1 Khái niệm và ý nghĩa của bảo trợ xã hội %⁄ Khái niệm bảo trợ xã hội:
Trong cuộc sống, không phải lúc nào con người cũng gặp những thuận lợi, may mắn mà ngược lại luôn bị đe dọa trước những biến có, rủi ro, bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau Khi rơi vào những tình huống như vậy, nhu cầu khắc phục khó khăn, đảm bảo cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng trở thành cấp thiết và mang tính nhân đạo sâu sắc Do đó, có thể nhận thấy, bảo trợ xã hội là biện pháp tương trợ cộng đồng đầu tiên mà con người tìm đến để giúp nhau vượt qua những tình huống khó khăn Đây là hình thức tương trợ cộng đồng đơn giản, phổ biến và giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội mỗi quốc gia
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của bảo trợ xã hội, hầu hết các nước đều tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội bằng cách xây dựng pháp luật và tổ
chức thực hiện phù hợp với các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục, tập
quan, cua minh Theo théng ké cua ILO trong cac tài liệu về an sinh xã hội,
trong số 172 nước thiết lập hệ thống an sinh xã hội thì chế độ bảo trợ xã hội đều
được quan tâm thực hiện ngay từ đầu Thậm chí một số nước như Pháp, Đức, còn xác định bảo trợ xã hội cho những người nghèo nhất chính là trọng tâm và mục tiêu chủ đạo của an sinh xã hội
Ở Việt Nam, mặc dù bảo trợ xã hội đã được thực hiện từ rất lâu với vai trò quan trọng của Nhà nước nhưng cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa chính thức về bảo trợ xã hội trong các văn bản pháp luật Theo cách hiệu thơng thường thì đó là “sự giúp đỡ cho qua khỏi cơn nguy khốn” hay “giúp cho qua khỏi cơn nghèo ngặt” Về ngữ nghĩa, thì đa số các nhà khoa học cho rằng cụm từ này gồm hai nhóm từ ghép là “cứu trợ xã hội” và “trợ giúp xã hội”
Trang 2những biện pháp và các hình thức khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào cảnh rủi ro, bat hạnh, nghèo đói, vì nhiều ngun nhân khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình, nhằm giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường nhật hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đẳng
Việc thể chế hóa chính sách xã hội mang đậm tính nhân đạo này, tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể chế độ bảo trợ xã hội với phạm vi đối tượng, điều kiện hưởng, mức hưởng, và tổ chức thực hiện Do Vậy, có thể
hiểu, đưới góc độ pháp luật, chế độ bảo trợ xã hội là tổng thể các quy phạm pháp
luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, xác định quyền và nghĩa vụ của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho các thành viên trong xã hội khi bị lâm vào hoàn cảnh bắt hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ kha nang đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình
Xuất phát từ những phân tích trên về khái niệm bảo trợ xã hội có thể rút
ra mot 86 đặc điểm sau:
- Về đối fượng: tham gia vào quan hệ bảo trợ xã hội bao gồm Nhà nước, các đối tượng bảo trợ và các chủ thể khác như tổ chức, cá nhân khác trong hoạt động chung mang tính nhân đạo này Trong đó:
+ Đối tượng bảo trợ là mọi người dân trong xã hội không phân biệt vị thế
và thành phần xã hội khi gặp phải khó khăn, thiếu thốn, lâm nạn, cơ nhỡ, hoặc
vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến cuộc sống thường ngày hoặc lâu dài của họ bị đe dọa Dưới góc độ kinh tế thì đó là những thành viên có mức sống thấp hơn mức sống tối thiểu của xã hội hoặc gặp khó khăn, rủi ro cần có sự nâng đỡ về
vật chất Dưới góc độ xã hội thì họ thuộc nhóm người “yếu thế” trong xã hội, với những nguyên nhân khác nhau mà bị rơi vào vị thế bắt lợi, thiệt thịi, có ít cơ may
Trang 3cho cuộc sóng của gia đình và bản thân Ngoài ra đưới góc độ nhân đạo, đó có thé là những đối tượng nghiện hút, mại dâm, lang thang xin ăn,
+ Thứ hai là Nhà nước với tư cách là một chủ thê trong quan hệ bảo trợ xã hội, đã xác định được nghĩa vụ của mình và mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo trợ xã hội Hoạt động bảo trợ xã hội, ngoài trách nhiệm của Bộ lao động — thương binh và xã hội còn là trách nhiệm của các bộ, ban ngành khác như Bộ y tẾ, Bộ giáo dục, và toàn thể các thành viên xã hội
- Về nội dung: Chế độ bảo trợ xã hội được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau Nếu căn cứ vào phạm vi đối tượng sẽ có chế độ bảo trợ đối với từng nhón cụ thể như người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật, trẻ em mồ côi, Nếu căn cứ vào tính ổn định hay nhất thời của trợ cấp thì sẽ có chế độ trợ cấp thường xuyên và chế độ trợ cấp đột xuất Trong đó, chế độ trợ cấp thường xun có tính ổn định, lâu dài hơn, còn chế độ trợ cấp đột xuất thì có tính nhất thời, được thực hiện một lần với các hình thức đa dạng, linh hoạt Còn nếu căn cứ
vào hình thức của chế độ bảo trợ sẽ có bảo trợ xã hội về vật chất với các khoản
tiền trợ cấp, phương tiện sinh sng và bảo trợ xã hội về tinh than bằng các hoạt động tư vấn sức khỏe, tâm lý, giáo dục,
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chế độ bảo trợ xã hội bao gồm hai nội dung chính là chế độ bảo trợ thường xuyên và chế độ bảo trợ đột xuất Việc phân loại này chỉ có ý nghĩa đưa ra mức hưởng và hình thức bảo trợ cho phù
hợp với từng nhóm đối tượng
Trang 4thường là thấp và linh hoạt, phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính của Nha nước, khả năng huy động nguồn lực, và tình trạng thực tế của đối tượng,
Ngoài hai chế độ bảo trợ thường xuyên và đột xuất, ở phạm vi rộng, hoạt động bảo trợ xã hội còn được thực hiện với các chương trình xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe tồn dân, chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, những người lầm lỡ mắc tệ nạn xã hội,
*⁄ Ý nghĩa của bảo trợ xã hội:
Ngay từ khi ra đời cho đến nay, an sinh xã hội nói chung và bảo trợ xã hội nói riêng đã được đón nhận như một sự đảm bảo cho cuộc sống và đặc biệt có
ý nghĩa đối với một bộ phận thành viên xã hội, bộ phận “người yếu thế” Là sự
bảo vệ phổ cập và đồng nhất đối với mọi thành viên xã hội trên cơ sở sự tương trợ cộng đồng, chia sẻ rủi ro, bảo trợ xã hội là hoạt động mang đậm tính nhân đạo, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và pháp luật
- Dưới góc độ kinh tế, bảo trợ xã hội không vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận nhưng lại có ý nghĩa là công cụ phân phối lại tiền bac, của cải và dịch vụ có lợi cho các thành viên bất hạnh trong xã hội, góp phần thu hẹp dần sự chênh lệch mức sống, giảm bớt đói nghèo, Với góc độ này thì bảo trợ xã hội chính là
biện pháp thúc đây sự phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội Với mỗi thành viên xã
Trang 5xã hội không loại trừ được nghèo đói, bắt hạnh, rủi ro, nhưng đây là biện pháp
kinh tế góp phần đây lùi nghèo túng, khắc phục rủi ro, thúc đây tiến bộ xã hội
- Dưới góc độ chính trị, xã hội: bảo trợ xã hội đặc biệt có ý nghĩa Đây không chỉ là thái độ của Nhà nước, là biện pháp hỗ trợ tích cực của xã hội đối với mỗi thành viên của mình khi gặp rủi ro, khó khăn mà còn làm giảm thiểu những bất ổn trong xã hội, góp phần duy trì ôn định xã hội trong đó có ồn định chính trị Sở dĩ bảo trợ xã hội có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc như vậy là do xuất phát từ nền tảng của bảo trợ xã hội là sự tương tác, tương trợ cộng đồng của các thành viên xã hội trước những bất hạnh, rủi ro của cá nhân Theo đó, những bat hạnh, khó khăn này được cả cộng đồng gánh vác, sẻ chia mà không đòi hỏi một
nghĩa vụ nào về tài chính từ phía đối tượng Ở đây khơng có sự phân biệt về đối
tượng hưởng cũng như chủ thể thực hiện mà hơn thế nữa lại là yếu tố tạo nên sự hòa đồng giữa các thành viên xã hội, không phân biệt giới tính, tơn giáo, địa vị kinh tế, Có thể coi bảo trợ xã hội là một hình thức tương trợ cộng đồng phô biến nhất, thể hiện tính nhân văn sâu sắc của mỗi cá nhân và có sức hút hấp dẫn trước những giá trị nhân bản của con người
Ngày nay, bảo trợ xã hội khơng cịn là vấn đề chính trị, xã hội của mỗi
quốc gia mà đã trở thành vấn đề có tính quốc tế Việc thực hiện bảo trợ xã hội không bị giới hạn bởi bất kỳ rào cản chính trị hay địa lý nào, nó có ý nghĩa tồn cầu vì một thế giới hịa bình, ổn định và phát triển hơn
- Dưới góc độ pháp luật: bảo trợ xã hội là một chế định quan trọng trong
hệ thống pháp luật an sinh xã hội điều chỉnh việc trợ giúp vật chất và tinh thần
cho nhóm đối tượng có vị thé bat lợi, thiệt thịi, ít có cơ may trong cuộc sống như người bình thường khác và không đủ khả năng tự lo liệu Ý nghĩa pháp luật của bảo trợ xã hội xuất phát từ quyền cơ bản của con người Mỗi con người sống trong xã hội đều có quyền được sống, được bình đăng, được thương yêu, đùm
Trang 6Ở nước ta, quyền bảo trợ đã được ghi nhận trong Hiến pháp (điều 67) và
nhiều văn bản pháp lý khác Điều đó cho thấy bảo trợ xã hội không chủ đơn
thuần là hoạt động tự phát mang tính nhân đạo của cộng đồng mà dưới góc độ
pháp luật, nó đã được thê chế hóa thành chế định của hệ thống pháp luật an sinh xã hội quốc gia Cũng từ đó, giúp chúng ta nhận thức được rằng, bảo trợ xã hội
không phải là sự ban ơn, sự chiếu cố của xã hội đối với những thân phận thấp
hèn, những người cùng cực, mà là quyền của mỗi thành viên trong xã hội, là trách nhiệm, nghĩa vụ của cả cộng đồng
2 Bài tập tình huống
Giải quyết tình huống:
2.1 Chế độ bảo hiểm xã hội:
Xác định anh H thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 (BHXH) quy định về đối tượng áp dụng đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc: “¡ Người lao động
tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gm: a) Người làm việc theo hợp đông lao động không xác định thời hạn, hợp đông lao động có thời hạn từ đu ba tháng trở lên; ” Mà theo đề bài thì anh H đã làm việc tại công ty
xây dựng Y từ năm 1987, do đó, đối chiếu với Điều luật trên thì anh H thuộc đối
tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ vào Điểm a, c, d Khoản I Điều 4 Luật BHXH năm 2006 thì các chế độ ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí đều thuộc bảo hiểm xã hội bắt buộc
a) Dữ kiện thứ nhất: Trong lúc làm thêm giờ anh H bị thương và phải điều trị mắt 2 tháng, được xác định suy giảm 45% khả năng lao động
Chế độ tai nạn lao động: - Điểu kiện được hưởng:
Trang 7một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao
động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đủ các điều kiện sau: người lao động bị tai nạn ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động và được xác định mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn
Theo dữ kiện đề bài, ngày 23/8/2007, theo yêu cầu của giám đốc nên anh
H ở lại công ty làm thêm giờ Trong lúc làm thêm, không may giàn giáo sập khiến anh bị thương phải vào viện điều tri mat hai tháng Ra viện, anh được xác định là suy giảm 45% khả năng lao động Như vậy, anh H bị tai nạn khi đang làm việc theo yêu cầu của giám đốc và anh được xác định là bị suy giảm 45% khả
năng lao động Do đó, đối chiếu với Điều luật trên, xác định anh H sẽ được
hưởng chế độ tai nạn lao động
- Mức trợ cap tại nạn lao động:
Anh H phải vào viện điều trị 1 tháng và được xác định suy giảm 45% khả năng lao động Theo đó, các chế độ mà anh H được hưởng như sau:
Thứ nhất, trong thời gian điều trị tại bệnh viện, anh H được người sử
Trang 8Thứ hai, sau khi điều trị, anh H được hưởng trợ cấp hàng tháng do Quy
bảo hiểm xã hội trả theo quy định tại Điều 43 Luật BHXH năm 2006:
“1 Người lao động bị quy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng
2 Mức trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:
4) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ quy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hàng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5 %, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kê trước khi nghỉ việc để điều trị ”
Trong tình huống này , anh H bị tai nạn lao động, suy giảm 45% khả năng lao động Như vậy, áp dụng Khoản 1 Điều 43 Luật BHXH thì anh H được hưởng trợ cấp hàng tháng và mức trợ cấp bao gồm: mức trợ cấp căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và mức trợ cấp căn cứ vào số năm đóng bảo hiểm xã hội
Về việc xác định số năm đóng bảo hiểm xã hội của anh H: anh H đã làm việc tại công ty xây đựng Y từ ngày 20/5/1987 Tính đến ngày 23/8/2007 thì anh
đã làm việc được 20 năm, tương đương với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt
buộc
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP và Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/1/2007 hướng dẫn thi hành một số điều của
Trang 9Mức trợ = Mức trợ cấp tính theo mức + Mức trợ cấp tính theo cấp một lần suy giảm khả năng lao động số năm đóng BHXH
= [30% x Lmin + (m - 31) x 2% x Lmin] + [0,5% x L + (t - 1) x 0,3% x LỊ = [30% x Lmin + (45 - 31) x 2% x Lmin] + [ 0,5% x L + (20 - 1) x 0,3% x L] = 58% x Lmin + 6,2% x L Trong do:
- Lmin: mức lương tôi thiểu chung
- m:mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (3l < hoặc = m)
- L: mức tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kê trước khi nghỉ việc để điều trị Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động trong tháng đâu tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì bằng mức tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó
- t: s6 nam đóng bảo hiểm xã hội Một năm tính đủ 12 tháng, khơng kế năm đầu đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, hàng tháng anh H sẽ được hưởng tổng cộng 58% mức lương tối thiểu chung và 6,2% mức tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị Các khoản tiền trợ cấp trên căn cứ vào quy
định tại Điều 44 Luật BHXH năm 2006: “Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại
các điều 42, 43, và 46 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện” Do đó, anh H sẽ được hưởng những khoản trợ cấp trên từ thời điểm điều trị xong, ra viện
Trang 10Thứ nhất, bên cạnh mức trợ cấp trên, người lao động còn được đảm bảo các điều kiện khác để giải quyết các nhu cầu mức phát sinh theo quy định tại Điều 45 Luật BHXH: “Người lao động bị tai nạn lao động, thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tát” Trong tình huống trên, anh H được xác định là bị suy
giảm 45% khả năng lao động Nếu như thương tật này khiến anh bị tổn thương
các chức năng hoạt động của cơ thể như chân, tay, cột sng thì anh cịn được
Quỹ bảo hiểm xã hội cấp phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thất chức năng, các dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn, căn cứ vào tình trạng thương tật của anh Những phương tiện trợ giúp đó sẽ giúp cho người lao động lấy lại thăng bằng trong cuộc sống để có thê dễ dàng hòa nhập với cộng đồng
Thứ hai, về chê độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thương tật:
Căn cứ vào Khoản I Điều 48 Luật BHXH năm 2006: “Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe từ năm đến mười ngày” Bên cạnh đó, Điểm b, Khoản 2 Điều 24 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định: “Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ” Như vậy, sau khi ra viện, anh H được quyền nghỉ tối đa 7 ngày (đo anh H bị suy giảm 45% khả năng lao động) Ngồi ra, anh cịn được hưởng một khoản trợ cấp khác trong 7 ngày nghỉ trên theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: “Ä⁄c hưởng dưỡng sức, phục hôi sức khỏe một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tai gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hôi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền di
lại, tiền ăn và ở”
b) Dữ kiện thứ hai: Tháng 7/2010, vết thương tái phát, anh phải vào viện diéu tri 1 tháng, được xác định là suy giảm 61% khả năng lao động
Trang 11*/ Ché dé tai nan lao dong:
Căn cứ vào Điểm d Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH thì: “Đối với người lao
động đã hưởng trợ cáp tai nạn lao động, bệnh nghê nghiệp hàng tháng theo quy định tại Điễu 22 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hàng tháng mới được tính theo
quy định tại khoản 3 mục III phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, trong
đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới; mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội là mức hiện hưởng” Ö đây, sau khi vết thương tái phát và vào viện điều trị, anh H được xác định là suy giảm 61% khả năng lao động Như vậy, tính từ thời điểm vết thương tái phát, anh H sẽ được hưởng mức trợ cấp tai nạn lao động mới được tính theo công thức sau:
Mức trợ cấp tính theo = mức suy giảm khả năng +
lao động mới
Mức trợ cấp tính theo số năm đóng BHXH
Mức trợ cấp hàng tháng
Dựa vào (cơng thức *) có thé tinh cy thể như sau:
{30% x Lmin + (m - 3l) x 2% x Lmin] + [0,5% x L + (t— l) x 0,3% x L] = [30% x Lmin + (61 - 31) x 2% x Lmin] + [ 0,5% x L + (20 - 1) x 0,3% x L] = 90% x Lmin + 6,2% x L
Như vậy, hàng tháng anh H sẽ được hưởng tổng cộng 90% mức lương tối thiểu chung và 6,2% mức tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của tháng
liền kề trước khi nghỉ việc đề điều trị (tính từ thời điểm sau khi vết thương tái phát)
*⁄ Chế độ ốm đau:
Trang 12- Điều kiên được hưởng:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 22 Luật BHXH năm 2006 thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác
nhận của cơ sở y tế Theo đữ kiện đề bài thì đến tháng 7 năm 2010 vết thương tái
phát, anh phải vào viện điều trị mất 1 tháng Do đó anh H sẽ được hưởng quyền
lợi liên quan đến chế độ óm đau
- Thời gian được hưởng:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 Luật BHXH: “Thời gian tối
đa hưởng chế độ ôm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngàu nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuân và được quy định như sau: a) làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm ”
Trong tình huống trên, tính đến tháng 7 năm 2010 thì anh H đã làm việc
ở công ty xây dựng Y được 23 năm (do dữ kiện dé bài không đề cập nên mặc
nhiên thừa nhận anh H làm việc trong 23 năm với điều kiện bình thường) tương
đương với 23 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc Như vậy, thời gian hưởng chế
độ ốm đau tối đa của anh H là 40 ngày - Mức hưởng chế độ ôm đau:
Khoản 1 Điều 25 quy định: “Người lao động hưởng chế độ ốm dau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 23 và Điều 24 của Luật này thì mức hướng bằng 75% mức tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền
kề trước khi nghỉ việc” và Điều 11 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: “Mức (iển
lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hướng chế độ ôm đau theo khoản I và khoản 2 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội được quy định nhw sau: 1 Mức tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ơm đau là mức tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kê trước
Trang 13khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.2 Trường hợp người lao động hưởng chế độ ôm đau trong tháng đâu tham gia bảo hiểm xã hội, thì mức tiền lương, tiền cơng đóng báo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế độ ôm đau là mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó” Đơi chiếu với Điều luật thì anh H sẽ được hưởng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của
tháng liền kề trước khi nghỉ việc
- Dưỡng sức, phục hôi sức khỏe sau ốm đau:
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: “Người lao
động sau thời gian hưởng chế độ ôm đau theo quy định tại Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội mà sức khỏe cịn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hoi sức khỏe” Do đó, sau khi điều trị ra viện, anh H sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Thời gian nghỉ cụ thể là 5 ngày theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 12 Nghị định này (do đữ kiện đề bài chỉ nêu anh phải điều trị I tháng do vết thương tái
phát) Ngoài ra, anh còn được hưởng 1 khoản trợ cấp đối với 5 ngày nghỉ trên: bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình và bằng 40% mức lương tối thiêu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung (theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định này)
c) Dữ kiện thứ ba: Sau khi ra viện, anh H xin được giải quyết chế độ
hưu trí khi mới 52 tuổi
*⁄ Chế độ hưu trí:
Trong tình huống trên, anh H xin được nghỉ việc và đề nghị được giải
quyết chế độ hưu trí khi anh H mới có 52 tuổi Khi đó anh H đã đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc được 23 năm và được xác định là suy giảm 61% khả năng lao động Căn cứ vào Khoản 1 Điều 51 Luật BHXH năm 2006: “Người lao động quy
định tại các điểm a, b, c, d và e khoản l Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm
xã hội du hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hướng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương
Trang 14hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1 Nam đủ năm mươi tuổi; nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên; ” Như vậy, anh H sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng nhưng mức lương sẽ thấp hơn so với những người đủ điều kiện hưởng lương hưu bình thường quy định tại Điều 50 của Luật này Mức lương hưu hàng tháng anh H được hưởng sẽ được tính theo quy
định tại Điều 52 của Luật này Cụ thể bằng:
[45% x mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội
(ing voi 15 nam dong bao hiểm xã hội) + (23 — 15) x 2%] — 3%
= 58% x mức bình quân tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, anh H sẽ được hưởng mức lương hưu hàng tháng bằng 58% mức bình quân tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm xã hội Và mức lương hưu hàng tháng này thấp nhất phải bằng mức lương tối thiểu chung
Khi tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thì thời gian đóng của anh H chính xác là 23 năm 2 tháng (từ 20/5/1987 đến tháng 7/2010) thì những tháng đóng bảo hiểm xã hội lẻ dưới 3 tháng sẽ không được tính (quy định tại Khoản 5
Điều 28 Nghị định)
*⁄ Ý kiến tư vẫn để anh H có thế được hưởng mức hưu trí cao hơn: Anh H nên tiếp tục đóng bảo hiểm tự nguyện (tại cơ quan bảo hiểm xã hội quận, huyện) thêm 3 năm nữa cho đủ 55 tuổi (tuổi nghỉ hưu đúng của anh H) để tăng tỉ lệ hưởng lương hưu, đảm bảo mức hưởng hưu trí cho mình một cách có lợi nhất Khi đó, mức hưởng hưu trí hàng tháng của anh H sẽ là: 45% + (23 +3 — 15) x 2% = 67% mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội Đây là mức hưởng có lợi nhất mà anh H được hưởng khi về hưu
2.2 Chế độ bảo hiểm y tế
Khi anh H được hưởng lương hưu hàng tháng thì đồng thời anh H cũng
được cơ quan bảo hiểm xã hội hỗ trợ bảo hiểm y tế hàng tháng với mức tối đa là
Trang 156% của lương hưu được hưởng Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế: “người hưởng lương hưu, trợ cáp mắt sức lao động hàng tháng” Và Điều 13 của Luật này quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau: “A⁄ức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại khoản 3 điều 12 của Luật này tối da bang 6% mức lương hưu, trợ cấp mắt sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng”