Tình hình phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Trang 25)

1. Tổng quan về tình hình phát triển các KCN vùng trọng điểm phía Bắc

1.2. Tình hình phát triển các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Bắc

Gần 20 năm kể từ khi 2 khu công nghiệp đầu tiên phía Bắc được thành lập (KCN Nội Bài - Hà Nội và Nomura - Hải Phòng), đến nay các KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã có những đóng góp ngày càng lớn trong sự phát triển kinh

tế của vùng nói riêng và cả nước nói chung. Đến hết năm 2009, toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã chiếm 50/74 KCN (chiếm 67,6%) với tổng diện tích chiếm 12.121/ 16.274 ha toàn miền Bắc.

Bảng 1.1. Khu công nghiệp lớn tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc năm 2011

STT Tỉnh, thành phố

Số KCN Diện tích (ha) 1 Hà Nội 11 2077 2 Hải Phòng 07 3000 3 Quảng Ninh 08 1260 4 Bắc Ninh 14 7770,7 5 Hải Dương 14 3051,4 6 Hưng Yên 05 1129,5 7 Vĩnh Phúc 20 5612,24 Tổng 79 23.900,84

Nguồn: Tạp chí “ Xúc tiến đầu tư vào các KCN, KCX, KKT Việt Nam”

Quy mô của các KCN của vùng chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, diện tích trung bình một KCN là 302,54 ha. Nếu xét với qui mô hiệu quả của KCN là 200 – 300 ha đối với vùng kinh tế trọng điểm thì quy mô trên ở mức độ phù hợp với quy mô, hiệu quả trong tổ chức bộ máy quản lý, đầu tư hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải và khả năng liên kết của các doanh nghiệp.

Một số KCN tiêu biểu tại vùng kinh tê trọng điểm phía Bắc:

Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng với diện tích 153 ha là khu công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc Việt Nam. Đây là Khu công nghiệp liên doanh giữa thành phố Hải Phòng và Tập đoàn tài chính Nomura của Nhật Bản với mục tiêu chiến lược là thu hút các nhà đầu tư lớn về kỹ thuật, có thương hiệu nổi tiếng từ Nhật Bản.

Nằm ngay cửa ngõ của Thành phố cảng Hải Phòng, KCN Nomura- Hải Phòng có vị trí địa lý, cảnh quan và môi trường lý tưởng, phù hợp cho việc xây dựng một KCN tập trung và phát triển lâu dài, phù hợp về khoảng cách với đô thị trung tâm. Hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại đã giúp cho các nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian, chi phí đầu tư, vừa đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao nhất, vừa đảm bảo tốt cảnh quan môi trường xung quanh.Cho đến nay, Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng là Khu công nghiệp được đánh giá là hiện đại, đồng bộ nhất tại Việt Nam nói chung.

Với cơ chế chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cởi mở, tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư của UBND Thành phố Hải Phòng cũng như của chủ đầu tư KCN – NHIZ, KCN Nomura- Hải Phòng đã và đang trở thành một địa chỉ lý tưởng của các nhà đầu tư. Đây là KCN có tỉ lệ thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cao nhất (gần 5 triệu USD/ha), với nhiều nhà đầu tư nổi tiếng, tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn và đặc biệt đây là điểm đến của các nhà đầu tư Nhật Bản chủ yếu tại thành phố Hải Phòng, đúng như là những gì phía Việt Nam mong đợi, và lãnh đạo Tập đoàn Nomura Nhật Bản đã cam kết.

Từ năm 1997- 2000 KCN Nomura- Hải Phòng chỉ thu hút được 5 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Trước những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua được, nhưng với sự quan tâm chỉ đạo, tích cực kịp thời của lãnh đạo hai bên, công ty liên doanh đã đưa ra được nhiều giải pháp nhằm đạt được những kết quả tối ưu trong việc xúc tiến đầu tư vào KCN như: điều chỉnh thích hợp giá cho thuê đất, đưa ra phương thức thanh toán phù hợp với năng lực của nhà đầu

tư, nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc khách hàng.... Kết quả từ năm 2001 đã đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong thu hút đầu tư của KCN Nomura- Hải Phòng, KCN đã thu hút được 4 dự án đầu tư mới, qua đó tạo đà cho xúc tiến và thu hút đầu tư những năm tiếp theo. Ngay khi nền kinh tế thế giới phục hồi, KCN với sự hỗ trợ tài chính từ Tập đoàn Nomura, với nhiều thuận lợi cơ bản KCN Nomura- Hải Phòng đã trở thành một địa chỉ quen thuộc của nhiều nhà đầu tư. Đến nay, KCN Nomura- Hải Phòng đã thu hút được 53 nhà đầu tư vào KCN, nâng tổng số kim ngạch đầu tư vượt 1 tỷ USD với tỷ lệ thực hiện cao; tạo công ăn việc làm cho hơn 20 nghìn người lao động Việt Nam làm việc trong KCN; giá trị sản xuất của các công ty, xí nghiệp trong KCN đã lên tới 500 triệu USD trong năm, đạt 10% GDP, 30% kim ngạch mậu dịch của Thành phố Hải Phòng.

Trong thời gian tới để phát triển KCN Nomura- Hải Phòng nói riêng và các KCN Hải Phòng nói chung tương xứng với vị thế của một trung tâm công nghiệp- động lực tam giác trọng điểm của Bắc Bộ, cùng với UBND thành phố Hải Phòng, BQL KKT Hải Phòng, CBCNV Công ty Phát triển KCN Nomura- Hải Phòng càng cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời tăng cường tổ chức các hoạt động như tuyên truyền quảng bá hình ảnh, tổ chức các buổi hội thảo …

* Khu công nghiệp tập trung Nam Thăng Long – Hà Nội :

KCN Nam Thăng Long rộng 260,87 ha nằm ở Tây Bắc Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thành phố 6km, cách cảng sông Hồng 300m, cách trung tâm giao lưu hàng hoá 3km về phía Bắc, cách cầu Thăng Long 2km, sân bay Nội Bài 16km. Đây là KCN tập trung mới có vị trí gần trung tâm thành phố nhất và có đường vành đai chạy quanh thành phố qua KCN dài 70km.

KCN được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không gây ô nhiễm môi trường, ngành nghề thu hút đầu tư bao gồm 3 nhóm ngành:

+ Nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dung : nhà máy dệt, may; sản xuất đồ gia dụng, văn phòng; sản xuất đồ chơi; hàng thủ công, chế tác mỹ nghệ.

+ Nhóm ngành sản xuất kỹ thuật cao: đồ điện, thiết bị gia dụng; sản xuất linh kiên, đồ điện tử; sản xuất thiết bị y tế và đo kiểm; sản xuất lương thực, thực phẩm, đồ uống, thiết bị cho ngàng năng lượng mặt trời, gió.

+ Nhóm ngành chế tạo dụng cụ cơ khí dân dụng: sản xuất dao kíp, nồi xoong bằng inox; săn xuất bản lề, móc cửa, kim khí nhỏ; xí nghiệp lắp ráp và bảo trì xe máy

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN Nam Thăng Long được thiết kế và xây dựng đồng bộ, tiên tiến, hiện đại với đầy đủ các hệ thống: cấp điện, cấp nước, thoát nước, rác thải, thông tin liên lạc.

Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, rất đa dạng: nhà máy in, nhà máy sản xuất tã giấy trẻ em, sản xuất phụ kiểm về nước, sản xuất bánh kẹo…hiện các nhà máy đang hoạt động có hiệu quả và cho ra thị trường các sản phẩm có uy tín.

Hiện nay, KCN tập trung Nam Thăng Long đã lấp đầy được gần 100% diện tích đất trong KCN, thu hút được 30 nhà đầu tư thứ cấp.

KCN tập trung Nam Thăng Long là một KCN có vị trí lý tưởng, gần ngay trung tâm Thành phố Hà Nội và thuận lợi cho giao thong bằng đường bộ, biển, sắt, hàng không, vì vậy nơi đây đã và đang trở thành một địa điểm hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

* Khu công nghiệp Yên Phong - Bắc Ninh:

Khu công nghiệp Yên Phong rộng 761 ha thuộc huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Đây là KCN tập trung đa nghành, tiếp nhận các dự án đầu tư cơ sở sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường, bao gồm các nghành nghề sau: Dược

phẩm, thuốc thú y, thức ăn gia súc, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp vật liệu xây dựng và cơ khí.

KCN được xây dựng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo điều kiện về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, sản xuất công nghiệp và kinh tế- xã hội của tỉnh Bắc Ninh phù hợp với chủ trương Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước. Tạo tiền đề cho sự phát triển các khu đô thị mới, góp phần đẩy nhanh tiến tình đô thị hóa của tỉnh Bắc Ninh.

Khu công nghiệp Yên Phong, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh là một trong số ít các KCN có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông, nằm trên giao điểm giữa 2 tuyến giao thông: hành lang Bắc - Nam là các Quốc lộ 1A và Quốc lộ 1B nối Hà Nội với Lạng Sơn; hành lang Đông - Tây là Quốc lộ 18 (mới) có mặt cắt gấp đôi Quốc lộ 18 A (cũ) và nối Sân bay Quốc tế Nội Bài với Cảng biển nước sâu Cái Lân, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng, giáp tuyến đường sắt quốc tế từ Miền Nam qua cửa khẩu Hữu Nghị - Lạng Sơn sang Trung Quốc; và tuyến đường sắt cao tốc Yên Viên - Cái Lân, nằm gần cảng Sông Cầu, một trong các tuyến đường thuỷ quan trọng của hệ thống đường sông các tỉnh phía Bắc.

* Khu công nghiệp Thuận Thành II – Bắc Ninh:

Khu công nghiệp Thuận Thành II rộng 252,184 ha thuộc địa phận các xã: An Bình, Mão Điền, Hoài Thượng, và thị trấn Hồ - Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Vị trí cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp kênh Bắc và tỉnh lộ 280. + Phía Tây quốc lộ 38.

Đây là Khu công nghiệp tập trung gồm các ngành sản xuất công nghiệp ít gây ô nhiễm độc hại: công nghiệp công nghệ cao như: máy tính và các sản phẩm

linh kiện đi kèm; công nghiệp thông tin nối mạng truyền dẫn; công nghiệp điện tử, tiêu dùng cao cấp…

* Khu công nghiệp Phố Nối – Hưng Yên:

Khu công nghiệp dệt may Phố Nối đặt tại tỉnh Hưng Yên có diện tích 120,6 ha, do Công ty cổ phần phát triển hạ tầng dệt may Phố Nối (VINATEX-ID) làm Chủ đầu tư, Công ty là thành viên của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX) với sự tham gia của Nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB).

Khu công nghiệp Dệt may Phố Nối có vị trí chiến lược, nằm trên trục đường giao thông quan trọng tại khu vực giao nhau giữa đường Quốc lộ 5 và 39, nối liền các trung tâm kinh tế lớn ở phía Bắc, cách Hà Nội 28 km, cảng Hải Phòng 73 km, cảng Cái Lân 90 km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài trên 40 km, ga đường sắt Lạc Đạo 15km (đường sắt Hà Nội – Hải Phòng), gần trạm thông quan của tỉnh Hưng Yên trên đường quốc lộ 5 đang hoạt động và Khu đô thị Thăng Long đang đầu tư.

Tại khu vực Phố Nối có nguồn lao động trẻ phổ thông dồi dào và có tay nghề từ các trường đào tạo kỹ thuật của Trung ương và địa phương đặt tại vùng này và vùng lân cận sẽ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Trang 25)

w