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện. 2.8.5. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án: - Sản lượng sản xuất tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. - Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hằng năm. Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở phần sau. Việc phân tích, đánh giá khả năng phân tích và đánh giá thị trường các yếu tố đầu ra chủ yếu nhằm các mục đích sau: HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 9 Đề tài: Thẩm định dự án đầu tư GVHD: PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương Về mặt định tính: đánh giá được khả năng cạnh tranh và khả năng tiêu thụ sản phẩm. Về mặt định lượng: các yếu tố về giá bán, chính sách bán hàng, chi phí trong bán hàng, và khả năng phát huy công suất thiết kế hàng năm, sẽ là những thông số đầu vào để phục vụ quá trình tính toán xác định hiệu quả dự án. 2.9. Thẩm định kỹ thuật, công nghệ và môi trường: 2.9.1. Địa điểm xây dựng: - Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong khi quy hoạch hay không. - Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư như thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. - Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng công trình như thế nào? Ước tính chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí xây dựng công trình có tính đến cơ sở vật chất, hạ tầng hiện hữu của địa điểm. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ. Vì vậy, cần phân tích những thuận lợi và khó khăn cho dự án khi lựa chọn địa điểm này. 2.9.2. Quy mô sản xuất và công suất của dự án: - Phân tích quy mô và công suất của dự án là nhằm dự trù khả năng sản xuất của dự án, là cơ sở để chọn công nghệ và thiết bị phù hợp. - Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ…hay không. 2.9.3. Công nghệ, thiết bị: - Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào? Trình độ tiên tiến của công nghệ, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị nay có đáp ứng được hay không. - Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này. - Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. - Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. - Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý không? - Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không. 2.9.4. Quy mô, giải pháp xây dựng: HVTH: Nhóm 5 – Ngân hàng Đêm 1 - Cao học K19 Trang 10 [...]... ỏnh giỏ kh nng tr n vay di hn ca d ỏn, c tớnh toỏn cho tng nm trong sut thi gian vay vn, v c xỏc nh theo cụng thc nh sau: DSCR = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn Nợ gốc trung, dài hạn phả i trả + Lãi vay trung, dài hạn Tiờu chun ỏnh giỏ: Ch tiờu DSCR c so sỏnh vi 1, nu ln hn hoc bng 1 thỡ cú ngha l d ỏn to ra ngun cú th hon thnh ngha v tr n theo k hoch v ngc li Tuy nhiờn, trong... Xuõn Hng So sỏnh cỏc d ỏn thụng qua ch tiờu IRR: Ch tiờu ny khụng th so sỏnh mt cỏch trc tip nh NPV, IRR A > IRRB v cựng ln hn MARR thỡ cha cú th kt lun c d ỏn A hiu qu hn d ỏn B Nu dựng IRR so sỏnh hai d ỏn vi nhau, phi dựng phng phỏp gia s, vi cỏc bc tin hnh nh sau: Sp xp cỏc d ỏn theo th t vn u t tng dn; lp dũng tin gia s bng cỏch ly dũng tin rũng ca d ỏn cú vn u t ln tr i dũng tin rũng d ỏn cú vn... 20-45 ngy k t ngy nghim thu v xut hoỏ n chng t Phõn tớch SWOT: im mnh: Ban lónh o cụng ty l nhng ngi tr tui, nng ng B mỏy qun lý ca cụng ty gn nh nờn qun lý khỏ tp trung, giỏm c cụng ty cú th d dng nm vng tng hot ng v tỡnh hỡnh cụng ty im yu: Mc dự ó cú s phỏt trin vt bc trong cỏc nm qua nhng so vi mt s i th cnh tranh ln, quy mụ ca cụng ty cng cũn khỏ khiờm tn, gõy khú khn cho vic d thu cỏc cụng trỡnh ln... dng 1 cỏch cú hiu qu cao nht ngun vn tng thờm ú Dự doanh thu v li nhun nm 2008 ó tng khỏ cao so vi nm 2007 (tng 67,5% v 49,6%) nhng do vn kinh doanh tng 200%, tng ti sn tng 209% nờn ch s hiu qu kinh doanh thp hn nm 2006 v 2007 1.4.5 Cht lng cỏc khon phi thu: VT: Triu ng Phi thu khỏch hng Cty CP XD Tõn Cng s 1 Cty CP T&XD Thỏi Bỡnh Dng CN cty TNHH XD Trung Quc (ụng Nam ) Cty TNHH XD v cu ng i Vit Cty... chc nng khỏc trong vựng, ỏp ng nhu cu phỏt trin kinh t - xó hi trong vựng - Xõy dng cỏc bn trung chuyn hng húa ti ca ngừ ra vo ni ụ thnh ph H Chớ Minh v dc vnh ai 1; ci to v xõy dng cỏc kho thụng quan ni a, ỏp ng nhu cu vn ti hng húa trong vựng + Hng khụng: - Cng hng khụng quc t Tõn Sn Nht n nm 2020 s tr thnh im trung chuyn hng khụng ca khu vc v th gii; ci to, nõng cp n nm 2010 t cụng sut 9 triu hnh... giỏ vn u t ó b ra bng hin giỏ tớch lu hon vn hng nm HVTH: Nhúm 5 Ngõn hng ờm 1 - Cao hc K19 Trang 16 ti: Thm nh d ỏn u t GVHD: PGS.TS Trm Th Xuõn Hng 2.11.5 im ho vn (BEP): Cỏc ch tiờu NCP, IRR, B/C dựng phõn tớch, thm nh hiu qu ti chớnh trong sut vũng i d ỏn, cũn thm nh ti chớnh d ỏn trong 1 nm phi da vo im hũa vn im hũa vn l im m ti ú doanh thu bng vi chi phớ im hũa vn cho bit phi sn xut v tiờu... mt bng giỏ ca tng nm, tc l c iu chnh theo ch s lm phỏt Lp bng tớnh vn lu ng: Mc tiờu lp bng tớnh vn lu ng nhm: (1) Xỏc nh giỏ tr ca thay i cỏc khon phi thu, thay i cỏc khon phi tr; nhng ch tiờu ny s c dựng iu chnh cỏc khon thc thu thc chi trong bỏo cỏo ngõn lu; v (2) Xỏc nh lói vay vn lu ng trờn c s nhu cu vn lu ng thc t a vo thnh mt khon mc chi phớ trong bỏo cỏo thu nhp Trờn c s vn lu ng cn cho hot... nhiờn, trong thc t nhiu d ỏn nhng nm u mi i vo hot ng cú khú khn v ngun tr, nhng nhng nm sau li d ngun tr so vi k hoch Do ú, bờn cnh vic tớnh toỏn DSCR cho tng nm, thng tớnh thờm cỏc ch tiờu nh: Giỏ tr trung bỡnh ỏnh giỏ tng th kh nng hon tr n vay ca d ỏn trong ton b thi gian vay vn; DSCR nh nht xỏc nh nm m d ỏn gp khú khn nht trong vn tr n vn vay 2.11.7 Phõn tớch nhy ca d ỏn: Cú rt nhiu yu t tỏc... ng t cú, t b sung t kt qu hot ng ca nhng nm trc, xỏc nh c nhu cu vn lu ng (cn vay thờm) ỏp ng cho nhu cu hot ng ca d ỏn Lp Bỏo cỏo thu nhp: Bỏo cỏo thu nhp c lp trờn c s kt qu ca mt lot cỏc bng tớnh trung gian phớa trc, gm: - Doanh thu bỏn hng - Chi phớ hot ng - Chi phớ tr lói vay vn u t t K hoch tr n - Chi phớ tr lói vay vn lu ng, c xỏc nh t Bng tớnh nhu cu vn lu ng - Giỏ vn hng bỏn Mc tiờu ca vic... vn lu ng t cú: Ch tiờu Nhu cu vn lu ng cn thit (a) (TSL - cỏc khon n ngn hn + n vay ngn hn) Vn lu ng rũng (b) (Vn CSH + n di hn + vn di hn khỏc - TSC-TDH) Vn lu ng phi i vay (c=a-b) D n vay ngn hn (d) Dựng vn ngn hn u t di hn (dc) Nm trc Nm nay 34.276 70.815 3.901 12.929 30.375 30.375 0 57.886 57.886 0 Qua bng trờn cú th thy cụng ty khụng s dng vn ngn hn u t di hn 1.4.4 Phõn tớch cỏc ch s ti chớnh: . tài Thẩm định tín dụng trung dài hạn đối với các dự án đầu tư . Trong bài viết này sẽ đề cập đến những nội dung chính sau : Chương 1: Cơ sở lý luận về thẩm định dự án đầu tư. Chương 2: Thẩm định. cần thiết của thẩm định dự án đầu tư Một dự án đầu tư thường do chủ dự án lập hoặc thuê các tư vấn lập trên các cơ sở là các ý đồ kinh doanh và mong muốn của chủ dự án. Khi lập dự án, do mong. rằng đại đa số các khoản tín dụng trung và dài hạn nhằm mục đích đầu tư vào các dự án đầu tư. Nhận thấy được tầm quan trọng cũng như vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng,