Các rủi ro khách quan:

Một phần của tài liệu thẩm định tín dụng trung dài hạn đối với các dự án đầu tư (Trang 60 - 64)

Có thể xảy ra các rủi ro sau đây: - Rủi ro cơ chế chính sách. - Rủi ro xây dựng, hoàn tất.

- Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán. - Rủi ro về cung cấp.

- Rủi ro kỷ thuật và vận hành. - Rủi ro môi trường và xã hội. - Rủi ro kinh tế vĩ mô.

- ….

Tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà Cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho từng loại rủi ro nêu trên và tăng chất lượng cho công tác thẩm định một dự án đầu tư.

Những biện pháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện (đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư_cán bộ thẩm định có trách nhiệm tư vấn cho chủ đầu tư thực hiện) hay do ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện (đối với những vấn đề mà ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu, can thiệp).

2.1 Đối với rủi ro về cơ chế chính sách:

Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hóa, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án.

- Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về vấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ, …)

- Hỗ trợ/bảo hiêm tín dụng xuất khẩu. - …

2.2 Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện.

Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng các đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau:

- Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm.

- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình

- Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng.

- Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toàn.

- Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải tỏa mặt bằng.

2.3 Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: Bao gồm: thị trường không chấp nhận hoặc không đủ Cầu đối sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá hoặc không đủ Cầu đối sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án.

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách:

- Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận. - Dự kiến Cung-Cầu thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan).

- Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu)

- Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất…

- Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính (nếu có).

- Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có).

- Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra. - Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có)

Đưa ra những nhận đinh ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án.

- Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư. - Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên vật liệu mua vào.

- Những hợp đồng/thỏa thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng. - Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín.

2.5. Rủi ro về kỷ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thiết kế ban đầu. hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thiết kế ban đầu.

Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:

- Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng.

- Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.

- Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.

- Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh. - Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành.

- Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.

2.6. Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. trường và người dân xung quanh.

Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

- Nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án.

- Tuân thủ các qui định về môi trường.

2.7. Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lam phát, lãi suất, v.v.. bao gồm tỷ giá hối đoái, lam phát, lãi suất, v.v..

Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.

- Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.

- Bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ: chỉ số hóa, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng).

Tình huống 1:

Dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng, NH tài trợ 70 tỷ đồng. Ngày 01/01/2009, NH mở L/C nhập MMTB cho dự án trị giá quy VNĐ 50 tỷ, ngày 01/10/2009 sẽ đến hạn thanh toán L/C.

Ngày 01/08/2009, NHNN điều chỉnh tỉ giá hối đoái tăng, theo đó trị giá L/C phải thanh toán quy VNĐ là 55 tỷ đồng. Tại thời điểm này NH đã giải ngân 20 tỷ đồng để xây dựng nhà xưởng.

Là cán bộ thẩm định cho vay và quản lý hồ sơ DAĐT này, bạn phải giải quyết tình huồng này như thế nào?

Tình huống 2:

Dự án đầu tư có tổng vốn đầu tư 100 tỷ đồng, NH tài trợ 70 tỷ đồng, thời hạn 5 năm. Tính đến ngày 01/10/2009, NH đã giải ngân cho Cty 40 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình thị trường thế giới diễn biến phức tạp làm cho giá nguyên liệu đầu vào của dự án tăng 100% trong khi đó giá bán không tăng tương ứng, điều này có thể làm cho dự án kém hiệu quả hơn so với tính toán ban đầu.

Là cán bộ thẩm định cho vay và quản lý hồ sơ DAĐT này, bạn phải giải quyết tình huồng này như thế nào?

KẾT LUẬN

*****

Có thể thấy, việc thẩm định dự án đầu tư là khá phức tạp, phải quan tâm đến tính khả thi của nhiều yếu tố như pháp lý, nhân sự, thị trường, .v.v.v. chứ không chỉ chú ý đến tính khả thi tài chính mà thôi. Tuy nhiên, việc thẩm định dựa phần lớn vào các giả định và các yếu tố sẽ xuất hiện trong tương lai nên dù có cẩn thận và chu toàn đến đâu, quá trình thẩm định cũng khó có thể lường trước hết tất cả các yếu tố bất thường xảy ra trong tương lai nên rủi ro là điều không thể triệt tiêu được.

Ở Việt Nam, việc thẩm định dự án đầu tư vẫn còn nhiều bất cập, vẫn còn có khoảng cách đáng kể giữa lý thuyết, sự mong đợi của ngân hàng và thực tế triển khai do công tác thu thập thông tin, dữ liệu và độ tin cậy của các thông tin dữ liệu (thông tin vĩ mô, quy hoạch, dự liệu tài chính của dự án, báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn, .v.v.) còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng đáng kể khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng vì vậy ngân hàng thường bảo vệ mình bằng cách yêu cầu tài sản thế chấp lớn, thanh khoản, an toàn. Nói cách khác, vì chênh lệch thông tin nên cả ngân hàng và khách hàng vay vốn điều phải chấp nhận lựa chọn bất lợi khi giao dịch tín dụng. Khắc phục nhược điểm này rõ ràng là không mấy dễ dàng và không chỉ dừng lại do phía ngân hàng hay khách hàng mà còn đòi hỏi có sự thay đổi, cải tổ đồng bộ trong công tác thống kê, chủ trương chính sách của nhà nước.

Một phần của tài liệu thẩm định tín dụng trung dài hạn đối với các dự án đầu tư (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w