báo cáo thực tập tại nhà máy đạm phú mỹ

32 888 1
báo cáo thực tập tại nhà máy đạm phú mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nước ta là một nước được biết đến với nền nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, việc cung ứng các sản phẩm như phân bón, thuốc trừ sâu, phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc sử dụng nguồn khí thiên nhiên để sản xuất phân đạm đang được áp dụng rộng rãi. Với trữ lượng nguồn khí khá dồi dào, cùng với nhu cầu phân bón ngày càng tăng, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định việc xây dựng và phát triển các cụm dựán Khí Điện Đạm. Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất khí Amoniac và công nghệ của hãngSnamprogetti của Italya để sản xuất phân Urê. Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới về sảnxuất phân đạm với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí; đầu ra là Amoniac và Urê. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơinước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất. Nhiệm vụ của em trong đợt thực tập này: Tìm hiểu về công đoạn chuyển hóa CO củaphân xưởng Amoniac trực thuộc tại nhà máy Đạm PhúMỹ.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Nước ta là một nước được biết đến với nền nông nghiệp là chủ yếu. Vì vậy, việc cung ứng các sản phẩm như phân bón, thuốc trừ sâu, phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp là vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, việc sử dụng nguồn khí thiên nhiên để sản xuất phân đạm đang được áp dụng rộng rãi. Với trữ lượng nguồn khí khá dồi dào, cùng với nhu cầu phân bón ngày càng tăng, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định việc xây dựng và phát triển các cụm dựán Khí - Điện - Đạm. Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, sử dụng công nghệ của hãng Haldor Topsoe của Đan Mạch để sản xuất khí Amoniac và công nghệ của hãngSnamprogetti của Italya để sản xuất phân Urê. Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới về sảnxuất phân đạm với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí thiên nhiên, không khí; đầu ra là Amoniac và Urê. Chu trình công nghệ khép kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơinước giúp nhà máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất. Nhiệm vụ của em trong đợt thực tập này: Tìm hiểu về công đoạn chuyển hóa CO củaphân xưởng Amoniac trực thuộc tại nhà máy Đạm PhúMỹ. Thời gian thực tập tại nhà máy từ ngày 03/03/2014 đến ngày 31/03/2014. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy Ðạm Phú Mỹ trực thuộc Công ty Cổ phần Phân Ðạm và Hoá chất Dầu khí, được đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà máy có vốn đầu tư 450 triệu USD, có diện tích 63ha, là nhà máy đạm đầu tiên trong nước được xây dựng theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng là một trong những nhà máy hoá chất có dây chuyền công nghệ và tự động hoá tân tiến nhất ở nước ta hiện nay. Cung cấp 40% nhu cầu phân Urê trong nước, Ðạm Phú Mỹ có vai trò rất lớn trong việc tự chủ nguồn phân bón trong một nước nông nghiệp như Việt Nam. Trước đây, số ngoại tệ phải bỏ ra để nhập phân bón từ nước ngoài về là rất lớn trong khi nguyên liệu để sản xuất phân Urê là nguồn khí đồng hành đang phải đốt bỏ ở các giàn khoan và nguồn khí thiên nhiên được phát hiện rất nhiều ở phía Nam. Sản phẩm của nhà máy Ðạm Phú Mỹ hiện đang được tiêu thụ rộng khắp trên thị trường trong nước. Nhà máy được khởi công xây dựng theo hợp đồng EPCC (Chìa khóa trao tay) giữa Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và tổ hợp nhà thầu Technip/Samsung, hợp đồng chuyển giao công nghệ sản xuất Amoniac với Haldoe Topsoe (công suất 1.350 tấn/ngày) và công nghệ sản xuất Urê với Snamprogetti (công suất 2.200 tấn/ngày). • Khởi công xây dựng nhà máy:03/2001. • Ngày nhận khí vào nhà máy: 24/12/2003 • Ngày ra sản phẩm Amoniac đầu tiên: 04/2004. • Ngày ra sản phẩm Urê đầu tiên: 04/06/04. • Ngày bàn giao sản xuất cho chủ đầu tư: 21/09/2004. • Ngày khánh thành nhà máy: 15/12/2004. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.Tổng quan về nhà máy. 1.2.1. Địa điểm xây dựng mặt bằng nhà máy. Hình 1.1: Bản đồ vị trí nhà máy đạm Phú Mỹ Như đã giới thiệu ở trên, nhà máy sản xuất phân đạm Phú Mỹ được xây dựng trong khu công nghiệp Phú Mỹ I - Huyện Tân Thành- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với diện tích quy hoạch 63 ha. Vị trí nhà máy được thể hiện trong chứng chỉ quy hoạch số 07/2001/BQL – CCQH do ban quản lý các Khu Công Nghiệp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp ngày 12/03/2001. 1.2.2. Phân xưởng tổng hợp Amoniac. Có chức năng tổng hợp Amôniắc và sản xuất CO 2 từ khí thiên nhiên và hơi nước. Sau khi tổng hợp, Amôniắc và CO 2 sẽ được chuyển sang phân xưởng urê. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hình 1.2: Phân xưởng tổng hợp Amoniac 1.2.3. Phân xưởng tổng hợp Ure. Hình 1.3: Phân xưởng tổng hợp Ure Có chức năng tổng hợp Amoniac và CO 2 thành dung dịch Urê. Dung dịch Urê sau khi đã được cô đặc trong chân không sẽ được đưa đi tạo hạt. Quá trình tạo hạt đượcthực hiện bằng phương pháp đối lưu tự nhiên trong tháp tạo hạt cao 105m. Phân xưởng Urê có thể đạt năng suất tối đa 1.385 tấn/ ngày. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.4. Xưởng phụ trợ Hình 1.4: Xưởng phụ trợ Có chức năng cung cấp nước làm lạnh, nước khử khoáng, nước sinh hoạt, cung cấp khí điều khiển, nitơ và xử lý nước thải cho toàn nhà máy, có nồi hơi nhiệt thừa, nồi hơi phụ trợ và 1 tuabin khí phát điện công suất 21MWh, có bồn chứa Amoniac 35.000 m 3 tương đương 20.000 tấn, dùng để chứa Amoniac dư và cấp Amoniac cho phân xưởng Urê khi công đoạn tổng hợp của xưởng Amoniac ngừng máy. 1.2.5. Xưởng sản phẩm. Sau khi được tổng hợp, hạt Urê được lưu trữ trong kho chứa Urê rời. Kho Urê rời có diện tích 36.000m 2 , có thể chứa tối đa 150.000 tấn. Trong kho có hệ thống điều hoà không khí luôn giữ cho độ ẩm không vượt quá 70%, đảm bảo Urê không bị đóng bánh. Ngoài ra, còn có kho đóng bao Urê, sức chứa 10.000 tấn, có 6 chuyền đóng bao, công suất 40 tấn/ giờ/chuyền. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hình 1.5: Xưởng sản phẩm 1.3. Tổng quan về sản phẩm Amoniac. 1.3.1. Tính chất hóa lý của amoniac. 1.3.1.1. Lý tính. Amoniac là chất khí không màu, mùi đặc trưng, khai, khó thở, gây nhiễm độc mạnh khi tiếp xúc với niêm mạc mắt. Quá nồng độ cho phép khó thở có thể gây nên tử vong. Bảng 1.1: Bảng tính chất vật lý của NH 3 Tính chất Thông số Đơn vị Tỷ trọng + Khí NH 3 : 0,7708 + NH 3 lỏng: 610 +kg/m 3 ( Ở 0 o C và 760mmHg) +kg/m 3 ( Ở 20 o C) Khối lượng mol 17,031 Nhiệt độ sôi ở 760 mmHg -33,5 o C Nhiệt độ nóng chảy ở 760 mmHg -77,7 o C Nhiệt hóa hơi riêng 5.581 Kcal/kmol Nhiệt dung riêng khí NH 3 ( Ở 0 o C, 1at) 0,492 kcal/kg.độ Nhiệt độ tới hạn 132,4 o C Áp suất tới hạn 111,5 at Amoniac rất dễ tan trong nước: Ở nhiệt độ phòng(20 o C) thì 1 thể tích nước hòa tan khoảng 700 thể tích Amoniac theo phản ứng: NH 3 + H 2 OHN 4 OH + Q (1.1) Khi tăng nhiệt độ , độ tan của Amoniac giảm xuống, do nó thoát ra khỏi dung dịch đậm đặc khi đun nóng, vàđôi khi người ta dùng phương pháp này để điều chế một lượng nhỏ Amoniac trong phòng thí nghiệm. Ở nhiệt độ thấp, từ dung dịch Amoniac có thể tách ra Hydrate tinh thể HN 3 .H 2 O. Tinh thể này nóng chảy ở -790C. Trong các hydrate này, các phân tử nước và Amoniac kết hợp với nhau bằng liên kết hydro. 1.3.1.2. Hóa tính. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Về mặt hóa học thì Amoniac là hợp chất có khả năng phản ứng cao, có thể tác dụng với nhiều chất khác nhau. Nitrogen trong Amoniac có mức oxy hóa thấp nhất (-3). Do đó NH 3 thể hiện tính chất khử. Nếu cho dòng Amoniac đi qua một ống, lồng trong một ống có chứa Oxygen, thì NH 3 có thể bị đốt cháy, và khi cháy có ngọn lửa màu lục nhạt theo phản ứng sau: 4NH 3 + 3O 2 6H 2 O + N 2 (1.2) + Trong điều kiện có xúc tác Pt, ở nhiệt độ 750 0 C thì NH 3 bị oxy hóa thành NO: 4NH 3 + 5O 2 4NO + 6H 2 O + 907 Kj (1.3) + NH 3 có tính Bazơ và phản ứng với các acid tạo thành các muối: - Phản ứng với Acid Clohydric: NH 3 + HCl NH 4 Cl (1.4) - Phản ứng với Acid Nitric: NH 3 + HNO 3 NH 4 NO 3 (1.5) - Phản ứng với Acid Sulfuric: 2NH 3 + H 2 SO 4 (NH 4 ) 2 SO 4 + 66.900 Kcal/mol (1.6) - Phản ứng với Acid Photphoric: 2NH 3 + H 3 PO 4 (NH 4 ) 2 HPO 4 (1.7) NH 3 + H 3 PO 4 NH 4 H 2 PO 4 (1.8) - Phản ứng với Acid Carbonic: NH 3 + H 2 CO 3 NH 4 HCO 3 (1.9) 2NH 3 + H 2 CO 3 (NH 4 ) 2 CO 3 (1.10) * Tất cả các muối tạo thành của các phản ứng trên đều là các dạng phân đạm được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. 1.3.2.Ứng dụng của Amoniac. Ứng dụng chủ yếu của amoniac là điều chế phân đạm, điều chế axit nitric, là chất sinh hàn, dùng để làm bánh bao, sản xuất hiđrazin N 2 H 4 dùng làm nhiên liệu cho tên lửa. 1.4. An toàn lao động GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Do đặc thù của nhà máy là nguy cơ cháy nổ cao nên vấn đề an toàn cháy nổ được nhà máy rất quan tâm. 1.4.1. Phân tích nguy cơ cháy nổ và giải pháp bảo vệ: Các chất nguy hiểm có thể gây cháy nổ trong các bộ phận sản xuất được liệt kê dưới đây: + Amoniac (dạng lỏng hoặc khí). + Khí nhiên liệu (được xem chủ yếu là khí metan). + Hydro (dạng khí). + Metyl dietanol amin (MDEA) là dạng hòa tan trong nước. + Dầu nhờn mỡ bôi trơn (dạng lỏng). + Dầu điezen (dạng lỏng). 1.4.1.1. Phân tích: Amoniac được xem là chất có nguy cơ cháy nổ thấp có cấp độ cháy là 1 và tiêu chuẩn NFPA 325 xác định rằng Amoniac là chất khó cháy. Thêm vào đó, tiêu chuẩn NFPA 49 cũng đánh giá về các mối nguy hiểm của Amoniac là; “chất ăn mòn, có thể nguy hiểm về cháy nổ nếu được đặt ở nơi kín khí’. Hydro và khí tự nhiên, có cấp độ cháy nổ là 4, là những khí có nguy cơ cháy nổ cao. Những khả năng cháy nổ có thể xảy ra đối với những khí này khi bị rò rỉ và kích cháy là bùng phát, cháy phun lửa dữ dội thậm chí gây nổ (chỉ xảy ra trong trường hợp khi khí tích tụ trong các khu vực kín hoặc được giải thoát với một lượng lớn). Dung dịch MDEA có thể được xem là chất không cháy rỉ vì rất khó có thể đốt cháy và trong các thiết bị nhà máy, MDEA chỉ tồn tại trong các dung dịch với dung môi là nước. Dầu nhờn, mỡ bôi trơn và dầu điêzen có thể được xem là những chất có nguy cơ cháy nổ thấp và khả năng cháy có thể xảy ra với những ngọn lửa nhỏ khi có sự rò rỉ của những chất này, được đốt nóng tới nhiệt độ cháy nổ và phải dược kích cháy. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hydro hiện diện dưới dạng hỗn hợp trong phân xưởng Amoniac. Khí tự nhiên chỉ hiện diện trong phân xưởng Amoniac, bộ phận cấp khí nhiên liệu và bộ phận sản xuất hơi và điện. 1.4.1.2. Biện pháp bảo vệ Đối với sự rò rỉ hỗn hợp hydro và khí tự nhiên: + Sử dụng vật liệu và hệ thống thích hợp đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật đã được thiết kế của dự án nhằm giảm thiểu khả năng rò rỉ. + Tránh để xảy ra các khu vực kín khí nơi các chất khí dễ xáy nổ có thể tích tụ. + Phát hiện sự có mặt của khí dễ cháy nổ tại những nơi mà hiện tượng rò rỉ dễ xảy ra. + Giảm thiểu sự có mặt của nguồn kích cháy, kích nổ. + Chống cháy có thể thực hiện bằng cách: giảm nhiệt độ của thiết bị đang bị cháy bằng cách sử dụng hệ thống phun nước cố định, các vòi nước cứu hỏa. Trong trường hợp chữa cháy dùng bột khô và CO 2 (xem phương pháp 6 của tiêu chuẩn NFPA 325), các chất này phải luôn có sẵn để sử dụng trong nhà máy. Đối với sự rò rỉ của hệ thống dầu nhờn: - Dầu nhờn được dùng trong các bộ phận sản xuất của nhà máy nơi có mặt của các thiết bị quay lớn (bơm, máy nén và máy biến thế). + Phòng cháy được thực hiện bằng cách sử dụng vật liệu và hệ thống thích hợp đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật đã được thiết kế của dự án nhằm giảm thiểu khả năng rò rỉ. + Chống cháy có thể giảm nhiệt độ của các thiết bị cháy bằng cách sử dụng hệ thống phun nước cố định, các vòi nước cứu hỏa. trong trường hợp chứa cháy cần đến bột khô CO 2 , các chất này phải luôn có sẵn trong nhà máy. nước có thể được sử dụng cho chữa cháy chỉ trong trường hợp được áp đặt lên nơi xảy ra hỏa hoạn từ khoảng cách thích hợp (xem phương pháp 2 của tiêu chuẩn NFPA 325). GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp - Dầu diezen được dùng trong các trạm bơm nước cứu hỏa (các bơm diezen khẩn cấp) và gần các trạm điện khác như trạm phát điện khẩn cấp. Đối với việc rò rỉ hệ thống dầu diezen: + Phòng cháy được sử dụng bằng cách sử dụng vật liệu và hệ thống thích hợp đúng theo tiêu chuẩn kĩ thuật dã được thiết kế của dự án nhằm giảm thiểu khả năng rò rỉ. + Chống cháy được thực hiện bằng cách sử dụng các vòi nước cứu hỏa và bình cứu hỏa sử dụng bột khô. - Các tòa nhà: + Bên trong tòa nhà của các trạm điện, các nguồn có thể gây cháy là các thiết bị điện và cáp điện. Những tòa nhà này thường có người. =>Vì vậy các hệ thống phòng cháy, chữa cháy bao gồm: - Một hệ thống phun CO 2 : CO 2 được giải phóng nhờ các thiết bị tự động nhằm phát hiện nhiệt hoặc khói được lắp đặt bên trong các tòa nhà, đồng thời các thiết bị báo động dưới dạng nghe hoặc nhìn và làm chậm thời gian trước khi xả CO 2 đã được dự trù lắp đặt nhằm cho phép mọi người thoát khỏi tòa nhà trước khi xả CO 2. + Các bình CO 2 có thể mang vác được. - Bên trong các tòa nhà điều khiển, các nguồn có thể gây cháy là các thiết bị điều khiển và cáp điện. Đây là tòa nhà thường xuyên có người, vì vậy hệ thống phòng cháy cơ bản là: + Một hệ thống phun nước sạch (FM -200) được lắp đặt ở tầng dưới sàn nhà (nơi hầu hết các cáp dẫn chạy qua). Quá trình phun FM-200 sẽ được kích hoạt bởi thiết bị phát hiện nhiệt và khói được lắp đặt bên trong tầng dưới sàn nhà. Các thiết bị báo động dưới dạng nghe/nhìn cũng được lắp đặt. + Hệ thống phát hiện khói cũng được lắp đặt cho các phần còn lại của tòa nhà điều khiển. + Các bình CO 2 chữa cháy mang vác được. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 10 [...]... hoạt động sản xuất ở nhà máy GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình “ Công nghệ sản xuất NH3” của nhà máy Đạm Phú Mỹ [2] Tổng quan về nhà máy Đạm Phú Mỹ [3] Bản vẽ PFD của nhà máy Đạm Phú Mỹ GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 32 ... cấp các nguồn phụ trợ cho nhà máy: điện, nước, hơi, khí điều khiển, khí nitơ… - Các công trình phi công nghệ: thu gom và xử lí chất thải, bảo quản, vận chuyển, đóng gói sản phẩm *Mô tả chung công nghệ nhà máy: GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hình 2.1: Sơ đồ miêu tả công nghệ chung của nhà máy GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 16 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 2.2 Tổng thể... cho nhà máy trong trường hợp khẩn cấp được dự đoán Các nguy hiểm chính có thể xảy ra trong nhà máy: + Phát tán các chất gây ngộ độc + Phát tán khí dễ cháy nổ GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 11 Báo cáo thực tập tốt nghiệp + Hỏa hoạn Đối với mỗi sự cố nói trên, các bước chính dưới đây nên được xem xét để xây dựng một giải pháp an toàn: + Phát hiện nguy hiểm + Báo động nguy hiểm + Thoát khỏi nhà máy. .. báo động đến các bảng hiển thị đặt trong nhà bảo vệ chính và trong trạm cứu hỏa Các nhân viên vận hành có thể kích hoạt các báo động chung để sơ tán nhân sự khỏi nhà máy Nhân viên nhà máy khi nghe các báo động ngoài trường hoặc cảnh báo chung sẽ di chuyển tới điểm tập trung gần nhất bằng cách theo bảng chỉ dẫn lối thoát được bố trí dọc các đường chính của nhà máy, cố gắng đi ngược chiều gió - Mức độ... dung môi hữu cơ, không duy trì sự sống và sự cháy Trong nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nitơ là nguyên liệu để tổng hợp NH 3 Quá trình đưa khí N2 vào chu trình tổng hợp NH3 được thực hiện ở công đoạn Reforming thứ cấp, khi người ta đưa không khí vào để đốt cháy một phần khí nhiên liệu, đồng thời cung cấp lượng N2 GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 18 Báo cáo thực tập tốt nghiệp  Nguồn H2 : Hydro (H2) là một chất khí... chứa tạm có dung tích chứa được lượng nước tối đa chảy từ khu vực nhà máy trong vòng 20 phút Nước nhiễm dầu từ nhà máy sau khi qua bể tách sơ cấp được vào bơm vào bể tách nổi, dầu tách từ thiết bị tách sơ và tách GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 14 Báo cáo thực tập tốt nghiệp nổi được thu về bể chứa dầu sau đó bơm vào các thiết bị cô đặc Tại đây dầu sẽ được tách, nước sẽ đưa về thiết bị tách sơ cấp -... khí Nước thải vệ sinh từ nhà máy sau khi lắng được tập trung về hố thu, sau đó được bơm vào bể sục khí để thực hiện quá trình sinh hóa phân hủy chất hữu cơ còn sót lại trước khi bơm thải ra cống thoát nước Bùn và cặn lắng tập trung định kì hút bằng xe chuyên dụng CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG AMONIAC 2.1 Giới thiệu chung về quy trình công nghệ của nhà máy - Công nghệ nhà máy bao gồm: + Có hai xưởng... không được ra ngoài thực tế nhiều nhưng em cũng đã hiểu được phần nào hoạt động sản xuất của nhà máy Vì vốn kiến thức còn hạn hẹp nên em chưa có đề xuất nào cho công ty Em sẽ cố gắng để tìm hiểu thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về dây chuyền sản xuất Để có thể đóng góp ý kiến góp phần hoàn thiện hơn về hoạt động sản xuất ở nhà máy GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 31 Báo cáo thực tập tốt nghiệp TÀI LIỆU... viên vận hành, họ sẽ cảnh báo bằng các nút báo động và bằng các bộ đàm cầm tay Các nút nhấn báo động sẽ gửi tín hiệu về CMFGAP trong phòng điều khiển Bảng này gửi các báo động tới các bảng hiện thị được lắp đặt trong nhà bảo vệ chính và trong trạm cứu hỏa Các nhân viên vận hành trong tòa nhà điều khiển có thể kích hoạt các báo động chung cho việc sơ tán nhân viên khỏi nhà máy Các nhân viên vận hành... tác: 3290 mm o Đường kính trong của tháp: 4100 mm o Thể tích lớp xúc tác: 42,3 m3 GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 24 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Hình 3.1 : Thiết bị chuyển hoá CO nhiệt độ cao 3.5 Thiết bị chuyển hoá CO nhiệt độ thấp: GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 25 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 3.5.1 Lý thuyết của Quá trình: Hai chất xúc tác được nạp vào trong bình chuyển hoá CO nhiệt độ thấp Lớp . nhà máy: 15/12/2004. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp 1.2.Tổng quan về nhà máy. 1.2.1. Địa điểm xây dựng mặt bằng nhà máy. Hình 1.1: Bản đồ vị trí nhà máy đạm Phú. máy hoàn toàn chủ động trong sản xuất. Nhiệm vụ của em trong đợt thực tập này: Tìm hiểu về công đoạn chuyển hóa CO củaphân xưởng Amoniac trực thuộc tại nhà máy Đạm Ph Mỹ. Thời gian thực tập tại. Ph Mỹ. Thời gian thực tập tại nhà máy từ ngày 03/03/2014 đến ngày 31/03/2014. GVHĐ: Th.S Lê Thị Bích Ngọc Trang 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ 1.1. Lịch sử hình

Ngày đăng: 17/12/2014, 23:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ

    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

    • 1.2.Tổng quan về nhà máy.

      • 1.2.1. Địa điểm xây dựng mặt bằng nhà máy.

      • 1.2.2. Phân xưởng tổng hợp Amoniac.

      • 1.2.3. Phân xưởng tổng hợp Ure.

      • 1.2.4. Xưởng phụ trợ

      • 1.2.5. Xưởng sản phẩm.

      • 1.3. Tổng quan về sản phẩm Amoniac.

      • 1.3.1. Tính chất hóa lý của amoniac.

        • 1.3.2.Ứng dụng của Amoniac.

        • 1.4. An toàn lao động

          • 1.4.1. Phân tích nguy cơ cháy nổ và giải pháp bảo vệ:

          • 1.4.2. Biện pháp an toàn và thoát hiểm:

          • 1.5. Xử lí nước thải, vệ sinh công nghiệp:

          • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHÂN XƯỞNG AMONIAC

            • 2.1. Giới thiệu chung về quy trình công nghệ của nhà máy.

            • 2.2. Tổng thể về dây chuyền công nghệ của phân xưởng Amoniac

            • Hình 2,2: Tổng thể về dây chuyền công nghệ của phân xưởng Amoniac

            • Thuyết minh: dòng khí thiên nhiên NG, đầu tiên được xử lý Lưu huỳnh ở cụm khử lưu huỳnh, nhằm tránh gây ngộ độc xúc tác. Dòng khí công nghệ, đi ra từ cụm Hydro hoá được đưa lần lượt vào 2 thiết bị Reforming sơ cấp và thứ cấp, với mục đích là chuyển hoá các Hydrocarbon trong dòng khí thành khí CO2 và H2 với sự có mặt của hơi nước.

            • Vì vẫn còn một lượng CO chưa chuyển hoá tạo thành CO2, do vậy, dòng khí tiếp tục đưa đến cụm chuyển hoá CO thành CO2, và được đưa đến cụm hấp thụ CO2 bằng dung dịch MDEA (Methyl Diethanol Amine), CO2 được tách ra và đưa đi sản xuất Urea. Dòng khí đi ra từ cụm tách CO2 vẫn còn chứa một lượng CO và CO2, do đó, được đưa vào công đoạn Methane hoá, thực chất, là các phản ứng ngược với các phản ứng của công đoạn Reforming.

            • Khí công nghệ được đưa đến cụm tổng hợp NH3, với độ chuyển hoá đạt khoảng 25%. NH3 được tách ra khỏi hỗn hợp khí sau phản ứng bằng quá trình làm lạnh tầng bậc, tách dần NH3 ra khỏi hỗn hợp.

            • Ngoài ra, trong sơ đồ công nghệ của phân xưởng Amo còn có 2 cụm: thu hồi H2 và thu hồi NH3, và các cụm thu hồi nhiệt thừa để sản xuất hơi nước (steam), và gia nhiệt nguyên liệu.

            • 2.3. Nguồn nguyên liệu, sản phẩm và nhiên liệu cho phân xưởng.

            • 2.3.1 Nguyên liệu cho quá trình tổng hợp:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan