Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
2,05 MB
Nội dung
1 PHẦN MỞ ĐẦU Cây sắn (khoai mì) có tên khoa học Manihot esculenta Crantz, thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae) là cây lương thực được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, cây sắn được trồng khắp các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và cao nguyên Nam Bộ. Sắn không những là nguồn lương thực, thực phẩm cho người và gia súc mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng có giá trị cho các ngành công nghiệp khác như: dệt, lương thực, dược, chế biến nước giải khát, cồn Với diện tích 277.500 ha và tổng sản lượng 2.211.500 tấn vào năm 1995 có thể nói tiềm năng sản xuất sắn ở nước ta rất lớn. Nước ta đó cú hàng chục dự án sản xuất tinh bột sắn với công nghệ hiện đại, công suất từ 200- 500 tấn củ/ ngày và hàng loạt các dự án sẽ được thực hiện trong tương lai [21]. Quá trình chế biến sắn thu tinh bột đã tạo ra một lượng lớn bã sắn phế thải. Theo báo cáo của nhiều nhà nghiên cứu [40] thành phần hoá học của bã sắn phơi khô có khoảng 61- 63% tinh bột; 13- 15% cellulose; 1,5- 2,0% protein thô; 0,009% HCN. Như vậy, trong bã sắn phế thải cũn một lượng khá lớn tinh bột và cellulose, song các chất dinh dưỡng lại khá nghèo nàn. Ở nước ta, một phần nhỏ bã sắn được tái sử dụng cho chăn nuôi lợn, phần lớn vứt bỏ thành phõn, rỏc gõy ô nhiễm môi trường. Một trong những biện pháp tích cực để giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do bã sắn phế thải, là tận dụng nguồn chất thải giàu tinh bột và cellulose này làm cơ chất cho các quá trình chuyển hoá sinh học thành các sản phẩm có giỏ trị như thu protein, các acid amin, kháng sinh và enzyme bằng con đường vi sinh vật để làm thức ăn cho chăn nuôi. Tuy nhiên, các quá trình xử lý đó đều tạo ra một lượng bã thải lớn hơn ban đầu, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chính vì thế, trong những năm gần đây việc nghiên cứu xử lý bã sắn phế thải được nhiều người quan tâm. 2 Với mục đích xử lý triệt để và có hiệu quả hơn lượng bã sắn phế thải trước và sau lên men enzyme, giải quyết nạn ô nhiễm môi trường là sử dụng làm nguyên liệu trồng nấm ăn và nấm dược liệu. Hướng nghiên cứu này cũng đã và đang được thử nghiệm ở phòng Công nghệ sinh học – Vi sinh, của trường ĐHSP Hà Nội và đã thu được những kết quả bước đầu. Năm 2007, Nguyễn Văn Quyết đã nghiên cứu được một số điều kiện nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu trên loại cơ chất này. Tuy nhiên, đề tài của Nguyễn Văn Quyết mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Để tiếp nối và giải quyết một số vấn đề cũn lại của đề tài Nguyễn Văn Quyết nhằm ứng dụng trong thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiờn cứu hoàn thiện quy trình sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme để nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu” Đề tài nghiên cứu thuộc dự án : “Nghiờn cứu sử dụng phế thải nông nghiệp để sản xuất enzyme vi sinh vật cho chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam” do SIDA/SAREC tài trợ. Nội dung nghiên cứu của đề tài : Phõn tích thành phần các chất dinh dưỡng (đường tổng số, protein tổng số, tinh bột, cellulose), các chất khoáng, các enzyme (amylase, cellulase, protease, xylanase) có trong bã sắn trước khi lên men, sau khi lên men và sau khi trồng nấm. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng nấm Sò và nấm linh Chi trên cơ chất là bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme ở quy mô 10 kg -100 kg/mẻ. Nghiên cứu khả năng ứng dụng bã sinh khối sợi nấm sau khi thu hoạch quả thể làm thức ăn cho gà. Đề tài được tiến hành từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 tại Phòng CNSH - Vi sinh và cơ sở trồng nấm của gia đình chú: Nguyễn Văn Ngoạn, Xã Khánh Phú - Huyện Yên Khánh - Tỉnh Ninh Bình. 3 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tỡnh hình xử lý bã sắn phế thải Để sản xuất được 50 tấn tinh bột sắn phải cần tới 200 tấn củ sắn. Quá trình sản xuất tinh bột sắn thải ra một lượng lớn nước thải và hai loại bã thải: Loại thứ nhất là bã thải do quá trình rửa và bóc vỏ gỗ, chiếm tỉ trọng ít và thành phần chủ yếu là cellulose, hemicellulose và cát, sạn. Loại này thường được chôn lấp hợp vệ sinh hoặc ủ làm phân bón [21, 33 ] Loại thứ hai là phần bã cũn lại sau khi tách tinh bột sắn và được gọi là bã sắn. Bã sắn có độ ẩm khoảng 75-85% và lượng tinh bột trong bã sắn chiếm khoảng 50-60% theo khối lượng khô (bảng 1-1), phần nhỏ bã sắn được sử dụng làm thức ăn gia súc, còn phần lớn bị vứt bỏ, gõy ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [21]. Thành phần các chất chứa trong bã sắn thải ra từ các cơ sở sản xuất nhỏ cao hơn trong các mẫu bã sắn lấy từ các cơ sở sản xuất lớn cho thấy phương pháp thu chiết tinh bột của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn hiệu quả hơn. Điều đáng lưu ý là thông thường bã sắn chứa 7,5-8,5 mg %HCN. 4 Bảng1-1. Thành phần hoá học của bã sắn phơi khô [40 ] (tính theo g/100g bã sắn phơi khô) Thành phần Mẫu lấy từ cơ sở công nghiệp Quy mô nhỏ (g) Quy mô lớn (g) Độ ẩm 13,00 12,50 Tinh bột 63,00 61,80 Sợi thô 14,50 12,80 Protein thô 2,00 1,50 Tro 0,65 0,58 Đường khử tự do 0,43 0,37 HCN 0,0087 0,0075 Polysaccharid khác 4,0113 8,4925 Các phương pháp xử lý bã sắn Phương án xử lý bã sắn có hiệu quả nhất là tận dụng bã sắn để sản xuất ra những sản phẩm có giá trị, vì như vậy có thể tiết kiệm được toàn bộ hoặc đáng kể chi phí xử lý bã sắn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các cơ sở sản xuất. Ghildal và Losane (1990) đã xem xét, phõn tích lợi ích, tớnh khả thi của các phương án xử lý bã sắn như sau: Làm thức ăn cho động vật: Bã sắn sau khi phơi nắng hoặc sấy khô thường được làm thức ăn cho gia súc, có thể cho ăn trực tiếp hoặc trộn lẫn với các chất dinh dưỡng khác. Phương án này ít có hiệu quả kinh tế vỡ giỏ bó sắn phơi khô trên thị trường rất thấp. Ngoài ra, phơi bã sắn cũn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, gõy mựi hôi và ở chừng mực nào đó có thể bị hư hỏng. Hơn nữa, phơi bã sắn không thể áp dụng cho các cơ sở sản xuất lớn vì lượng bã sắn thải ra hàng ngày quá lớn [3, 10 ] Làm phân bón: Ngoài tinh bột và cellulose, bã sắn cũn một ít nitơ, phospho, kali và các chất khoáng khác nên làm phõn bún rất tốt. Nhưng do 5 chi phí vận chuyển cao nên việc dùng bã sắn làm phõn bún chỉ giới hạn ở khu vực gần nhà máy chế biến. Hơn nữa, lượng acid trong bã sắn ảnh hưởng đến chất lượng phõn bún, những chất dễ bay hơi trong bã sắn ảnh hưởng xấu đến môi trương sinh thái, nên ít được quan tõm. Sản xuất xirụ glucose: Đó cú cỏc nghiên cứu sử dụng kỹ thuật acid – enzyme và enzyme – enzyme ở mức độ phù hợp để chuyển được 98-99% tinh bột có trong bã sắn thành sirụ chứa lượng glucose cao (70% lượng đường khử). Căn cứ vào ước tớnh chi phí thì quy trình trên không kinh tế vì chi phí cô đặc sản phẩm thuỷ phõn cao, phải dùng nhiều than hoạt tớnh để khử màu, khó khuấy trộn khối bã sắn dày trong nồi, nên truyền nhiệt không hiệu quả [13 ]. Sản xuất rượu Etylic: Sau khi thuỷ phõn tinh bột có trong bã sắn theo quy trình acid – enzyme, cô đặc để đạt lượng đường 15%, lên men rượu bằng cách sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae FT-18. Quá trình thuỷ phõn tinh bột ở bã sắn chỉ đạt khoảng 7% đường khử. Nếu muốn có dịch đường đạt đến 15%, có thể sử dụng hai phương án: hoặc cho thêm mật mớa vào hoặc cô đặc sản phẩm thuỷ phõn. Tuy nhiên cả hai phương án đều kém khả thi. Thêm vào đó lượng nước thải ra từ các nhà máy sẽ nhiều hơn và làm phát sinh chi phí xử lý nước thải cao hơn [3 ] Làm cơ chất cho quá trình lên men ở trạng thái rắn: Đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng bã sắn thay thế cho cám lúa mì trong quá trình lên men VSV ở trạng thái rắn nếu bã sắn được bổ sung thêm nguồn nitơ. Quy trình này có tớnh kinh tế vì chi phí phơi khô bã sắn chỉ bằng khoảng 1/3 chi phí cho cám lúa mì [23 ] Trong những năm gần đõy trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về sử dụng bã sắn làm cơ chất lên men thu sinh khối và enzyme vi sinh vật: 6 Barbasova M.C.S và cộng sự năm 1996 đã dùng bã sắn để nuôi cấy nấm Sò Pleurotus sajorcaju thu được kết quả tốt. Nấm sẽ phát triển mạnh khi bổ sung thêm vào bã sắn 0,8g/kg cao nấm men. M.R Beux và cộng sự năm 1996 cũng thông báo họ đã sử dụng bã sắn và bã mớa để nuôi nấm linh Chi (Lentinula edodes). Balagopalan, Padmaja và George cấy Trichoderma pseudokoningiirifar trên bã sắn có sử dụng 0,15% (NH 4 ) 2 SO 4 , sau 24 ngày hàm lượng protein thô đạt 6,18%. Nếu sử dụng Aspergillus niger lên men bã sắn ở 30 0 C, độ ẩm 60%, sau 5 ngày lên men hàm lượng protein đạt 7,7%. M. Raimbault và C.Ramires Tora, 1997 đã dùng Rhizopus có khả năng phõn giải tinh bột sống cấy lên bã sắn đã được khử trùng bằng hơi nước. Kết quả, hàm lượng protein trong bã sắn được tăng lên 14%. Nếu dùng 50% bã sắn + 50% bột đậu tương thì hàm lượng protein thu được là 20%. Ở Việt Nam, bã sắn chủ yếu sử dụng để làm thức ăn gia súc trực tiếp, ủ chua hay phơi khô nhưng chất lượng không cao. Đã có nhiều nghiên cứu nhằm tận dụng và nõng cao chất lượng bã sắn từ quá trình sản xuất tinh bột thủ công hoặc bán công nghiệp bằng cách dùng men thuốc bắc, sau 12 ngày lên men có thể tăng tỷ lệ protein của bã sắn lên tới 8-9 lần, trung bình tăng 4- 5 lần [25]. Nguyễn Thị Xuõn Sõm, 1995 dùng hỗn hợp hai giống Phanerochaete chrysosporium và Endomycopsis fibuligera để lên men trong môi trường 70% bã sắn, 30% chất dinh dưỡng đã thu được chế phẩm có hàm lượng protein 15-17%, không chứa độc tố và đã được thử nghiệm làm thức ăn cho gia súc có hiệu quả. Nguyễn Thạc Hoà, 1999 cũng sử dụng hai chủng trên để lên men trên môi trường gồm bã sắn 75-80%, cám gạo 15-20% và các muối vô cơ bổ sung làm thức ăn gia súc. 7 Đặng Văn Lợi, 2000 cũng đã sử dụng chủng A.niger phõn lập được từ bã sắn của nhà máy sản xuất tinh bột để lên men bã sắn làm thức ăn cho gia súc. Sau 21 giờ lên men hàm lượng protein thô đạt 10,1% chất khô, trong quá trình lên men bã sắn bởi A.niger, xianua bị thuỷ phõn hoàn toàn, sản phẩm không chứa độc tố aflatoxin. Bùi Thị Quỳnh Vân, 2000 đã nghiên cứu sử dụng tổ hợp các vi sinh vật Saccharomyces cerevisiae NM7, Aspergillus oryzae NM1 và Aspergillus niger BS2 để lên men bã sắn phế thải nhằm nâng cao chất lượng bã sắn phế thải. Sau khi xử lý bã sắn theo hai phương án trực tiếp và gián tiếp, trong bã sắn chứa 10,84% protein, 2,4IU/g amylase, 1,65IU/g cellulase (xử lý trực tiếp) và 12,96% protein, 2,54IU/g amylase, 1,8IU/g cellulase (xử lý gián tiếp). Đoàn Văn Thược, 2005, tuyển chọn được chủng B.subtilis V37 sinh amylase và protease trên cơ chất bã sắn. Ngô Thanh Xuõn, 2006, thu chế phẩm dạng thô enzym phytase từ lên men bã sắn ứng dụng thử nghiệm trên lợn thu được kết quả tốt. Nguyễn Văn Quyết, 2007, sử dụng cơ chất là bã sắn sau lên men chiết xuất enzyme đã nuôi trồng thành công nấm ăn (nấm sò) và nấm dược liệu (nấm linh chi) với năng suất tương ứng là 82,8% và 10,8%. Các nghiên cứu nhằm sử dụng bã sắn để sản xuất amylase, protease, cellulase, xylanase dùng cho chăn nuôi đang được Bộ môn CNSH-VS, ĐHSP Hà Nội tiếp tục triển khai. 1.2 Công nghệ trồng nấm ăn, nấm dược liệu từ các phế phụ phẩm nông nghiệp 1.2.1 Khái quát về ngành sản xuất nấm ở Việt Nam Nấm được trồng ở hơn 100 quốc gia và việc sản xuất nấm hàng năm tăng 7%. Sản xuất nấm hàng năm trên thế giới đã vượt mốc 5 triệu tấn (theo tổ chức Nông Lương thế giới FAO- 2006) và dự kiến đạt khoảng 7 triệu tấn trong 10 năm tiếp theo. Các nước sản xuất nấm hàng đầu thế giới bao gồm 8 Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hà Lan, Pháp, Ba Lan, Tõy Ban Nha và Canađa. Từ năm 2003, việc sản xuất nấm của Việt Nam ngày càng gia tăng đáng kể và Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nấm rơm đứng thứ 3 trên thế giới. Kể từ năm 1990, ở Việt Nam sản xuất nấm được xem là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao thu hút sự tham gia của nhiều bà con nông dõn. Các loài nấm chớnh được sản xuất tại các trang trại nấm ở miền Nam là nấm sò và nấm rơm, cũn ở miền Bắc bao gồm các loài nấm như nấm hương, nấm tai mèo, nấm linh chi (Ganoderma lucidum)- một loài nấm được dùng làm thuốc và nấm hương (Lentinus edodes). Trong những năm qua, sản xuất nấm hàng năm đạt 15.000 tấn nấm tươi. Các vùng sản xuất nấm chớnh ở việt Nam là Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nam (vùng đồng bằng sông Hồng có số lượng lớn nấm Hương), Đồng Tháp, Tõy Ninh, Sóc Trăng có qui mô lớn về sản xuất nấm Rơm. Vùng sản xuất nấm tai mèo chớnh là Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Khoảng 60% số lượng nấm được bán cho thị trường trong nước chủ yếu là sản phẩm nấm tươi, 40% cũn lại được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài với giá trị hàng năm đạt 40 triệu USD. Các sản phẩm nấm xuất khẩu chủ yếu được đóng hộp và xuất khẩu bằng đường biển sang thị trường các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ý. Định hướng và chiến lược của Việt Nam đối với ngành hàng nấm đến năm 2010 là tận dụng 10% rơm rạ từ việc sản xuất lúa, mùn cưa từ chế biến gỗ và các bã mía (khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu thô) để sản xuất nấm với chỉ tiêu đạt 1 triệu tấn nấm tươi (trong đó 50% cho tiêu thụ trong nước và 50% cho xuất khẩu). 1.2.2 Giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm 1.2.2.1 Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn Việc trồng nấm ăn đã được phát triển trong thời gian trước đõy và ngày nay đã trở thành một hoạt động kinh tế có tầm quan trọng. Nấm được 9 trồng trên toàn thế giới nhất là các loài của chi Agaricus (nấm mỡ), Pleurotus (nấm sò), Lentinus (nấm hương), Auricula (mộc nhĩ), Volvariella (nấm rơm) [44 ]. Dinh dưỡng và chế độ ăn uống lành mạnh có vai trò rất quan trọng không chỉ trong cuộc sống hàng ngày của con người, mà cũn có vai trò trong điều trị các bệnh món tớnh. Nấm được các bác sĩ trên toàn thế giới công nhận là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có đặc tớnh chữa bệnh (bảng 1- 2, 1-3, 1-4) [8 ]. Các tổ chức y tế đang tích cực kiểm tra hiệu quả sử dụng nấm cho hỗ trợ nghiên cứu lõm sàng hoặc cho phương pháp điều trị của bệnh nhõn bị bệnh HIV, ung thư, béo phì và các bệnh thần kinh. Rất ít nghiên cứu về tớnh chất dinh dưỡng của nấm. Bởi vì, hầu hết nấm tươi có tới 90% là nước, do đó phõn tích dinh dưỡng dựa vào trọng lượng khô của nó sẽ có hiệu quả hơn khi so sánh với các thực phẩm khác. Nấm rất giàu protein và các acid amin, trong đó có nhiều loại không thay thế được, không gõy xơ cứng động mạch và không làm tăng lượng cholesterol trong mỏu như nhiều loại thịt động vật. Carbohydrate đơn giản rất thấp, các chất chống oxy hoá cao và rất ít chất béo. Thành phần của nấm thiếu cholesterol, vitamin A, hoặc vitamin C, nhưng có nguồn vitamin B phức tạp như: Riboflavin (B2), niacin (B3) , và khoáng chất như phospho (P), Kali (K), Natri (Na) không có các độc tố. Bởi vậy, nấm được xem như một loại “rau sạch” và “thịt sạch”, được sử dụng ngày càng rộng rói trong các bữa ăn [50 ] . Giá trị dinh dưỡng của một số nấm ăn phổ biến (so với trứng gà) [8 ]. Bảng 1-2. Thành phần dinh dưỡng của nấm (% chất khô) Độ ẩm (%) Protein % Lipid % Carbohy drate % Tro % Năng lượng (Calo) Trứng 74 13 11 1 0 156 Nấm mỡ 89 24 8 60 8 381 Nấm hương 92 13 5 78 7 392 Nấm sò 91 30 2 58 9 345 Nấm rơm 90 21 10 59 11 369 10 Bảng 1-3. Hàm lượng vitamin và chất khoáng trong nấm (Đơn vị tính : mg/100g chất khô) Axit nicotinic Riboflav in Thiam ine Axit ascorbic Sắt Canxi Phosp ho Trứng 0,1 0,31 0,4 0 2,5 50 210 Nấm mỡ 42,5 3,7 8,9 26,5 8,8 71 912 Nấm hương 54,9 4,9 7,8 0 4,5 12 171 Nấm sò 108,7 4,7 4,8 0 15,2 33 1348 Nấm rơm 91,9 3,3 1,2 20,2 172, 71 677 Bảng 1-4. Thành phần acid amin không thay thế có trong nấm (Đơn vị tính: mg trong 100g chất khô) Lisyne Histidin Arginin Threonin Valine Methionin Isoleucine Leucine Trứng 913 295 790 616 859 406 703 1193 Nấm mỡ 527 179 446 366 420 126 366 580 Nấm hương 174 87 348 261 261 87 218 348 Nấm sò 321 87 306 264 390 90 266 390 Nấm rơm 384 187 366 375 607 80 491 312 Hàm lượng đạm (protein) của nấm thấp hơn thịt, cá nhưng lại cao hơn bất kì một loại rau quả nào khác. Đặc biệt có sự hiện diện gần như đủ mặt các loại acid amin không thay thế, trong đó có 9 loại acid amin cần thiết cho con người. Nấm giàu leucine và lysine là 2 loại acid amin ít có trong ngũ cốc [7 ]. Nấm ăn thơm, ngon và có hương vị hấp dẫn là do trong protein của nấm gồm nhiều acid amin tự do và những hợp chất thơm đặc thù của từng loại nấm. Như nấm hương có chất Guanosine 5 ’ -monophosphat tạo ra hương vị thơm đặc trưng (Nakajima; Mouri và cộng sự 1969) [1 ]. Hàm lượng chất béo thô (lipid) trong nấm ăn dao động từ 1% tới 15- 20% theo trọng lượng khô, nhưng tất cả đều thuộc các axit béo không no như [...]... 1996 đã dùng bã sắn để nuôi cấy nấm Sò Pleurotus sajorcaju thu được kết quả tốt Nấm sẽ phát triển mạnh khi bổ sung thêm vào bã sắn 0,8g/kg cao nấm men M.R Beux và cộng sự năm 1996 cũng thông báo họ đã sử dụng bã sắn và bã mớa để nuôi nấm linh Chi (Lentinula edodes) N.V .Quy t cũng đã sử dụng bã sắn nuôi trồng nõm sò, nấm linh chi đạt hiệu suất 76% và 9,2% Sử dụng bã sắn để nuôi trồng nấm cho năng suất cao... trong việc gõy giống và người ta mới sản xuất được loại nấm một cách qui mô Từ đó linh chi được trồng và sử dụng trong việc bào chế theo qui mô công nghiệp [5] 1.2.5 Quy trình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu Ở Việt Nam hiện nay chúng ta đã tiến hành nuôi trồng 10 loại nấm phổ biến có năng suất và chất lượng tương đương với các nước trong khu vực Quy trình chung trong trồng nấm ăn và nấm dược liệu trên... tham gia để cải thiện thu nhập của chính họ Hiện nay đã trồng thành công nấm mèo, nấm bào ngư trên thân cây Mai Dương, thu được lợi nhuận khá cao và người ta đang tiến hành nghiên cứu trồng nấm Linh chi trên thân cây Mai Dương [Nguyễn Minh Thư (ĐH MỞ TP.HCM) - Lê Duy Thắng (ĐH KHTN TP.HCM)] + Sử dụng bã sắn: để nuôi trồng nấm sò và nấm linh chi mới đõy cũng đã được nghiên cứu Barbasova M.C.S và cộng... 12,6% Năng suất trung bình của nấm mỡ trên bã mía khô đạt 23,2%, thấp hơn năng suất trung bình của nấm mỡ trồng trên rơm rạ 3%, nhưng năng suất trung bình của nấm Linh Chi trồng trên bã mía đạt 11,35%, cao hơn năng suất của nấm Linh Chi được trồng trên mùn cưa cao su 1,8% Năng suất của nấm sò trồng trên bã mía khô đạt 80%, cao hơn 1,88 lần năng suất nấm sò trồng trên rơm rạ; năng suất của mộc nhĩ trồng. .. các nhà khoa học và kỹ sư thu c Trung tâm Công nghệ Sinh học Thực vật (TTCNSHTV), Viện Di truyền Nông nghiệp, đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công một nguồn nguyên liệu bã mía sẵn có có thể dùng để nuôi trồng nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, nấm mỡ, nấm hương và nấm Linh Chi với năng suất khá cao năng suất trung bình của nấm rơm trên bã mía khô đạt 12,8%, trong khi năng suất trung bình của nấm rơm trên rơm... khả năng sinh trưởng và phát triển ở những điều kiện môi trường nhiệt độ khí hậu khác nhau và thời gian sinh trưởng khá ngắn [53, 63] Ở Việt Nam, việc nuôi trồng nấm ăn nói chung và nấm sò nói riêng đang được đẩy mạnh trong cả nước và là nguồn thu nhập đáng kể trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi Tuy nhiên, chất lượng của nấm phụ thu c nhiều vào chủng loại, trong đó các đại diện thu c... tạo được áp dụng và những công trình nghiên cứu khoa học về thành phần và tác dụng dược lý, y học về nấm linh chi được công bố, loại nấm này ngày càng được sử dụng rộng rói làm phương thu c phòng và chữa nhiều loại bệnh tật cũng như để tăng cường, bồi bổ sức khoẻ Tác dụng phòng và chữa bệnh của linh chi liên quan đến nhiều hệ thống và cơ quan của cơ thể Hầu hết các nghiên cứu khoa học đều đưa đến kết... điều, điệp Nuôi trồng nấm sò trên mùn cưa cho năng suất từ 60-70% + Sử dụng rơm rạ: Nuôi trồng nấm sò trên mùn cưa thích hợp cho nuôi trồng công nghiệp, nhưng để phổ biến rộng rãi trong dân, nhất là giải quy t xoỏ đúi giảm nghèo, thì việc đầu tư khá tốn kém Vì vậy nếu ở những vùng có rơm rạ, có thể có phương pháp đơn giản hơn để trồng nấm sò với nguyên liệu là rơm rạ Ngoài ra, ở các vùng trồng lúa lại... thạch Sử dụng giống đã được hoạt hoá cho những nghiên cứu tiếp theo - Đối với nấm mốc: Để có thể hoạt hoá nấm mốc phương pháp làm tương tự như đối với các vi khuẩn nhưng môi trường sử dụng là môi trường MT1 và MT3 2.2.1.2 Phương pháp lên men bề mặt [24] Môi trường cơ chất bã sắn đã được làm ẩm đến 75% bằng dịch khoáng và được thanh trùng ở 1210C, 1 atm trong 30 phút Để nguội, bổ sung A oryzae NM1 và trộn... phút, đổ vào các đĩa petri, mỗi đĩa khoảng 25ml sau đó để nguội * Chuẩn bị dịch thử enzyme: Bã sắn trồng nấm sò và nấm linh chi sau khi thu hái quả thể đem nghiền với nước bằng máy nghiền đồng thể tỉ lệ 1g cơ chất/5 ml nước, lọc bỏ sợi bằng giấy lọc, li tâm thu dịch trong để thử hoạt tính * Thử hoạt tính: Dùng khoan nút chai khoan 2 lỗ trên đĩa thạch Nhỏ 100àl dịch trong thu được vào mỗi lỗ Đặt vào tủ . trong bã sắn trước khi lên men, sau khi lên men và sau khi trồng nấm. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình trồng nấm Sò và nấm linh Chi trên cơ chất là bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme. và giải quy t một số vấn đề cũn lại của đề tài Nguyễn Văn Quy t nhằm ứng dụng trong thực tiễn, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiờn cứu hoàn thiện quy trình sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu. lợn thu được kết quả tốt. Nguyễn Văn Quy t, 2007, sử dụng cơ chất là bã sắn sau lên men chiết xuất enzyme đã nuôi trồng thành công nấm ăn (nấm sò) và nấm dược liệu (nấm linh chi) với năng