Phương pháp xử lý nguyên liệu

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme để nuôi trồng nấm ăn (Trang 49 - 50)

Dựa theo kết quả của N.V.Quyết, chúng tôi đưa ra phương pháp xử lý hai loại nguyên liệu như sau:

Bã sắn các loại đã phơi khô, được bổ sung thêm CaCO3 (bột nhẹ) với tỷ lệ 2% (tức là 200g bột nhẹ/ 10kg nguyên liệu) trộn đều, sau đó được bổ sung thêm nước để đạt độ ẩm 59,5 - 61,3% (tương đương với 12 - 13kg nước/10kg nguyên liệu). Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách: nắm nguyên liệu vào tay, sau đó bỏ tay ra nếu nguyên liệu tự rời nhau là được. Trong trường hợp độ ẩm cao quá hoặc thấp quá thì cần phải chỉnh lại độ ẩm cho thật chuẩn. Nếu độ ẩm cao quá, lượng tinh bột cũn lại trong bã tương đối lớn, sau khi thanh trùng tinh bột sẽ bị hồ hoá hoàn toàn, tăng độ nhớt, khả năng lưu thông khí trong bịch giảm, làm sợi nấm phát triển kém và khả năng bị nhiễm nấm cao. Nếu độ ẩm thấp quá, hệ sợi nấm phát triển nhanh nhưng ra quả thể kém, chất lượng quả thể không tốt biểu hiện quả thể bé, cuống quả thể dài,

khi ăn rất dai, và hệ sợi nhanh bị lóo hoá ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả thể nấm ở những lần ra sau.

Đối với rơm rạ: chặt ngắn 10 - 15cm, ngõm trong nước vôi 15 - 20 phút vớt ra để ráo nước, ủ lại 1 - 2 ngày, sao cho độ ẩm đạt khoảng 65%, khi đó rơm rạ có màu vàng tươi là được.

Bã sắn sau khi tạo ẩm và rơm rạ sau khi ủ được đem hấp khử trùng trong nồi áp suất ở áp suất 1 atmotphe, nhiệt độ 1210C, thời gian 60 phút.Để nguội, phối trộn rơm rạ và bã sắn theo những tỷ lệ nhất định. Đóng bịch vào túi nilon chịu nhiệt kích thước 25 ì 35cm, trọng lượng mỗi bịch 1,2 - 1,5kg, đem hấp khử trùng lần 2 tương tự như lần 1. Sau khi hấp xong lấy bịch nấm ra để nguội và cấy giống trong phòng cấy giống vô trùng.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme để nuôi trồng nấm ăn (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)