1 Lý thuyết của Quá trình:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại nhà máy đạm phú mỹ (Trang 26 - 28)

Hai chất xúc tác được nạp vào trong bình chuyển hoá CO nhiệt độ thấp. Lớp trên đỉnh là xúc tác crom LSK có thành phần: Cr2O3 (40 – 50)%, CuO (15 – 20)%, ZnO (25 – 35)%, dưới đáy là LK-821-2 có thành phần: CuO (45 – 55)%, ZnO (25 – 35)%, Al2O3 ( 5 – 15)%, CuCO3 (2 – 5)% có hoạt tính cao hơn và được sử dụng với lượng lớn hơn nhiều. Xúc tác LSK bảo vệ lớp xúc tác LK- 821-2 khỏi tiếp xúc với clo và giọt hơi ngưng tụ.

Thiết bị chuyển hoá CO nhiệt độ thấp (LT CO Converter) có các thông số kích thước như sau:

o Chiều cao tháp: 5005 mm

o Chiều cao lớp xúc tác làm việc: 3290 mm o Đường kính trong của tháp: 4500 mm o Chứa tổng cộng là 35.7 m3 xúc tác.

• Khi xúc tác ở trạng thái đã hoàn nguyên, thông thường nhiệt độ trên 2500C là nên tránh trừ phi xúc tác đã ở cuối đời.

• Nhiệt độ vận hành bình thường nằm ở khoảng 170-2500C. Tiếp xúc với nhiệt độ 3000C trong thời gian ngắn sẽ không ảnh hưởng tổn hại đến xúc tác.

• Vận hành bình thuờng nên thực hiện ở nhiệt độ càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, ở nhiệt độ gần ở điểm sương, hoạt tính xúc tác có thể bị giảm do nước ngưng tụ ở bên trong xúc tác làm giảm bề mặt tự do. Cho nên lúc vận hành nên giữ trên nhiệt độ điểm sương của khí công nghệ 15-200C.

3.5.2. Lưu trình Công nghệ:

Hỗn hợp khí có áp suất 29.1 bar, nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 190 0 C được chuyển đến thiết bị chuyển hoá nhiệt độ thấp R 2005, khí công nghệ ra khỏi R2005 được làm lạnh xuống khoảng 158 0C thông qua bộ trao đổi nhiệt nước cấp nồi hơi số 2 E2013 trước khi đưa đến cụm tách loại CO2.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại nhà máy đạm phú mỹ (Trang 26 - 28)