1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây

55 507 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 Tháng 4, 2008 Được chuẩn bị bởi Savills Vietnam Co, Ltd. Tầng 13, Toà nhà Pacific, 83B Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: +84 4961300 Fax: +84 4 9461 302 Email: hanoi-info@savills.com.vn Tầng 3, Opera View 161 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Điện thoại: +84 8 8239 205 Fax: +84 8 8234571 Email: hcmc-info@savills.com.vn Beverly Investment JSC Bản thảo nghiên cứu thị trường Tỉnh Hà Tây Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 Nội dung 1. TỔNG QUAN VỀ HÀ TÂY 1.1 Hồ sơ nhân khẩu 1.2 Việc làm và lao động 1.3 Phân loại xã hội theo thu nhập và chi tiêu hộ gia đình 1.4 Tình hình kinh tế 2. KHU VỰC DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN Ở TỈNH HÀ TÂY 2.1 Tổng quan 2.2 Cung cấp 2.2.1 Tình hình cung 2.2.2 Cung trong tương lai 2.3 Nhu cầu 2.3.1 Những nguồn cầu hiện thời 2.3.2 Những nguồn cầu tiềm năng 3. PHÂN TÍCH SWOT KHU VỰC KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH Ở TỈNH HÀ TÂY PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ TÂY PHỤ LỤC 2: CÁC ĐIỂM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH Ở HÀ TÂY PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN Ở HÀ TÂY PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ TÂY Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 1. TỔNG QUAN HÀ TÂY Hà Tây nằm ở trung tâm Đồng bằng Sông Hồng, phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình, và phía tây Bắc giáp 2 tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Hà Tây là một trong 8 tỉnh thuộc khu kinh tế trọng điểm ở phía Bắc Việt Nam. Cả tỉnh có 2196km diện tích đất và có tổng số dân khoảng 2.5 triệu người năm 2006. Hà Tây cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40km, và thành phố trung tâm tỉnh là Hà Đông cách Hà Nội 10km. Về mặt hành chính, Hà Tây được chia thành 12 huyện (Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Mỹ Đức, Ứng Hoà, Phú Xuyên) và có 1 thành phố Sơn Tây, 1 thành phố trung tâm là Hà Đông. Kế hoạch mở rộng Hà Nội của bộ Xây dựng về phía Tây vẫn đang đợi sự thông qua của chính phủ nhưng kế hoạch vẫn chưa được Hội đồng nhân dân Hà Nội, Hà Tây và Hoà Bình chấp thuận. Theo kế hoạch mở rộng, diện tích mới của Hà Nội sẽ rộng hơn 3.5 lần, trải dài 3,324.93 mét vuông và bao trọn tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc và 4 xã (Đông Xuân, Tiên Xuân, Yên Bình, và Yên Trung) của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Hà Nội mở rộng sẽ cung cấp đủ nguồn lực để phát triển những dự án chuẩn quốc gia và quốc tế như Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu Đại học quốc gia, và những Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 dự án Du lịch và Văn hoá của các làng Dân tộc Thiểu số ở tỉnh Hà Tây. Vào thời điểm này, Chính phủ Việt Nam đang xem xét tất cả các dự án ở Hà Tây. Vị trí địa lý Hà Tây là tỉnh nối khu vực phía tây bắc và khu vực trung du phía bắc với các tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng. Lãnh thổ Hà Tây đa dạng có núi, đồi và đồng bằng sông tạo thành một cảnh quan đặc sắc bao gồm Rừng Quốc gia Ba Vì, Ao Vua, và Thác Nga. Động thực vật phong phú và hệ sinh thái phức tạp kết hợp với những cái hồ thiên nhiên tuyệt đẹp như Suối Hai, Đồng Mô, Quan Sơn, Đông Sương, Văn Sơn và Khoang Xanh. Một dải các hang động nổi tiếng như Hương Tích - được xem là một trong những động đẹp nhất Việt Nam – cũng là những nơi hấp dẫn ở Hà Tây. Hà Tây cũng có rất nhiều chùa chiền nổi tiếng và cổ xưa (Hương, Tây Phương, Trăm Gian, Trầm, Dâu, Mía) và nhiều làng nổi tiếng (Tây Đặng, Chu Quyền, Đại Phú, Hoà Xá). Hà Tây rất gần Hà Nội và nhiều nghề thủ công truyền thống đã được sản xuất và cung cấp cho khách du lịch thủ đô. Đến nay, Hà Tây có 120 làng chính thức được công nhận là làng thủ công truyền thống với các sản phẩm như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, và điêu khắc gỗ Sơn Động. Hà Tây có hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp điện, nước tốt. Tất cả các điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh đều có thể đến dễ dàng trong phạm vi 50km từ trung tâm thành phố Hà Nội. Khí hậu Khí hậu Hà Tây bị ảnh hưởng bởi nhiệt đới gió mùa và được chia thành ba vùng khí hậu nhỏ - vùng đồng bằng có khí hậu nóng ẩm bị ảnh hưởng bởi gió biến; vùng đồi núi có khí hậu lục địa bị ảnh hưởng bởi gió tây; và vùng núi Ba Vì có khí hậu mát mẻ, dễ chịu với nhiệt độ trung bình khoảng 18 độ C. Giao thông Hà Tây cách Cảng biển Quốc tế Hải Phòng 110km dọc theo đường quốc lộ số 5. Thành phố thị xã Hà Đông cách trung tâm Hà Nội 10km và có xe buýt trên cả tuyến đường. Tỉnh Hà Tây có đường cao tốc Quốc Gia 32 nối với tỉnh Phú Thọ, đường cao tốc Quốc gia số 6 nối với tỉnh Hoà Bình, và các tỉnh tây bắc khác. Đường cao tốc 6 làn, 30km giữa Láng và Hoà Lạc, được dự kiến hoàn thành trước năm 2010 và sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế trong vùng. Đường cao tốc Láng Hoà Lạc là đường giao thông huyết mạch Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 chính ở Hà Tây và rất quan trọng với sự mở rộng địa lý của Hà Nội. Tuy nhiên, Savills cho rằng đường quốc lộ này sẽ không thể hoàn thành trong 7 tới 10 năm tới. 1.1 Hồ sơ nhân khẩu Dân cư của Hà Tây trên Đồng bằng Sông Hồng nổi tiếng với văn hoá dân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Người Kinh chiếm 99% dân số của tỉnh và số còn lại là người dân tộc Mường, Dao. Dân số Hà Tây tăng nhanh từ 2,448,00 năm 2001, lên 2,543,500 năm 2006. Dân số Hà Tây được dự báo sẽ tăng từ 2.54 triệu người năm 2006 lên 2.65 triệu người năm 1010. Đáng lưu ý, dân số thành phố đã cho thấy sự tăng mạnh từ 202,000 người lên 265,000 người do sự đô thị hoá và mở rộng lãnh thổ quá nhanh của thành phố thị xã Hà Đông. Tuy nhiên, dân số đô thị vẫn chỉ chiếm 10.4% tổng số dân toàn tỉnh. Khoảng 89.6% dân số Hà Tây sống ở khu vực nông thôn vào cuối năm 2006. Ở thời điểm đó, dân số thành phố Sơn Tây là 120,289, chiếm 4.73% tổng số dân Hà Tây. Mật độ dân số trung bình của Hà Tây là 1,158 người/km vuông nhưng phân bố không đều trên toàn tỉnh. Mật độ dân số ở các khu vực trung tâm, là thành phố Hà Đông và Sơn Tây lần lượt là 5,526 người/km vuông, 1060 người/km vuông. Trong khi đó, các con số tương tự ở các khu vực không phải trung tâm như huyện Mỹ Đức và Ba Vì lần lượt là 760 người/km vuông và 610 người/km vuông. Đầu tư vào giáo dục là một trong những ưu tiên cao nhất của chính quyền địa phương. Tất cả các huyện ở tỉnh Hà Tây hiện đều có hệ thống giáo dục phổ cập cấp 2 và nhắm tới mục tiêu đào tạo giáo dục bậc cao hơn cho mọi người vào năm 2010. Số người được đào tạo hiện nay chiếm 28.2% tổng số lao động. Trong tương lai, kế hoạch phát triển thành phố đã được Thủ tướng thông qua năm 2006 hướng tới mục tiêu tăng số lao động có kĩ năng lên 40% vào năm 2010, và 60% năm 2020. Bảng biểu 1: Dân số Hà Tây Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây 1.2 Lao động và việc làm Hà Tây có tổng số người lao động là 1,299,371 người, làm việc trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau, chiếm 72.7% lực lượng lao động. Hà Tây có dân số trẻ và lực lượng lao động khoẻ mạnh với 73.5% dân số tỉnh trong độ tuổi lao động và trong số đó 96.7% đủ khả năng làm việc. Đa số lực lượng lao động của Hà Tây là làm việc trong ngành nông nghiệp và lâm ngiệp, chiếm 53% tổng số lao động đang làm việc. Số lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đã giảm từ 75.6% năm 2001 xuống 53% năm 2006. Khu vực dịch vụ, công nghiệp, và xây dựng chỉ thu hút được lần lượt 14.5% và 32.5% người lao động. Theo Phòng Thống kê Hà Tây, số người thất nghiệp ở Hà Tây năm 2006 là 13,475. Tỉ lệ thất nghiệp của tỉnh tăng từ 0.6% năm 2003 lên 0.72% năm 2006. Bảng biểu 2 - Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Tây Nguồn: Phòng thống kê tỉnh Hà Tây 1.3 Phân chia xã hội theo thu nhập và chi tiêu hộ gia đình Bảng 1 – Thu nhập trung bình theo nhóm ở Hà Tây 2004 2006 Nhóm thu nhập Thu nhập trung bình mỗi người mỗi tháng (USD) Chi tiêu trung bình mỗi người mỗi tháng (USD) Chi tiêu /Thu nhập (%) Thu nhập trung bình mỗi người mỗi tháng Chi tiêu trung bình mỗi người mỗi tháng Chi tiêu / Thu nhập (%) Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 Thu nhập trung bình của tất cả các nhóm 24.7 19.56 79.18 35.89 24.51 68.28 Nhóm 1 9.08 14.29 157.34 13.00 12.32 94.74 Nhóm 2 15.37 16.44 107.02 19.53 16.24 83.12 Nhóm 3 21.14 19.87 93.99 26.19 19.97 76.25 Nhóm 4 28.83 19.17 66.52 35.4 26.56 75.04 Nhóm 5 51.75 28.32 54.72 85.16 45.16 53.03 Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây Năm 2007, cơ quan thống kê tỉnh Hà Tây đã thực hiện một khảo sát về mức sống người dân. Dân số được chia thành năm nhóm bằng nhau theo mức thu nhập. Bảng biểu trên thể hiện thu nhập và chi tiêu bình quân của một người, một tháng trong năm nhóm ở tỉnh Hà Tây. Thu nhập cao nhất trong 5 nhóm là 85%/người/tháng. Chúng ta có thể thấy sự gia tăng đều đặn về thu nhập của tất cả các nhóm từ 2004 đến 2006. Xét một cách toàn diện, mỗi người của tỉnh tiêu khoảng 70% thu nhập của họ vào các nhu cầu cơ bản và tiết kiệm khoảng 30% trên tổng số thu nhập. Tuy nhiên, ở các nhóm thu nhập thấp hơn, chi tiết thường cao hơn. Cũng theo điều tra này, hơn một nửa chi tiêu gia đình là vào thức ăn. 58% còn lại của chi tiêu gia đình là vào giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và nhà cửa. Phần trăm chi tiêu của các khoản không phải thức ăn tăng dần theo thời gian. Các chỉ số kinh tế chính của Hà Tây 2006 Tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Hà Nội 11.53% Tỉ lệ tăng trưởng GDP ở Hà Tây 12.79% % Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp 29.56 % Công nghiệp, xây dựng 40.04 % Dịch vụ 30.4 FDI (tỷ VNĐ) 154.4 Doanh thu du lịch 62.124 Số lượng khách (triệu) 3.15 Khách nội địa (triệu) 0.17 Khách nước ngoài 2.98 Số lượng khách sạn 17 Số lượng phòng 547 Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây và Hà Nội Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 Hà Tây đạt đượt sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong mười năm và 2006 đánh dấu một năm cực kì rực rỡ của Hà Tây nhờ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Kể từ 2002, tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Hà Tây rất cao khoảng 9.5%, cao hơn tỷ lệ tăng trưởng GDP quốc gia là 8%. Kinh tế Hà Tây có điểm nổi bật là nông nghiệp chiếm 90% tổng số dân cư sống ở các vùng nông thôn và 53% lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp. Bảng biểu 3: GDP của Hà Tây Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 Năm 2006, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đóng góp lần lượt là 29.56%, 40.4% và 30.4% vào GDP Hà Tây. Kế hoạch phát triển để trở thành thành phố công nghiệp và hiện đại hoá đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng để tăng giá trị các ngành công nghiệp lên 45% và ngành dịch vụ lên 35% vào GDP của tỉnh trước năm 2010. Phần trăm đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP của tỉnh sẽ giảm xuống 20% năm 2020 và 9% trước năm 2020. Suốt gia đoạn 2000-2006, xuất khẩu Hà Tây tăng 2.5 lần từ 46 triệu đô lên 112 triệu đô. Bảng biểu 4- GDP của Hà Tây theo ngành Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây và Hà Nội Bảng biểu 5 đã cho thấy xu hướng của GDP đầu người của Hà Tây và Hà Nội. Các số liệu về Hà Nội luôn cao hơn Hà Tây xấp xỉ 4 lần. Năm 2006, khi GDP đầu người của Hà Tây chỉ có 435.5$, thì ở Hà Nội, GDP đầu người là 1787.5$. Bảng biểu 5 – GDP trên đầu người ở Hà Nội và Hà Tây Công ty TNHH Savills Vietnam Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Tháng 4, 2008 Nguồn: phòng thống kê Hà Nội và Hà Tây Năm 2007, Hà Tây xếp thứ 12 trong danh sách các tỉnh thu hút FDI, đã giảm từ vị trí thứ 3 năm 2006. Tổng giá trị vốn FDI đã đăng ký vào Hà Tây năm 2007 là 537 triệu đô la, bằng 1/5 FDI vào Hà Nội. Số liệu 7 cho thấy phần đóng góp của các dự án FDI được cấp phép vào cuối năm 2006. Hàn Quốc, Singapore, và Nhật Bản đứng đầu danh sách các nhà đầu tư FDI vào tỉnh với tổng số vốn đã đăng ký là 1,146 triệu đô la Mỹ. Bảng biểu 6 – FDI vào Hà Tây Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây Bảng biểu 7 - Vốn đầu tư của các dự án FDI được cấp phép ở Hà Tây [...]... Hiện có khoảng 44 dự án du lịch, gồm những dự án đang hoạt động, đang xây dựng, ở giai đoạn lên kế hoạch và những dự án đang chờ cấp phép Thiên nhiên tươi đẹp và di sản phong phú đã tạo cho các dự án du lịch một điểm đến đầy hấp dẫn so với các khu công nghiệp gần đó đông đúc và môi trường ô nhiễm Tuy nhiên, cần nhiều nỗ lực hơn nữa để biến Hà Tây thành một điểm đến nổi tiếng cho các kì nghỉ ở Việt Nam... gia, Hà Tây thú hút khoảng 70 tỉ VNĐ cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch chỉ riêng năm 2007, đạt các mục tiêu kế hoạch một cách thành công Tuy nhiên,vẫn có một số thiếu sót trong du lịch ở Hà Tây Theo Phòng Du lịch tỉnh Hà Tây, bên cạnh việc thiếu các sản phẩm du lịch mới, các du khách không chi tiêu nhiều vì có quá ít sự lựa chọn và lưu lại ngắn ngày Gía dịch vụ bất hợp lý ở một số địa điểm và chất... chuộng, rất thành công trong việc thu hút du khách nướcngoài Hà Tây, với những dãy núi và hồ nước tuyệt đẹp, có những địa điểm tương tự hai địa điểm này, và cần nỗ lực hơn nữa để thu hút nhiều du khách nước ngoài hơn Bảng biểu 17 – Du khách quốc tế tới Hà Tây Nguồn: Sở Du lịch Hà Tây So với Hà Nội, Hà Tây kém hấp dẫn khách du lịch hơn nhiều, dựa theo số lượng du khách nước ngoài nhỏ nhoi của Hà Tây so với... quốc tế tới Hà Nội và Hà Tây Nguồn: Sở du lịch Hà Tây Du khách nội địa Bảng biểu 19 – Du khách nội địa tới Hà Tây Nguồn: Sở du lịch Hà Tây Từ năm 2003, lượng khách Việt Nam tới Hà Tây tăng mạnh Tổng lượng khách nội địa đã chiếm khoảng 95% trên toàn bộ lượng khách tới Hà Tây Riêng năm 2006, lượng khách nội địa chiếm 94.6% tổng lượng du khách tới Hà Tây, và con số này vẫn giữ nguyên ở 95% vào năm tiếp... giải trí Du lịch sinh thái, resort, và các phương tiện vui chơi giải trí và thể thao Trung tâm hội nghị Quốc tế, khách sạn 3 sao và công viên giải trí Nhà hát múa rối Quốc gia, resort và các phương tiện giải trí Du lịch sinh thái, lịch sử và văn hoá, biệt thự, khách sạn và các phương tiện giải trí Công viên giải trí và Du lịch sinh thái Tuần Châu – Hà Tây Đáng chú ý là Công viên Du lịch Sinh Thái và Gỉai... năng du lịch của Hà Tây Khách du lịch tới Hà Tây Bảng biểu 13 - Lượng khách du lịch tới Hà Tây Công ty TNHH Savills Vietnam Tháng 4, 2008 Bản dịch được thực hiện bởi Công ty CP Beverly Hà Tây – Thành viên tập đoàn Archi Nguồn: Sở du lịch Hà Tây Nhìn chung, số lượng du khách tới Hà Tây đã tăng Năm 2007, tỉnh Hà Tây đón 3,9 triệu khách, cao nhất trong năm năm qua, và lượng khách hàng năm tăng 23.8% Trong... và làng điêu khắc Sơn Động Mỗi làng đóng góp vào phát triển kinh tế nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn văn hoá truyền thống Du lịch cũng đã đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng của tỉnh năm 2007 Hà Tây tiến bộ đáng kể trong phát triển ngành du lịch công nghiệp du lịch Trong 5 năm qua, tổng số du khách tới Hà Tây đã tăng hàng năm 23.8% Các chỉ số du lịch khác của tỉnh, là doanh thu du lịch. .. chư a đủ để phát triển khu du lịch Hà Tây theo tiêu chuẩn quốc tế Trên thực tế, ngành công nghiệp khách sạn và du lịch ở Hà Tây hiện đang rớt đằng sau rất xa các khu vực khác như Đà Lạt và Sa Pa, những nơi có nhiều điểm tương tự về lịch sử và môi trường Hiện không có thị trường khách sạn cao cấp ở Hà Tây Bảng biểu 8 - Số khách ở Hà Nội và Hà Tây Công ty TNHH Savills Vietnam Tháng 4, 2008 Bản dịch được... quy hoạch dự án 1/2000 đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tây thông qua vào ngày 13 tháng 9, năm 2006 và cơ sở hạ tầng đang được thi công Tuy nhiên, dự án này đã được bán thành các lô cho các nhà đầu tư khác nhau Khu đô thị mới này còn sẽ trở thành cái cầu nối giữa Hà Nội và các khu đô thị vệ tinh khác như Quốc Oai, Xuân Mai, Sơn Tây, Miếu Môn, và Hoà Lạc Bảng 7 – Khu đô thị mới Nam An Khánh Số 1 2... Sở du lịch Hà Tây Gĩưa năm 2003 và 2006, lượng du khách tới Hà Tây chỉ bằng khoảng 50% tổng số khách thăm Hà Nội Điều này là dễ hiểu vì Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị và hành chính của cả nước trong khi Hà Tây vẫn phải xây dựng ngành công nghiệp phục vụ khách du lịch chuyên chở khách Việt Nam từ miền Trung và miền Nam cũng như khách nước ngoài Phần lớn khách tới Hà Tây là từ các thành phố và . SẠN VÀ DU LỊCH Ở TỈNH HÀ TÂY PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC KHÁCH SẠN Ở HÀ TÂY PHỤ LỤC 2: CÁC ĐIỂM THU HÚT KHÁCH DU LỊCH Ở HÀ TÂY PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC DỰ ÁN Ở HÀ TÂY PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC. phong phú, Hà Tây có tiềm năng lớn với các nhà đầu tư quan tâm tới các dự án phát triển du lịch sinh thái. Hiện có khoảng 44 dự án du lịch, gồm những dự án đang hoạt động, đang xây dựng, ở giai. giảm 30% vào tháng 3 năm 2008 Khu du lịch và ngành công nghiệp giải trí ở Tỉnh Hà Tây Tới tháng Ba năm 2008, có 12 địa điểm du lịch gồm các khu du lịch, khu sinh thái và resort ở tỉnh Hà Tây.

Ngày đăng: 18/12/2014, 12:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng biểu 1: Dân số Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 1: Dân số Hà Tây (Trang 5)
Bảng biểu 2 - Tỷ lệ thất nghiệp ở  Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 2 - Tỷ lệ thất nghiệp ở Hà Tây (Trang 6)
Bảng 1 – Thu nhập trung bình theo nhóm ở Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng 1 – Thu nhập trung bình theo nhóm ở Hà Tây (Trang 6)
Bảng biểu 3: GDP của Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 3: GDP của Hà Tây (Trang 8)
Bảng biểu 4- GDP của Hà Tây theo ngành - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 4- GDP của Hà Tây theo ngành (Trang 9)
Bảng biểu 6 – FDI vào Hà Tây  Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây  Bảng biểu 7 - Vốn đầu tư của các dự án FDI được cấp phép ở Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 6 – FDI vào Hà Tây Nguồn: Phòng thống kê Hà Tây Bảng biểu 7 - Vốn đầu tư của các dự án FDI được cấp phép ở Hà Tây (Trang 10)
Bảng 2: Số doanh nghiệp theo huyện ở Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng 2 Số doanh nghiệp theo huyện ở Hà Tây (Trang 11)
Bảng biểu 9 - Số lượng khách sạn và phòng khách sạn ở Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 9 - Số lượng khách sạn và phòng khách sạn ở Hà Tây (Trang 14)
Bảng biểu 10 - Tỷ lệ phòng ở một số khách sạn - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 10 - Tỷ lệ phòng ở một số khách sạn (Trang 15)
Bảng biểu 11 - Tỷ lệ lưu trú ở Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 11 - Tỷ lệ lưu trú ở Hà Tây (Trang 16)
Bảng 4 – Gía dịch vụ ở ASEAN Resort - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng 4 – Gía dịch vụ ở ASEAN Resort (Trang 17)
Bảng 5 – Gía dịch vụ ở V-Resort - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng 5 – Gía dịch vụ ở V-Resort (Trang 20)
Bảng 6 - Những dự án và Quy hoạch chủ yếu của Hà Tây tới năm 2010 - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng 6 Những dự án và Quy hoạch chủ yếu của Hà Tây tới năm 2010 (Trang 22)
Bảng biểu 13 - Lượng khách du lịch tới Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 13 - Lượng khách du lịch tới Hà Tây (Trang 25)
Bảng biểu 14 - Số khách tới Hà Nội và Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 14 - Số khách tới Hà Nội và Hà Tây (Trang 26)
Bảng biểu 15 – Lượng khách qua đêm ở Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 15 – Lượng khách qua đêm ở Hà Tây (Trang 27)
Bảng biểu 16 - Thời gian trung bình lưu lại ở Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 16 - Thời gian trung bình lưu lại ở Hà Tây (Trang 28)
Bảng biểu 17 – Du khách quốc tế tới Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 17 – Du khách quốc tế tới Hà Tây (Trang 29)
Bảng biểu 19 – Du khách nội địa tới Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 19 – Du khách nội địa tới Hà Tây (Trang 30)
Bảng biểu 20 – Khách nội địa tới Hà Nội và Hà Tây - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng bi ểu 20 – Khách nội địa tới Hà Nội và Hà Tây (Trang 31)
Bảng 7 – Khu đô thị mới Nam An Khánh - nghiên cứu thị trường bất động sản và các dự án kh, điểm du lịch tại hà tây
Bảng 7 – Khu đô thị mới Nam An Khánh (Trang 33)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w