tổ chức dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh lớp 4 - 5

104 883 1
tổ chức dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh lớp 4 - 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của các kiến thức làm văn trong dạy học tập làm văn Những nội dung kiến thức tập làm văn được đưa vào trong chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt líp 4-5 phân môn Tập làm văn là thiết thực, cần thiết. Kiến thức trong phân môn Tập làm văn không phải là lí luận thuần tuý mà là kiến thức về kiểu bài, về các kĩ năng làm văn. Kiến thức tập làm văn có vai trò định hướng, hướng dẫn cho một kiểu bài, ví dụ Thế nào là kể chuyện, Thế nào là miêu tả (SGK Tiếng Việt 4, tập 1) ; kiến thức tập làm văn còn là những khái niệm lí thuyết làm cơ sở để rèn luyện kĩ năng, ví dụ Cốt truyện, Nhân vật, Đoạn văn trong bài văn kể chuyện, Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật (SGK Tiếng Việt 4, tập 1), Kiến thức tập làm văn không phải là tất cả, là quyết định, là đích cuối cùng của phân môn Tập làm văn nhưng vẫn phải quan tâm thích đáng vì nó góp phần làm cho nhiệm vụ rèn luyện các kĩ năng làm văn cho học sinh diễn ra thuận lợi hơn, tốt hơn. Không nên vì Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp mà coi nhẹ nhiệm vụ dạy hình thành kiến thức tập làm văn ở tiểu học. 1.2. Xuất phát từ thực tế dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn ở tiểu học Thực tế cho thấy hiện nay việc dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn gặp rất nhiều khó khăn: học sinh không làm được bài tập, không trả lời được nhiều câu hỏi hoặc mất quá nhiều thời gian cho các câu hỏi, bài tập phần nhận xét. Các ngữ liệu (bài mẫu) để rót ra ghi nhớ còn nhiều vấn đề phải bàn. Việc thiết kế và sử dụng câu hỏi đÓ tổ chức hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh ở một số bài chưa thật phù hợp. Giáo viên áp dụng máy móc cách 1 dạy trong sách giáo viên mà chưa chú ý vận dông sáng tạo, linh hoạt cho phù hợp với đối tượng học sinh. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Tổ chức dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh líp 4 - 5”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Khảo sát, nhận xét các kiến thức tập làm văn, nhận xét ngữ liệu và các câu hỏi, bài tập ở các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5. 2.2. Đưa ra cách điều chỉnh, cách tổ chức dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn sao cho phù hợp, hiệu quả. 2.3. Tổ chức dạy thử nghiệm một số bài hình thành kiến thức tập làm văn. 3. Đối tượng nghiên cứu 3.1. Các nội dung kiến thức tập làm văn được dạy ở lớp 4 - 5 và ngữ liệu, hệ thống câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa, câu hỏi hướng dẫn giảng dạy trong sách giáo viên. 3.2. Thực trạng dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4.2. Phương pháp khảo sát, quan sát sư phạm 4.3. Phương pháp phân tích 4.4. Phương pháp thử nghiệm sư phạm 5. Giả thuyết khoa học 5.1. NÕu lựa chọn, đưa các kiến thức tập làm văn thiết thực và vừa sức với học sinh tiểu học, nếu chọn được ngữ liệu (bài mẫu) điển hình, xây dựng được hệ thống câu hỏi hợp lí và sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh líp 4 - 5. 5.2. Nếu tổ chức thực hiện giờ hình thành kiến thức tập làm văn theo 2 các bước hợp lí thì kết quả dạy học sẽ tốt hơn. 6. Đóng góp của luận văn 6.1. Nhìn nhận, đánh giá các kiến thức tập làm văn được dạy ở lớp 4-5 bậc tiểu học và các ngữ liệu, các câu hỏi, bài tập dạy kiến thức tập làm văn. 6.2. Xác định những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn, những nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 6.3. Vận dụng các biện pháp đề xuất để thiết kế kế hoạch bài học, dạy thực nghiệm một số bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh líp 4 - 5. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TẬP LÀM VĂN LỚP 4 – 5 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và phương hướng vận dông trong dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn Nhận thức luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin đã chỉ rõ: con đường nhận thức của nhân loại là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng lại quay trở lại kiểm nghiệm trong thực tiễn. Thực tiễn là cội nguồn, động lực của nhận thức và cũng là mục đích cuối cùng của nhận thức. Nghĩa là “học sinh sẽ đi từ việc quan sát tiếng nói trong đời sống, thông qua việc phân tích, tổng hợp đến những khái quát hoá, những định nghĩa lí thuyết, những quy tắc và từ đó lại quay về thực tiễn giao tiếp lời nói sống động trong dạng nói và dạng viết” (Lê Phương Nga, PPDHTV1, NXBĐHSP). Cách làm nh trên không chỉ tuân thủ những quy luật chung của quá trình nhận thức chân lí của loài người mà còn đáp ứng được những đòi hỏi của lí luận dạy học hiện đại. Dạy hình thành kiến thức tập làm văn theo con đường nhận thức của chủ nghĩa Mác- Lênin cần theo các bước: - Cho HS quan sát, đọc, tìm hiểu các bài văn mẫu theo câu hỏi định hướng. - HS trả lời các câu hỏi là đã tù rót ra kiến thức tập làm văn. - Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, thực hành nhận diện, xây dựng đoạn văn, bài văn theo yêu cầu. 1.1.2. Đặc điểm tư duy, nhận thức của HS líp 4-5 và việc tổ chức dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn 4 Đặc điểm tư duy của HS tiểu học nói chung và HS líp 4-5 nói riêng thiên về tư duy cụ thể, hình tượng. Nhận biết chủ yếu dựa vào dấu hiệu hình thức, cảm tính. Bởi vậy khi tổ chức dạy học các kiến thức tập làm văn cần tạo điều kiện để HS được trực quan, cần gợi mở giúp các em đi từ cụ thể đến trừu tượng, khái quát. 1.1.3. Ngữ liệu trong dạy học Tiếng Việt và trong dạy học tập làm văn Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên, từ “ngữ liệu” gồm hai nét nghĩa: một là “ Tư liệu ngôn ngữ được dùng làm căn cứ để nghiên cứu ngôn ngữ”, hai là “Mặt hình thức vật chất của ngôn ngữ, cần thiết cho sự tồn tại của mặt nội dung trừu tượng của ngôn ngữ”. Trong đề tài này, “ngữ liệu” được hiểu theo nghĩa thứ nhất. Theo cách định nghĩa trên thì ngữ liệu Tập làm văn chính là các văn bản, đoạn văn được lựa chọn đÓ làm căn cứ dạy các kiến thức tập làm văn. Ngữ liệu trong dạy Tiếng Việt nói chung và ngữ liệu phân môn Tập làm văn lớp 4 - 5 nói riêng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kiến thức, kỹ năng môn Tiếng Việt cho học sinh. Điều này thể hiện ở chỗ bất kỳ phân môn nào của môn Tiếng Việt cũng cần đến ngữ liệu và ngữ liệu là cơ sở để triển khai bài học. Ngữ liệu trong các bài hình thành kiến thức tập làm văn là những bài mẫu chuẩn mực, qua đó học sinh học tập được cách tạo lập văn bản một cách chính xác, đúng đắn. Do đó, yêu cầu cơ bản của ngữ liệu trong dạy học tập làm văn là phải tiêu biểu, tường minh, phù hợp với kiến thức lí thuyết hoặc kĩ năng tập làm văn được dạy. Ngữ liệu càng điển hình, việc phân tích của học sinh càng thuận lợi. Số lượng chữ của ngữ liệu cần hạn chế để đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh làm mất thời gian học tập. 1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của câu hỏi trong hoạt động dạy học 5 • Trước hết, cần khẳng định, câu hỏi, bài tập có vị trí rất quan trọng trong lý luận dạy học, cho dù sự đổi mới mang tính cách mạng cả về nội dung và phương pháp dạy học (bao gồm cả phương tiện) thì câu hỏi, bài tập vẫn phải có mặt và vẫn chiếm mét tỷ trọng đáng kể. Để xác định được mục tiêu dạy học, giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, nội dung của từng bài học. Mục tiêu đặt ra là cái đích mà học sinh phải đạt được, là những nội dung học tập mà học sinh phải lĩnh hội được kể cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ, hành vi. Khi xác định mục tiêu dạy học, câu hỏi, bài tập góp phần cụ thể hoá mục tiêu và cũng là phương tiện để cụ thể hoá mục tiêu dạy - học, giúp lượng hoá được mục tiêu đề ra, giúp kiểm tra đánh giá kết quả đạt được của mục tiêu và điều chỉnh quá trình tiến tới mục tiêu dạy học. Sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy - học còn tuỳ thuộc vào nội dung mà câu hỏi, bài tập được sử dụng nh là một phương pháp hay một biện pháp tổ chức quá trình dạy học. Câu hỏi, bài tập đóng vai trò là phương pháp khi nó được giải quyết sẽ đem lại kiến thức cơ bản trọng tâm, quyết định tới việc giải quyết vấn đề học tập giúp học sinh tự chiếm lĩnh được tri thức, làm tăng hiệu quả của việc sử dụng phương tiện đó. Lúc này, câu hỏi, bài tập đóng vai trò là biện pháp. Trong các hình thức tổ chức dạy - học khác nhau thì câu hỏi, bài tập là phương tiện để tổ chức quá trình nhận thức kết hợp các phương tiện dạy học khác nhau để tạo thành hệ phương pháp dạy - học tích cực. Điều này khẳng định tính nguyên tắc khi sử dụng bất kỳ phương pháp dạy học nào đều không thể tách rời việc sử dụng phương tiện dạy học. • Có thể nêu một số ý nghĩa cơ bản thể hiện vai trò câu hỏi, bài tập trong dạy học nh sau: - Câu hỏi, bài tập dùng để mã hoá nội dung sách giáo khoa, khi đó 6 chúng là nguồn tri thức mới. Nếu giả thuyết sách giáo khoa được biên soạn ở dạng tường minh và việc dạy học chỉ là sự minh hoạ lại những điều đã được trình bày một cách tường minh trong sách giáo khoa thì việc dạy thuyết trình hay học thuộc lòng nội dung sách giáo khoa đều có giá trị như nhau về mặt nhận thức. Ngược lại, cũng có giả thuyết nh trên nếu nội dung sách giáo khoa đã tường minh về thuật ngữ, lôgic về diễn đạt, về các sự kiện. - Câu hỏi, bài tập có tác dụng kích thích định hướng nhận thức, đặc biệt nó định hướng cho người học tự nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa. Vì vậy, nó là phương tiện để phát triển kỹ năng đọc sách nhằm cá thể hoá trong dạy học, giúp học sinh tự rèn luyện phương pháp học, phương pháp nghiên cứu khoa học bộ môn.[27] - Câu hỏi, bài tập là phương tiện có hiệu quả trong dạy học vì nó là nguồn để hình thành kiến thức và kỹ năng cho học sinh. - Câu hỏi, bài tập giúp rèn luyện các thao tác tư duy, do đó câu hỏi và bài tập tạo điều kiện để phát triển các thao tác tư duy. - Câu hỏi, bài tập là công cụ để kiểm tra, đánh giá và tự đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của học sinh. • Cơ sở phân loại hệ thống câu hỏi, bài tập: - Dựa vào mức độ tư duy: Với cách phân loại này, nhiều tác giả đã có những mức độ câu hỏi khác nhau. - Dựa vào mục đích lý luận dạy học: Có thể chia thành 3 loại nh sau: + Loại câu hỏi dùng để dạy bài mới. + Loại câu hỏi, bài tập dùng để củng cố và hoàn thiện kiến thức. + Loại câu hỏi, bài tập dùng để kiểm tra, đánh giá.[18] • Câu hái trong dạy học Tiếng Việt: Có nhiều căn cứ để phân loại câu hỏi: Theo các khâu và giai đoạn của bài học; theo các đặc điểm của bài học, môn học, theo nội dung cần hỏi; theo 7 chức năng của câu hỏi. Nhưng có lẽ phân loại câu hỏi theo mục đích mà câu hỏi hướng tới là hợp lý hơn cả. Phân biệt theo mục đích hỏi - căn cứ vào 3 cấp độ của nhận thức được thể hiện trong câu trả lời, có những loại câu hỏi sau: - Câu hỏi thu thập và tái hiện thông tin. Loại câu hỏi này gồm những yêu cầu: Nhớ lại, kiểm kê, quan sát, kể lại, lựa chọn. - Loại câu hỏi xử lý hay tạo nghĩa cho thông tin. Loại câu hỏi này gồm những yêu cầu: Giải thích, so sánh, phân tích, tổ chức. - Loại câu hỏi hoạt động ứng dụng hay đánh giá: Loại câu hỏi này gồm những yêu cầu: áp dụng, dự báo, khái quát, đánh giá.[10] Câu hái trong các bài hình thành kiến thức tập làm văn chủ yếu là những câu hỏi phân tích ngữ liệu theo định hướng của bài dạy. Bên cạnh đó là những câu hỏi so sánh, giải thích, khái quát hoá để rót ra kiến thức tập làm văn mà HS cần nắm vững (các câu hỏi, bài tập ở phần nhận xét). Ở phần luyện tập, câu hỏi, bài tập thường yêu cầu vận dụng kiến thức để nhận diện hoặc nói, viết thành đoạn, bài. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5 1.2.1.1. Những ưu điểm Qua dự giờ và tìm hiểu tại một số trường tiểu học thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, chúng tôi nhận thấy thực tế dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đổi mới trong dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Học sinh tích cực, 8 hứng thú khi chính các em, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, khám phá những đoạn văn, bài văn mẫu để tự rót ra được những kiến thức tập làm văn cần ghi nhí. 1.2.1.2. Những hạn chế, khó khăn của giáo viên và học sinh Trong những năm đầu dạy theo chương trình sách giáo khoa mới ở bất cứ một lớp học nào, môn học nào bao giờ cũng có những khó khăn. Cái khó bắt nguồn từ sự mới mẻ trong hệ thống kiến thức, kĩ năng được thể hiện trong sách mới. Ngoài ra, khó khăn còn do nguyên nhân từ nếp nghĩ và cách tổ chức lớp học đã thành nếp quen thuộc của giáo viên, trong đó có những thói quen không còn hoàn toàn phù hợp với yêu cầu đổi mới trong dạy học nhưng không thể thay đổi ngay được. Các trường tiểu học thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (địa bàn không qua dạy thử nghiệm SGK chương trình năm 2000), thực trạng dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn cũng vậy. Đa số giáo viên còn phụ thuộc rất nhiều vào các tài liệu hướng dẫn dạy học. Các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và sách giáo viên được giáo viên áp dụng một cách máy móc mà chưa có sự sáng tạo, linh hoạt. Việc thiết kế câu hỏi gợi mở chưa được chú trọng. Điều này dẫn đến nhiều câu hỏi, bài tập học sinh không trả lời được. Giáo viên chưa thấy được những khó khăn, sai sót mà học sinh gặp phải trong quá trình tìm hiểu ngữ liệu bởi nhiều khi cách dạy học áp đặt còn tồn tại, có khi giáo viên làm thay học sinh hoặc giáo viên hỏi những câu hỏi quá dễ dãi. Do việc hình thành khái niệm còn mang tính áp đặt cho nên nhiều học sinh chưa hiểu sâu bài học, ghi nhớ một cách máy móc, chưa vận dụng được vào phân tích những tình huống cụ thể. Có những bài học, giáo viên sa đà vào việc hướng dẫn học sinh khai thác cả những thông tin không cần thiết, không đúng nội dung trọng tâm kiến thức yêu cầu, gây áp lực nặng nề, bộn bề kiến thức cho học sinh. Điều này còn dẫn đến thời gian làm bài tập thực hành của học sinh còn lại không nhiều. Có những giáo viên 9 hướng dẫn học sinh thực hiện phần nhận xét một cách qua loa, đại khái rồi cho học sinh đọc ghi nhớ và luyện tập. 1.2.2. Nội dung kiến thức tập làm văn được dạy ở lớp 4 – 5 1.2.2.1. Khảo sát nội dung kiến thức tập làm văn được dạy ở lớp 4-5 Khảo sát nội dung kiến thức tập làm văn theo loại văn bản, theo từng khối lớp, tuần học, sách giáo khoa có các bài, các nội dung dạy kiến thức tập làm văn (kiến thức lí thuyết về kiểu bài và kiến thức làm cơ sở để rèn luyện các kĩ năng làm văn) sau đây: a - Văn kể chuyện - Thế nào là kể chuyện (trang 10 SGK, tuần 1, Tiếng Việt 4, tập 1). - Nhân vật trong truyện (trang 13 SGK, tuần 1, Tiếng Việt 4, tập 1). - Kể lại hành động của nhân vật (trang 20 SGK, tuần 2, Tiếng Việt 4, tập 1). - Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện (trang 23 SGK, tuần 2, Tiếng Việt 4, tập 1). - KÓ lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật (trang 32 SGK, tuần 3, Tiếng Việt 4, tập 1). - Cốt truyện (trang 42 SGK, tuần 4, Tiếng Việt 4, tập 1). - Đoạn văn trong bài văn kể chuyện (trang 53 SGK, tuần 5, Tiếng Việt 4, tập 1). - Mở bài trong bài văn kể chuyện (trang 112 SGK, tuần 11, Tiếng Việt 4, tập 1). - Kết bài trong bài văn kể chuyện (trang 122 SGK, tuần 12, Tiếng Việt 4, tập 1). b - Văn miêu tả • Các kiến thức về văn miêu tả được dạy ở lớp 4 gồm: - Thế nào là miêu tả (trang 140 SGK, tuần 14, học kì I). - Miêu tả đồ vật. 10 [...]... việc xây dựng các câu gợi mở để hình thành kiến thức tập làm văn, giúp HS chiếm lĩnh nội dung bài học dễ dàng hơn là hết sức cần thiết 27 Chương 2 TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TẬP LÀM VĂN LỚP 4 – 5 Để tổ chức dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn thuận lợi, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau: 2.1 Chuẩn bị kế hoạch dạy học Để có thể tổ chức dạy học trên lớp đạt hiệu... biên bản (trang 140 +161 SGK, học kì I) 11 - Thuyết trình, tranh luận (trang 91 SGK, tuần 9, học kì I) - Lập chương trình hoạt động (trang 23 SGK, tuần 20, học kì II) - Tập viết đoạn đối thoại (trang 77+ 85+ 113 SGK, học kì II) 1.2.2.2 Nhận xét các bài dạy hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4- 5 a Nhận xét các kiến thức tập làm văn Các kiến thức tập làm văn được đưa vào dạy ở lớp 4- 5 nhìn chung dừng... dung các kiến thức làm cơ sở để rèn luyện các kĩ năng làm văn trong sách giáo khoa chưa thật hợp lý Chẳng hạn cách đưa các kiến thức về lời nói, ý nghĩ, hành động của nhân vật trong bài văn kể chuyện như sách giáo khoa dễ gây Ên tượng nặng nề về lý thuyết b Nhận xét ngữ liệu hình thành kiến thức tập làm văn b1 Ngữ liệu các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4- 5 bao gồm các văn bản nghệ thuật (Bài. .. năng của học sinh Tuy nhiên, phần ghi nhớ ở một số bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 diễn đạt còn khó hiểu, chưa cụ thể, chẳng hạn bài Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật, bài Kể lại hành động của nhân vật, bài Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật 1.2.3 Phương pháp dạy học các bài hình thành kiến thức tập làm văn líp 4- 5 qua sách giáo viên Ngoài cuốn sách giáo viên là tài liệu hướng dẫn dạy học của... tập ở các bài hình thành kiến thức tập làm văn Phần nhận xét các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4- 5 gồm một hệ thống câu hỏi, bài tập gợi ý HS khảo sát ngữ liệu để tự rót ra kiến thức cần ghi nhí Do đó, yêu cầu cơ bản của các câu hỏi, bài tập ở phần này là phải rõ ràng, dễ hiểu, vừa sức đối với HS Đặc biệt, các câu hỏi ở phần này còn phải giúp HS khai thác đúng trọng tâm nội dung kiến thức. .. luyện tập, các bài tập giúp học sinh củng cố, vận dụng và hệ thống hoá những kiến thức vừa học Do đó, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của từng câu hỏi, bài tập để lựa chọn cách thức thực hiện cho phù hợp 2.1.1 .4 Ví dô Bài Tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện (Tiếng Việt 4, tuần 2) Bài này phải được đặt trong hệ thống các bài cung cấp kiến thức, cách làm bài văn kể chuyện cho học sinh: kể chuyện... của bài văn miêu tả cây cối nhưng chắc chắn rằng các em sẽ cảm thấy chưa thoả đáng về ví dụ mà bài Bãi ngô đã minh hoạ Ví dô 9: Bài Cấu tạo của bài văn tả cảnh Phần nhận xét: Bài tập 1 Yêu cầu của bài tập là: Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn Khi trả lời, học sinh gặp những khó khăn sau: Học sinh phải tìm các đoạn văn tương ứng với các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn. .. mở bài nh giáo viên hướng dẫn học sinh trong thực tế dạy học hiện nay thì đoạn văn có những điểm sau chưa phù hợp: Giữa phần mở bài và phần thân bài của bài văn không có sự cân đối cả về nội dung và hình thức Mở bài của bài văn có 4 câu, thân bài cũng có 4 câu Để cấu tạo nên một bài văn, cả hai phần mở bài và thân bài đều quan trọng Tuy nhiên, chúng ta thường dạy cho học sinh tiểu học phần thân bài. .. dung bài dạy Xác định mục tiêu, nội dung bài dạy là một công việc đặc biệt quan trọng Xác định rõ những nội dung chính của bài từ đó có cơ sở để xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt được trong mỗi bài học Để dạy tốt các bài hình thành kiến thức tập làm văn, cần lưu ý một số điểm sau: - Đặt nội dung kiến thức được dạy ở bài cụ thể trong mối quan hệ với nội dung các bài trước... liệu, định hướng cho HS đi đến kiến thức cần ghi nhớ của bài Chúng phải tạo thành một hệ thống mà qua đó học sinh dần dần hình thành khái niệm 18 một cách tự nhiên thông qua con đường quy nạp Phần luyện tập gồm từ một đến ba bài tập thực hành đơn giản XÐt về mục đích, có thể chia các bài tập luyện tập thành hai nhóm: các bài tập củng cố kiến thức (chủ yếu là bài tập nhận diện) và các bài tập rèn luyện . xét các kiến thức tập làm văn, nhận xét ngữ liệu và các câu hỏi, bài tập ở các bài hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4 - 5. 2.2. Đưa ra cách điều chỉnh, cách tổ chức dạy học các bài hình thành kiến. xét các bài dạy hình thành kiến thức tập làm văn lớp 4- 5 a. Nhận xét các kiến thức tập làm văn Các kiến thức tập làm văn được đưa vào dạy ở lớp 4- 5 nhìn chung dừng ở mức độ sơ giản, cần thiết. Học. số bài hình thành kiến thức tập làm văn cho học sinh líp 4 - 5. 3 PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC CÁC BÀI HÌNH THÀNH KIẾN THỨC TẬP LÀM VĂN LỚP 4 – 5 1.1.

Ngày đăng: 30/11/2014, 23:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan