1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu romano của công ty TNHH trung đông trên địa bàn thành phố hải phòng đến năm 2020

72 263 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 239,54 KB

Nội dung

Với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm dầu gội đầu Romano, nội dung của đề tài khóaluận tập trung vào những vấn đề chính sau: – Hệ thống những lý luận cơ bản về cầu, các yếu tố ảnh hưởng đ

Trang 1

TÓM LƯỢC

Ước lượng và dự báo cầu là công tác có vai trò hết sức quan trọng cũng như cótầm ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp Trong điềukiện nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng trở lại sau giai đoạnkhó khăn, mức sống của người dân từng bước được cải thiện đòi hỏi sản phẩm của cáccông ty cần đáp ứng nhanh nhạy và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng Chính vìvậy, các doanh nghiệp hiện nay cần thực hiện tốt công tác phân tích và dự báo cầu để

có thể nắm bắt kịp với những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, những mong muốn,

sở thích của khách hàng, qua đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa và đảm bảo mụctiêu kinh doanh đã đề ra

Trên cơ sở những kiến thức đã được đào tạo và nhận thức về tình hình thực tếcủa công ty trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Trung Đông, tác giả đã lựa

chọn và thực hiện đề tài “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn Thành phố Hải Phòng đến năm 2020”.

Với đối tượng nghiên cứu là sản phẩm dầu gội đầu Romano, nội dung của đề tài khóaluận tập trung vào những vấn đề chính sau:

– Hệ thống những lý luận cơ bản về cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, ướclượng và dự báo cầu

– Thực trạng cầu và phân tích ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố tác động đến cầusản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông thông qua điều trakhảo sát và mô hình kinh tế lượng

– Tiến hành dự báo cầu về dầu gội đầu Romano trên địa bàn thành phố HảiPhòng đến năm 2020 bằng phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian

– Đánh giá thành công và hạn chế mà công ty TNHH Trung Đông đã làm đượctrong công tác ước lượng và dự báo cầu Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp vàkiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TrungĐông trong những năm tới

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Trung Đông, em đã nhận được sự giúp

đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo và các phòng ban trong công ty, đặc biệt là phòng kinhdoanh Khi tham gia làm việc tại khâu tiêu thụ sản phẩm dầu gội đầu Romano củacông ty, em đã hiểu phần nào hoạt động của công ty ngoài thực tế, thấy rõ hơn vềnhững khó khăn trong kinh doanh khi tình hình kinh tế biến động và thực tế các yếu tố

về giá cả, thị hiếu, thu nhập… có ảnh hưởng như thế nào tới cầu về một sản phẩm.Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu về cầu sản phẩm dầu gội đầuRomano của công ty TNHH Trung Đông và các tài liệu tham khảo cho đề tài khóaluận, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thạc sĩ Lương Nguyệt Ánh, Bộ mônKinh tế vi mô, Khoa Kinh tế – Luật, Trường Đại học Thương mại, đã trực tiếp hướngdẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn trân trọngtới Ban Giám đốc và các phòng ban trong công ty TNHH Trung Đông đã cung cấp cho

em những số liệu về kết quả kinh doanh của công ty nhằm phục vụ cho đề tài khóaluận

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và hiểu biết của bản thân về vấn đềnghiên cứu còn có những hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,

em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các bạn sinh viên khác cóquan tâm tới vấn đề này

Hà Nội, ngày….tháng…năm

Sinh viên thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC TÓM LƯỢC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 1

2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 2

3 XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI 3

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4

4.1 Mục tiêu lý luận 4

4.1 Mục tiêu thực tiễn 4

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

5.1 Đối tượng nghiên cứu 5

5.2 Phạm vi nghiên cứu 5

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5

6.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 5

6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 6

6.2 Phương pháp phân tích số liệu 6

6.2.1 Phương pháp kinh tế lượng 6

6.2.2 Phương pháp so sánh 7

7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU 8

1.1 Một số lý luận cơ bản về cầu 8

1.1.1 Khái niệm cầu, lượng cầu 8

1.1.2 Phương trình và đồ thị đường cầu 8

1.1.3 Các yếu tố tác động đến cầu 9

1.1.3.1 Yếu tố giá cả của bản thân hàng hóa (P) 9

1.1.3.2 Thu nhập của người tiêu dùng (M) 9

1.1.3.3 Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng (Pr) 10

1.1.3.4 Thị hiếu người tiêu dùng (T) 10

1.1.3.5 Số lượng người mua trên thị trường (N) 10

Trang 4

1.1.3.6 Kỳ vọng về giá cả hàng hóa trong tương lai (E) và kỳ vọng về thu nhập 11

1.1.3.7 Các yếu tố khác 11

1.1.4 Độ co dãn của cầu 11

1.1.4.1 Độ co dãn của cầu theo giá 11

1.1.4.2 Độ co dãn của cầu theo thu nhập 12

1.1.4.3 Độ co dãn của cầu theo giá chéo 12

1.2 Một số lý luận cơ bản về ước lượng và dự báo cầu 13

1.2.1 Một số lý luận cơ bản về ước lượng cầu 13

1.2.1.1 Khái niệm ước lượng cầu 13

1.2.1.2 Các bước để ước lượng cầu 13

1.2.2 Một số lý luận cơ bản về dự báo cầu 14

1.2.2.1 Khái niệm về dự báo cầu 14

1.2.2.2 Các bước để dự báo cầu 14

1.2.3 Vai trò của ước lượng và dự báo cầu 15

1.3 Nội dung và nguyên lý ước lượng và dự báo cầu 16

1.3.1 Ước lượng cầu sản phẩm 16

1.3.1 Dự báo cầu sản phẩm 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM DẦU GỘI ĐẦU ROMANO CỦA CÔNG TY TNHH TRUNG ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 19

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các yếu tố đến cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty 19

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Trung Đông 19

2.1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Trung Đông 19

2.1.1.2 Tình hình kết quả kinh doanh sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty THHH Trung Đông trong giai đoạn 2012 – 2015 19

2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông 21

2.1.2.1 Giá sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông 21

2.1.2.2 Thu nhập trung bình hàng tháng người dân thành phố Hải Phòng 21

2.1.2.3 Giá sản phẩm dầu gội đầu Clear Men 22

2.1.2.4 Thị hiếu của người tiêu dùng tại thành phố Hải Phòng 22

2.1.2.5 Dân số tại thành phố Hải Phòng 22

2.2 Thực trạng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng 23

Trang 5

2.2.1 Thực trạng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông thông qua kết quả điều tra khảo sát 23

2.2.1.1 Đánh giá về yếu tố nhân khẩu học 23 2.2.1.2 Đánh giá về yếu tố tâm lý của khách hàng 23 2.2.1.3 Sự đánh giá của người tiêu dùng về dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông 24 2.2.1.4 Mối tương quan giữa độ tuổi và sở thích dùng loại dầu gội đầu Romano 25

2.2.2 Thực trạng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông thông qua ước lượng cầu 25

2.2.2.1 Ước lượng mô hình hàm cầu về sản phẩm dầu gội đầu của công ty TNHH Trung Đông 26 2.2.2.2 Kiểm định sự phù hợp của mô hình 27 2.2.2.4 Phân tích độ co dãn của cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông 27

2.3 Dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông 28 2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông 29

2.3.1 Một số thành công của công ty qua kết quả ước lượng và dự báo cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano 29 2.3.2 Một số hạn chế của công ty và nguyên nhân của hạn chế qua công tác ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano 30

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY TIÊU THỤ MẶT HÀNG DẦU GỘI ĐẦU ROMANO CỦA CÔNG TY TNHH TRUNG ĐÔNG 32 3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty TNHH Trung Đông trong giai đoạn 2016 – 2020 32

3.1.1 Phương hướng phát triển của công ty 32 3.1.1 Mục tiêu phát triển của công ty 32

3.2 Các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm dầu gội đầu Romano của công

ty TNHH Trung Đông 33

3.2.1 Một số giải pháp kích cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông 33

3.2.1.1 Giải pháp về chính sách giá 33 3.2.1.2 Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm của công ty 33 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng 34

Trang 6

3.2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ước lượng và dự báo cầu đối với công ty TNHH Trung Đông 35

3.3 Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông 36 3.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 37 KẾT LUẬN 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

28

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

5

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã có những bước tiến đáng kể trêncon đường công nghiệp hóa hiện đại hóa Hòa cùng với xu hướng mở rộng hợp táckinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang tham gia vào nhiều tổ chức, diễn đàn kinh tếmang tầm thế giới, đặc biệt là trong năm 2015 vừa qua, nước ta đã trở thành thành viêncủa Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng chungASEAN chính thức thành lập… Đây chính là những động lực thúc đẩy hợp tác và tăngtrưởng kinh tế, GDP năm 2015 tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2011 – 2015,vượt chỉ tiêu đề ra và đạt 6,68%, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2300USD/người, tăng 57 USD so với năm 2014 Hội nhập kinh tế cũng đưa nước ta trởthành điểm đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau của các tập đoàn, công ty nước ngoài,trong đó có ngành hàng về sản xuất các sản phẩm tiêu dùng như dầu gội đầu, sữa tắm,

mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy… Các đại diện tiêu biểu có thể kể đến như Unilever,Procter & Gamble (P & G), Unza… Có thể thấy, sự hiện diện của những tên tuổi lớntrong lĩnh vực này đã tạo nên bức tranh sôi động cho thị trường với rất nhiều sản phẩm

đa dạng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cũng như tạo nguồn hàng phong phú cho cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại

Công ty TNHH Trung Đông là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phốicác sản phẩm tiêu dùng, trong đó sản phẩm chủ yếu là dầu gội đầu Romano của công

ty TNHH Wipro Unza Việt Nam Theo báo cáo về kết quả bán hàng của công ty, trongnăm 2015, doanh thu từ dầu gội đầu Romano chiếm khoảng 26% tổng doanh thu củacông ty Hiện tại, trên thị trường dầu gội đầu dành cho nam giới, sản phẩm dầu gội đầumang thương hiệu Romano đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm Clear Mencủa công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam và sản phẩm X – Men của CTCP Sảnxuất hàng gia dụng Quốc tế (ICP) Theo khảo sát từ Q&Me năm 2015, Clear Men làsản phẩm dẫn đầu thị phần dầu gội nam (31%), tiếp sau là X – Men (28%) và Romano(12%) Do vậy, công ty Trung Đông cần phải có chiến lược phát triển thị trường mộtcách đúng đắn nhằm giữ vững vị thế trên thị trường, nhất là khi sản phẩm Romano màcông ty phân phối đang gặp khó khăn trước các đối thủ Thực tế, những năm qua, công

ty cũng đã sử dụng phương pháp ước lượng và đánh giá nhu cầu của người tiêu dùngđối với sản phẩm của mình nhưng kết quả đem lại chưa cao do công ty chưa thực sựđánh giá cao tầm quan trọng của công tác phân tích cầu do việc thu thập, phân tích và

Trang 11

xử lý thông tin thị trường mang nhiều tính định tính Do vậy, để nâng cao chất lượngcủa công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao kết quả tiêu thụ sản phẩm chủ lực này thìviệc thực hiện tốt công tác ước lượng và dự báo cầu là vấn đề mà công ty TNHHTrung Đông cần chú trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

2 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Ước lượng và dự báo cầu là công tác có vai trò hết sức quan trọng cũng như cótầm ảnh hưởng lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp Bởi vậy,trong những năm qua, ở nước ta cũng như trên thế giới đã có rất nhiều đề tài nghiêncứu về vấn đề này Mỗi tác giả, mỗi bài nghiên cứu đều có những cách tiếp cận khácnhau phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp, có những thành công và có cả nhữnghạn chế Dưới đây là một số đề tài nghiên cứu về cầu mà tác giả lựa chọn để tiếp cậnnhằm thực hiện tốt bài nghiên cứu của mình:

Nguyễn Thị Phương Liên (2011), “Ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty TNHH nội thất Phúc Duy trên địa bàn Hà Nội đến năm 2015” Trong đề tài, tác giả đã làm rõ được các lý luận cơ bản về cầu, thực trạng cầu

sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010, từ đó đưa ra một

số biện pháp kích cầu sản phẩm vải nội ngoại thất của công ty Tuy nhiên, nguồn sốliệu trong đề tài chưa thật sự phong phú bởi tác giả mới dừng lại ở việc thu thập các sốliệu từ các báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng, báo cáo kết quả kinh doanh của công

ty – nguồn số liệu thứ cấp, để phục vụ quá trình phân tích, nghiên cứu Việc thu thập

số liệu sơ cấp thông qua khảo sát thị trường, thu thập ý kiến của khách hàng về sảnphẩm, giá cả, thị hiếu… chưa được thực hiện đã phần nào giảm đi tính hiệu quả củabài nghiên cứu

Đào Thị Vân Anh (2011), “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm áo sơ mi nam của công ty cổ phần May 10 trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015” Đề tài tập

trung nghiên cứu về cầu sản phẩm áo sơ mi nam trong giai đoạn 2007 – 2010, và dựbáo cầu đến năm 2015 bằng phương pháp mô hình kinh tế lượng thông qua phần mềmSPSS và Eview Tác giả đã sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp trong nghiên cứu đãgiúp công tác ước lượng cầu có độ chính xác và tin cậy hơn Tuy nhiên trong phần giảipháp, các giải pháp nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm áo sơ mi nam của công ty May

10 chưa được phân tích sâu

Trang 12

Vương Đức An (2013), “Ước lượng và dự báo cầu sản phẩm gạch xi măng của công ty cổ phần xi măng Sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2015” Trong

đề tài này, tác giả đã đi sâu phân tích các lý luận cơ bản về cầu, xây dựng hàm cầu, vậndụng phần mềm SPSS để phân tích, xử lý số liệu sơ cấp và phần mềm Eviews để ướclượng hàm cầu, từ đó tiến hành dự báo cầu mặt hàng này Tác giả đã thực hiện dự báotheo hai phương pháp là dự báo theo chuỗi thời gian và dự báo theo chu kỳ - mùa vụ

để có thể so sánh tính chính xác giữa các phương pháp dự báo

Nguyễn Thị Minh Loan (2013), “Phân tích và dự báo cầu sản phẩm tóc và da của công ty TNHH Hoàng Yến trên thị trường Hà Nội cho đến năm 2015” Đề tài đã đi

sâu nghiên cứu thực trạng cầu về sản phẩm chăm sóc tóc và da của công ty, cũng nhưphân tích cụ thể các yếu tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm này Tác giả cũng sử dụngphương pháp điều tra chọn mẫu và sử dụng mô hình kinh tế lượng để thực hiện ướclượng và dự báo cầu Về cơ bản thì đề tài đã đạt được thành công mục tiêu nghiên cứu

đã đề ra, nhưng phần kiến nghị và giải pháp vẫn chưa cụ thể

Bên cạnh các bài nghiên cứu trong nước, tác giả còn tiếp cận một số bài viết, bàibáo nước ngoài có liên quan đến đề tài

“Forecasting of wheat production in Bangladesh”, (Md Rezaul Karim, Md.

Abdul Awal and M Akter, 2010) Để dự báo sản lượng lúa mỳ ở Bangladesh, tác giả

đã sử dụng nguồn số liệu thu thập từ Cục thống kê Bangladesh cũng như lựa chọn mẫuđiều tra hành vi của các biến thay đổi theo thời gian trong mô hình tăng trưởng ở 3 khuvực sản xuất chính là các huyện Dinajpur, Rajshahi và Rangpur Qua nghiên cứu, tácgiả kết luận: mô hình tuyến tính phù hợp với việc dự báo ở Dinajpur, còn ở Rajshahi

và Rangpur thì mô hình khối có kết quả tốt hơn

“Demand forecasting in the fashion industry” (Maria Elena Nenni, Luca

Giustiniano and Luca Pirolo, 2013) Bài nghiên cứu đã phân tích về đặc điểm của cáccông ty ngành thời trang, đặc điểm chuỗi cung ứng, đi sâu vào nghiên cứu đặc điểmcủa cầu các sản phẩm thời trang như: sự mua sắm tùy hứng cao, tính không ổn địnhcao, khó dự đoán, sự lựa chọn đa dạng, cũng như những gì là yếu tố chính thúc đẩy sựthay đổi nhu cầu Từ đó, tác giả đánh giá và kết hợp với các nghiên cứu khác trong giaiđoạn gần đây để đưa ra những nhận xét, kết luận về dự báo cầu ngành thời trang

Trang 13

Nghiên cứu cũng chỉ ra những rào cản trong dự báo cầu sản phẩm thời trang là: mùabán hàng ngắn và sự không ổn định.

để ước lượng và dự báo cầu Bên cạnh đó, đề tài cũng có những điểm mới, đó là:

Thứ nhất, công tác ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano

của công ty TNHH Trung Đông chưa có đề tài nào đã từng nghiên cứu trước đó

Thứ hai, đề tài nghiên cứu thực trạng cầu và ảnh hưởng cụ thể của các yếu tố tác

động đến cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông Phântích thực trạng cầu dựa trên phiếu khảo sát với các chỉ tiêu khác nhau như thống kê vềtần suất, đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố, đánh giá dựa trên điểm số trungbình Đồng thời, sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng cầu sản phẩm dầu gộiđầu Romano

Thứ ba, đề tài thực hiện công tác dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano

của công ty TNHH Trung Đông đến năm 2020 qua phương pháp dự báo theo chuỗithời gian, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trongthời gian tới

4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

4.1 Mục tiêu lý luận

Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến kiến thức môn Kinh

tế Vi mô và Kinh tế học quản lý, kiến thức chuyên ngành như khái niệm cầu, các yếu

tố tác động đến cầu, độ co dãn của cầu, khái niệm và vai trò của ước lượng và dự báocầu, cũng như các kiến thức về công cụ để ước lượng và dự báo cầu Qua đó, vận dụngkiến thức này để thực hiện việc ước lượng và dự báo cầu sản phẩm dầu gội đầu

Trang 14

Romano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm2020.

4.1 Mục tiêu thực tiễn

Đề tài đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm dầu gộiđầu Romano của công ty TNHH Trung Đông trên thị trường thành phố Hải Phòngtrong giai đoạn 2012 – 2015, phân tích được các yếu tố tác động tới cầu về sản phẩmdầu gội đầu Romano của công ty Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu và đánh giá thựctrạng công tác ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu Romano của công tyđến năm 2020 thông qua việc áp dụng mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu Từ đóđánh giá những thành tựu và hạn chế trong tiêu thụ sản phẩm của công ty, đưa ranhững giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm dầu gội đầu Romanotrên thị trường thành phố Hải Phòng

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thựchiện nghiên cứu Nó thể hiện khả năng, tầm hiểu biết của người thực hiện Bởi vậy, khilàm đề tài cần phải căn cứ vào năng lực thực tế của bản thân để lựa chọn phạm vi vàđối tượng nghiên cứu cho phù hợp

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Sản phẩm dầu gội đầu Romano là thương hiệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấudoanh thu hàng mỹ phẩm cũng như trong tất cả các mặt hàng mà công ty đang kinhdoanh Đây cũng là mặt hàng chính mà công ty đang hướng tới trong chiến lược kinhdoanh trong thời gian tới Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu cầu về sản phẩm dầu gộiđầu Romano của công ty TNHH Trung Đông

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ước lượng và dự báo cầu sản

phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn thành phố HảiPhòng

Trang 15

Phạm vi thời gian: Thực hiện ước lượng và dự báo cầu về sản phẩm dầu gội đầu

Romano của công ty TNHH Trung Đông đến năm 2020 thông qua thu thập số liệutrong giai đoạn 2012 – 2015

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

6.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong nghiên cứu có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu sơ cấpnhưng trong đề tài tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu Phương pháp điềutra chọn mẫu là phương pháp thực hiện điều tra một số đơn vị trên tổng thể nhằm tiếtkiệm thời gian, công sức và chi phí Thông qua những đặc điểm và tính chất của mẫuđiều tra, ta có thể suy ra được đặc điểm và tính chất của cả tổng thể Điều quan trọngnhất là việc đảm bảo mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung

Tác giả sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu trong quá trình nghiên cứu cầusản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông với mục đích là nhằmđưa ra được những đánh giá về các yếu tố tác động đến cầu sản phẩm dầu gội đầuRomano

Các bước thực hiện phương pháp này gồm:

- Bước 1: Xác định đối tượng điều tra

Đối tượng được lựa chọn điều tra là người tiêu dùng sản phẩm dầu gội đầuRomano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng

- Bước 2: Chuẩn bị phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng với hình thức đơn giản, nội dung dễ hiểu tập trungvào tìm hiểu về đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm về: giá cả, chất lượng, thái

độ của nhân viên…

- Bước 3: Phát phiếu điều tra

Trang 16

Sau khi đã xác định được đối tượng điều tra và hoàn thành mẫu phiếu điều tra vềnội dung và hình thức, tác giả tiến hành phát 100 phiếu cho các đối tượng điều tra.Trong quá trình phát phiếu tác giả cố gắng hướng dẫn khách hàng trả lời các câu hỏitrong phiếu cho hợp lệ, giải đáp các thắc mắc nhằm mang lại hiệu quả cao nhất chocông tác điều tra.

- Bước 4: Thu thập phiếu điếu tra và xử lý phiếu điều tra

Tác giả tiến hành thu phiếu điều tra, xử lý phiếu, từ đó thu được dữ liệu phục vụquá trình nghiên cứu đề tài

6.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Ngoài nguồn số liệu sơ cấp từ công tác điều tra chọn mẫu, tác giả còn sử dụng sốliệu thứ cấp trong đề tài nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu tốt hơn Số liệu thứ cấp là

số liệu do người khác thu thập, có thể là số liệu chưa xử lý (còn gọi là số liệu thô) hoặc

số liệu đã xử lý, được công bố trên các báo cáo, các bài nghiên cứu hay các phươngtiện thông tin đại chúng Trong đề tài khóa luận, tác giả sử dụng nguồn số liệu thứ cấp

là các số liệu từ báo cáo kết quả bán hàng, báo cáo tài chính, báo cáo về giá sản phẩmcủa công ty qua các năm, cũng như các số liệu về dân số, về thu nhập bình quân đầungười trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê Nguồn số liệu này giúp tácgiả phân tích hoạt động kinh doanh của công ty cũng như phục vụ công tác ước lượng

và dự báo cầu

6.2 Phương pháp phân tích số liệu

6.2.1 Phương pháp kinh tế lượng

Phương pháp kinh tế lượng là phương pháp phân tích cho phép tác giả lượng hóađược các mối quan hệ giữa cầu với các yếu tố ảnh hưởng tới cầu Phương pháp phântích kinh tế lượng được sử dụng trong đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ công tác ướclượng và dự báo cầu gồm các bước:

- Bước 1: Xây dựng hàm cầu thực nghiệm

- Bước 2: Ước lượng hàm cầu

Trang 17

- Bước 3: Kiểm định sự phù hợp của mô hình

- Bước 4: Tiến hành công tác dự báo

6.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cáchdựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Điều kiện để thựchiện so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, đơn

vị đo lường và cùng nội dung kinh tế Phương pháp này giúp tác giả so sánh được sốliệu thu thập về các chỉ tiêu kinh doanh của công ty qua từng năm, qua đó phân tích sựthay đổi của các đối tượng, tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi Ngoài ra, nhằm giúpviệc nghiên cứu đề tài thuận lợi hơn tác giả sử dụng phương pháp so sánh tĩnh để tiếnhành kiểm định mối quan hệ giữa các biến số - là các yếu tố ảnh hưởng đến cầu - vớinhau Theo đó, khi đánh giá mối quan hệ lượng cầu với số lượng người mua thì cácyếu tố khác là cố định và tương tự với các biến khác

7 KẾT CẤU ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN

Ngoài các phần: Tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục sơ đồ hình vẽ, danhmục bảng biểu, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo Đề tàikhóa luận tốt nghiệp có kết cấu 3 chương bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận về cầu, ước lượng và dự báo cầu

Chương 2: Thực trạng cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2012 – 2015

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng dầu gội đầu Romano của công ty TNHH Trung Đông đến năm 2020

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU, ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CẦU

1.1 Một số lý luận cơ bản về cầu

1.1.1 Khái niệm cầu, lượng cầu

Nguyễn Văn Dần (2009, tr.43) cho rằng “Cầu (D) là số lượng hàng hóa hay dịch

vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định, với điều kiện các yếu tố khác không đổi”.

David Begg (2007, tr.34) nêu rõ “Cầu (D) là số lượng hàng hóa mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá chấp nhận được”.

Phan Thế Công (2015, tr.50) cho rằng “Cầu (kí hiệu là D) là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi”.

Như vậy, qua các khái niệm trên, ta có thể kết luận: Cầu là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, giả sử các yếu tố khác không đổi Có

thể thấy, hai yếu tố quan trọng nhất trong khái niệm cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó là

khả năng mua và sự sẵn sàng mua của người tiêu dùng Khả năng mua biểu thị khả năng có thể thanh toán của người mua Sẵn sàng mua biểu thị nhu cầu của người tiêu

dùng về một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó Thực tế cho thấy thiếu một trong hai yếu

tố trên sẽ không thể hình thành nên cầu về hàng hóa hay dịch vụ đó

Giữa cầu và lượng cầu có sự khác nhau, theo đó, cầu mô tả hành vi của người

mua tại mọi mức giá, tại một mức giá cụ thể ta có một lượng cầu xác định Lượng cầu (Q D ) là lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở mức giá đã cho trong khoảng thời gian nhất định, (Phan Thế Công, 2014, tr.51) Nói

cách khác, cầu là tập hợp lượng cầu ở các mức giá khác nhau

1.1.2 Phương trình và đồ thị đường cầu

Trang 19

Ngoài giá của bản thân hàng hóa, khi các yếu tố khác ngoài giá thay đổi cũng sẽlàm thay đổi lượng cầu cho nên có thể viết phương trình đường cầu tổng quát có dạng:

Q D=f (P , M , P R , T , P e , N )

Trong đó: Q D:Lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ

P :Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ

M :Thu nhập của người tiêu dùng

P R:Giá của hàng hoá có liên quan

T : Thị hiếu của người tiêu dùng

P e:Kỳ vọng về giá hàng hóa trong tương lai

N : Số lượng người tiêu dùng trên thị trườngMột trong những hàm cầu phổ biến được sử dụng để phân tích là hàm tuyến tính:

Q D=a+b P+ c M +d P R+e T +f Pe+g N

Giả sử các yếu tố khác không đổi chỉ có mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu,khi đó có thể xây dựng hàm cầu tuyến tính có dạng đơn giản:Q D=a−b P Khi đóđường cầu được hiểu là đường biểu diễn mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lượng cầu vàgiá Các điểm nằm trên đường cầu sẽ cho biết lượng cầu của mỗi người mua ở cácmức giá nhất định

Trang 20

P1

P2

Q1 Q2 O

A

B

Q P

Hình 1.1: Đồ thị đường cầu

Trên đồ thị ta thấy, đường cầu là một đường dốc xuống, có độ dốc âm Mỗi điểmtrên đường cầu cho thấy lượng hàng hóa tối đa người tiêu dùng sẽ mua tương ứng vớitừng mức giá Tại mức giá P1 thì lượng cầu là Q1, mức giá P2 thì lượng cầu là Q2, khigiá giảm từ P1 xuống P2 thì lượng cầu tăng từ Q1 đến Q2

1.1.3 Các yếu tố tác động đến cầu

1.1.3.1 Yếu tố giá cả của bản thân hàng hóa (P)

Khi giá của bản thân hàng hóa tăng lên (giảm xuống) thì lượng cầu về hàng hóa

đó giảm xuống (tăng lên) Điều này hoàn toàn phù hợp với luật cầu Theo luật cầu thì

số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của hànghóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi

1.1.3.2 Thu nhập của người tiêu dùng (M)

Thu nhập là một yếu tố quan trọng nhất quyết định mua gì và mua bao nhiêu đốivới người tiêu dùng vì thu nhập quyết định khả năng mua của người tiêu dùng

Đối với hàng hóa thông thường và xa xỉ, khi thu nhập tăng sẽ khiến cầu về hànghóa tăng và ngược lại Đối với hàng hóa thiết yếu, khi thu nhập tăng, cầu về hàng hóa

đó có thể tăng hoặc giảm

Trang 21

Đối với hàng hóa thứ cấp, khi thu nhập tăng sẽ khiến cầu về hàng hóa đó giảm vàthu nhập giảm khiến người tiêu dùng có cầu tăng lên.

1.1.3.3 Giá của hàng hóa có liên quan trong tiêu dùng (Pr)

Có hai loại hàng hóa liên quan tới một hàng hóa nào đó trong tiêu dùng là hànghóa bổ sung và hàng hóa thay thế

Hàng hóa thay thế là những hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu Thông thường

những hàng hóa thay thế là những hàng hóa cùng công dụng và cùng chức năng nênngười tiêu dùng có thể chuyển từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá của cáchàng hóa thay đổi Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá củahàng hóa thay thế của nó giảm (tăng), trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi

Ví dụ, khi giá thịt lợn tăng lên thì cầu thịt gà sẽ tăng, giả sử các yếu tố khác không đổi

Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau nhằm bổ

sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định Nếu các yếu tố khác là khôngđổi, cầu đối với một loại hàng hóa nào đó sẽ giảm (tăng) đi khi giá của hàng hóa thaythế của nó tăng (giảm) Ví dụ khi giá bếp ga tăng thì cầu bình ga giảm, giả sử các yếu

tố khác không đổi

1.1.3.4 Thị hiếu người tiêu dùng (T)

Thị hiếu là ý thích của con người Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa màngười tiêu dùng muốn mua Thị hiếu thường rất khó quan sát và các nhà kinh tếthường giả định là thị hiếu không phụ thuộc vào giá của hàng hóa và thu nhập củangười tiêu dùng Thị hiếu phụ thuộc vào các nhân tố như tập quán tiêu dùng, tâm lýlứa tuổi, giới tính, tôn giáo… Thị hiếu cũng có thể thay đổi theo thời gian và chịu ảnhhưởng lớn của quảng cáo Người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua cáchàng hóa có nhãn mác nổi tiếng và được quảng cáo nhiều Thay đổi trong thị hiếu củangười tiêu dùng cũng có thể làm thay đổi cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ Khi cácbiến khác không đổi, thị hiếu của người tiêu dùng đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tăng

sẽ làm cầu tăng và sở thích của người tiêu dùng giảm sẽ dẫn đến cầu giảm

1.1.3.5 Số lượng người mua trên thị trường (N)

Số lượng người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng xác định lượng

Trang 22

tiêu dùng tiềm năng Chẳng hạn, những mặt hàng được tiêu dùng bởi hầu hết ngườidân là những mặt hàng thiết yếu nên số lượng người mua trên thị trường những mặthàng này rất lớn, vì vậy cầu đối với mặt hàng này rất lớn Ngược lại có những mặthàng chỉ phục vụ cho một nhóm người tiêu dùng, số lượng người tiêu dùng đối vớinhững mặt hàng này tương đối ít nên cầu đối với những mặt hàng này thấp hơn Dân

số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường Cùngvới sự gia tăng dân số, cầu đối với hầu hết các loại hàng hóa đều có thể gia tăng

1.1.3.6 Kỳ vọng về giá cả hàng hóa trong tương lai (E) và kỳ vọng về thu nhập.

Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả trong tương lai của một loại hàng hóa cóthể làm thay đổi quyết định mua hàng hóa ở thời điểm hiện tại của họ Nếu người tiêudùng hy vọng rằng giá cả của hàng hóa nào đó sẽ giảm trong tương lai thì cầu hiện tại

về hàng hóa đó sẽ giảm xuống Khi người tiêu dùng tin rằng giá hàng hóa đí sẽ tăngtrong tương lai thì cầu hiện tại về hàng hóa đó sẽ tăng lên

Bên cạnh đó, nếu người tiêu dùng kỳ vọng thu nhập của họ giảm trong tương lai,cầu hiện tại sẽ giảm xuống, người tiêu dùng sẽ dành tiền để đầu tư và tiêu dùng thêmtrong tương lai

1.1.4 Độ co dãn của cầu

1.1.4.1 Độ co dãn của cầu theo giá

Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số giữa phần trăm thay đổi trong lượng cầu sovới phần trăm thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó Khi giá cả tăng lên 1% thì lượngcầu hàng hoá sẽ giảm bao nhiêu phần trăm và ngược lại Hệ số co dãn của cầu theo giá

đo lường mức độ phản ứng của giá cả so với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi)

Trang 23

%∆Q là phần trăm thay đổi của lượng cầu.

%∆P là phần trăm thay đổi của giá.

- Nếu|E P D|>1thì cầu co dãn nhiều

|=thì cầu co dãn hoàn toàn

Do luật cầu nên E P D luôn là một số âm Giá trị tuyệt đối của E P D càng lớn thì ngườimua càng phản ứng nhiều trước sự thay đổi của giá cả Đối với doanh nghiệp, việcnghiên cứu về độ co dãn của cầu theo giá có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp doanhnghiệp đề ra chiến lược giá phù hợp để có thể đạt doanh thu cao nhất Khi |E P D

|>1thìcầu co dãn nhiều, doanh nghiệp nên giảm giá để tăng doanh thu và ngược lại khi tănggiá sẽ làm giảm doanh thu của doanh nghiệp Khi |E P D

|<1thì cầu kém co dãn, doanhnghiệp nên tăng giá bán để tối đa hóa doanh thu Khi cầu co dãn đơn vị,|E P D

|=1 thì tổngdoanh thu sẽ đạt giá trị lớn nhất

1.1.4.2 Độ co dãn của cầu theo thu nhập

Độ co dãn của cầu theo thu nhập là hế số phản ánh phần trăm thay đổi tronglượng cầu so với phần trăm thay đổi trong thu nhập của người tiêu dùng Nói cáchkhác, khi thu nhập người tiêu dùng thay đổi 1% thì lượng cầu sẽ thay đổi bao nhiêuphần trăm Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của thunhập của người tiêu dùng so với lượng cầu (các nhân tố khác không đổi)

Trang 24

%∆Q là phần trăm thay đổi của lượng cầu.

%∆M là phần trăm thay đổi của thu nhập người tiêu dùng.

- NếuE M D>1thì hàng hoá đang xét có thể là hàng hoá xa xỉ hay hàng hoá caocấp

- Nếu 0<E M D<1thì hàng hoá đang xét là hàng hoá thông thường

- Nếu E M D<1thì hàng hoá đang xét có thể là hàng hoá thiết yếu

- Nếu E M D<0thì hàng hoá đang xét là hàng hoá thứ cấp

1.1.4.3 Độ co dãn của cầu theo giá chéo

Độ co dãn của cầu theo giá chéo là hệ số phản ánh phần trăm thay đổi tronglượng cầu của hàng hóa này so với phần trăm thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia.Nói cách khác, khi giá của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hoá đang xét

sẽ thay đổi bao nhiêu phần trăm Hệ số co dãn của cầu theo giá chéo đo lường mức độphản ứng của giá cả của hàng hóa kia so với lượng cầu của hàng hóa này (các yếu tốkhác không đổi)

%∆Q X là phần trăm thay đổi của lượng cầu

%∆P Y là phần trăm thay đổi của giá hàng hóa liên quan

- Khi E P D Y X

>0thì X và Y là 2 hàng hóa thay thế cho nhau

Trang 25

- Khi E P D Y X

<0thì X và Y là 2 hàng hoá bổ sung

- Khi E P D Y X=0 thì X và Y là 2 hàng hoá độc lập nhau

1.2 Một số lý luận cơ bản về ước lượng và dự báo cầu

1.2.1 Một số lý luận cơ bản về ước lượng cầu

1.2.1.1 Khái niệm ước lượng cầu

Vũ Kim Dũng (2003, tr 93) cho rằng ước lượng cầu là sự cố gắng lượng hóa cácmối quan hệ giữa cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến nó Thông qua các công cụ phântích, các mối quan hệ giữa lượng cầu với giá, lượng cầu với thu nhập người tiêu dùnghay lượng cầu với giá hàng hóa liên quan có thể được lượng hóa dựa trên số liệu thuthập được và kết quả của ước lượng cầu

1.2.1.2 Các bước để ước lượng cầu

Để ước lượng cầu, ta thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định hàm cầu thực nghiệm

Hàm cầu tổng quát: Q X=f (P X , M , P R ,T , P e , N )

Trong đó: Q X:Lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ

P X:Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ

M :Thu nhập của người tiêu dùng

P R:Giá của hàng hoá có liên quan

Trang 26

T : Thị hiếu của người tiêu dùng.

P e:Kỳ vọng về giá hàng hóa trong tương lai

N : Số lượng người tiêu dùng trên thị trường

Trong công tác ước lượng cầu, những dạng hàm cầu được sử dụng phổ biến đểphân tích là hàm tuyến tính và hàm phi tuyến tính

Hàm cầu thực nghiệm tuyến tính có dạng:

Bước 2: Thu thập dữ liệu về những biến có trong hàm cầu

Tiến hành thu thập số liệu về giá cả hàng hoá, giá cả hàng hóa liên quan, thunhập của người tiêu dùng trên địa bàn nghiên cứu, số lượng người tiêu dùng

Bước 3: Lựa chọn phương pháp để ước lượng và tiến hành ước lượng hàm cầu

- Đối với hãng định giá thì sẽ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS)

để ước lượng

Trang 27

- Đối với hãng chấp nhận giá thì sẽ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhấthai bước (2OLS) để ước lượng.

Sau khi lựa chọn được phương pháp, tiến hành ước lượng ta thu được phươngtrình hồi quy mẫu Thực hiện kiểm tra sự phù hợp về dấu của các hệ số với dự đoántheo lý thuyết và đánh giá sự tác động của các biến trong mô hình đến lượng cầu qua

hệ số xác định R2 Tiếp theo, kiểm định sự phù hợp của mô hình, kiểm tra các khuyếttật trong mô hình đồng thời phân tích ý nghĩa thống kê các tham số, phân tích độ codãn của các hệ số để biết được chính xác mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cầukhi thay đổi 1% giá trị của biến độc lập

1.2.2 Một số lý luận cơ bản về dự báo cầu

1.2.2.1 Khái niệm về dự báo cầu

Dự báo cầu là việc cố gắng xác định lượng cầu ở một thời gian nào đó trongtương lai (Vũ Kim Dũng, 2003, tr.93) Lựa chọn phương pháp dự báo cầu hợp lý cóthể giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt hơn kế hoạch tiêu thụ hàng hóa trong tươnglai gần

1.2.2.2 Các bước để dự báo cầu

Trong nghiên cứu, có rất nhiều phương pháp phục vụ công tác dự báo cầu, phùhợp với mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp khác nhau, một số phương pháp dự báo cơbản thường được sử dụng là: dự báo theo chuỗi thời gian, dự báo theo mùa vụ - chu kì

và dự báo bằng mô hình kinh tế lượng

Dự báo theo chuỗi thời gian

Mô hình chuỗi thời gian sử dụng chuỗi thời gian trong quá khứ của biến quantrọng để dự đoán các giá trị trong tương lai Phương pháp dự báo theo chuỗi thời giancho biết biến cần dự báo tăng hay giảm một cách tuyến tính theo thời gian

Trang 28

Bước 1: Xây dựng mô hình.

Q t=a+ b t

Trong đó: Q t: Lượng cầu một sản phẩm nào đó theo thời gian

a: Hệ số chặn phản ánh lượng cầu không phụ thuộc vào thời gian.

b: Hệ số góc phản ánh độ nhạy cảm của lượng cầu khi thời gian thay

đổi

t: Biến thời gian.

Bước 2: Thu thập số liệu các biến trong mô hình: Tiến hành thu thập các số liệu

về lượng cầu của sản phẩm theo thời gian

Bước 3: Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng giá trị của a và b.

Bằng phân tích hồi quy ta thu được hàm hồi quy mẫu:

^

Qt = a^ + ^bt

Tiếp theo, thực hiện kiểm định t hoặc giá trị P-value để kiểm tra ý nghĩa thống kê

của xu hướng trong hàm hồi quy mẫu thu được

Bước 4: Dự báo cầu sản phẩm trong tương lai: Thay giá trị của các tham số ước

lượng được từ bước 3 để dự đoán lượng cầu theo trong những năm tiếp theo

Bước 5: Đề xuất các chính sách, giải pháp: Dựa trên kết quả dự báo, tác giả đưa

ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao công tác dự báo cũng như nâng cao kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 29

Dữ liệu theo chuỗi thời gian có thể thể hiện sự biến động đều đặn có tính mùa vụhoặc có tính chu kỳ qua thời gian, ước lượng theo xu hướng tuyến tính thông thường

sẽ dẫn đến sai lệch trong dự báo Do vậy, trong trường hợp này nên áp dụng phươngpháp dự báo theo mùa vụ - chu kỳ bằng việc sử dụng biến giả để tính đến sự biến độngnày Mỗi biến giả được tính cho một giai đoạn mùa vụ và nếu có N giai đoạn mùa vụthì sử dụng (N – 1) biến giả Ý nghĩa thống kê của sự biến động mùa vụ được xác địnhnhờ xem xét P-value cho tham số ước lượng đối với biến giả

Dạng hàm:

Q t=a+ b t +c1 D1+c2 D2+ +cn−1 D n−1

Hệ số chặn nhận các giá trị khác nhau cho mỗi giai đoạn

Sau khi xác định được dạng hàm, các bước tiếp theo trong dự báo theo mùa vụ chu kỳ được tiến hành tương tự như đối với phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian

- Dự báo bằng mô hình kinh tế lượng

Bước 1: Ước lượng hàm cầu: Thực hiện ước lượng cầu theo các bước ở phần

1.2.1.2 để đưa ra hàm hồi quy mẫu

Bước 2: Dự đoán các giá trị tương lai của biến làm cầu dịch chuyển: Tiến hành

dự đoán thu nhập của người tiêu dùng, dự đoán dân số và giá của hàng hóa có liênquan trong tương lai

Bước 3: Xác định lượng cầu trong tương lai: Căn cứ vào các giá trị đã dự đoán

của các biến thu nhập người tiêu dùng, dân số, giá hàng hóa liên quan và dự báo về giácủa bản thân sản phẩm để đưa ra kết quả dự báo qua hàm hồi quy mẫu đã được xácđịnh ở bước 1

1.2.3 Vai trò của ước lượng và dự báo cầu

Trang 30

Có thể thấy, về mặt nguyên lý các khái niệm cầu và co dãn của cầu là rất quantrọng đối với quá trình ra quyết định của doanh nghiệp Tuy nhiên những khái niệm lýthuyết này chỉ có thể ứng dụng trong thực tế nếu có thể ước lượng được về lượng cầu

và độ co dãn Do vậy, công tác ước lượng và dự báo cầu có ý nghĩa rất lớn đối với hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

Ước lượng cầu lượng hóa mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, đánhgiá mức độ tác động của từng yếu tố đến cầu sản phẩm Do đó, ước lượng cầu giúpdoanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về tình hình thị trường, đánh giá được điểm mạnh

và điểm yếu của doanh nghiệp Từ đó, tạo tiền đề cho doanh nghiệp đưa ra nhữngchiến lược, kế hoạch kinh doanh đúng đắn phù hợp với tình hình thị trường, nâng caokhả năng cạnh trạnh của doanh nghiệp

Trên cơ sở nhận thức được các xu hướng di chuyển, dịch chuyển đường cầu,doanh nghiệp có thể dự báo cầu chính xác sản phẩm trong tương lai Qua đó, đánh giáđược những nguy cơ với sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai và có nhữngchính sách hợp lí để ứng phó với những biến động của thị trường, giảm thiểu rủi rocho doanh nghiệp Dự báo chính xác cũng chính là cơ sở tin cậy để thúc đẩy tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn

1.3 Nội dung và nguyên lý ước lượng và dự báo cầu

Khi thực hiện công tác ước lượng và dự báo cầu về một sản phẩm nào đó của bất

cứ một doanh nghiêp nào thì điều quan trọng là phải xác định được doanh nghiệp đangnghiên cứu là hãng chấp nhận giá hay hãng định giá để lựa chọn phương pháp ướclượng phù hợp

Trong đề tài khóa luận, tác giả lựa chọn nghiên cứu về sản phẩm của doanhnghiệp là một hãng định giá nên trong nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng phương pháp ướclượng và dự báo cầu với hãng định giá

1.3.1 Ước lượng cầu sản phẩm

Bước 1: Xác định hàm cầu của hãng định giá

Trang 31

Trong đó: Q X:Lượng cầu hàng hóa hoặc dịch vụ.

P X:Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ

M :Thu nhập của người tiêu dùng

P R:Giá của hàng hoá có liên quan

T : Thị hiếu của người tiêu dùng.

P e:Kỳ vọng về giá hàng hóa trong tương lai

N : Số lượng người tiêu dùng trên thị trường

Bỏ qua biến T và Pe do khó khăn trong việc định lượng thị hiếu và việc xác định

kỳ vọng về giá cả Như vậy hàm cầu thực nghiệm tuyến tính có dạng:

b: Mang dấu âm.

c: Mang dấu dương đối với hàng hoá thông thường và mang dấu âm đối với

Trang 32

Bước 2: Thu thập dữ liệu về các bến có trong hàm cầu của hãng

Tiến hành thu thập số liệu về giá cả hàng hoá, giá cả hàng hóa liên quan, thunhập của người tiêu dùng trên địa bàn nghiên cứu, số lượng người tiêu dùng

Bước 3: Ước lượng cầu của hãng định giá bằng phương pháp OLS

Sử dụng phương pháp OLS ta thu được phương trình hồi quy mẫu:

Từ phương trình hồi quy mẫu, thực hiện kiểm tra sự phù hợp về dấu của các hệ

số so với dự đoán theo lý thuyết và đánh giá sự tác động của các biến trong mô hìnhđến lượng cầu qua hệ số xác định R2

Bước 4: Kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng, sự phù hợp của mô hình và phát hiện các hiện tượng.

Sau khi ước lượng hàm cầu, ta thực hiện kiểm định ý nghĩa thống kê của cáctham số trong mô hình và kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số ước lượng:

Kiểm định ý nghĩa thống kê của tham số a.

Với mức ý nghĩaα=5 % , cần kiểm định giả thiết: {H0: a=0

H1:a ≠ 0

Sử dụng P-value so sánh với mức ý nghĩa α

Trang 33

Nếu: P-value < α thì bác bỏ H0, chấp nhận H1, tham số a có ý nghĩa thống kê.

P-value >α thì chưa có cơ sở bác bỏ H0, tham số a không có ý nghĩa thống

Việc kiểm định các tham số b, c, d, e được thực hiện tương tự.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình:

Với mức ý nghĩa  = 5%, cần kiểm đinh giả thiết: {H0: R2=0

H1: R2≠ 0

Sử dụng P-value so sánh với mức ý nghĩa α

Nếu: P-value < α thì bác bỏ H0, chấp nhận H1, mô hình là phù hợp

P-value > α thì chưa có cơ sở bác bỏ H0, mô hình là không phù hợp

Phát hiện các khuyết tật trong mô hình:

Các khuyết tật thường gặp trong mô hình hồi quy khi nghiên cứu có thể kể đến

như hiện tượng đa cộng tuyến, hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.

1.3.1 Dự báo cầu sản phẩm

Dựa vào bảng số liệu đã thu thập, có thể thấy sản lượng tiêu thụ dầu gội đầuRomano có xu hướng tăng trong giai đoạn 2012 – 2015, do vậy tác giả lựa chọn

phương pháp dự báo theo chuỗi thời gian để dự báo cầu Các bước dự báo gồm:

Bước 1: Xây dựng mô hình

Q t=a+ b t

Trang 34

Trong đó: Q t: Lượng cầu một sản phẩm nào đó theo thời gian.

a: Hệ số chặn phản ánh lượng cầu không phụ thuộc vào thời gian.

b: Hệ số góc phản ánh độ nhạy cảm của lượng cầu khi thời gian thay

đổi

t: Biến thời gian.

Bước 2: Thu thập số liệu các biến trong mô hình: Tiến hành thu thập số liệu về

lượng cầu của sản phẩm theo thời gian Số liệu này được lấy từ phòng kinh doanh củacông ty, đây là số liệu thứ cấp theo thời gian, không có tính dừng

Bước 3: Sử dụng phân tích hồi quy để ước lượng giá trị của a và b.

Hàm hồi quy mẫu: Q^t = a^ + ^bt

+ Nếu ^b > 0 thì biến cần dự báo tăng theo thời gian

+ Nếu ^b < 0 thì biến dự báo giảm theo thời gian

+ Nếu ^b = 0 thì biến dự báo không thay đổi theo thời gian

Ý nghĩa thống kê của xu hướng được xác định bằng cách thực hiện kiểm định thoặc theo giá trị P-value

Bước 4: Dự báo cầu sản phẩm trong tương lai: Thay giá trị của các tham số đã

ước lượng được để dự đoán lượng cầu theo trong những năm tiếp theo

Bước 5: Đề xuất các chính sách, giải pháp: Kết quả dự báo sản lượng theo thời

gian là một trong những cơ sở để các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp, chính sáchnhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

Trang 35

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CẦU SẢN PHẨM DẦU GỘI ĐẦU ROMANO CỦA CÔNG TY TNHH TRUNG ĐÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI

PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các yếu tố đến cầu sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty

2.1.1 Tổng quan về công ty TNHH Trung Đông

2.1.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Trung Đông

Công ty TNHH Trung Đông có trụ sở kinh doanh tại Tổ 2, Khu dân cư số 5,Phường Bắc Sơn, Quận Kiến An, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam Trải qua 12 nămhình thành và phát triển, mạng lưới kinh doanh của công ty đã ngày càng được mởrộng với hoạt động chính là kinh doanh, phân phối các sản phẩm bánh kẹo, mỹ phẩm,sữa… trong khu vực các quận, huyện của thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận nhưThái Bình, Hải Dương Cơ cấu các sản phẩm phân phối chủ yếu bao gồm:

- Các sản phẩm mỹ phẩm thương hiệu Romano, Enchanter

- Các sản phẩm bánh kẹo thương hiệu Phạm Nguyên

- Các sản phẩm sữa chua ELOVI và Zinzin

- Các sản phẩm bỉm và tã Unifresh, Sunmate, Unidry

Với chức năng chính là phân phối sản phẩm, công ty Trung Đông đã đề ra nhữngnhiệm vụ rõ ràng nhằm thực hiện tốt hoạt động kinh doanh, đó là:

- Xây dựng và phát triển các kế hoạch, mục tiêu của công ty trong từng giai đoạn,đảm bảo việc phân phối các sản phẩm đến tất cả các khu vực một cách liên tục, đảmbảo thực hiện theo sứ mệnh của công ty

- Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên về mọi mặt, nâng caotrình độ quản lý, trình độ chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu kinh doanh

Trang 36

- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nhà nước, thực hiện đúng chủtrương của Nhà nước về nghĩa vụ đóng thuế và các nghĩa vụ liên quan.

2.1.1.2 Tình hình kết quả kinh doanh sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty

THHH Trung Đông trong giai đoạn 2012 – 2015

Trong giai đoạn 2012 – 2015, kinh tế vĩ mô có nhiều cải thiện song vẫn còn tồntại nhiều biến động gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp nói chung và công tyTrung Đông nói riêng Tuy nhiên, dưới sự điều hành, quản lý của Ban lãnh đạo giàukinh nghiệm, cùng với đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, công ty đã dần khắcphục được khó khăn, trụ vững và vượt qua giai đoạn khó khăn Cùng với việc thựchiện tốt kế hoạch đề ra trong từng năm, kết quả hoạt động kinh doanh của công tyTrung Đông qua các năm 2012 – 2015 cũng ngày càng được cải thiện, hướng tới sự ổnđịnh và phát triển lâu dài

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh sản phẩm dầu gội đầu Romano của công ty TNHH

Trung Đông trong giai đoạn năm 2012 – 2015

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2012 (nghìn đồng)

Năm 2013 (nghìn đồng)

Năm 2014 (nghìn đồng)

Năm 2015 (nghìn đồng)

So sánh 2013/2012 (%)

So sánh 2014/2013 (%)

So sánh 2015/2014 (%)

Ngày đăng: 15/01/2020, 07:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w