BIÊN BẢN KIỂM KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU
2.3 Nhận xét chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Chính Quỳnh
2.3.1 Những kết quả đạt được
Bộ máy kế toán tại Công ty
Bộ máy kế toán ở Công ty được sắp xếp gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty và không ngừng phát huy mạnh mẽ chức năng quản lý của mình. Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ năng lực cao, có kinh nghiệm trong công việc, một người có thể đảm nhiệm nhiều phần hành kế toán khác nhau, làm việc nhiệt tình và có trách nhiệm cao.
Về hệ thống chứng từ kế toán và phương pháp kế toán của Công ty: hạch toán chứng từ ban đầu của công ty được tổ chức hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ. Công ty đã vận dụng tương đối đầy đủ những hệ thống chứng từ mà quy chế tài chính đã ban hành. Ngoài ra còn một số chứng từ khác theo quy định của công ty.Việc tổ chức và luân chuyển chứng từ được thực hiện đúng theo yêu cầu quy định, hệ thống sổ sỏch tương đối hoàn chỉnh được theo dừi chặt chẽ và cú hệ thống thuận lợi cho nhà quản lý. Mỗi đối tượng được theo dừi chi tiết.
Phương pháp kế toán sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công ty. Nó cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh ở công ty, cung cấp đầy đủ thông tin cho các nhà quản lý doanh nghiệp phù hợp với việc sử dụng kế toán máy.
Về việc sử dụng tài khoản: Các tài khoản được kế toán công ty áp dụng hợp lý, phù hợp với điều kiện ở công ty. Các tài khoản được mở chi tiết gắn liền với từng Công trình hạng mục công trình tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng.
Về hình thức sổ kế toán: công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung và việc áp dụng phần mềm kế toán CIC (phần mềm được thiết kế bởi Công ty Tin học và Tư vấn xây dựng thuộc Bộ Xây dựng) trên máy vi tính trong công ty đã làm
giảm khối lượng đáng kể công việc kỹ thuật trong đó phải kể đến công tác kế toán nguyên vật liệu.
Phương pháp hạch toán nguyên vật liệu
Nhìn chung công tác hạch toán NVL tại Công ty khá hoàn chỉnh. Tình hình NVL tại Cụng ty được quản lý chặt chẽ, theo dừi kịp thời, luụn nắm bắt được thông tin về số lượng NVL tồn kho khi cần thiết.
Do đặc thù về sản xuất nên nguyên vật liệu của Công ty thường đa dạng, phong phỳ về chủng loại và cú giỏ trị lớn nờn cần phải theo dừi thường xuyờn và liên tục. Kế toán tại Công ty đã xây dựng các tài khoản vật tư chi tiết cho từng loại, từng thứ, theo dừi theo từng cụng trỡnh đó giỳp cho cụng tỏc hạch toỏn thuận tiện và cụ thể hơn.
Hạch toán tình hình Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu áp dụng theo phương phỏp kờ khai thường xuyờn làm cho cụng việc theo dừi chớnh xỏc, nhanh chúng nắm được thông tin về tình hình biến động nguyên vật liệu tại kho khi cần thiết, nhằm báo cáo cho lãnh đạo có biện pháp giải quyết, không gây gián đoạn công tác sản xuất. Có sự đối chiếu chặt chẽ giữa kho, phòng vật tư và phòng kế toán để quản lý nguyên vật liệu một cách chặt chẽ, tránh thất thoát.
Về phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: Trong Công ty, kế toán sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Việc ghi chép theo phương pháp này đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu đồng thời việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán tạo sự trùng lặp về chỉ tiêu số lượng sẽ giúp cho công tác đối chiếu tốt hơn, chính xác hơn giữa thẻ kho và kế toán.
Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty đạt hiệu quả kinh tế cao.
2.3.2 Những tồn tại cần khắc phục
Bên cạnh các ưu điểm trên còn một số vấn đề chưa hợp lý trong công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng NVL tại công ty như:
Việc phân loại và đánh giá nguyên vật liệu : để xây dựng và hoàn thiện một công trình, công ty phải sử dụng khối lượng lớn về nguyên vật liệu gồm nhiều loại với các tính năng, thành phần khác nhau, công cụ khác nhau, các loại nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đều có nhiều quy cách, thông số kỹ thuật khác nhau hoặc có những loại nguyên vật liệu có tên khó đọc, khó nhớ, dễ nhầm lẫn. Do vậy muốn quản lý tốt về nguyên vật liệu mà hạch toán một cách chính xác thì cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý. Công ty chưa lập “sổ điểm danh nguyên vật liệu” để quản lý chặt chẽ hơn nguyên vật liệu và chưa lập “phiếu giao nhận chứng từ” cũng là để phục vụ công tác quản lý việc giao nhận chứng từ, tránh mất mát.
Về việc vận chuyển nguyên vật liệu nội bộ từ kho công trình này đến kho công trình khác sẽ làm tốn thêm một khoản chi phí vận chuyển do đặc điểm các công trình cách xa nhau.
Về phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: công ty hiện đang áp dụng tính giá hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này tuy đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu nhưng công việc hạch toán lại dồn vào cuối kỳ hạch toán nên sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời khi sử dụng phương pháp này phải tiến hành tính giá theo từng danh điểm nguyên vật liệu sẽ làm tốn rất nhiều thời gian, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp xây lắp như Công ty Xây dựng và Đầu tư Bạch Đằng 6.
CHƯƠNG 3:
BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH CHÍNH QUỲNH..