1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại công ty tnhh chính quỳnh

93 251 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Đó là quá trình sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhấtđịnh nhưng tùy thuộc vào từng loại hình cụ thể của từng Doanh nghiệp theo từngloại hình sản xuất, theo nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguyên vật liệu (NVL) là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất tại cácdoanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp và Công ty TNHHChính Quỳnh cũng không phải là một ngoại lệ Nguyên vật liệu là cơ sở chính đểtạo nên hình thái vật chất của sản phẩm Bởi vậy, tổ chức công tác hạch toán kếtoán chính xác chi tiết Nguyên vật liệu kết hợp với việc nâng cao hiệu quả sửdụng Nguyên vật liệu là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc tiết kiệm chiphí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và tận dụng được tối đa hiệu quả sử dụngcác loại Nguyên vật liệu

Muốn đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợpcác biện pháp quản lý một cách hữu hiệu, doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác

kế toán Nguyên vật liệu, tránh lãng phí không cần thiết,luôn tìm tòi và đổi mới

có hiệu quả trong việc sử dụng Nguyên vật liệu Từ đó giúp xác định nhu cầuNguyên vật liệu dự trữ một cách hợp lý, góp phần tạo nên thành công chung củadoanh nghiệp

Xuất phát từ tính cấp thiết đó và từ những điều đã tìm hiểu được trongquá trình thực tập tại Công ty TNHH Chính Quỳnh em xin chọn đề tài: “Hoànthiện tổ chức công tác kế toán Nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sửdụng Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Chính Quỳnh”

Trang 2

- Tìm hiểu công tác tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sửdụng Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHHChính Quỳnh nói riêng.

- Đánh giá những nét đặc thù về công tác kế toán Nguyên vật liệu trong công tác

kế toán

- Đưa ra nhữngý kiến, biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toánNguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công tyTNHH Chính Quỳnh cũng như thực hiện đúng chế độ, chính sách và chuẩn mực

kế toán hiện hành

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu với đề tài là “Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việcnâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp tại Công tyTNHH Chính Quỳnh”

4 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp

lý luận và các phương pháp kế toán

5 Nội dung, kết cấu của chuyên đề

Nội dung, kết cấu củachuyên đề gồm 3 chương:

Trang 3

Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Chính Quỳnh.

Chương 3: Biện pháp hoàn thiện tổ chức kế toán Nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Chính Quỳnh.

Trang 4

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT LIỆU

TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1 Khái quát về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Nguyên vật liệu doanh nghiệp

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động dưới dạng vật hóa được doanhnghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra hàng hóa, sản phẩmcung ứng dịch vụ

- Chỉ có thể tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định

- Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo nên hình thái cho sản phẩm

- Giá trị Nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sảnphẩm

- Nguyên vật liệu là một yếu tố trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm, dovậy chất lượng của Nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sảnphẩm, đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Nguyên vật liệuđược đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại…có tác động rất lớn đến chấtlượng sản phẩm Vì vậy đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu cho sản xuất còn làmột biện phát để nâng cao chất lượng sản phẩm

- Nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm, là đầu vào của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó,cung ứng nguyên vật liệu kịp thời với giá cả hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 5

quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Xét cả về mặt hiện vật và

về mặt giá trị, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu trongbất kỳ quá trình sản xuất nào, là một bộ phận quan trọng của tài sản lưu động.Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu chính là quản lý vốn sản xuất kinh doanh

và tài sản của doanh nghiệp

1.1.2 Phân loại Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Phân loại NVL giúp cho quá trình quản lý một cách chặt chẽ và tổ chứchạch toán tới chi tiết từng loại vật liệu đảm bảo sử dụng hiệu quả trong sản xuất

Đó là quá trình sắp xếp vật liệu theo từng loại, từng nhóm trên một căn cứ nhấtđịnh nhưng tùy thuộc vào từng loại hình cụ thể của từng Doanh nghiệp theo từngloại hình sản xuất, theo nội dung kinh tế và công dụng vật liệu trong quá trìnhsản xuất kinh doanh

 Hiện nay các Doanh nghiệp thường căn cứ vào nội dung kinh tế và côngdụng của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh để phân chia vật liệu thànhcác loại sau :

+ NVL chính: Là những loại NVL mà sau quá trình gia công, chế biến cấuthành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm như sắt, thép, gang trong cơkhí, vải, sợi trong may mặc

+ NVL phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sửdụng kết hợp với NVL chính để làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị hoặcdùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu sản xuất (TLSX) hay phục

vụ cho lao động của công nhân viên chức ví dụ như: dầu nhờn, hồ keo, thuốcnhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng,

+ Nhiên liệu: Là những vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trìnhsản xuất kinh doanh như: than, củi, xăng dầu, hơi đốt, khí đốt,

Trang 6

+ Phụ tùng thay thế: Là những chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thếcho máy móc, thiết bị, vận tải,

+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm vật liệu và thiết bị mà doanhnghiệp mua vào nhằm mục đích đầu tư cho xây dựng cơ bản

+ Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hoặc thanh lýtài sản, có thể sử dụng hoặc bán ra ngoài

+ Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu còn lại ngoài những loại chưa kểtrên như: bao bì, vật liệu đóng gói, các vật liệu đặc chủng

 Căn cứ vào nguồn gốc hình thành NVL

+ Nguyên vật liệu mua ngoài

+ Nguyên vật liệu tự sản xuất

1.1.3 Đánh giá Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.1.3.1 Đánh giá theo giá thực tế

 Giá thực tế nhập kho

Là giá gốc của Nguyên vật liệu bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến vàcác chi phí có liên quan trực tiếp khác đến việc đưa Nguyên vật liệu vào trạngthái và địa điểm sẵn sàng sử dụng

- Khi mua sắm Nguyên vật liệu

Giá gốc được tính bằng:

+ Giá mua (chưa VAT theo phương pháp khấu trừ),

+ Trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua,

+ Cộng các khoản thuế không được hoàn lại (bao gồm thuế Nhập khẩu, thuếTiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ),

Trang 7

+ Cộng các chi phí có liên quan khác,

+ Hao hụt trong định mức

- Khi tự sản xuất ra Nguyên vật liệu

Giá gốc được tính bằng:

+ Chi phí chế biến,

+ Cộng với các chi phí có liên quan trực tiếp khác

- Nguyên vật liệu nhận vốn góp đầu tư, vay mượn, thừa trong kiểm kê.Giá gốc được tính bằng:

+ Giá trị thị trường,

+ Cộng với các chi phí có liên quan khác

1.1.3.2 Giá thực tế xuất kho

Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất khođược xác định trên cơ sở giá thực tếcủa nguyên vật liệu nhập kho Tuy nhiên, giá thực tế của mỗi lô hàng nhập kholại không giống nhau cho nên giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho được tínhtheo một trong các phương pháp sau:

- Phương pháp Nhập trước – Xuất trước: Theo phương pháp này, khi tínhgiá NVL xuất kho, kế toán giả định rằng lô NVL nào nhập kho trước thìđược xuất kho trước Như vậy, giá trị của NVL xuất kho được tính theogiá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ nhất Giá trịcủa NVL tồn kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểmcuối kỳ hoặc gần cuối kỳ tồn kho

- Phương pháp Nhập sau – Xuất trước: Theo phương pháp này, khi tính giáNVL xuất kho, kế toán giả định rằng lô NVL nào nhập kho sau thì đượcxuất kho trước Như vậy, giá trị của NVL xuất kho được tính theo giá của

Trang 8

lô hàng nhập kho sau cùng hoặc gần sau cùng Giá trị của NVL tồn khođược tính theo gía của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu

kỳ còn tồn kho

- Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này, giá củaNVL xuất kho và giá của NVL tồn kho được xác định đích danh theo giátheo giá của từng lô hàng Nghĩa là, xuất kho lô hàng nào thì giá trị NVLxuất kho được xác định theo giá của lô hàng đó và lô hàng nào còn tồnkho thì giá trị NVL tồn kho được xác định theo giá của lô hàng đó.Phương pháp này được áp dụng với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, mặthàng ổn định, kho đủ rộng để quản lý và nhận diện NVL theo từng lôhàng

- Phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này, giá trị củatừng loại NVL xuất kho được tính trên cơ sở số lượng xuất kho và đơn giáxuất kho trung bình Trong đó, đơn giá xuất kho trung bình được xác địnhbằng cách lấy tổng giá trị của từng loại NVL có trong kho (bao gồm cảhàng tồn đầu kỳ và hàng nhập trong kỳ) chia cho số lượng loại NVL đó cótrong kho

Khi xác định đơn giá trung bình của từng loại NVL xuất kho, người ta

có thể sử dụng một trong hai phương án sau:

- Phương án tính đơn giá trung bình tại thời điểm cuối kỳ Cách tính giátheo phương án này gọi là tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả

kỳ dự trữ hay còn gọi là tính bình quân gia quyền cuối kỳ

- Phương án tính đơn giá trung bình tại thời điểm xuất kho Cách tính giá

theo phương án này gọi là tính theo phương pháp bình quân gia quyền liênhoàn hay còn gọi là bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập xuất

1.1.3.3 Đánh giá theo giá hạch toán

Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại NVL, sự biến động vật tư hàngngày diễn ra thường xuyên thì việc tính toán, ghi chép, phản ánh tình hình

Trang 9

biến động của từng loại NVL theo giá thực tế gặp khó khăn, thậm chí khôngthực hiện được Để khắc phục những bất cập trên, doanh nghiệp có thể sửdụng giá hạch toán (giá tạm tính) để đánh giá NVL trong khi chưa xác địnhđược giá thực tế Gía hạch toán là giá ổn định trong một thời gian dài, có thể

là giá kế hoạch, giá tại một thời điểm nào đó hoặc là giá bình quân của kỳtrước,… Sử dụng giá hạch toán, NVL xuất kho hàng ngày được tính theo giáhạch toán, nhưng cuối kỳ, kế toán phải tính ra giá thực tế của NVL xuất kho

để ghi sổ kế toán tổng hợp Việc tính giá thực tế của NVL xuất kho vào thờiđiểm cuối kỳ thực hiện như sau:

- Trước hết, tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán củatừng loại hoặc từng nhóm NVL (gọi là H).

H =

Trị giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và NVL nhập trong kỳ

Trị giá hạch toán của NVL tồn đầu kỳ và NVL nhập trong kỳ

- Sau đó, tính giá thực tế của NVL xuất trong kỳ.

Giá trị thực tế

của NVL xuất

trong kỳ

Gía trị hạchtoán của NVL xuấttrong kỳ

Hệ số giữa giáthực tế và giá hạchtoán trong kỳ

Phương pháp đánh giá NVL theo giá hạch toán kết hợp được chặt chẽ giữahạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp NVL, việc tính giá NVL tiến hànhnhanh chóng, kịp thời không phụ thuộc vào sự biến động hàng ngày của giá thực

tế Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ kế toán

có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

1.2 Tổ chức kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.2.1 Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu

1.2.1.1 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song

 Tại kho: Thủ kho căn cứ vào trình tự nhập xuất nguyên vật liệu để ghi vàothẻ kho được mở chi tiết chi từng loại nguyên vật liệu, thủ kho sẽ ghinhận đủ giá trị nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu

Trang 10

 Tại phòng kế toán công ty: Kế toán căn cứ vào chứng từ nhập, xuấtnguyên vật liệu để ghi nhận vào thẻ kế chi tiết nguyên vật liệu được mởtương ứng với từng thẻ kho, kế toán ghi nhận cả về số lượng.

Cuối kỳ, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên thẻ kho và thẻ kế toán chitiết nguyên vật liệu tương ứng, nếu số liệu đã trùng khớp thì kế toán ghi nhậntiếp vào sổ chi tiết kế toán nguyên vật liệu

Sơ đồ 1.1 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

(3) (2) (2)

(4)

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Đối chiếu, kiểm traGhi cuối tháng

(1) Thủ kho căn cứ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi chép số thực nhập,thực xuất lên sổ (thẻ) kho

Sổ (thẻ) kho

Phiếu xuất kho

Phiếu nhập

kho

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL

Bảng kêtổng hợp nhập-xuất-tồn NVL

Trang 11

(2) Kế toán căn cứ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi chép vào sổ (thẻ) kếtoán chi tiết nguyên vật liệu.

(3) Kế toán thực hiện đối chiếu số lượng trên sổ (thẻ) kho với sổ (thẻ) kế toánchi tiết nguyên vật liệu

(4) Kế toán tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyênvật liệu vào bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu

1.2.1.2 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân

cả số lượng và giá trị của từng loại vào sổ đối chiếu luân chuyển vật liệu.Sau đó, lấy số liệu ở sổ này để so sánh với thẻ kho gửi lên, nếu trùng khớpthì sẽ vào bảng nhập – xuất – tồn vật liệu

Trang 12

Sơ đồ 1.2 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân

chuyển

(2) (3) (2)

(2) (4)(4)

Đối chiếu, kiểm traGhi cuối tháng

(1)Dựa vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho thủ kho ghi số thực nhập, thựcxuất lên thẻ kho

(2)Kế toán vật tư dựa vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho lập bảng kê nhập,bảng kê xuất

(3) Cuối kỳ kế toán tiến hành nở sổ kế toán luân chuyển sau đó dựa vào bảng

kê nhập, bảng kê xuất để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn của nguyên vậtliệu

(4)Tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻkho

1.2.1.3 Kế toán chi tiết Nguyên vật liệu theo phương pháp Sổ số dư

Thẻ kho

Bảng kê xuất

Sổ đối chiếuluân chuyểnBảng kê nhập

Trang 13

 Tại kho: Thủ kho ngoài việc ghi vào thẻ kho thì phải tập hợp toàn bộchứng từ nhập – xuất, lập phiếu giao nhận chứng từ và nộp lên phòng kếtoán Cuối kỳ, thủ kho ghi lượng Nguyên vật liệu tồn kho từ thẻ kho vào

sổ số dư

 Tại phòng kế toán công ty: Định kỳ xuống kho để nhận chứng từ, sau đókiểm tra, tính toán về số lượng và giá trị để ghi vào cột số tiền trên phiếugiao nhận chứng từ, đồng thời ghi nhận số tiền vừa tính được vào bảnglũy kế nhập– xuất – tồn kho, từ bảng này tiếp tục lập nên bảng tổng hợpnhập – xuất – tồn nguyên vật liệu

Sơ đồ 1.3 Hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư

(2) (5) (2)

(4)

Đối chiếu, kiểm tra cuối thángGhi cuối tháng

(1) Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi số thực nhập, thựcxuất vào thẻ kho

nhập-xuất-tồnBảng lũy kế

nhập

Trang 14

(2) Kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho lên bảng kê nhập, bảng

kê xuất

(3) Từ bảng kê nhập, xuất lên bảng lũy kế nhập, lũy kế xuất

(4) Từ bảng lũy kế nhập, xuất kế toán lên bảng nhập, xuất, tồn

(5) Cuối tháng thủ kho ghi số tồn kho đã tính trên thẻ kho lên Sổ số dư về sốlượng rồi gửi lên phòng kế toán Căn cứ vào số tồn kho do thủ kho tính ghi ở

Sổ số dư và đơn giá hạch toán kế toán tính ra số lượng tồn kho để ghi vào cột

số tiền trên Sổ số dư

(6) Căn cứ vào số tiền tồn kho ghi trên Sổ số dư, cột số tiền trên bảng kênhập, xuất, tồn và số liệu của kế toán tổng hợp tiến hành kiểm tra đối chiếu

1.2.2 Tổ chức kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

 Kế toán tổng hợp Nguyên vật liệu gồm 2 phương pháp chính:

- Phương pháp kê khai thường xuyên: là phương pháp theo dõi phản ánh

thường xuyên liên tục tình hình hiện có biến động tăng, giảm của hàng tồn khotrên các sổ tài khoản liên quan chi tiết cho từng loại hàng tồn kho, cuối kỳ căn

cứ vào số liệu kiểm kê thực tế so sánh đối chiếu với số liệu ghi chép trên sổsách để xác định lượng vật tư thừa, thiếu, tìm ra nguyên nhân để kịp thời xửlý

- Phương pháp kiểm kê định kỳ: là phương pháp không theo dõi thường

xuyên liên tục các biến động về hàng tồn kho trên các tài khoản chi tiết mà chỉphảnánh giá trị hàng tồn kho lúc đầu kỳ và cuối kỳ, kế toán sẽ xácđịnh sốlượng xuất Nguyên vật liệu theo phương thức:

Giá trị NVL

xuất trong kỳ

giá trị NVLtồn đầu kỳ

giá trị NVLnhập trong kỳ

giá trị NVL dưcuối kỳ

-Theo đó, kế toán khó phát hiện ra các thường hợp thừa thiếu Nguyên vậtliệu để tìm ra nguyên nhân xử lý

Trang 15

1.2.2.1 Kế toán Nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng

Theo chế độ chứng từ kế toán hiện hành để phản ánh tình hình xuất NVL, kế toán phải thực hiện việc lập và xử lý đầy đủ chứng từ:

nhập Phiếu nhập kho (Mẫu 01 – VT)

- Phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT)

- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03 – VT)

- Biên bản kiểm kê vật tư (Mẫu 08 – VT)

- Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 02 – BH)

- Hóa đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03 – BH)

- Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04 – VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 05 – VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07 – VT)

- Hóa đơn GTGT (Mẫu số 01GTKT3/002)

Tài khoản sử dụng

- Tài khoản 152 : Nguyên liệu, vật liệu

- Trong đó : + TK 1521 – Nguyên vật liệu chính;

Bên nợ ghi: + Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu nhập trong kỳ;

+ Số tiền điều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá lại ;

Trang 16

+ Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê.

Bên có ghi: + Trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu xuất trong kỳ;

+ Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại ; + Trị giá NVL thiếu phát hiện khi kiểm kê

Số dư bên nợ : Phản ánh trị giá vốn thực tế NVL tồn kho cuối kỳ

Ngoài ra còn sử dụng thêm các tài khoản khác như : TK 151, TK 111, TK

112, TK 133, TK 141, TK 621, TK 627

 Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Trang 17

Sơ đồ 1.4 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp KKTX

TK 111, 112, 311, 331 TK 152 TK 621, 627 641 642

mua NVL đã nhập kho Giá trị NVL xuất kho sử dụng

TK 133 trong doanh nghiệp VAT đầu vào TK 154

giá trị NVL xuất để gia công,

TK 338, 711

Trị giá NVL thừa khi kiểm kê

Trang 18

1.2.2.2 Kế toán Nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ

 Chứng từ sử dụng

- Hoáđơn GTGT

- Bảng kê hàng hoá mua không có hoáđơn

- Phiếu nhập kho

- Phiếu xuất kho, phiếu xuất kho luân chuyển nội bộ

- Hợp đồng đầu tư, khế ước vay mượn

- Các chứng từ thanh toán có liên quan trực tiếp khác

Trang 19

Nợ TK 611 Có

SDĐK: Phản ánh giá thực tế của

NVL tồn kho đầu kỳ.

-Phản ánh giá trị thực tế NVL tăng - Phản ánh NVL xuất dùng

SDCK: phản ánh NVL xuất dùng, thiếu hụt tồn kho cuối kỳ

Trang 20

1.2.3 Tổ chức sổ kế toán Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Trang 21

Sơ đồ 1.6:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Quan hệ đối chiếu:

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

(1) - Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn

cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn

cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kếtoán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc

Chứng từ kế toán (hóa đơn GTGT, phiếu NK, phiếu XK, )

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI TÀI KHOẢN 152

Sổ, thẻ kế toán chi tiết tài khoản 152

Bảng tổng hợp chi tiết tài khoản 152

Bảng cân đối

số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 22

ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toánchi tiết liên quan.

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vàocác chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật

ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượngnghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vàocác tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do mộtnghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có)

(2) - Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảngcân đối số phát sinh

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảngtổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập cácBáo cáo tài chính

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảngcân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Cótrên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt saukhi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

Trang 23

Hình thức kế toán nhật ký _ sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái: Các nghiệp vụkinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và nội dungkinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợpduynhất là sổ Nhật ký – Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ Cái là cácchứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiết

để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợpbao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái

Chứng từ ghi sổ do kế tán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảngtổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế

Hình thức kế toán nhật ký chứng từ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ

- Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có củacác tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo cáctài khoản đối ứng Nợ

- Kết hợp chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinhtheo trình tự thời gian vớiviệc hệ thống hóa các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)

- Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ

kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép

- Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản ký kinh

tế, tài chính và lập báo cáo tài chính

Trang 24

Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính: công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toánhoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên Phần mềm kế toán không hiểnthị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán và Báo cáo tài chính theo quy định

1.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng NVL trong doanh nghiệp.

 Nhân tố khách quan: các yếu tố về thời gian, không gian và điều kiện môi trườngcũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hỏng hóc, xuống cấpcủa Nguyên vật liệu

 Nhân tố chủ quan: điều kiện bảo quản nguyên vật liệu không phù hợp như nhàkho, bến bãi kém chất lượng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm chonguyên vật liệu biến chất về chất lượng

1.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, kinh doanh có lãi là mục tiêu mà các doanhnghiệp luôn hướng tới Nguyên vật liệu là một yếu tố không thể thiếu của quátrình sản xuất kinh doanh Giá trị NVL thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng chiphí sản xuất Vì vậy, việc chú trọng vào các khâu thu mua, dự trữ và sử dụngNVL là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí,giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần giám sát chặt chẽ quá trình thu mua, dự trữ và sử dụngNVL một cách hiệu quả Ở khâu thu mua đòi hỏi phải quản lý về khối lượng,chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua cũng như việc thựchiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với tình hình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

Trang 25

Việc tổ chức kho tàng bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thựchiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại vật liệu, tránh hư hỏng mất mát,hao hụt Ở khâu dự trữ, doanh nghiệp phải xác định được định mức tối đa , tốithiểu cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không

bị ngưng trệ gián đoạn do việc cung ứng NVL hoặc gây ra tình trạng ứ đọng vốn

do dự trữ quá nhiều

Trong khâu sử dụng, đòi hỏi phải thực hiện sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên

cơ sở các định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp chi phí vật liệu trong giá thànhsản phẩm

1.3.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp

Có thể nói, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu đó trở thành mộtnguyên tắc , một đạo đức , một chính sách kinh tế của các doanh nghiệp Việc sửdụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp được thực hiệntheo những phương hướng và biện pháp chủ yếu sau:

+ Không ngừng giảm bớt phế liệu , phế phẩm , hạ thấp định mức tiêudùng nguyên vật liệu Giảm mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phẩm là yếu

tố quan trọng đề tiết kiệm vật tư trong quá trình sản xuất song khi muốn khaithác triệt để yếu tố này cần phải phân tích cho được các nguyên nhân làm tăng ,giảm mức tiêu hao vật tư trong sản xuất Từ đó đề ra các biện pháp cụ thể nhằmtiết kiệm được nhiều vật tư trong sản xuất Mức tiêu hao vật tư trong một đơn vịsản phẩm thường bị tác động bởi nhiều nhân tố như: Chất lượng vật tư , tình hìnhtrang bị kỹ thuật cho sản xuất , trình độ lành nghề của công nhân , trọng lượngthuần túy của sản phẩm

Để thực hiện có hiệu quả phương hướng này, doanh nghiệp cần tậptrung giải quyết các vấn đề :

+ Hợp lý hoá sản xuất , cải tiến kỹ thuật , nâng cao trình độ tay nghề củacông nhân , thực hiện đúng các chế độ về bảo quản sử dụng máy móc thiết bị ,

Trang 26

coi trọng hạch toán nguyên vật liệu , xây dựng chế độ thưởng phạt nhằm kíchthích sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu

+ Xoá bỏ mọi hao hụt mất mát , hư hỏng nguyên vật liệu do nguyênnhân chủ quan gây ra

Để thực hiện tốt phương hướng này cần nâng cao trách nhiệm trongcông tác thu mua , vận chuyển , bao gói , bốc dỡ, kiểm nghiệm nguyên vật liệutrong kho và cấp phát nguyên vật liệu cho sản xuất

+ Cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị, tổ chức sảnxuất hợp lý cùng góp phần giảm các tổn thất trong quá trình sản xuất

+ Tăng cường giáo dục về ý thức tiết kiệm ,lợi ích của tiết kiệm đối với

xí nghiệp, đối với từng người

+ Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ , trình độ tay nghề của côngnhân

+ Có các biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần thích đáng, kịpthời đối với việc tiết kiệm

Như vậy, để đảm bảo quản lý nguyên vật liệu trong xí nghiệp một cách cóhiệu quả thì doanh nghiệp phải quản lý thu mua sao cho đúng chủng loại , chấtlượng theo yêu cầu sử dụng với giá mua hợp lý , tránh thất thoát vật liệu để hạthấp giá thành Quản lý việc bảo quản vật liệu tại kho theo chế độ quy định chotừng loại vật liệu , phù hợp với quy mô tổ chức của doanh nghiệp, tránh tìnhtrạng lãng phí vầt liệu Quản lý việc dự trữ vừa đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh , vừa tiết kiệm vốn không quá nhiều , gây ứ đọng vốn và không quá ít, làmgián đoạn quá trình sản xuất Quản lý sử dụng vật liệu tiết kiệm , có hiệu quảđảm bảo chất lượng

Trang 27

 Tên công ty: Công ty TNHH Chính Quỳnh

 Địa chỉ: Số 167 Tô Hiệu - Phường Trại Cau - Lê Chân - Hải Phòng

Trang 28

2.1.3 Đặcđiểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Chính Quỳnh.

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty.

* Công ty đã chọn mô hình tổ chức theo cơ cấu trực tuyến như sau:

* Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức thành các phòng ban phù hợpvới đặc điểm kinh doanh, với yêu cầu quản lý và cơ cấu tổ chức đơn vị Trong

đó chức năng cơ bản của các bộ phận:

-Giám đốc: là người quản lý cao nhất, có quyền quyết định mọi vấn đề vềchiến lược sản xuất kinh doanh cũng như quyền quyết định về nhân sự , đồngthời chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh củaCông ty

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ huớng dẫn và chỉ đạo nhân viên nghiêncứu thị trường và tìm kiếm khách hàng, tổ chức kế hoạch và chiến lược đảm bảocho việc kinh doanh của công ty có hiệu quả

- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ Có nhiệm vụ thu thập xử lý các chứng từ cóliên quan đến tình hình sản xuất của công ty, lưu trữ và theo dõi hoạt động củacông ty

- Phòng CSKH: Có nhiệm vụ giải đáp các thắc mắc, tư vấn cho kháchhàng về các sản phẩm của công ty

GIÁM ĐỐC KIÊM CHỦ TỊCH HĐQT

Trang 29

2.1.3.được Chế độ kế toán và hình thức kế toán

- Chứng từ, tài khoản và hệ thống báo cáo áp dụng theo quyết định số48/2006/QĐ – BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC

- Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày31/12/N

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên, đơn giáxuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng

- Nguyên tắc quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng ngoạithương Viêt Nam

- Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Trang 30

Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Quan hệ đối chiếu:

- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số

Chứng từ kế toán

SỔ NHẬT KÝ CHUNG

SỔ CÁI

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Trang 31

liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào sổ Cái theo các tài khoản kế toánphù hợp Đơn vị thực hiện mở sổ, thẻ kế toán chi tiết, đồng thời với việc ghi sổNhật ký chung, các nhiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiếtliên quan.

- Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm cộng số liệu trên sổ Cái và lậpbảng cân đối số phát sinh

Sau khi đã kiểm tra đối chiếu để đảm bảo tính khớp đúng, số liệu ghi trên sổCái và bảng tổng hơp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng

để lập các Báo cáo tài chính

Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên bảng cânđối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổNhật ký chung cùng kỳ

Để đáp ứng cho công việc kế toán được thực hện nhanh chóng, chính xác vàđảm bảo thời gian cho công việc kế toán thì Công ty TNHH Chính Quỳnhđã ápdụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán CicAccount (viếttắt là CIC) do công ty Tin học và Tư vấn Xây dựng thuộc Bộ Xây dựng cungcấp

2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán với việc nâng cao hiệu quả sử dụng Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Chính Quỳnh.

2.2.1Đặc điểm, phân loại và tính giá Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Chính Quỳnh.

Trang 32

2.2.1.2 Phân loại

Nguyên vật liệu của công ty rất đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại,đặc điểm quy cách, thực hiện yêu cầu hợp lý, khoa học của công tác quản lý,được phân loại dựa trên vai trò và công dụng như sau:

Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng chủ yếu của công ty, là cơ sở vật

chất cấu thành thực thể sản phẩm Nguyên vật liệu chính bao gồm: thép các loại,

xi măng, cát, đá, gỗ …trong mỗi loại lại được phân thành các nhóm, các thứnguyên vật liệu như: Thép có các loại: thép cacbon, thép thường, thép ống Ximăng có xi măng PC30, xi măng PC 40

Nguyên vật liệu phụ: Tuy không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng

vật liệu phụ có vai trò nhất định trong quá trình sản xuất như tạo cho quá trìnhsản xuất được bình thường, đảm bảo và tăng chất lượng cho vật liệu chính hoặc phục

vụ cho công nghệ, kỹ thuật, quản lý Vật liệu phụ của công ty bao gồm: Nhựa, sơn,đinh sút, cao lanh…

Nhiên liệu: Có tác dụng cung cấp nhiên liệu cho quá trình sản xuất Bao gồm:

Xăng A76, xăng A92, dầu Diezen để chạy máy …

Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc, thiết bị

mà công ty đang sử dụng Bao gồm: đồ điện và các loại má côn…

Phế liệu thu hồi:Chủ yếu là các loại sản phẩm hỏng trong quá trình sản

xuất Ngoài ra còn các loại baria tôn, sắt, thép vụn có thể sử dụng được cho cácmục đích khác

2.2.1.3 Tính giá Nguyên vật liệu tại Công ty

 Giá thực tế Nguyên vật liệu nhập kho

Đánh giá vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị vật liệu theonhững nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu trung thực, thống nhất, được tínhtheo giá thực tế, tính đúng, tính đủ giá vật liệu nhập xuất kho

 Trường hợp mua ngoài nhập kho:

Công ty thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừthuế vì vậy giá mua ở đây là giá mua chưa có thuế

Trang 33

Trường hợp vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến:

Giá thực tế vật

liệu nhập kho =

Giá vốn thực tế vật liệuthuê ngoài gia công + Chi phí vận chuyển

 Đối với nguyên vật liệu thu hồi nhập kho:

Giá vốn thực tế vật

giá ước tính có thể tiêuthụ trên thị trường

 Giá Nguyên vật liệu xuất kho

Công ty tính giá thực tế của NVL theo giá bình quân gia quyền (bình quân cả kỳ dự trữ) theo công thức:

Giá đơn vị

bình quân 1

đơn vị NVL

=Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL nhập trong kỳ

Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ

Giá thực tế

của NVL xuất kho

= Giá bình quâncủa 1 đơn vi NVL

* Lượng vật liệuxuất kho

2.2.2 Thủ tục nhập – xuất kho Nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Chính Quỳnh.

2.2.2.1 Thủ tục nhập kho Nguyên vật liệu tại Công ty

Căn cứ vào nhu cầu vật tư của từng công trình thông qua bản dự toánvật tư do chủ đầu tư cung cấp và đã được Giám đốc xét duyệt, chủ nhiệmcông trình lập bản dự trù vật tư và bản dự trù chi tiêu cho công trình mìnhquản lý đưa lên phòng kế toán Kế toán vật tư sau khi xem xét, đối chiếuvới dự toán thấy hợp lý sẽ trình kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt Saukhi Giám đốc đã ký thì:

+Đối với những vật liệu có giá trị lớn thuộc bản dự trù vật tư tháng phòngvật tư sẽ cử cán bộ vật tư liên hệ với nhà cung cấp đã ký hợp đồng từ trước đềnghị báo giá và nếu đồng ý mua thì sẽ ký hợp dồng lần đầu từ những lần muasau chỉ cần gọi điện và đơn vị bán đó sẽ cung cấp vật liệu đến tận chân công

Trang 34

trình cho công ty vì thế gía mua vật liệu của doanh nghiệp thuê vận chuyểnthì khi giá nhập kho vật liệu phải tính thêm cả phần chi phí vận chuyển.

+ Đối với vật liệu có giá trị nhỏ được kê trong bản chi tiêu tháng của côngtrường gửi lên thì nhân viên hạch toán đội sẽ viết giấy tạm ứng để mua vậtliệu đó

+ Đối với những vật liệu được mua địa bàn nơi xây dựng công trình thì chủnhiệm công trình phải báo cáo trước cho Giám đốc về chủng loại và số lượngvật liệu cần nhập Sau khi Giám đốc đồng ý sẽ mua vật liệu về nhập kho Lúcnày nhân viên quản lý vật tư đội sẽ tiến hành lập phiếu nhập kho làm 3 liên:Liên 1: Lưu tại sổ

Liên 2: Giao cho thủ kho để làm căn cứ nhập khẩu và ghi thẻ rồi giao cho kếtoán

Liên 3: Giao cho người nhận

Đối với những vật liệu được mua khác địa bàn nơi công trình thi công, khi

ký kết hợp đồng xong trước khi vận chuyển vật liệu đến công trình, nhà cung cấpvật liệu sẽ xuất hoá đơn bán hàng cho doanh nghiệp để kế toán vật tư của doanhnghiệp lập phiếu nhập kho và điền vào cột số lượng theo chứng từ của phiếunhập kho rồi trình kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt Một liên lưu tại sổ, mộtliên lưu lại phòng kế toán củadoanh nghiệp, một liên giao cho nhân viên áp tảihàng Khi vật liệu về đến kho của đội thì nhân viên áp tải hàng phải mang phiếunhập kho và một số giấy tờ cần thiết khác cho chủ nhiệm công trình ở đội kiểmtra tính hợp lý, hợp pháp của phiếu nhập kho Sau đó chủ nhiệm công trình chokiểm tra số lượng, chủng loại có đúng hợp đồng và phiếu nhập kho không nếukhông có gì sai phạm thì đồng ý cho nhập kho số vật liệu đó Khi đó nhân viênquản lý vật tư đội viết vào cột số lượng trước khi nhập kho thì sau khi kiểmnghiệm nếu thấy đúng chất lượng thì mới tiến hành viết phiếu nhập kho

Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:

Trang 35

- Liên 1: Lưu lại nơi lập phiếu.

- Liên 2: Lưu ở phòng kế toán làm căn cứ ghi sổ kế toán

- Liên 3:Giao cho người nhận

Một số chứng từ thực tế tại Công ty

Ví dụ 1: Ngày 05/01/2014 mua xi măng của Công ty TNHH Anh Thư.

Trang 36

Biểu 2.1:Giấy đề nghị mua vật tư

TỔNG CÔNG TY TNHH CHÍNH QUỲNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

Trang 37

Biểu 2.2: Hóa đơn giá trị gia tăng.

Họ tên người mua hàng:

Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH CHÍNH QUỲNH

Tổng cộng tiền thanh toán: 217.250.000

Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm mười bảy triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng chẵn.

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty)

Khi hàng về tới kho, nhân viên kế toán tiến hành lập biên bản kiểm nghiệmvật tư

Trang 38

Biểu 2.3:Biên bản kiểm nghiệm vật tư

TỔNG CÔNG TY TNHH CHÍNH QUỲNH CÔNG TY TNHH CHÍNH QUỲNH

Bộ phận: Vật tư

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ

Ngày 05 tháng 01 năm 2014

Ban kiểm nghiệm gồm có:

1 Ông Đồng Văn Thiệp Chức vụ: Trưởng ban

3 Ông Nguyễn Duy Hùng Chức vụ: Ban viên

Căn cứ vào hóa đơn số 0000286 ngày 05/01/2014 của Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng

6 đã kiểm nghiệm vật tư sau:

STT Tên, nhãn hiệu, quy

cách, phẩm chất vật tư

Mã số

Phương thức kiểm nghiệm

Đơn vị tính

Số lượng theo chứng từ

Số kiểm tra đúng quy cách

Số lượng kiểm tra không đúng quy cách

Ghi chú

Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Số xi măng PC30 và xi măng PC40 đủ quy cách nhập kho.

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

(Nguồn: phòng kế toán Công ty)

Căn cứ vào hoá đơn GTGT và biên bản kiểm nghiệm, kế toán tiến hànhlập phiếu nhập kho Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên:

Liên 1: lưu ở phòng kế hoạch

Liên 2: thủ kho viết vào thẻ kho sau đó chuyển cho kế toán ghi sổ kế toán.

Trang 39

Biểu 2.4:Phiếu nhập kho

Họ, tên người giao: Công ty TNHH Anh Thư

Theo: HĐGTGT số 0000286 ngày 05 tháng 01 năm 2014

Nhập tại kho: Hàng hóa

Giám đốc KT trưởng Người nhập Người giao hàng Thủ kho

(Nguồn: phòng kế toán Công ty)

Ví dụ 2:Ngày 10/01/2014 mua thép của công ty TNHH Anh Thư.

Biểu 2.5: Giấy đề nghị mua vật tư

TỔNG CÔNG TY TNHH CHÍNH QUỲNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH CHÍNH QUỲNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trang 40

GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ

Ngày 10 tháng 01 năm 2014

Họ và tên: Đỗ Văn Thanh

Lý do sử dụng: Phục vụ thi công công trình

Ngày 10 tháng 01 năm 2014

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

(Nguồn: phòng kế toán Công ty)

Biểu 2.6: Hóa đơn giá trị gia tăng

Liên 2: Giao khách hàng Số: 0000290 Ngày 10 tháng 01 năm 2014

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH ANH THƯ

Mã số thuế: 200128670

Ngày đăng: 18/12/2014, 10:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Bộ Tài Chính, Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam phần I, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC
[2] Bộ Tài Chính, Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC, ban hành ngày 20/03/2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC
[4] Đặng Thị Loan, Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp
[5] PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Giáo trình Kế toán doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, 6/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
[6] GS.TS. Ngô Thế Chi, Giáo trình kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
[7]GS.TS Nguyễn Thị Đông, Tổ chức hạch toán kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2009.… Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hạch toán kế toán
[3] Công ty TNHH Chính Quỳnh, Các tài liệu do phòng Kế toán, phòng Vật tư, phòng Nhân sự cung cấp Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w