Đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Trang 34)

2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng

2.3. Đầu tư trong và ngoài khu công nghiệp

2.3.1. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng khu công nghiệp

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng KCN là đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông,điện nước, thông tin, nước thải, năng lượng…Đây là một hạ mục đầu tư quan trọng, là

cơ sở ban đầu để hình thành các KCN và là điều kiện để thu hút các doanh nghiệp đến với KCN. Thành phố Hải Phòng có 17 KCN, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 679,5 triệu USD và 7.261 tỷ đồng (tương đương 1,042 tỷ USD). Tỉnh Bắc Ninh cócon số tương tự ở 15 KCN tỉnh Bắc Ninh là 865 triệu USD. Tỉnh Hải Dương đến năm 2011, các KCN đã thu hút được 12 dự án đầu tư kinh doanh, xây dựng cở sở hạ tầng với số vốn đầu tư đăng kí là 4206 tỉ đồng và 77 triệu USD.

2.3.2. Đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh trong KCN

Thành phố Hà Nội

Các khu công nghiệp này đã thu hút được 518 dự án với tổng vốn đăng ký 11.600 tỷ đồng và 3.560 triệu USD. Bình quân 1 ha đất công nghiệp thu hút 95,2 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư, tương đương 4,8 triệu USD.

Trong số các dự án đầu tư, nhiều dự án thuộc các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, sản xuất sản phẩm công nghệ cao như Canon, Panasonic, Meiko (Nhật Bản).

360 dự án đầu tư tại các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với doanh thu hiện tại ước đạt 3,5 tỷ USD, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của thành phố. Các ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư bao gồm các ngành công nghiệp phụ trợ thuộc các lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo khuôn mẫu; các ngành nghề công nghệ cao, vật liệu mới, công nghệ sinh học, y tế, dược phẩm ít gây ô nhiễm môi trường, nhằm phát huy hiệu quả sử dụng đất và nguồn nhân lực có tay nghề, trình độ chuyên môn cao được đào tạo từ các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Thủ đô.

Thành phố Hải Phòng

Hiện có các nhà đầu tư từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Hải Phòng. Với tổng vốn đầu tư vào các KCN của Hải Phòng là: 1,65 tỷ USD. Trong

đó, Nhật Bản đang đứng vị trí thứ nhất với 80 dự án và tổng số vốn đầu tư hơn 1,5 tỷ USD, đầu tư vào công nghiệp chiếm tới 91% tổng vốn đầu tư.

Theo Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng (HEZA), từ đầu năm 2012 đến nay tình hình thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp ngoài nước (FDI) và vốn trong nước vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn thành phố tăng rất cao. So với cùng kỳ năm ngoái, kết quả vốn FDI thu hút trong bốn tháng đầu năm nay, tăng gấp 20 lần.

Trong đó, có 11 dự án cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với số vốn 874,59 triệu USD; 9 dự án tăng vốn thêm 51,74 triệu USD. Hầu hết các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) Đình Vũ, VSIP Hải Phòng. Một số dự án nhỏ đầu tư vào KCN Tràng Duệ. Phần lớn các dự án đến từ nhà đầu tư Nhật Bản.

Đáng chú ý là dự án sản xuất lốp xe Bridgestone vào KCN Đình Vũ với tổng vốn đầu tư 575 triệu USD. Dự kiến trong nửa đầu năm nay, dự án sẽ được khởi công. Một số dự án khác vào VSIP Hải Phòng như Nipropharma Việt Nam vốn đầu tư 250 triệu USD; Zeon Việt Nam, vốn đầu tư 25 triệu USD, Nishina Việt Nam, vốn đầu tư 12 triệu USD...

Hiện Hải Phòng đang tiếp nhận một số dự án đầu tư FDI khác, trong đó có dự án sản xuất máy in với vốn đầu tư 100 triệu USD. HEZA dự báo nguồn vốn FDI vào các KCN của Hải Phòng sẽ tiếp tục tăng cao so với mục tiêu ban đầu đề ra.

Cũng theo HEZA, bên cạnh nguồn vốn FDI tăng đột biến, tình hình đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào các KCN cũng tăng rất cao. Cụ thể trong bốn tháng qua, các KCN Hải Phòng thu hút được gần 1.700 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến thời điểm năm đầu năm 2011, có 21 dự án FDI và 44 dự án trong nước đang thực hiện đầu tư tại các KCN của tỉnh Quảng Ninh với tổng số vốn là 473 triệu USD và 13.750 tỷ đồng. Trong năm 2010, doanh thu các doanh nghiệp FDI đạt khoảng 220 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 1.000 tỷ đồng, xuất khẩu đạt 110,77 triệu USD. Các doanh nghiệp trong nước đạt 1.179 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 23 tỷ đồng.

Tỉnh Vĩnh Phúc

Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài vào các KCN : 634 dự án đầu tư, trong đó có 122 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 2,35 tỷ USD. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN ở Vĩnh Phúc vào khoảng 80%.

Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu trong lĩnh vực lắp ráp ô tô-xe máy, công nghiệp điện tử, tin học, sản xuất vật liệu xây dựng…

Tỉnh Bắc Ninh

Các KCN trên địa bàn tỉnh BN đã thu hút 526 dự án, trong đó có 272 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, với tổng số vốn đầu tư đăng kí gần 5 tỷ USD, trong đó có hơn 3,7 tỷ USD của hầu hêt các tập đoàn và công ty lớn đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Sigapore, Mỹ,…

Tỉnh Hưng Yên

Trong năm 2011, có đến 20 dự án đầu tư trong các KCN, trong đó có 14 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 161 triệu USD, bằng 9,5 lần vốn đầu tư nước ngoài cấp mới năm 2009. 6 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 447,7 tỷ đồng, bằng 2,2 lần vốn đầu tư trong nước cấp mới trong năm 2010. Điều chỉnh tăng vốn cho 9 dự án đầu tư (4 dự án nước ngoài và 5 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng thêm là 24,3 triệu USD và 1.180 tỷ đồng; nâng tổng số dự án trong các KCN còn hiệu lực đến thời điểm hiện nay lên 160 dự án (75 dự án nước

ngoài và 85 dự án trong nước) với tổng vốn đầu tư đăng ký là 930 triệu USD và 7.805 tỷ đồng; tổng diện tích đất cho thuê lại là 318 ha.

Các dự án đầu tư trong các KCN tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: sản xuất, gia công các sản phẩm điện, điện tử; sản xuất thép và các sản phẩm từ thép; cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác; sản xuất lắp ráp ô tô xe máy; sản xuất chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản; may mặc...

Tỉnh Hải Dương

Tính đến giữa năm 2010, các khu công nghiệp của tỉnh Hải Dương đã có 122 dự án trong và ngoài nước, với số vốn đăng ký trên 2 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 900 triệu USD (đạt 45%). Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Hải Dương chủ yếu là các dự án FDI của các tập đoàn lớn thuộc lĩnh vực công nghệ cao đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada...

2.3.3. Đầu tư tạo ra sự liên kết giữa các khu công nghiệp với nhau

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Trang 34)

w