Các giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Thực trạng và các biện pháp để thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước vào các KCN tỉnh Bình Dương (Trang 25 - 36)

II. Hoạt động các KCN tỉnh Bình Dương

3.2.Các giải pháp cơ bản

3. Các giải pháp

3.2.Các giải pháp cơ bản

Từ thực trạng phát triển các KCN tỉnh Bình Dương, cần thực hiện một số biện pháp đồng bộ để KCN thật sự là một công cu hỗ trợ cho nền kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH, và đặc biệt đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế khi thời điểm hội nhập AFTA (năm 2006) đang đến rất gần. Các

nhân, đào tạo nguồn nhân lực, thị trường cho sản phẩm từ KCN và quản lý Nhà nước . Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên trong các giải pháp nói trên phải được xem xét trong từng giai đoạn và từng KCN cụ thể.

Một là, xét về vai trò của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển KCN : Về nhận thức : Trước hết cần khẳng định xây dựng KCN là một trong

những công cụ để CNH - HĐH đất nước. Xây dựng KCN đòi hỏi vốn lớn, vì vậy phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả đất đai, vốn, nguồn nhân lực,... và chi phí cơ hội của việc xây dựng KCN. Vì vậy, Nhà nước cần phải đánh fía lại hiệu quả các KCN hiện có và không cấp giấy phép thành lập mới KCN khi các KCN hiện có chưa lấp hết diện tích.

Để xây dựng KCN đòi hỏi các yêu cầu đặc thù riêng như : Vị trí địa lý, giao thông, đất đai, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,... Ngoài ra, còn phải tính đến tình hình kinh tế trong nước, trong khu vực, trên thế giới,... Do đó không phải địa phương nào, vùng nào xây dựng KCN cũng đem lại hiệu quả mong muốn và không phải cứ xây dựng nhiều KCN thì sẽ có CNH - HĐH.

Về cơ sở hạ tầng trong KCN: Mét trong những mục tiêu xây dựng KCN là để bảo vệ môi trường khi phát triển công nghiệp. Trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải là trách nhiệm riêng của nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN mà lẽ ra với vai trò quản lý toàn xã hội, Nhà nước phải có vai trò chính trong vấn đề này. Nhưng thực tế hiện nay nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vừa phải đền bù giải toả giải phóng mặt bằng, vừa phải xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCN, trong khi các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng đều thiếu vốn. Vì vậy hầu hết các KCN cơ sở hạ tầng đều chưa hoàn chỉnh, phần lớn môi trường ở các KCN đều bị ô nhiễm. Mục tiêu của các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là cho thuê được nhiều đất để thu hồi vốn, mục tiêu này có khi lại đi ngược lại với mong muốn. Với quy hoạch phát triển các KCN và quy hoạch phát triển từng KCN, thực tế nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để thu được tiền đất có thể chấp nhận việc bố trí các ngành nghề hoạt động doanh nghiệp trái ngược nhau như: Trong KCN Sóng Thần 2, tập đoàn sản xuất hoá

chất Dupont (Mỹ) bố trí gần nhà máy thực phẩm President (Đài Loan). Làm thế nào thực hiện được sự phối hợp các KCN khi các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đều cạnh tranh nhau thu hút đầu tư ? Đó cũng là lý do giải thích tại sao các KCN vùng kinh tế trọng điểm đều có đặc điểm giống nhau và chưa hình thành được KCN chuyên ngành ? Nguyên nhân chính là do Nhà nước khoán trắng vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư .

Để giải quyết vấn đề này chúng ta đề nghị Nhà nước nên thí điểm phương pháp đổi đất để xây dựng cơ sở hạ tầng KCN theo phương thưc Nhà nước giao, nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hạng mục công trình trong KCN đổi lấy đất đai. Còn việc kêu gọi thu hút đầu tư thuộc trách nhiệm của ban quản lý các KCN.

Tổng kết mở rộng cơ chế quản lý ‘‘một cửa, tại chỗ”.

Việc thực hiện cơ chế quản lý ‘‘một cửa, tại chỗ” vận hành thông qua cơ chế uỷ quyền của các bộ ngành cho ban quản lý các KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đầu tư, xây dựng , thương mại, lao động,... trong thời gian qua (uỷ quyền từ tháng 7/1999 đến nay) cơ chế quản lý ‘‘một cửa, tại chỗ” tập trung trước hết vào công tác vận động, xúc tiến đầu tư, cấp giấy phép đầu tư và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN. Thực tế, tuy mới thực hiện trong thời gian ngắn, cơ chế quản lý ‘‘một cửa, tại chỗ” đã phát huy được hiệu lực, cần thực hiện một số biện pháp sau đây để phát huy tác dụng của cơ sở hạ tầng chế này:

 Xây dùng khung pháp lý hoàn chỉnh cho các KCN. Phải khẳng định và hiểu một cách thống nhất quan điểm về cơ chế quản lý ‘‘một cửa, tại chỗ” đối với mô hình các KCN . Quan điểm này phải được thực hiện bằng luật KCN VN được quốc hội thông qua hoặc chí Ýt cũng là Chính phủ ban hành bằng nghị định xác định vai trò của KCN, của ban quản lý KCN cấp tỉnh, có như vậy các KCN mới bảo đảm phát triển bền vững.

 Nghiên cứu đánh giá hiệu quả cơ chế quản lý ‘‘một cửa, tại chỗ”. Các bộ, ngành TW, UBND các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

nghiên cứu, đánh giá rót ra những bài học tổng kết về cơ chế quản lý ‘‘một cửa, tại chỗ” để triển khai thực hiện cơ chế quản lý này đối với các KCN . Đặc biệt đối với KCN, đây là một môi trường kinh doanh gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau( đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước,doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,...), do đó cần có một cơ chế phù hợp để có thể vận hành một cách có hiệu quả và bình đẳng với mọi thành phần kinh tế.

 Tiến hành hệ thống hoá, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật. Cần xem xét lại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chủ trương chính sách vận hành KCN để kiến nghị các cấp có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với mô hình quản lý ‘‘một cửa, tại chỗ”. Thí dụ như hiện nay Chính phủ cho phép UBND tỉnh uỷ quyền cho ban quản lý KCN tiếp nhận giấy phép thành lập, giấy phép đầu tư, đối với các dự án đầu tư trong nước đầu tư vào KCN. Tuy nhiên, nếu theo nghị định 51/CP quy định chi tiết, thi hành luật khuyến khích đầu tư trong nước, việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư lai do Sở kế hoạch đầu tư cấp. Điều đó buộc doanh nghiệp phải để Sở kế hoach đầu tư xem xét trinh UBND tỉnh. Quy định chồng chéo này chưa tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện cơ chế một cửa.

Hai là, Giải pháp về tài chính:

• Nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong các KCN của các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN thường bị thiếu và đưa vào sử dụng chậm, nên thường hay bị tồn đọng và chậm được thu hồi. Vì thế, Nhà nước cần có chính sách tạm hoãn hoặc cho kéo dài thời gian nộp tiền thuê đất để các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng chủ đôngj về vốn. Những hạng mục công trình trọng điểm đòi hỏi phải có vốn lớn, làm ngay thì Nhà nước cho phép áp dụng đầu tư theo hình thức BOT. Nhà nước cho phép dn kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN được thế chấp diện tích đất chưa cho thuê tạo vốn đầu tư, khi cho thuê được đất phải thanh toán với ngân hàng để giải quyết,

cho phép các công ty cổ phần kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN được phát hành cổ phiếu tạo nguồn vốn kinh doanh.

• Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, nếu gặp khó khăn về xuất khẩu sản phẩm, Nhà nước cần giúp đỡ bằng cách cho phép sử dụng một phần thị trường trong nước để tiêu thụ sản phẩm, mở rộng hơn những ưu đãi về thuế, cân đối ngoại tệ.

• Đối với các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN, Nhà nước cần chỉ đoạ ngân hàng hỗ trợ dưới các hình thức: như cho vay một phần vốn trung hạn, dài hạn để xây dựng nhà xưởng và đổi mới công nghệ, hỗ trợ vốn lưu động, tài trợ bằng xuất khẩu,đặt các chi nhánh của ngân hàng tai các KCN để các doanh nghiệp thuận tiện trong các hoạt động dịch vụ và tài chính.

Ba là, giải pháp về nguồn nhân lực:

Hiện nay, hàng vạn lao động từ các nơi khác đến làm việc tại các KCN ở Bình Dương chưa có chỗ ở ổn định và an toàn. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng phát triển nhà ở cho công nhân như : Miễn giảm thuế đất, thuế sử dụng đất,... Tỉnh đã có những chủ trương về quy hoạch phát triển các khu dân cư trên từng vùng, trong đó có các KCN, và mọt số ưu đãi về chính sách sử dụng đất, giải phóng mặt bằng để khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển nhà ở cho công nhân.

Cần mở hệ thống dịch vụ việc làm, khảo sát, điều tra nắm vững nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động của các doanh nghiệp trong các KCN, nhu cầu việc làm và chất lượng lao động của xã hội để có các cân đối chung, trên cơ sở đó đầu tư phát triển các trung tâm, các trường đào tạo nghề cho công nhân các KCN. Cần chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị dạy nghề có chất lượng cao. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo nghề, như vừa làm vừa học, học xong làm ngay tại các doanh nghiệp, vừa học nghề vừa nâng cao trình độ học vấn, chọn các công nhân có năng khiếu vào các ngành nghề mũi nhọn. Nhân rộng mô hình đào tạp VN - Singapor ra các KCN khác. Nhà nước

cần hỗ trợ, vận động người dân tạo quỹ học nghề giúp người lao động có điều kiện kinh phí để học nghề, có cơ hội tìm việc làm trong các KCN.

Bốn là, giải pháp về chính sách.

Hoạch định chính sách thu hút đầu tư, khơi thông dòng chảy đầu tư vào các KCN là vấn đề then chốt hiện nay khi có sự cạnh tranh gay gắt về đầu tư trong khu vực và trên thế giới. Nhà nước cần phải điều chỉnh linh hoạt chính sách quản lý vĩ mô theo từng giai đoạn để tăng tính hấp dẫn cho các KCN. Hành lang pháp lý phải tạo hấp dẫn đầu tư vào các KCN, phải công bố công khai doanh mục các ngành cần hoặc không cần giấy phép đầu tư, doanh mục những ngành nghề đặc biệt cần khuyến khích đầu tư, quy định rõ những ưu đãi về thuế, vốn,...Có những chính sách mềm dẻo trong việc định lại giá thuê đất trong các KCN để tăng sức cạnh tranh đầu tư.

Cần đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên kiểm toán, cán bộ thuế tinh thông và đội ngũ cán bộ có năng lực thẩm địng dự án đầu tư.

4. Những kinh nghiệm cần học hỏi.

Kinh nghiệm của các nước đi trước trong xây dựng KCN cũng chỉ ra rằng đây là mô hình kinh doanh không mấy dễ dàng. Chỉ tính riêng 176 KCX ở 77 nước trên thế giới, chỉ có khoảng 25-30 khu là thành công, không dưới 150 khu là có những khó khăn quản lý cần sớm được khắc phục những trì trệ vì luật lệ phiền hà. Vấn đề hiện nay không phải là số lượng các KCN là bao nhiêu mà trước hết phải là số lượng và chất lượng các xí nghiệp sản xuất công nghiệp sẽ đưa vào lấp kín diện tích các KCN đã có.

KCN là loại hình thu hút được nhiều và có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào trong nước, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH,... ở Trung Quốc, các KCX và đặc khu kinh tế đcj coi là những ‘‘cửa sổ’’ để mở ra với thế giới. Cũng chính vì thế trong mấy thập kỷ qua, riêng khu vực Châu Á đã cho ra đời hàng trăm KCN, KCX, ở Iđônêxia có 41121 ha đất được dùng vào việc xây dựng các KCN, Thái Lan có 55 KCN trong đó có 44 KCN tập hợp còn 11 là KCX, Philippin có 54 KCN trong đó có 41 khu đã

hoạt động, 7 khu đang xây dựng, 6 khu đang trong kế hoạch phát triển. Đặc biệt là Malaixia có tới 165 KCN, trong đó có 85 KCN đang hoạt động, 59 khu khác cũng đang trong quá trình phát triển và Malaixia cũng được coi là nước thành công trong xây dựng và vận hành KCX, KCN phục vụ cho quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế năng động, triển vọng trở thành con hổ kinh tế của Châu Á trong tương lai không xa.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy: ở một số nước mặc dù chính sách đầu tư có đọ thông thoáng, hấp dẫn như nhau nhưng ở nước nào có thủ tục đơn giản, gọn nhẹ thì ở đó thu hút đầu tư mạnh hơn. Chẳng hạn ở Philippin đầu thập kỷ 90, thủ tục quá rườm rà, có tới 45 cơ quan liên quan đến việc thực hiện dự án, do đó trong suốt thời kỳ 1987-1994 nước này chỉ thu hút được 10,8 tỷ USD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh nghiệm lịch sử thế giới và thực tiẽn các nước NIC nói chung, Hàn Quốc nói riêng cho thấy, nhờ đẩy mạnh khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát triển và ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật neen đã khai thác phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực đưa đất nước tiến nhanh trên con đường CNH - HĐH. Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu, đất chật, người đông, tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, năm 1962 thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 82 USD/năm và xuất khẩu cả năm chỉ đạt 100 triệu USD, thì nay Hàn Quốc đã là thành viên của tổ chức hợp tác và phát triển (OECD), GDP bình quân đầu người tăng khoảng 120 lần, kim mgạch xuất khẩu tăng 150 lần.

Một mô hình đặc biệt hơn đó là đặc khu kinh tế của Trung Quốc. Chúng ta đã biết trước đây Trung Quốc cũng áp dụng chính sách kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp như nước ta. Do đó để hội nhập với kinh tế thị trường thế giới, Trung Quốc đã tiến hành đổi mới, từng bước cải cách hệ thống quản lý kinh tế xã hội suốt 23 năm qua, công cụ đầu tiên trong quá trình này là xây dựng đặc khu kinh tế Thẩm Quyến.

Khởi đầu của đặc khu Thẩm Quyến là KCN Xà Khẩu rộng 300 ha cho nhà đầu tư nước ngoài vào lập nhà máy nhuyên sản xuất hàng xuất khẩu, sau đó mở rộng lên 600 ha. Và trên cơ sở đó họ xây dựng đặc khu Thẩm Quyến rộng 327,5 km2, sau này mở rộng và hình thành một thành phố Thẩm Quyến hiện đại với diện tích rộng khoảng 2000 km2, với khoảng 2,5 triệu dân. Doanh số xuất khẩu hàng năm hiện nay là trên 50 tỷ USD.

Từ kinh nghiệm đặc khu Thẩm Quyến, thập niên 80 Trung Quốc xây dựng thêm các đặc khu kinh tế Sơn Dầu, Chu Hải, Hạ Môn,... và tiếp theo là mở của 14 thành phố thuộc các tỉnh vùng duyên hải, trong đó nổi bật nhất là xây dựng thành phè Phè Đông tại Thượng Hải,... nhờ đó tạo ra một thời kỳ phát triển kinh tế thần kỳ của Trung Quốc trong suốt 23 năm qua.

KẾT LUẬN

Từ các phân tích ở trên chúng ta thấy rằng xúc tiến, vận động đầu tư vào các KCN giữ vai trò quyết định đến sự thành công của KCN. Nhưng trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm một cách đúng mức, Nhà nước chưa có chế độ cho ban quản lý KCN dành ưu tiên đầu tư cho công tác này. Thời gian qua, việc vận động đầu tư gần như tiến hành tự phát ở từng KCN dựa chủ yếu vào sáng kiến chủ động và kinh phí của các công ty xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, do đó việc tuân thủ quy hoạch trong từng KCN khó đảm bảo. Vì vậy, đè nghị Nhà nước cần có chế độ dành cho ban quản lý các KCN đầu tư thích đáng cho công tác này. Ngoài Châu Á, cần hướng mạnh đầu tư vào các nước Châu Âu, Bắc Mỹ trong tình hình hiệp định thương mại Việt -

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Thực trạng và các biện pháp để thu hút vốn đầu tư của cả trong và ngoài nước vào các KCN tỉnh Bình Dương (Trang 25 - 36)