Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Trang 31)

2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN vùng kinh tế trọng

2.1. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các KCN theo lĩnh vực đầu tư

lĩnh vực đầu tư

2.1.1. Lĩnh vực hóa chất, cơ khí, lắp ráp

Lĩnh vực hóa chất, cơ khí, lắp ráp là một trong các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Các doanh nghiệp đầu tư trong các KCN của vùng vào các lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn với số vốn đầu tư đăng ký cũng khá lớn.

Các dự án tiêu biểu :

Khu hóa dầu KCN Đình Vũ Hải Phòng : liên doanh giữa công ty Toyota Tsusho (Nhật Bản), Toyota Tsusho Việt Nam và Formusan Union Chemical (Đài Loan) khởi công nhà máy sản xuất hóa chất cho ngành công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa với tổng vốn đầu tư 6,6 triệu USD). + Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tập trung nhiều ở các KCN tại tỉnh Bắc Ninh, với việc sản xuất chủ yếu vật liệu xây dựng là gạch ngói có chất lượng cao

Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyester Đình Vũ của công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi dầu khí với tổng vốn đầu tư gần 5.500 tỷ đồng. Dự kiến khi đi vào hoạt động nhà máy sẽ cung cấp được 40% nhu cầu xơ sợi ở Việt Nam – một sản phẩm đầu vào quan trọng cho ngành dệt may.

KCN Đình Vũ : nhà máy sản xuất chân vịt cho tàu biển của công ty Nakashima với số vốn đầu tư 18 triệu USD, trước đó Nakashima đã đầu tư 7 triệu USD tại nhà máy đầu tiên tại KCN Nomura (Hải Phòng).

Dự án lắp ráp xe Piagio KCN Bình Xuyên, Vĩnh Phúc có vốn đầu tư đăng kí là 40 triệu USD.

Dự án sản xuất xe ôtô của Honda ở Vĩnh Phúc với vốn đầu tư 61 triệu USD. Dự án sản xuất lốp xe với công suất 24.700 chiếc/năm của Bridgestone Corporation, có vốn đầu tư đăng ký 574,8 triệu USD, sử dụng 102 ha đất tại Khu công nghiệp Đình Vũ (Hải Phòng)

2.1.2. Lĩnh vực công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng

Đây là lĩnh vực được tập trung phát triển tại các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc do có được lợi thế quan trọng là nguồn lực nhân công dồi dào và giá thành rẻ. Các ngành công nghiệp nhẹ được phát triển tập trung vào các ngành sản xuất đồ gia dụng, dệt may và chế biến thực phẩm.

Tại Hà Nội, công nghiệp nhẹ chiếm 35% vốn đầu tư vào các KCN với tổng số vốn ước đạt 1,26 tỷ USD ( dự án FDI) còn lại là 4200 tỷ đồng của các nhà đầu tư trong nước. Các ngành công nghiệp nhẹ chính trong các KCN ở Hà Nội là: chế biến nông sản, may mặc, dược phẩm,…

Dự án sản xuất dược phẩm của Nipro Pharma Corporation, có vốn đầu tư 250 triệu USD, sử dụng 15 ha đất tại Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng.

2.1.3. Lĩnh vực công nghệ cao

Đây là lĩnh vực đang được tập trung phát triển tại các KCN ở cả nước nói chung và ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng. Hiện nay chủ yếu phát triển ở phương diện lắp ráp và chế biến các linh kiện điển tử có độ chính xác cao, lắp ráp máy tính…

Tại vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, lĩnh vực này hiện mới chỉ được áp dụng tại các KCN lớn nằm tại các tỉnh thành lớn, trung tâm như Hà Nội hay Hải Phòng

Các dự án tiêu biểu:

Dự án Sản xuất máy tính xách tay với tổng vốn 500 triệu USD (tập đoàn Điện tử Compal là chủ đầu tư) vào KCN Bá Thiện (tỉnh Vĩnh Phúc).

Dự án nhà máy sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới của Canon tại KCN Quế Võ Bắc Ninh có tổng vốn đầu tư 50 triệu USD. Tổng vốn đầu tư của Canon tại KCN Quế Võ và KCN Nam Thăng Long là 220 triệu USD.

2.1.4. Lĩnh vực khác

Ngoài các ngành đã kể trên, tại các KCN ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc còn có một số các ngành nghề đặc thù của từng KCN như chế tác đồ trang sức, chế biến thức ăn gia súc, dược phẩm…

2.2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc theo hình thức đầu tư (đầu tư “cứng” – “mềm” trong các doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp)

2.2.1. Đầu tư cứng

Đầu tư “cứng” trong các doanh nghiệp trong KCN là đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu,…Nội dung đầu tư này làm gia tăng quy mô sản xuất cho các doanh nghiệp. Hiện nội dung đầu tư vẫn chiếm phần lớn cơ cấu vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp trong KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

2.2.2. Đầu tư mềm

Đầu tư “mềm” trong các doanh nghiệp trong các KCN là đầu tư vào nâng cao chất lượng, trình độ nguồn nhân lực, nâng cao công nghệ, môi trường làm việc của doanh nghiệp.

Dù được đánh giá là vùng có nguồn nhân lực có chất lượng cao nhất trong 3 vùng kinh tế trọng điểm nhưng chất lượng nguồn nhân lực vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc hiện vẫn còn khá thấp, số lượng lao động qua đào tạo là khá thấp.

Điều đó dẫn đến để có thể sử dụng được các lao động, doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn nhất định để đào tạo lao động, đồng thời đào tạo nâng cao trình độ người lao động. Tuy nhiên hiện nay tỷ trọng vốn đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp trong KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đối với nội dung đầu tư này còn khá thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển trong các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía bắc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w