1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ TÀI: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”

35 1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 706,5 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và hết sức quan trọng. Nhờ đổi mới mà nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Do đó nhu cầu của người dân hiện nay không chỉ dừng lại ở nhu cầu thiết yếu ăn no mặc ấm, mà đòi hỏi những nhu cầu cao hơn nhằm chứng tỏ bản thân,… Vì vậy, hiện nay nhu cầu mua vải nội ngoại thất phục vụ mục đích trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mỗi gia đình ngày càng tăng cao. Nhận thấy tiềm năng của thị trường, nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, trong thời gian qua công ty TNHH nội thất Phúc Duy đã bắt đầu chú trọng và đẩy mạnh đầu tư cho khâu ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất. Việc ước lượng và dự báo cầu sẽ giúp công ty ước tính được lượng cầu hiện tại, thị hiếu sở thích của người tiêu dùng, đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao doanh thu, tiết kiệm chi phí và hạn chế tối đa những rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, do chưa có bộ phận nghiên cứu thị trường riêng mà các công việc về nghiên cứu thị trường đều do phòng kinh doanh đảm nhận nên công tác ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất còn nhiều hạn chế, điều này thể hiện rõ qua doanh thu của công ty còn chưa cao năm 2008 trước sự biến động mạnh mẽ của thị trường. Vì vậy, làm thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh cao? Làm thế nào để hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh? Những giải pháp kích cầu tiêu dùng và nâng cao hiệu quả công tác phân tích cầu đối với sản phẩm kinh doanh là vải nội ngoại thất? Để trả lời những câu hỏi đó, ước lượng và dự báo cầu là vấn đề nổi bật cần được nghiên cứu và giải quyết sâu sắc, triệt để. Xuất phát từ vấn đề lý luận và nhu cầu thực tế tại đơn vị thực tập Phúc Duy chuyên kinh doanh vải nội ngoại thất nên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015” 1.2. Xác lập và tuyên bố đề tài Từ việc nghiên cứu quá trình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH nội thất Phúc Duy, tác giả nhận thấy tầm quan trọng của công tác ước lượng và dự báo cầu để có biện pháp kích cầu tiêu dùng, làm tốt công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH nội thất Phúc Duy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại vải nội thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015” Quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài hướng tới giải quyết các câu hỏi sau: Một là, công tác ước lượng và dự báo cầu của công ty đã thực sự được chú ý chưa? Hai là, thông qua thực trạng công tác ước lượng và dự báo cầu của công ty như vậy đặt ra những cơ hội và thách thức như thế nào? Giải pháp nên đưa ra sao cho phù hợp và kịp thời? Ba là, công ty nên có những chính sách gì để gia tăng lượng tiêu thụ sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty trên thị trường Hà Nội? Mục đích đạt được những vấn đề này sẽ giúp công ty đạt được những mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài Qua quá trình tìm hiểu, tác giả đã tiếp cận với một số đề tài về ước lượng và dự báo cầu cùng một số đề tài liên quan của một số tác giả như sau: Đề tài: “Ước lượng và dự báo cầu dịch vụ cáp quang trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015 tại công ty SUNIVY INTERNATIONAL INC” – Chuyên đề tốt nghiệp của Vũ Thị Thảo – Khoa kinh tế 2010 – ĐH Thương Mại. Đề tài đã hệ thống được lý luận về cầu và đưa ra giải pháp mở rộng thị trường. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập chuyên sâu đến phân tích và dự báo cầu thị trường, các giải pháp đưa ra vẫn mang tính chung chung, chưa cụ thể. Đề tài: “Kích cầu đối với sản phẩm cáp ngầm của công ty TNHH TM-DV Viễn Đạt Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” – Luận văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Ngọc – Khoa kinh tế 2008 - ĐH Kinh Tế Quốc Dân. Đề tài đã chỉ rõ được thực trạng của công ty, thấy được các nhân tố chính ảnh hưởng tới cầu sản phẩm. Tuy nhiên tác giả chỉ mới sử dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ các phòng ban của công ty mà chưa nghiên cứu, khảo sát thị trường, thu thập ý kiến của khách hàng về sản phẩm, giá cả… Đề tài: “Xây dựng mô hình hàm cầu sản phẩm cá hồi của Nauy ở Việt Nam” – Luận văn tốt nghiệp của Phạm Thành Thái – Khoa kinh tế 2008 - ĐH Nha Trang. Đề tài cũng đã có nghiên cứu về vấn đề ước lượng cầu, đề tài của tác giả đã có những kết luận sắc sảo về việc xây dựng hàm cầu tuy nhiên đề tài chưa có được định hướng rõ ràng cho tương lai. Cần thiết phải có công tác dự báo theo chuỗi thời gian thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Bài báo cáo: “Dự báo cầu thị trường về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội năm 2009” – Tác giả Nguyễn Thị Hường – Trưởng phòng kinh doanh của công ty TNHH nội thất Phúc Duy. Bài báo cáo cho thấy tác giả đã có những nghiên cứu, điều tra khách hàng để dự báo cầu. Tuy nhiên độ chính xác chưa cao do chưa có sự đầu tư thích đáng vào công tác điều tra, Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại hơn nữa việc tổng hợp kết quả điều tra còn thiếu tính tổng hợp, điều tra mẫu khách hàng còn chưa có tính khái quát cao. Như vậy các đề tài đi trước còn có những hạn chế nhất định, do đó tác giả đã lựa chọn đề tài: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”. Tuy đề tài này không hoàn toàn mới nhưng có mang tính mới về cả kết cấu và nội dung, về việc ước lượng và dự đoán cầu của một mặt hàng. 1.4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Mục tiêu lý luận Chuyên đề tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận như: Khái niệm cầu, phân tích cầu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu, các phương pháp ước lượng và dự báo cầu, từ đó vận dụng các kiến thức để phân tích cầu và đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015. 1.4.2. Mục tiêu thực tiễn Một là, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH nội thất Phúc Duy và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty. Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác ước lượng cầu về sản phẩm của công ty TNHH nội thất Phúc Duy giai đoạn 2009-2010, đồng thời sử dụng mô hình kinh tế lượng để xây dựng nên hàm cầu về sản phẩm của công ty. Ba là, đưa ra một số dự báo về cầu sản phẩm của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015 và một số giải pháp đẩy mạnh công tác phân tích cầu của công ty cùng với một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường Hà Nội. 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất, thực trạng việc sử dụng các biện pháp kích cầu của công ty TNHH nội thất Phúc Duy đồng thời nghiên cứu công tác ước lượng và phân tích cầu của công ty. Đối tượng nghiên cứu có liên quan: Tình hình hoạt động kinh doanh, định hướng phát triển của công ty, thu nhập và giá bán sản phẩm của công ty TNHH nội thất Phúc Duy. 1.5.2. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cầu thị trường, tình hình tiêu thụ cũng như công tác kích cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội. Về thời gian: Đề tài tập trung phân tích cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất trong giai đoạn 2009-2010 và đưa ra những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ trong thời gian tới của công ty TNHH nội thất Phúc Duy. 1.6. Nguồn số liệu nghiên cứu 1.6.1. Số liệu sơ cấp Với đề tài này, tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu thực tế liên quan tới cầu về sản phẩm của công ty TNHH nội thất Phúc Duy thông qua điều tra khảo sát trắc nghiệm trên 30 người tiêu dung ở địa bàn Hà Nội. 1.6.2. Số liệu thứ cấp Số liệu được sử dụng trong bài được lấy từ văn bản của các phòng ban của công ty như: Phòng kế toán, phòng hành chính, phòng kinh doanh. Ngoài ra đề tài còn sử dụng số liệu của một số bài báo, tạp chí tài liệu trong các sách, giáo trình liên quan tới vấn đề nghiên cứu, các tranh web. 1.7. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này đòi hỏi kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp: Một là, phương pháp đồ thị hóa Hai là, phương pháp tổng hợp và phân tích Ba là, phương pháp quan sát và so sánh Bốn là, phương pháp dự báo cầu theo dãy số thời gian 1.8. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mục lục, tóm lược, cảm ơn, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục sơ đồ hình vẽ, danh mục từ viết tắt và phần phụ lục thì chuyên đề được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài Chương 2: Thực trạng triển khai ước lượng và dự đoán cầu sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên thị trường Hà Nội giai đoạn 2009-2010 Chương 3: Một số giải pháp kích cầu và hoàn thiện công tác dự báo cầu về sản phẩm vải nội thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015 1.9. Lý luận chung về cầu và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.9.1. Lý luận chung về cầu Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 1.9.1.1. Khái niệm cầu a. Khái niệm cầu Theo David Begg (2007, tr 34): “Cầu là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được”. Theo Ngô Đình Giao (2003, tr 37): “Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định, giả sử các nhân tố khác không đổi”. McConnell (2003, tr 61): “Cầu là một kế hoạch thể hiện tổng số lượng hàng hóa mà khách hàng sẵn sàng và có khả năng mua ở mỗi mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định”. Như vậy qua các khái niệm cầu ta thấy, hai nhân tố quan trọng trong khái niệm về cầu hàng hóa hay dịch vụ chính là khả năng mua và sự sẵn sàng mua của người tiêu dùng. Thiếu một trong hai nhân tố trên đều không thể hình thành nên cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó. Cần lưu ý sự khác nhau giữa cầu và lượng cầu. Cầu mô tả hành vi của người mua tại mọi mức giá. Tại một mức giá cụ thể ta có một lượng cầu xác định. Thuật ngữ “lượng cầu” chỉ có ý nghĩa đối với một mức giá cụ thể. b. Luật cầu Theo McConnell (2003, tr 62) khi giá giảm thì lượng cầu sẽ tăng và khi giá tăng thì lượng cầu sẽ giảm. Tại sao giá và lượng cầu lại có mối quan hệ nghịch đảo như vậy, hãy xem xét sự giải thích sau: Thứ nhất, trong bất kỳ một khoảng thời gian cụ thể nào, khách hàng mua một sản phẩm thì sẽ nhận được một sự hài long thỏa mãn thấp hơn từ mỗi đơn vị kế tiếp của sản phẩm mà họ tiêu dùng. Sản phẩm thứ hai sẽ mang lại cho người tiêu dùng sự hài lòng ít hơn so với sản phẩm thứ nhất và sản phẩm thứ ba cũng mang lại sự thỏa mãn ít hơn so với sản phẩm thứ hai. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật lợi ích cận biên giảm dần. Người tiêu dùng sẽ mua đơn vị tiếp theo khi giá của đơn vị đó đang giảm dần. Thứ hai, cũng có thể giải thích luật cầu trên cơ sở hiệu ứng thu thập và hiệu ứng thay thế. Hiệu ứng thu thập chỉ ra rằng khi thu thập tăng thì người tiêu dùng sẽ mua nhiều sản phẩm hơn là trước kia anh ta đã mua. Hiệu ứng thay thế với gợi ý rằng, khi giá tăng người tiêu dùng sẽ đến với một sản phẩm thay thế tương tự nhưng không đắt như sản phẩm đó. 1.9.1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường a. Cầu cá nhân Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Theo McConnell (2003, tr 63): “Cầu cá nhân là một lượng hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định mà cá nhân sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho”. Đồ thị 1.1. Đường cầu về hàng hóa X Qua đồ thị ta thấy đường cầu về hàng hóa X là đường có độ dốc âm. Cầu là toàn bộ đường cầu, song lượng cầu thể hiện thông qua các điểm trên đường cầu, tại A là Q 1 , tại B là Q 2 . Đường cầu hàng hóa X cũng thể hiện đúng luật cầu. b. Cầu thị trường Theo David Begg (2007, tr62): “Cầu thị trường là tổng số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mọi người sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian đã cho. Cầu thị trường là tổng hợp các cầu cá nhân.” Việc xác định đường cầu thị trường về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó có thể được thực hiện theo nguyên tắc “cộng ngang” các đường cầu cá nhân. Theo nguyên tắc này, đường cầu thị trường về một loại hàng hóa hay dịch vụ được xác định bằng việc cộng lần lượt tất cả các số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà các cá nhân trong thị trường mong muốn và sắn sàng mua ở một mức giá nhất định. Đồ thị 1.2 . Đường cầu thị trường về hàng hóa X Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Qua đồ thị trên ta thấy đường cầu thị trường về hàng hóa X được xây dựng từ hai đường cầu cá nhân D A và D B . Tại mức giá P 1 ta xác định được lượng cầu thị trường là Q 1 = Q A 1 +Q B 1 . Khi mức giá tăng lên từ P 1 đến P 2 thì lượng cầu của các cá nhân A và B đều giảm xuống Q A 2 và Q B 2 , khi đó lượng cầu thị trường cũng giảm xuống ở mức Q 2 = Q A 2 + Q B 2 Đường cầu thị trường D được xác định bởi hai điểm (Q 1 ; P 1 ) và (Q 2 ; P 2 ). Ta thấy D là đường cầu có độ dốc âm và độ dốc thoải hơn so với các đường cầu cá nhân. 1.9.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu a. Giá cả bản thân hàng hóa, dịch vụ Lượng cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó sẽ tuân theo luật cầu, nghĩa là khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên thì số lượng cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó sẽ giảm xuống và ngược lại (giả sử các yếu khác không đổi) b. Thu nhập của người tiêu dùng Đây là nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng quyết định đối với lượng cầu của bất kỳ hàng hóa nào. Thu nhập ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và chi tiêu của người tiêu dùng. Đối với đa số hàng hóa và dịch vụ khi thu thập tăng lên thì cầu đối với chúng tăng lên và khi thu nhập giảm xuống thì cầu đối với hàng hóa và dịch vụ cũng giảm xuống, các hàng hóa đó được coi là hàng hóa thông thường. Đối với một số hàng hóa và dịch vụ, khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi và ngược lại, các hàng hóa đó gọi là hàng hóa thứ cấp. Ví dụ: Khoai, sắn, ngô. c. Giá cả của hàng hóa liên quan Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Cầu đối với hàng hóa không chỉ phụ thuộc vào giá cả của bản thân hàng hóa mà nó còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa liên quan. Bao gồm hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Hàng hóa thay thế: Là hàng hóa có thể sử dụng thay thế cho hàng hóa khác, khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa kia tăng lên và ngược lại. Hàng hóa bổ sung: Là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác, tức là khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu của hàng hóa kia sẽ giảm xuống và ngược lại. d. Thị hiếu Thị hiếu là ý thích hay sự ưu tiên của con người đối với hàng hóa và dịch vụ. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua. Rất khó để xác định và tính toán thị hiếu (sở thích) của người tiêu dùng, vì thị hiếu liên quan tới tính cách và đặc điểm của từng người. Nên các nhà kinh tế thường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa và thu nhập của người tiêu dùng. Thị hiếu phụ thuộc các nhân tố như: Tập quán tiêu dùng, tâm lý lứa tuổi, giới tính, tôn giáo… e. Các yếu tố kỳ vọng Kỳ vọng là sự mong muốn của khách hàng về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Cầu đối với hàng hóa hay dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các kỳ vọng. Nếu người tiêu dùng hy vọng rằng giá cả của hàng hóa hay dịch vụ nào đó sẽ giảm xuống trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hóa của họ sẽ giảm xuống và ngước lại. 1.9.1.4. Độ co giãn của cầu Độ co giãn của cầu là sự thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho sự thay đổi phần trăm của các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu (giá cả bản thân hàng hóa, thu nhập, giá cả hàng hóa liên quan…) với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Độ co giãn của cầu cho biết khi giá của một loại hàng hóa thay đổi 1% thì cầu của loại hàng hóa tăng bao nhiêu phần trăm. Như vậy tùy theo dạng của biến ảnh hưởng ta có các loại co giãn của cầu như sau: a. Độ co giãn cầu theo giá của bản thân hàng hóa đó ( ) Độ co giãn của cầu theo giá phản ánh phần trăm thay đổi trong lượng cầu của một mặt hàng khi giá của mặt hàng đó thay đổi 1%. Công thức tính: = Các trường hợp co giãn của cầu theo giá: Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại  │ │ = 0 → Cầu hoàn toàn không co giãn, tức là khi giá tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm thì cầu của hàng hóa đó vẫn không thay đổi.  │ │ = 1 → Cầu co giãn đơn vị: Phần trăm thay đổi của giá bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu.  │ │ < 1 → Cầu ít co giãn: Khi giá tăng (giảm) thì lượng cầu giảm (tăng) với tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn.  │ │ > 1 → Cầu co giãn nhiều: Khi giá tăng (giảm) thì lượng cầu giảm (tăng) với tỷ lệ phần trăm lớn hơn.  │ │ = ∞ → Cầu hoàn toàn co giãn: Khi giá tăng lượng cầu sẽ giảm tới 0. b. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (E D I ) Độ co giãn của cầu theo thu nhập là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu nhập. Công thức tính: =  Nếu hàng hóa thiết yếu thì: 1 > > 0  Nếu hàng hóa xa xỉ thì: > 1  Nếu hàng hóa cấp thấp thì: < 0 c. Độ co giãn của cầu theo giá chéo ( ) Độ co giãn của cầu theo giá hàng hóa khác chính là thước đo sự phản ứng của lượng cầu một hàng hóa đối với những thay đổi của giá các hàng hóa liên quan. Công thức tính: =  Nếu hai hàng hóa là thay thế nhau thì: > 0  Nếu hai hàng hóa là bổ sung cho nhau thì: < 0 Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế Chuyên đề tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại  Nếu hai hàng hóa là độc lập nhau thì: = 0 1.9.1.5. Ước lượng và dự báo cầu Ước lượng cầu là sự lượng hóa các mối quan hệ của cầu với các nhân tố ảnh hưởng đến cầu, dựa trên số liệu thu thập được và những kết quả của phân tích cầu. Dự báo cầu là việc tính toán một mức nhu cầu cụ thể trong một thời điểm trong tương lai và trong môi trường xác định. Dự báo cầu thị trường là khâu kết thúc của quá trình nghiên cứu cầu thị trường. Ước lượng cầu là một trong những công cụ rất quan trọng trong công tác phân tích định lượng về cầu và đồng thời nó cũng là một căn cứ quan trọng để dự báo cầu. 1.9.1.6. Một số phương pháp ước lượng và dự báo cầu a. Các phương pháp ước lượng cầu Có rất nhiều phương pháp ước lượng cầu, dưới đây là một số phương pháp cơ bản mà các doanh nghiệp thường sử dụng: Một là, phương pháp điều tra và nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng: Các doanh nghiệp thường sử dụng các mẫu để điều tra, tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp mà phương pháp điều tra có thể khác nhau. Điểm cần lưu ý đặc biệt ở phương pháp này là làm sao xử lý được thông tin sau khi thu thập, vì rằng người tiêu dùng có thể cung cấp các thông tin không chính xác, hoặc việc lựa chọn nhóm người tiêu dùng để điều tra (điều tra chọn mẫu) không chuẩn… Hai là, phương pháp thử nghiệm: Là phương pháp điều tra cầu của người tiêu dùng trong phòng thí nghiệm. Tại đó, người ta sẽ thấy được thái độ của người tiêu dùng đối với thay đổi giá cả của hàng hóa cần nghiên cứu, giá cả của hàng hóa liên quan và của các nhân tố ảnh hưởng đến cầu khác. Ba là, phương pháp thí nghiệm trên thị trường: Lựa chọn một số thị trường có những đặc điểm kinh tế xã hội giống nhau. Sau đó tiến hành thay đổi giá ở một số thị trường, thay đổi bao bì ở một số thì trường khác và thay đổi các hình thức xúc tiến bán hàng ở một số thị trường và ghi chép lại các phản ứng của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau. Dựa vào số liệu thu thập được, có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau như tuổi tác, giới tính, mức thu nhập và giáo dục, quy mô gia đình tới cầu đối với hàng hóa. Bốn là, phương pháp phân tích hổi quy: Là phương pháp cơ bản để ước lượng hàm cầu. Để ước lượng hàm cầu chúng ta cần sử dụng một hàm cầu đặc trưng, có thể là hàm tuyến tính hoặc phi tuyến. Vì cầu là hàm số phụ thuộc vào nhiều biến số, trong đó có những biến số rất khó quan sát và lượng hóa như thị hiếu. Do đó, khi ước lượng Nguyễn Thị Phương Liên K43F6 Khoa kinh tế [...]... Hà Nội Từ hàm cầu theo chuỗi thời gian đó thì tác giả đã đi dự báo sản lượng tiêu thụ vải nội ngoại thất của Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015 Qua việc phân định nội dung của đề tài nghiên cứu có thể thấy đề tài: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015” tuy không phải là mới mẻ nhưng có mang tính mới, trên cơ... thuộc vào các biến độc lập 2.2 Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến công tác ước lượng và dự báo cầu của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2009 -2010 2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH nội thất Phúc Duy 2.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH nội thất Phúc Duy Tên công ty : CÔNG TY TNHH NỘI THẤT PHÚC DUY Ngày thành lập... hưởng của từng yếu tố đến cầu vải nội ngoại Phúc Duy Phần dự báo cầu thì tác giả đã sử dụng phương pháp dự báo cầu theo chuỗi thời gian có dạng Q = c + aT Tác giả đã đi thu thập thông tin về lượng cầu sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2010, rồi sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng hàm cầu theo chuỗi thời gian của công ty Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội. .. Mại Về hệ thống thông tin: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo về sản xuất, tài chính phù hợp với các chuẩn mực và điều kiện kinh doanh của công ty 3.1.4 Dự báo cầu vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy ở thị trường Hà Nội đến năm 2015 Để thực hiện được dự báo về các nhân tố ảnh hưởng đến cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất ta sẽ tiến hành thu thập thông tin về lượng cầu sản phẩm vải. .. phương pháp định lượng dựa trên các phần mền Eview, SPSS để ước lượng và dự báo cầu sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội, cụ thể như: Phần phân tích cầu thì tác giả đã sử dụng phần mền Eviews để ước lượng cầu dựa vào mô hình hàm cầu có dạng Q = a + bM + cP + dPr, từ đó đưa ra được hàm cầu về vải nội ngoại thất Phúc Duy ở Hà Nội Rồi từ hàm cầu đó đi phân tích... tiêu sản lượng tiêu thụ vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên thị trường Hà Nội Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Lượng cầu 62100 64500 67000 69000 71800 Đơn vị: m (Nguồn: Báo cáo kế hoạch của công ty TNHH nội thất Phúc Duy giai đoạn 20112015) Hai là, phát triển thị trường trong năm nay công ty sẽ mở rộng thêm các đại lý trên địa bàn Hà Nội, sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty sẽ... Mại Nội dung nghiên cứu của đề tài: Là phân tích cầu để ước lượng và dự đoán cầu thị trường về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên thị trường Hà Nội Đề tài cũng chỉ rõ vai trò của phân tích, ước lượng và dự báo cầu thị trường về các mặt hàng đối với doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH nội thất Phúc Duy nói riêng Về phần lý luận: Tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến. .. Qua tổng hợp số liệu dự báo, mức cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty Phúc Duy được dự báo năm 2011 là 62233,37m vải (mục tiêu của công ty là 62100 m vải) và đến năm 2012 là 64632,24m vải (mục tiêu của công ty là 64500m vải) Như vậy dựa trên những căn cứ khoa học, dựa trên hàm xu thế, sự biến động của sản lượng tiêu thụ cho thấy việc thực hiện thành công mục tiêu của công ty là hoàn toàn có... Xác định hàm cầu thực nghiệm sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy (hãng định giá) Phương trình cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất ở Hà Nội sẽ có phương trình tổng quát như sau: Q = f(P, Pr, M, T, Pe, N) Trong đó : Q : Lượng cầu vải nội ngoại thất P : Giá của vải nội ngoại thất M : Thu nhập của người tiêu dùng Pr : Giá của hàng hóa liên quan N : số lượng người mua ở Hà Nội Pe... động của cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy là do các biến trong mô hình như giá vải nội ngoại thất Phúc Duy, thu nhập của khách hàng, giá vải nội ngoại thất Sliving theo các tháng từ năm 2009 đến năm 2010 Các tham số ước lượng đều có ý nghĩa về kinh tế vì ước lượng tham số có dấu phù hợp với lý thuyết kinh tế vi mô như: = 0,35 > 0: Là phù hợp vì sản phẩm vải nội ngoại . thụ sản phẩm của công ty TNHH nội thất Phúc Duy giai đoạn 2009 -2010 a. Về sản lượng tiêu thụ B ng 2.1. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty Phúc Duy trên địa b n Hà Nội. Phúc Duy và các nhân tố ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty. Hai là, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác ước lượng cầu về sản phẩm của công ty TNHH nội thất Phúc. tài đi trước còn có những hạn chế nhất định, do đó tác giả đã lựa chọn đề tài: Ước lượng và dự b o cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa b n Hà Nội đến

Ngày đăng: 03/12/2014, 17:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị 1.1. Đường cầu về hàng hóa X - ĐỀ TÀI: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”
th ị 1.1. Đường cầu về hàng hóa X (Trang 6)
Bảng 2.2. Ước lượng cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH - ĐỀ TÀI: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”
Bảng 2.2. Ước lượng cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH (Trang 21)
Bảng 3.2. Bảng số liệu về lượng cầu vải nội ngoại thất của Phúc Duy giai đoạn - ĐỀ TÀI: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”
Bảng 3.2. Bảng số liệu về lượng cầu vải nội ngoại thất của Phúc Duy giai đoạn (Trang 28)
Bảng 3.4. Bảng dự báo sản lượng tiêu thụ vải nội ngoại thất Phúc Duy đến năm - ĐỀ TÀI: “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015”
Bảng 3.4. Bảng dự báo sản lượng tiêu thụ vải nội ngoại thất Phúc Duy đến năm (Trang 30)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w