Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
217 KB
Nội dung
Mở đầu Hiện nay một thực tế của chúng ta đó là Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển với một nền nông nghiệp lạc hậu. Nhận thức được vấn đề này Đảng và Nhà nước ta luôn luôn cố gắng tìm những giải pháp, hình thức thích hợp để thúc đẩy đất nước phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước công nghiệp đi trước. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá(CNH - HĐH) đất nước ta hiện nay thì việc xây dung các khu công nghiệp(KCN) là một trong những chiến lược quan trọng. Tuy nhiên các KCN nước ta gặp rất nhiều khó khăn, đó là việc ra đời muộn hơn các nước khác trên thế giới và ngay cả trong khu vực, đầu tư cho cơ sở hạ tầng Ýt, hệ thống pháp lý ổn định, gây trở ngại cho đầu tư nước ngoài. Bình Dương là một trong những tỉnh mới được tách ra(từ Sông Bé) đã ý thức được điều này và đã vươn lên thành một trong những tỉnh có nhiều KCN nhất cả nước. Tỉnh đã thu hút được rất nhiều nguồn lao động vào các KCN, tạo ra bước phát triển lớn về công nghiệp. Tuy nhiên với sự nghiệp chung của đất nước hiện nay là CNH - HĐH, thì đó là những bước thành công ban đầu của một mô hình, những khó khăn thử thách vẫn còn đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển lâu dài. Vậy thực trạng các KCN ở Bình Dương hiện nay và các biện pháp để thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước vào các KCN đó sẽ như thế nào? Đó là vấn đề mà em nghiên cứu và mong được sự hướng dẫn của thầy. Vì thời gian và năng lực bản thân của em có hạn nên trong đề án này không tránh khỏi những thiếu xót, nhưng với sự góp ý và chỉ dạy của Th.s Nguyễn Thành Hiếu và các thầy cô trong khoa QTKD, em hy vọng rằng đề án này sẽ được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! - 1 - MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 MỤC LỤC 2 NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I: NHỮNG LY LUẬN CHUNG VỀ KCN 3 I. Khái niệm chung về KCN 3 II. Phân loại các KCN 3 III. Sự cần thiết hình thành và phát triển các KCN 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG 8 I. Những thông tin cơ bản về tỉnh Bình Dương 8 II. Hoạt động các KCN tỉnh Bình Dương 8 1. Các KCN của tỉnh 8 2. Các quan điểm phát triển KCN của tỉnh 11 3. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các KCN tỉnh 12 3.1. Về thu hút đầu tư và diện tích cho thuê đất 12 3.2. Về việc làm và thu nhập của người lao động 16 3.3. Doanh thu các KCN 17 3.4. Xuất nhập khẩu 18 CHƯƠNG III : CÁC THÀNH TỰU,KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG 22 1. Các thành tựu 22 2. Những tồn tại 22 3. Các giải pháp 23 3.1. Các yếu tố quyết định đến sự thành công của KCN 23 3.2. Các giải pháp cơ bản 23 4. Những kinh nghiệm cần học hỏi 28 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 - 2 - NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KCN. i. Khái niệm chung về KCN. Ngày nay cụm từ khu công nghiệp (KCN) đã không còn xa lạ gì với chúng ta, tuy nhiên ở nước ta dẫ bắt đầu hình thành và phát triển loại hình này khá muộn, tận đến năm 1991 mới cấp giấy phép thành lập khu chế xuất đầu tiên với quy mô 300ha tại Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ 1991 đến cuối tháng 8/1998 đã hình thành một mạng lưới KCN phân bố rộng trên các vùng của đất nước với 57 KCN trên tổng diện tích khoảng 9000ha, thu hút khoảng 5,5 tỷ USD vốn đầu tư đăng ky, tạo việc làm cho 100000 lao động, đóng góp 11-12% giá trị xuất khẩu của cả nước và một tỷ lệ đáng kể trong GDP (tạp chí KT & PT sè 28/1999). Điều đó cho thấy tốc độ phát triển về quy mô của các KCN thời gian đầu là tương đối mạnh mẽ. Vậy KCN được hiểu: “Là khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất và khu công nghệ cao”.(Lý luận chính trị số 1/2001). ii. Phân loại các KCN. Việc phân loại các KCN có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau: 1. Căn cứ vào mục đích sản xuất: Người ta chia ra KCN và khu chế xuất (KCX). KCN bao gồm các cơ sở sản xuất hàng công nghiệp để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. KCX là một dạng của KCN chuyên làm hàng xuất khẩu. 2. Căn cứ theo mức độ mới - cũ: KCN chia làm 3 loại: - Các KCN cũ xây dùng trong thời kỳ bao cấp (từ trước khi có chủ trương xây dựng KCN năm 1990) như KCN Thượng Đình (Hà Nội). KCN Việt Trì, KCN Gang thép Thái Nguyên - 3 - - Các KCN cải tạo, hình thành trên cơ sở có một số xí nghiệp đang hoạt động. - Các KCN mới hoàn toàn, xuất hiện trên địa bàn mới. 3. Căn cứ theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng: Cần tách riêng 2 nhóm KCN đã hoàn thành và chưa hoàn thành đầy đủ cơ sở hạ tầng và các công trình bảo vệ môi trường như : Hệ thống thông tin, các nhà máy sử lý nước thải, chất thải rắn, bụi khói 4. Căn cứ theo tình trạng cho thuê: Có thể chia KCN thành 3 nhóm có diện tích cho thuê được lấp kín dưới 50%, trên 50% và 100%. ( Các tiêu thức phân loại 3 và 4 chỉ là tạm thời. Khi xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các công trình cho thuê hết diện tích thì 2 tiêu thức đó không cần sử dụng nữa). 5. Căn cứ theo quy mô: Hình thành 3 loại KCN : Lớn, vừa và nhỏ. Các chỉ tiêu phân tổ quan trọng nhất có thể chọn là diện tích, tổng số doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư, tổng số lao động và tổng giá trị gia tăng. Các KCN lớn được thành lập phải có quyết định của Thủ tướng chính phủ. Các KCN vừa và nhỏ thuộc quyền quyết định của chủ tịch Uỷ ban nhân dân(UBND) tỉnh, thành phố. Trong giai đoạn đầu chúng ta xây dựng chú trọng xây dựng các KCN vừa và nhỏ để sớm khai thác có hiệu quả, sau đó nâng lên xây dựng các KCN lớn nhằm phục vụ cho các chiến lược lâu dài. 6. Căn cứ theo trình độ kỹ thuật: Có thể phân biệt: - Các khu công nghệ bình thường, sử dụng kỹ thuật hiện đại chưa nhiều. - Các khu công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại thuộc nghành công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh - 4 - học, làm đầu tàu cho sự phát triển công nghiệp, phục vụ cho mục tiêu kinh tế xã hội dài hạn. 7. Căn cứ theo chủ đầu tư : Có thể chia thành 3 nhóm: - Các KCN chỉ gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước. - Các KCN hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong nước và nước ngoài. - Các KCN chỉ gồm các doanh nghiệp, các dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài. 8. Căn cứ theo tính chất của thực thể kinh tế xã hội : - Các KCN hoàn chỉnh bao gồm cả khu dân cư và các công trình dịch vụ cho sản xuất, sinh hoạt như các trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, trung tâm văn hoá và giải trí. Ở các KCN này dần dần sẽ trở thành các thị trấn, thị xã hay thành phố vệ tinh. Đó là sự phát triển toàn diện của KCN . 9. Căn cứ theo tính chất ngành công nghiệp : Có thể liệt kê các ngành cấp II như : Khu chế biến nông, lâm, hải sản; KCN khai thác quặng; KCN khai thác dầu khí; KCN hoá dầu; KCN luyện kim; KCN cơ khí nặng; KCN điện tử, tin học; KCN điện, năng lượng; KCN phục vụ vận tải (hàng không, đường biển, đường bộ ); KCN vật liệu xây dựng. 10. Căn cứ theo lãnh thổ địa lý: Có thể phân chia các KCN theo 3 miền : Bắc, trung, nam; theo các vùng kinh tế xã hội (hoặc theo các vùng kinh tế trọng điểm); và theo các tỉnh thành để phục vụ cho việc khai thác thế mạnh của mỗi vùng, làm cho kinh tế xã hội của các vùng phát triển tương đối đồng đều, góp phần bảo đảm nền kinh tế quốc dân phát triển bền vững. iii. Sự cần thiết hình thành và phát triển các KCN. KCN là công cụ của chính sách công nghiệp nhằm thúc đẩy CNH hướng về xuất khẩu, đồng thời cũng là địa bàn để thực hiện chiến lược CNH - - 5 - HĐH trên phạm vi lãnh thổ nhất định. KCN với đất nước ta còn là vấn đề mới mẻ, nhưng qua mấy năm xây dựng và phát triển, nó đã trở thành nhân tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu CNH - HĐH. Tại hội nghị tổng kết hoạt động của các KCN năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã khẳng định: “Các KCN của cả nước đã góp 15% giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP, đạt xấp xỉ 10% kim ngạch xuất khẩu trong cả nước và đã thu hót 60% vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp. Đến nay nước ta đã có 91 KCN, 3 KCX và 1 khu công nghệ cao. Ngoài ra còn có 124 cụm công nghiệp hoặc KCN vừa và nhỏ do các địa phương thành lập, rải rác ở 19 tỉnh, thành phố với tổng diện tích hơn 6500 ha. Trong 3 năm (2001-2003) đã có 26 KCN mới được thành lập, với tổng diện tích gần 7100 ha. Riêng năm 2003 có 16 KCN mới được thành lập, trong đó Đồng Nai có 5 KCN, là địa phương phát triển mạnh mẽ nhất, tiếp theo là Hải Dương và Long An. Thứ nhất, KCN là một công cụ quan trọng để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu chuyển giao công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới. Xu thế tập trung hoá kinh tế hiện nay đang tạo ra những cơ hội to lớn cho sự phát triển kinh tế của các nước, nhất là các nước đang phát triển. Tuy nhiên hầu hết các nước đang phát triển đang đương đầu với các khó khăn về thiếu hụt vốn đầu tư phát triển và kỹ thuật công nghệ để sản xuất các mặt hàng đủ sức cạnh tranh, trong khi chưa thể tiến hành cùng một lúc trên phạm vi cả nước thì chúng ta nên tập trung nguồn lực vào một số điểm chính. KCN với những ưu đãi đặc biệt về hành chính, cơ chế quản lý, tính chất, thuế quan so với sản xuất trong nước đã trở thành môi trường hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Đến cuối năm 2003 tại 67 KCN đang hoạt động đã có khoảng 2670 dự án của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước, với tổng vốn đăng ký 11 tỷ USD và 60000 tỷ đồng. Riêng năm 2003, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN đã có những chuyển biến mạnh. Đã thu hút được 239 dự - 6 - án đầu tư mới, vốn đăng ký 847 triệu USD (so với năm 2002 giảm 18% số dự án, nhưng tăng 11% về vốn); và 309 dự án xin tăng vốn thêm 657 triệu USD (so với năm 2002, tăng 73% về số dự án và tăng 34% về vốn). Như vậy tổng vốn đầu tư tăng thêm của các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN trong năm 2003 là 1,5 tỷ USD tăng khoảng 20% so với năm 2002. Doanh thu của các doanh nghiệp KCN (kể cả trong nước và nước ngoài) năm 2003 ước đạt gần 7,3 tỷ USD, tăng 30% so với 2002 và tăng 62% so với 2001. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3 tỷ USD. Nộp ngân sách khoảng 421 triệu USD (tăng 1,8 lần năm 2002, và tăng 2,3 lần năm 2001). Cùng với việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài thì việc tiếp thu công nghệ hiện đại và học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của các nhà đầu tư được các nước đang phát triển hết sức quan tâm. Để tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh, các nhà đầu tư thường đưa vào các KCN những công nghệ tương đối hiện đại. Mặc dù ở các KCN người ta chủ yếu thực hiện các hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng, gia công, lắp giáp, xong quá trình chuyển giao công nghệ vẫn diễn ra với nhiều hình thức: Đào tạo công nhân, chuyển giao một số công nghệ, giúp đỡ kỹ thuật, học hỏi được kinh nghiệm tính chất điều hành quản lý tiên tiến. Thứ hai, KCN góp phần tạo công ăn việc làm: Việc xây dựng các xí nghiệp sản xuất dịch vụ hỗ trợ bên ngoài đã giải phóng được một số lương lao động khá lớn. Đến nay chỉ tính riêng tống số lao động làm việc trong các KCN trên thế giới khoảng 4-5 triệu (trong khi đó vào những năm 80 là 500000 người). Các KCN trong nước thu hút và tạo việc làm cho khoảng 512 ngàn lao động trực tiếp (tăng gấp 1,4 lần so với năm 2002, và gấp 2 lần năm 2001). Có thể nói hình thành những yêu cầu về chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại cũng như sự cần thiết phải có một môi trường đầu tư hơn cả về cơ sở hạ tầng lẫn hành lang pháp lý nhưng vẫn đảm bảo sự kiểm soát của nhà - 7 - nước về mặt kinh tế xã hội đã dẫn đến sự tất yếu của công việc thiết kế xây dựng các KCN . - 8 - CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC KCN TỈNH BÌNH DƯƠNG. I. Những thông tin cơ bản về tỉnh Bình Dương. Bình Dương là một tỉnh thuộc miền đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Trung tâm thị xã Thủ Dầu Một cách Thành phố Hồ Chí Minh 30 km về hướng bắc. Các KCN của tỉnh giáp ranh với TPHCM và Thành phố Biên Hoà. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 2716 km 2 , dân số 683000 người (trong đó lao động nông nghiệp chiếm 57%, lao động dịch vụ chiếm 17%). Các đặc điểm : Về thổ nhưỡng : Đa số diện tích đất của tỉnh là loại đất xám nên phù xa cổ ở độ cao 25 đến 30m so với mặt nước biển, địa hình bằng phẳng, áp lực chịu nén của đất là 2kg/cm 2 , đó là điều kiện rất thuận lợi để thi công các công trình xây dựng có chi phí thấp hơn so với các khu vực lân cận trong vùng. Đất quy hoạch để xây dựng công nghiệp, kết cấu hạ tầng và đô thị khoảng 40000 ha, đến nay đã sử dụng 21000 ha. Dự kiến diện tích đất để mở rộng các KCN tập trung là 6000 ha. Đất nông nghiệp của tỉnh là 200000 ha, trong đó đất cày hàng năm là 40000 ha, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn trái đặc sản 114000 ha. Về tài nguyên khoáng sản: Toàn tỉnh có 86 điểm mỏ, chủ yếu là khoáng sản phi kim loại như : Sét gạch có trữ lượng 250 triệu m 3 , cao lanh 150 triệu m 3, đá xây dựng 1,3 tỷ m 3 , ngoài ra còn có sét chịu lửa, bô xít, sa khoáng Nhìn tổng thể trong tương lai gần các KCN tỉnh Bình Dương sẽ khai thác tối đa các lợi thế đường sắt, đường bộ xuyên Á và ga hàng hoá quốc tế Sóng Thần. II. Hoạt động các KCN của tỉnh. 1. Các KCN của tỉnh. Hiện nay tỉnh Bình Dương có 7 KCN đang hoạt động. - 9 - KCN Bình Đường, có tổng vốn đầu tư là 24037 triệu đồng, có diện tích là 24 ha trong đó diện tích đất cho phép thuê lại là 197900 m 2, diện tích đã cho thuê 181500 m 2 đạt tỷ lệ 92%, giá cho thuê đất là 37 USD/m 2 /43 năm. Chủ đầu tư là Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ. Địa điểm KCN ở Êp Bình Đường, xã An Bình, huyện Dĩ An. KCN Đồng An, có tổng vốn đầu tư là 247959 triệu đồng, có tổng diện tích 122,5 ha trong đó diện tích được phép cho thuê là 796250 m 2 , diện tích đã cho thuê là 669265 m 2 đạt tỷ lệ 84%, giá cho thuê đất là 32 USD/m 2 /45 năm. Chủ đầu tư là Công ty cổ phần thương mại sản xuất xây dựng Hưng Thịnh. Các lĩnh vực đầu tư vào KCN gồm có cơ khí nông nghiệp và giao thông vận tải, dệt, may mặc, giày da, lâm sản mỹ nghệ, điện, điện tử. Địa điểm xã Hoà Bình, huyện Dĩ An. KCN Sóng Thần 1, có tổng vố đầu tư 24941800 USD , có tổng diện tích 180,3 ha trong đó diện tích được phép cho thuê lại là 1591300 m 2 , diện tích đã cho thuê là 1410527,2 m 2 đạt tỷ lệ 89%, giá cho thuê đất là 37 USD/m 2 /năm. Chủ đầu tư là Công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ. Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư tại KCN gồm có : Công nghiệp có nguyên liệu và sản phẩm nặng, cồng kềnh cần chuyên trở bằng đường sắt, cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, lắp ráp và chế tạo các phương tiện giao thông vận tải, máy móc xây dựng bằng bê tông và thép, gốm xứ xây dựng, công nghiệp thực phẩm Địa điểm KCN tại thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An. KCN Sóng Thần 2, có tổng số vốn đầu tư 450000 triệu đồng, có tổng diện tích 319 ha trong đó diện tích được phép cho thuê lại là 2076100 m 2 , diện tích đã cho thuê là 1445266 m 2 đạt tỷ lệ 70%, giá cho thuê đất là 37,5 USD/m 2 / năm. Chủ đầu tư là công ty cổ phần phát triển KCN Sóng Thần. Các lĩnh vực đầu tư : sản xuất các sản phẩm nhựa, đồ chơi, mỹ phẩm, các bao bì đóng gói, sản xuất và lắp giáp các sản phẩm điện. Địa diểm KCN thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An . - 10 - [...]... và nộp ngân sách: 3.1.Về thu hút vốn đầu tư và diện tích cho thu đất trong các KCN Trong năm 2001 cả tỉnh có 303 dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh có 118 dự án đầu tư vào các KCN với số vốn đầu tư 760 triệu USD, trong đó vốn thực hiện khoảng 286 triệu USD, đạt 37% so với 208 dự án nước ngoài đầu tư - 13 - ngoài KCN với số vốn đăng ký là 1359858424 USD Ngoài ra có 68 dự án đầu tư trong nước với số vốn. .. án đầu tư trong KCN, điều đó thể hiện KCN chưa thật sự hấp dẫn đối với nhà nhà đầu tư Những nguyên nhân là: Đối với đầu tư trong nước: • Các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN chịu thu suất cao hơn (32%) so với đầu tư nước ngoài (25%) • Các doanh nghiệp trong nước chỉ được miễn thu thu nhập doanh nghiệp 4 năm so với 8 năm đối với đầu tư nước ngoài • Đầu tư vào các KCN các doanh nghiệp trong nước. .. với tư nhân trong nnước đầu tư, có 2 KCN do doanh nghiệp tư nhân trong nước đầu tư, 1 KCN do nhà nước liên doanh với nước ngoài đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng - 11 - Với hình thức đầu tư đa dạng nên có sự uyển chuyển về giá cho thu lại đất và huy động được nhiều nguồn vốn ứng trước của nhiều chủ đầu tư khác nhau Về thu hút đầu tư, đến năm 2001 các KCN đã thu hút được 135 dự án với tổng vốn lên đến... lượng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhiều hơn so với các doanh nghiệp đầu tư trong nước (95DN/50DN), doanh thu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn gấp đôi so với doanh nghiệp đầu tư trong nước (71082163 USD / 38287643 USD) Phải chăng mục - 20 - tiêu chung của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là đầu tư sản xuất để tiêu thụ trong thị trường Việt Nam là chính? Phân tích các số... nhà đầu tư nước ngoài) đến nay chưa thực hiện được Về diện tích đất cho thu của các KCN tỉnh Bình Dương: Đến nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã thu 388 ha/1437,33 ha, đạt 42,49%(so với 33 KCN trong vùng trọng điểm diện tích cho thu đất đạt 33%) Diện tích đất cho thu tại các KCN tỉnh Bình Dương còn thấp so với diện tích có khả - 15 - năng cho thu nhưng trong đó có 4 KCN diên tích cho thu ... dự án đầu tư ngoài KCN với số vốn đăng ký 3078 tỷ đồng Năm 2002, Bình Dương đã thu hút được 154 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 295,4 triệu USD, đăng ký vốn bổ sung là 102,3 triệu USD Năm 2003, thu hút được 458 triệu USD vốn với 146 dự án và thu hót 285,84 triệu USD vốn đầu tư mới thì có đến 172,16 triệu USD là vốn đầu tư bổ sung cho 98 dự án Để làm được những việc này, trong. .. Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương cho biết, trong năm 2004 tỉnh này sẽ phấn đấu lấp đầy khoảng từ 70% đến 80% diện tích các KCN đã đi vào hoạt động Trong đó, tỉnh dự kiến sẽ thu hút từ 45 đến 50 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký khoảng từ 90 đến 100 triệu USD và vốn FDI bổ sung khoảng 50 triệu USD Riêng đầu tư trong nước sẽ thu hút thêm 25 dự án với tổng vốn điều lệ... nhu cầu đầu tư Cho đến cuối năm 2003, Bình Dương đã đền bù và giải toả được 498 ha, và đến năm 2004 tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư , tất cả những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư sẽ được coi chính là những khó khănvà vướng mắc của tỉnh để có thể cùng hợp tác cải thiện môi trường đầu tư cho lành mạnh và thông thoáng hơn nhiều - 14 - Số dự án đầu tư trong và ngoài nước ở ngoài KCN nhiều hơn... bắt đầu đi vào hoạt động Bảng 5: Giá trị xuất khẩu các KCN tỉnh Bình Dương (1997-2000) Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 6 tháng đầu 2000 Các KCN tỉnh3 5400000 55154607 62793236 703960963 Toàn tỉnh 362700000 363500000 430200000 259000000 Tỷ lệ (%) 9.7 15.2 14.6 27 ĐVT: USD Trong các KCN, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2000 đạt 365151777 USD, trong khi các doanh nghiệp đầu tư trong nước. .. 2010, Bình Dương thật sự trở thành tỉnh được CNH - HĐH giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo, phần đông dân cư trong tỉnh có mức sống đạt và loại khá trở lên (Lý luận chính trị số1/2001) 3 Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu trong các KCN của tỉnh Bình Dương Từ khi thành lập đến nay, các chỉ tiêu cần được xem xét để đánh giá kết quả hoạt động các KCN tỉnh Bình Dương : Về thu hút vốn đầu tư, . khẩu, và nộp ngân sách: 3.1.Về thu hút vốn đầu tư và diện tích cho thu đất trong các KCN. Trong năm 2001 cả tỉnh có 303 d án đầu tư nước ngoài vào tỉnh có 118 d án đầu tư vào các KCN với số vốn. nghiệp đầu tư nước ngoài nhiều hơn so với các doanh nghiệp đầu tư trong nước (95DN/50DN), doanh thu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn gấp đôi so với doanh nghiệp đầu tư trong nước (71082163. chủ đầu tư : Có thể chia thành 3 nhóm: - Các KCN chỉ gồm các doanh nghiệp, d án đầu tư trong nước. - Các KCN hỗn hợp bao gồm các doanh nghiệp, d án đầu tư trong nước và nước ngoài. - Các KCN