Hay nói cách khác KCN là nơi được xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuấtsản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuấtcông nghiệp.. Đối vơ
Trang 1ĐỀ ÁN MÔN HỌC KINH TẾ ĐẦU TƯ
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :
ĐỀ TÀI : Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 8
1 Lý thuyết về khu công nghiệp 8
1.1 Khái niệm khu công nghiệp 8
1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp 8
1.1.2 Điều kiện thành lập khu công nghiệp theo luật ở Việt Nam 8
1.2 Đặc điểm khu công nghiệp 9
1.3 Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 10
1.3.1 Khái niệm doanh nghiệp 10
2 Lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm 11
2.1 Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm 11
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế 11
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm 13
2.2 Vai trò, ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm 13
2.3 Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta 14
2.3.1 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 14
2.3.2 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 17
2.3.3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 17
3 Lý thuyết về sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp 18
3.1 Nguồn vốn đầu tư phát triển trong các KCN 18
3.2 Nội dung sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN 19
Trang 33.2.2 Đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp 20
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN 21
3.3.1 Công tác quy hoạch, và kế hoạch phát triển 21
3.3.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự liên kết với vùng và với KCN lân cận 22
3.3.3 Năng lực quản lý của các cơ quan lãnh đạo 22
3.3.4 Môi trường chính trị, pháp lý 23
3.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN 23
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC 26
1 Tổng quan về tình hình phát triển các KCN vùng trọng điểm phía Bắc 26
1.1 Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam 26
1.2 Tình hình phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 27
2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 34
2.1 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN theo lĩnh vực đầu tư 34
2.1.1 Lĩnh vực hóa chất, cơ khí, lắp ráp 34
2.1.2 Lĩnh vực công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng 35
2.1.3 Lĩnh vực công nghệ cao 35
2.1.4 Lĩnh vực khác 36
2.2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc theo hình thức đầu tư (đầu tư “cứng” – “mềm” trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp) 36
2.2.1 Đầu tư cứng 36
Trang 42.2.2 Đầu tư mềm 37
2.3 Đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp 37
2.3.1 Đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu công nghiệp 37
2.3.2 Đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh trong KCN 37
2.3.3 Đầu tư tạo ra sự liên kết giữa các khu công nghiệp với nhau 41
3 Đánh giá hoạt động sử dụng vốn đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 41
3.1 Kết quả đạt được 41
3.2 Những hạn chế trong việc sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc còn tồn tại và nguyên nhân 45
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC 47
1 Phương hướng phát triển và đầu tư phát triển các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc 47
2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong việc tạo dựng các khu công nghiệp 48
2.1 Quy hoạch 48
2.2 Lựa chọn loại hình công nghiệp phù hợp với ưu thế của địa phương 48
2.3 Tạo ra sự liên kết, kết nối tốt cho khu công nghiệp với khu vực ngoài khu công nghiệp và giữa các khu công nghiệp với nhau 49
3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp 49
3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 49
Trang 53.3 Lựa chọn loại hình, hình thức doanh nghiệp phù hợp 50
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp theo hướng hiện đại việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệpở Việt Nam nói chung cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng có vaitrò hết sức quan trọng, sự phát triển này không những nhằm nâng cao khả năng thuhút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài mà còn nhằm nhanh chóng tạo nên mộtkhu vực công nghiệp năng động có trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, khai tháctriệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc dân và nâng cao hiệu quả kinh tế - xãhội
Thực tế cho thấy có rất nhiều vấn để nảy sinh trong quá trình sử dụng vốnđầu tư phát triển trong các khu công nghiệp phía Bắc Điều đó đòi hỏi phải cónhững nghiên cứu mang tính thực tế cao về những thành công và hạn chế còn tồntại trong suốt thời gian qua để từ đó tìm ra giải pháp tăng cường đầu tư phát triểnkhu công nghiệp
Với tầm quan trọng của những vấn đề có liên quan đến sử dụng vốn và đầu
tư phát triển khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nhóm em xin phép
được lựa chọn đề tài: “ Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu
công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc” làm đề tài nghiên cứu đề án Kết
cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 2 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sự dụng vốn
Trang 7Nhóm em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS Trần Thị Mai Hoa đã tận tìnhgiúp đỡ nhóm em hoàn thành đề án này Trong khuôn khổ của đề án, với hạn chếvề kiến thức cũng như hiểu biết thực tiễn, đề án này không tránh khỏi những thiếusót Bởi vậy,chúng em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, côgiáo bộ môn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 8CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Lý thuyết về khu công nghiệp
1.1 Khái niệm khu công nghiệp
1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp
Theo Nghị định Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008,
khu công nghiệp được định nghĩa là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định
Hay nói cách khác KCN là nơi được xây dựng để thu hút các đơn vị sản xuấtsản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liền với sản xuấtcông nghiệp
1.1.2 Điều kiện thành lập khu công nghiệp theo luật ở Việt Nam
Điều kiện thành lập khu công nghiệp theo Nghị định Chính phủ số
29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 Cụ thể :
Khu công nghiệp được thành lập phải phù hợp với quy hoạch tổng thể pháttriển khu công nghiệp đã được phê duyệt
Tổng diện tích đất công nghiệp của các khu công nghiệp đã được thành lậptrên địa bàn lãnh thổ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã cho các dự án đăngký đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuê đất, thuê lại đất ít nhất là 60%
Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên và có nhiềunhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng khuriêng biệt hoặc khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, khu kinh doanh tập trungkhác trong một đề án tổng thể phải lập quy hoạch chung xây dựng theo hướng dẫn
Trang 9Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên hoặc có vị trícạnh các tuyến quốc lộ, gần các khu vực quốc phòng, khu bảo tồn di tích lịch sử,khu danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn sinh thái của vùng và quốc gia, nằm trongcác đô thị loại II, loại I và loại đặc biệt phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xâydựng và các Bộ, ngành có liên quan về quy hoạch chi tiết xây dựng khu côngnghiệp trước khi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
1.2 Đặc điểm khu công nghiệp
Cho đến nay, các KCN đã được phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia,đặc biệt là các nước đang phát triển Tuy có sự khác nhau về quy mô, địa điểm vàphương thức xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng các KCN vẫn có các đặc điểm chung.Các đặc điểm chủ yểu của các KCN ở Việt Nam là:
- Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, là nơi xây dựng để thu hút cácđơn vị sản xuất sản phẩm công nghiệp hoặc các đơn vị kinh doanh dịch vụ gắn liềnvới sản xuất công nghiệp Theo điều 6, quy chế KCN, KCX ban hành kèm Nghịđịnh 36/NĐ-CP thì doanh nghiệp KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộcmọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên thamgia hợp tác kinh doanh, các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh các lĩnh vực:
+ Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêudùng trong nước; phát triền và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quytrình công nghệ
+ Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và tạosản phẩm mới
+ Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp
+ Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng
Trang 10- Về tổ chức quản lí: mỗi KCN đều thành lập hệ thống ban quản lí KCN cấp
tỉnh tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các chứcnăng quản lí nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu côngnghiệp KCN Ở tầm vĩ mô, quản lí các KCN còn gồm có nhiều Bộ như Bộ kếhoạch và đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ công nghiệp, Bộ xây dựng
- Về cơ sở hạ tầng kĩ thuật: các KCN đều xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đường, hệ thống điện nước,điện thoại…Thông thường việc phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN do một công tyxây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đảm nhiệm Ở Việt Nam, những công ty nàylà các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanhnghiệp trong nước thực hiện Các công ty phát triển cơ sở hạ tầng KCN sẽ xâydựng các kết cấu hạ tầng sau đó cho phép cho các doanh nghiệp thuê lại
1.3 Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
1.3.1 Khái niệm doanh nghiệp
Theo luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng,
có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định củapháp luật nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh
Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Doanh nghiệp trong các KCN có thể là các doanh nghiệp Việt Nam thuộcmọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc các bên thamgia hợp tác kinh doanh Trong đó:
Các doanh nghiệp này được quyền kinh doanh các lĩnh vực:
+ Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêudung trong nước; phát triền và kinh doanh bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật, quy
Trang 11+ Nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng và tạosản phẩm mới.
+ Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp
+ Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng
2 Lý thuyết về vùng kinh tế trọng điểm
2.1 Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm vùng kinh tế
Vùng kinh tế là một bộ phận kinh tế lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc
dân có chuyên môn hóa sản xuất kết hợp chặt chẽ với sự phát triển tổng hợp
2.1.1.2 Đặc điểm vùng kinh tế
Quy mô, năng lực của các vùng kinh tế là rất khác nhau Sự tồn tạicủa vùng kinh tế là khách quan và có tính lịch sử, do đó quy mô diện tích, dân số,năng lực kinh tế giữa các vùng luôn có sự khác biệt
VD: vùng kinh tế Tây Nguyên và vùng kinh tế Đông Nam Bộ liền kề vớinhau nhưng có sự khác biệt rất lớn về quy mô diện tích, quy mô dân số, năng lựckinh tế,…
Vùng kinh tế được coi là công cụ không thiếu trong việc hoạch địnhphát triển nền kinh tế của mỗi quốc quốc gia Việc phân chia các vùng kinh tế giúpcác nhà hoạch định đánh giá được lợi thế và hạn chế của từng vùng, qua đó cónhững chính sách phát triển phù hợp với từng vùng
VD: vùng kinh tế đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế đặc biệt về sản xuấtnông nghiệp do đó cần có những chính sách trợ giúp sự phát triển sản xuất nôngnghiệp cho vùng kinh tế này để có thể khai thác hiệu quả hơn
Trang 12 Các vùng kinh tế trong mỗi quốc gia có sự liên kết chặt chẽ với nhau(thông qua giao lưu kinh tế – xã hội – văn hóa và những mối liên hệ tự nhiên nhưsông , biển, các tuyến giao thông…)
2.1.1.3 Phân loại vùng kinh tế
Phân chia theo trình độ phát triển của vùng kinh tế
- Vùng phát triển: Thường là những lãnh thổ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi
cho sự phát triển, đã trải qua một thời kỳ lịch sử phát triển, đã tập trung dân cư vàcác năng lực sản xuất, chúng có vai trò quyết định đối với nền kinh tế - xã hội củađất nước
- Vùng chậm phát triển: Thường là những lãnh thổ xa các đô thị, thiếu nhiều
điều kiện phát triển (nhất là về mạng lưới giao thông, mạng lưới cung cấp điện);kinh tế chưa phát triển; dân trí thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
Đối với những vùng loại này, người ta còn sử dụng khái niệm vùng cần hỗtrợ
- Vùng trì trệ, suy thoái: Ở các nước công nghiệp phát triển, thường gặp
vùng loại này Đây là hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên lâu dài mà khôngcó biện pháp bảo vệ môi trường khiến cho tài nguyên bị cạn kiệt, những ngànhkinh tế và vùng lãnh thổ gắn với tài nguyên đó lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái
2.1.2 Khái niệm, đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm
2.1.2.1 Khái niệm vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm là một vùng kinh tế đặc biệt - đối tượng trọng điểm
về đầu tư nhằm tạo ra “cú hích” cho toàn bộ nền kinh tế của cả nước
Trang 132.1.2.2 Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm
Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố và có ranh giới có thể thay đổi theo thời giantùy vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các thế mạnh về vị trí địa lý,
tự nhiên, kinh tế – xã hội, tập trung tiềm lực mạnh về kinh tế và có khả năng hấpdẫn các nhà đầu tư
Vùng kinh tế trọng điểm ó đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của cả nước, tạo
ra tốc độ phát triển nhanh và hỗ trợ các vùng khác phát triển
Vùng kinh tế trọng điểm là nơi tập trung thu hút các ngành nghề côngnghiệp dịch vụ để nhân rộng ra cả nước
2.2 Vai trò, ý nghĩa của vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm là những mũi nhọn giúp nền kinh tế dễ hội nhập với
xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa của thế giới, tránh tình trạng tụt hậu
Vùng kinh tế trọng điểm giúp nền kinh tế tận dụng triệt để nguồn nhân lựchiện có và sử dụng hợp lý nguồn vốn trong nước
Vùng kinh tế trọng điểm tạo ra sức hút đối với nguồn vốn đầu tư nướcngoài, góp phần tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng động lực không chỉ có tác dụng thúc đẩy sựphát triển của đất nước mà còn tạo cơ hội đi lên cho các vùng khác trong mối quanhệ chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất
Trang 142.3 Các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta
2.3.1 Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
2.3.1.1 Phạm vi lãnh thổ
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 7 tỉnh, thành phố : Hà Nội, HảiPhòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên
Phạm vi lãnh thổ : phía Bắc giáp và phía Tây giáp với vùng trung du miềnnúi Bắc Bộ, phía Nam giáp với Bắc Trung Bộ, phía Đông và Đông Nam giáp vớibiển Đông
Hạt nhân của vùng : Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh
Hà Nội : 3344,7 km2 dân số 6.561.900 người (năm 2010) là trung tâm kinhtế văn hóa chính trị của cả vùng và cả nước Một trong hai đô thị đặc biệt của cảnước
Hải Phòng : 1507,57 km2 dân số 1.907.705 người là thành phố đông dân thứ
3 của cả nước, là thành phố cảng lớn nhất miền Bắc
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên 8239,243 km 2, dân số năm 2010 là1.159.453 người, là tỉnh có mức độ đô thị hóa cao thứ 3 của cả nước, nằm ở cửangõ phía Đông Bắc của đất nước
Diện tích : 15.227 km2 chiếm 4,64% diện tích cả nước
Dân số hơn 13,7 triệu người ( năm 2006), chiếm 16,3% dân số cả nước
* Lịch sử hình thành :
Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX được hình thành trên phạm vi : Hà Nội, HảiPhòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương
Trang 15Sau năm 2000 thêm các tỉnh Hà Tây, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Sau năm 2008khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội thì vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 7 tỉnh,thành phố như hiện nay.
* Thực trạng phát triển :
Là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, vùng kinh tế trọngđiểm phía Bắc đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng và phát triển củanền kinh tế cả nước
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (2001-2005) : 11,2%/năm.Tỷ lệ GDP so với cả nước: 18,9%
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế:
- Nông – lâm – ngư nghiệp : 12,6%
- Công nghiệp – xây dựng : 42,2%
- Dịch vụ : 45,2%
Tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước: 27,0%
2.3.1.2 Đặc điểm, lợi thế
Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là vùng kinh tế trọng điểm có diện tíchnhỏ nhất trong ba vùng nhưng lại là vùng có dân số đông nhất Do đó mức độ đôthị hóa ngày càng cao
Đất đai trong vùng chủ yếu là đồng bằng, giao thông thuận tiện, ít thiên tai.Không có lợi thế lớn về tài nguyên thiên nhiên nhưng vùng lại có ưu thế vềchất lượng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thông tin…
Trang 16Lực lượng lao động có số lượng lớn đồng thời có chất lượng cao, đây làvùng tập trung nhiều trường đại học lớn và có chất lượng đầu vào các trường đạihọc cao nhất cả nước.
2.3.1.3 Định hướng phát triển
Phấn đấu đến năm 2020, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc phảichiếm 28-29% GDP của các nước Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người từ 1.200USD (năm 2010) lên 9200 USD năm 2020
Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cáchàng hóa mũi nhọn, các hàng hóa xuất khẩu gắn với thị trường và tăng sức cạnhtranh
Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng lao động có trình độcao, các sản phẩm có sức cạnh tranh để xuất khẩu như: sản xuất phần mềm, thiết bịtin học, thép chất lượng cao, cơ khí kỹ thuật cao
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao và toàn diện, đặc biệtcác ngành tài chính – ngân hàng, thương mại, du lịch, dịch vụ viễn thông,…
Phấn đấu xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc thành trung tâm khoahọc công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế
Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đến năm 2020 là 65% Đồng thời phát triển các đôthị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn gắn với các khu công nghiệp từ đó hìnhthành các chùm đô thị có quy mô lớn
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao.Đồng thời giải quyết các vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm
Tập trung nguồn lực, tài nguyên để phát triển nhanh đi đôi với việc giảm ônhiễm môi trường đất, nước và không khí
Trang 172.3.2 Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh và thành phố: ThừaThiên-Huế, thành phố Đà Nẵng (hạt nhân), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.Đây là vùng kinh tế lớn thứ 3 tại Việt Nam Đặc trưng của vùng này là các khukinh tế cảng biển tổng hợp Các khu kinh tế gồm có: khu kinh tế mở Chu Lai, khukinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội So với haivùng kinh tế trọng điểm còn lại, vùng kinh tế này yếu kém hơn về mặt hạ tầng vànhân lực nhưng lại có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển dulịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước) và disản thế giới (khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam) Khu vựcnày cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải Hạtầng gồm có: sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai(tương lai); cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong cótổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto chủ trì đầu tư; Quốc lộ1A, đường Hồ Chí Minh Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông -Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam
Diện tích 27.884 km2 chiếm 8,5% diện tích cả nước
Dân số (năm 2006) khoảng 6,2 triệu người
Ưu thế : có đường biển kéo dài do đó có lợi thế đặc biệt về du lịch biển đảo,đồng thời là khai thác thủy hải sản, lợi thế trong việc phát triển kinh tế biển
Đây cũng là vùng có rất nhiều di sản thiên nhiên, văn hóa thế giới…
2.3.3 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh thành, thành phố Hồ ChíMinh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long
An và tỉnh Tiền Giang Toàn vùng chiếm 9,2% diện tích và 17,7% dân số của cả
Trang 18nước Đây là vùng kinh tế được xem là phát triển năng động và bền vững nhất cảnước, với kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 62% so với cả nước Theo đánh giá, đểtạo được ưu thế phát triển của vùng, cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các địaphương.
Diện tích vùng : 28.000 km2 chiếm 8,6% diện tích cả nước
Dân số 12,9 triệu người, chiếm 15,6% tổng dân số cả nước
Hạt nhân của vùng : Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa (Đồng Nai), VũngTàu Trong đó thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm phân phối
Thế mạnh kinh tế của vùng : là trung tâm kinh tế công nghiệp, thương mại,dịch vụ lớn nhất của cả nước Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng có chấtlượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất của cả nước
3 Lý thuyết về sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp
3.1 Nguồn vốn đầu tư phát triển trong các KCN
Vốn đầu tư phát triển KCN được huy động từ hai nguồn: Vốn đầu tư trongnước và vốn đầu tư nước ngoài
- Vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ nền kinh tế bao gồm tiếtkiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và tiết kiệm củaChính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội Với vai trò là địnhhướng phát triển cho các nguồn vốn khác, nguồn từ ngân sách có vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy, khuyến khích các nguồn vốn khác trong đầu tư phát triển trongcác KCN Nguồn vốn ngân sách ngoài nhiệm vụ giải phóng mặt bằng thì trong giaiđoạn đầu còn có nhiệm vụ tạo dựng cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp Tuynhiên hiện nay để nâng cao hiệu quả, nhiệm vụ tạo dựng cơ sở hạ tầng trong các
Trang 19nguồn vốn từ các doanh nghiệp tư nhân còn tham gia và các hoạt động sản xuất,kinh doanh trong khu công nghiệp Có thể thấy rằng dù vai trò của nguồn vốn ngânsách vẫn quan trọng đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầngKCN nhưng nó đanggiảm dần tỷ trọng, thay vào đó là nguồn vốn từ khu vực ngoài Nhà nước.
- Vốn đầu tư nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích lũy của cá nhân, cácdoanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vàoquá trình đầu tư phát triển ở nước sở tại ( mà chủ yếu là vốn FDI) Đây là nguồnvốn quan trọng cho đầu tư phát triển không chỉ đối với các nước nghèo mà cả đốivới các nước công nghiệp phát triển Nguồn vốn FDI trong các KCN chỉ có mụcđích duy nhất là đầu tư vào sản xuất và kinh doanh dịch vụ liên quan đến các lĩnhvực công nghiệp
3.2 Nội dung sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN
3.2.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong việc triểnkhai nhanh các dự án, ngoài những thành tựu về tài chính và quản lý thuận lợi, việcxây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu
tư có ý nghĩa hết sức quan trọng.Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo ramôi trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có thể tiến hành xâydựng ngay nhà máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh chính của mình Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng baogồm các giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, xây dựng nhàxưởng, hệ thống giao thông, liên lạc,…Thông thường thời gian dành cho đầu tưxây dựng các KCN có quy mô diện tích 50-100 ha kéo dài từ 2-3 năm, quy môdiện tích trên 100 ha kéo dài 4-5 năm Nói chung, các dự án đầu tư xây dựng KCNđạt được tiến độ như đã được phê duyệt của Chính phủ
Đầu tư cho việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường
Trang 20Đây là một trong những hạng mục quan trọng của đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng trong khu công nghiệp Vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ dừng lại ở việcxây dựng các trạm xử lý nước thải mà còn cả về việc xử lý chất thải rắn, khí, bụi vàtiếng ồn Vấn đề bảo vệ môi trường cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng không chỉđến sức khỏe của chính những người lao động làm việc trong khu công nghiệp màcòn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan và cuộc sống sinh hoạt, sứckhỏe của những vùng lân cận
Đầu tư cho sự kết nối với vùng kinh tế xung quanh, môi trường kinh tế ngoàiKCN
3.2.2 Đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp
Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh bao gồm cả sản xuất công nghiệp vàcác dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp.Sau khi quá trình đầu tưvà cơ sở hạ tầng của các KCN hoàn thiện, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu đầu tư pháttriển sản xuất - kinh doanh Đôi khi hai quá trình này được thực hiện song song đốivới KCN lớn Việc xây dựng các KCN sẽ được chia là nhiều giai đoạn và đồngthời với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của giai đoạn sau sẽ là hoạt động đầu tư sảnxuất kinh doanh của các vùng đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong KCN
3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN
3.3.1 Công tác quy hoạch, và kế hoạch phát triển.
Nghiên cứu về quy hoạch và kế hoạch không những là một trong những căncứ phát hiện cơ hội đầu tư mà còn có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chấtlượng và hiệu quả của dự án đầu tư Về nguyên tắc , trong hoạt động đầu tư côngtác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập dự án Do đó cầnchú trọng đến sự hợp lý của khu công nghiệp với quy hoạch, nếu quy hoạch không
Trang 21hợp lý sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệptrong khu công nghiệp : chẳng hạn như việc khu công nghệ cao lại có các doanhnghiệp sản xuất yêu cầu trình độ thấp như dệt may sẽ không đạt hiệu quả Không ít
dự án lớn và quan trọng trong hoạt động đầu tư phát triển khu công nghiệp khi raquyết định về chủ trương đầu tư đã thoát ly quy hoạch nên thiếu chính xác Cónhững dự án trong quá trình triển khai thực hiện phải di dời, gây tổn thất , lãng phí,hiệu quả đầu tư thấp
Mặt khác sự đồng bộ giữa cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN cũng là mộtnhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hiệu quả của việc sử dụng vốn trong đầu tưphát triển ở KCN Nhiều KCN khi hoàn thành có hệ thống cơ sở hạ tầng bên trongKCN tốt, đảm bảo được các nguồn năng lượng, điện, nước , phòng cháy và chữacháy, tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng bên ngoài KCN lại yếu kém, chẳng hạnnhư hệ thống giao thông bên ngoài KCN, không có đường dẫn từ KCN ra đườnglớn hoặc quốc lộ
Chính vì vậy để đảm bảo hoạt động đầu tư, góp phần giảm bớt thất thoátlãng phí trong hoạt động đầu tư thì ngay trong quá trình lập dự án cần quan tâmthỏa đáng đến công tác quy hoạch bao gồm cả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quyhoạch phát triển đô thị và quy hoạch xây dựng
3.3.2 Đặc điểm môi trường tự nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự liên kết với vùng và với KCN lân cận.
Tùy từng dự án mà yếu tố môi trường tự nhiên sẽ được nghiên cứu dưới cácmức độ khác nhau nhằm đảm bảo sự thành công của mỗi hoạt động đầu tư, đặc biệtlà trong hoạt động đầu tư phát triển các KCN Đối với các dự án này, yếu tố vềđiều kiện tự nhiên như khí hậu, địa chất, thổ nhưỡng được nghiên cứu lại nhằm đểlựa chọn các giải pháp về xây dựng , thiết kế, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao
Trang 22động và bảo quản sản phẩm, bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị Đối với một sốnghiên cứu về môi trường tự nhiên có thể phục vụ cho các kết luận về yêu cầuchống dãn nở vật liệu, chống gió bão , chống nắng nóng , chống ẩm trong một dựán cụ thể.
Giữa các khu công nghiệp trong một vùng lân cận cần có sự phụ trợ, gắn kếtđể đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, đảmbảo tiến độ sản xuất và cung cấp hàng hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư Những khucông nghiệp sản xuất hàng phụ trợ nên ở gần những khu công nghiệp sử dụng hàngphụ trợ đó, như vậy giúp tiết kiệm được chi phí vận chuyển, đáp ứng được tiến độsản xuất và cung cấp hàng hóa, giúp đạt hiệu quả cao trong sản xuất
3.3.3 Năng lực quản lý của các cơ quan lãnh đạo
Quản lý của các cơ quan nhà nươc trong quá trình thực hiện hoạt động đầu
tư phát triển trong KCN bao gồm cả quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian,nguồn lực và giám sát thực hiện , nhằm đảm bảo cho dự án đầu tư được hoàn thànhđúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được những yêu cầu vềkĩ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốtnhất cho phép Thực hiện tốt công tác quản lý đảm bảo tiết kiệm được chi phí thựchiện hoạt động đầu tư, giúp nhanh chóng đưa dự án đầu tư vào vận hành , mà cụthể là các KCN sớm được đưa vào sử dụng tạo ra lợi ích kinh tế xã hội
Năng lực và tầm nhìn của người lãnh đạo đia phương đóng vai trò lớn trongviệc chọn địa điểm mở KCN và khả năng thu hút doanh nghiệp đến KCN Địađiểm cần gần nguồn cung cấp nguyên liệu,thị trường tiêu thụ mục tiêu hoặc gầnnguồn cung cấp lao động của dự án để có thể giải quyết tốt bài toán nguyên liệu,thịtrường tiêu thụ và lao động,giúp giảm chi phí khi vận hành dự án,phải chú ý đến cơsở hạ tầng vùng đó như điện nước,hệ thống thông tin truyền thông,vận tải
Trang 233.3.4 Môi trường chính trị, pháp lý
Sự ổn định chính trị cũng như những đảm bảo về mặt pháp lý liên quan đếnquyền sở hữu tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ đầu tư nước ngoài, củangười lao động, … có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của nhà đầu tư và hiệu quảcủa dự án đầu tư Một môi trường chính trị ổn định, đảm bảo được lợi ích cho cácnhà đầu tư sẽ giúp thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư ởtrong các khu công nghiệp Đó cũng là căn cứ tạo cơ sở cho người lao động yêntâm làm việc để đạt năng suất , hiệu quả công việc cao nhất Qua đó đóng góp trựctiếp vào sự hiệu quả của sử dụng vốn trong đầu tư phát triển khu công nghiệp
3.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển KCN
Hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN: Tình hình đầu tư xây dựng
cơ bản, cụ thể: Tổng số vốn thực hiện đầu tư xây dựng, tổng giá trị xây dựng trongnăm, khối lượng xây dựng hoàn thành, mức hoàn thành của các hạng mục côngtrình, tiến độ xây dựng mức hoàn thành của các hạng mục công trình, tiến dộ xâydựng mức độ hoàn thành đồng bộ hệ thống công trình, tổng diện tích đất côngnghiệp có hạ tầng
Kết quả thu hút đầu tư:xác định với các chỉ tiêu tổng lượng như tổng số Dự
án đầu tư vào KCN với cùng tổng số vốn được phân theo vốn đăng ký, vốn thựchiện với vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn bìnhquân của dự án, tổng diện tích của các Dự án đăng ký và sử dụng, tổng vốn đầu tưvào KCN phân theo ngành kinh tế - kỹ thuật, tổng số vốn đầu tư mới, số lượt Dựán đang hoạt động, tăng thêm bổ sung cho mục tiêu mở rộng sản xuất hay hiện đạihoá, cải tiến công nghệ, tổng vốn đầu tư phân theo dùng đầu tư từ các quốc gia,vùng, lãnh thổ
Trang 24Kết quả sản xuất kinh doanh: kết quả sản xuất kinh doanh tại KCN được
phân định theo từng lĩnh vực hoạt động (kinh doanh hạ tầng, sản xuất công nghiệp,các hoạt động dịch vụ công nghiệp), hoặc phản ánh tổng hợp kết quả chung với cácchỉ tiêu tổng hợp sau: Số dự án vận hành cùng tổng số vốn thực hiện trong năm;Tổng giá trị sản xuất, doanh thu sản xuất và sản xuất; kim ngạch nhập khẩu vật tưthiết bị , tổng năng lực sản xuất mới tăng; Tổng chi phí vật chất đầu vào được sảnxuất trong nước dùng cho sản xuất trong KCN; Giá trị tăng chế biến công nghiệp;lợi nhuận và các khoản thu nhập của xã hội (nộp thuế; quỹ xã hội); Tổng số laođộng (trực tiếp và gián tiếp) làm việc trong các KCN với số tiền lương, trợ cấp cótính chất lương và ngoài lương của lực lượng lao động đó
Phân tích đánh giá hoạt động đầu tư phát triển KCN là quá trình tổng hợpcác kết quả của quá trình chuẩn bị đầu tư, hình thành cơ chế chính sách đầu tư hợplý, phát triển có hiệu quả các hình thức xúc tiến đầu tư Tạo nên kết quả tổng hợpvề năng lực thu hút các Dự án, phát triển KCN đi đôi với những thành quả sử dụngđất công nghiệp trong KCN Trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo của cácchủ đầu tư, các doanh nghiệp KCN sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo ranăng lực sản xuất mới, tăng lợi nhuận và các khoản thu nhập xã hội
Trang 25CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÙNG
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC
1 Tổng quan về tình hình phát triển các KCN vùng trọng điểm phía Bắc
1.1 Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam
Ngày 24/09/1991, Khu chế xuất Tân Tạo – khu chế xuất đầu tiên của ViệtNam do Đài Loan và Việt Nam liên doanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đượchình thành tại Tân Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh Sau 20 năm hình thành và pháttriển số lượng KCN trên toàn lãnh thổ Việt Nam đã lên đến 238 KCN gần gấp đôi
so với năm 2005 (131 KCN) Diện tích trung bình của mỗi KCN cũng tăng lên từ
220 ha/KCN năm 2005 lên 250 ha/KCN Tỷ lệ lấp đầy của các KCN đạt trung bình47% Sự đầu tư phát triển Khu công nghiệp (KCN) trong những năm qua đã gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa