1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG

20 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 77 KB

Nội dung

Phần câu hỏi và câu trả lời: Lê Thị Hồng Yến: Sự trung thành của khách hàng là một ví dụ cụ thể về tiêu thức tâm lý để phân khúc thị trường đúng hay sai? Vì sao? (Người trả lời: nguyễn thị trúc ly và võ thùy dương) Trả lời: sự trung thành của khách hàng là 1 ví dụ về tiêu thức tâm lý để phân khúc thị trường là sai. Vì nhân tố sự trung thành của khách hàng là thuộc về tiêu thức hành vi mua hàng của khách hàng chứ không phải thuộc tiêu thức tâm lý. Lê Thị Hồng Yến: theo các bạn nên phân khúc thị trường hẹp hay mở rộng thị trường tăng cường triển khai tiếp thị càng nhiều càng tốt? Trả lời: câu hỏi không rõ nội dung Trần Thị Tiến Diệu: nhiều thị trường có thể chia thành những khúc thị trường khác nhau. Vậy những công ty lớn và những công ty nhỏ sẽ chọn cho mình những khách hàng như thế nào? Phương pháp Marketing với từng loại khách hàng có giống nhau không? Trả lời: Nhiều thị trường có thể chia thành những khúc thị trường khác nhau, các công ty sẽ hướng đến những nhóm khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp họ. Phương pháp marketing cho từng loại khách hàng có thể không giống nhau. Đinh Thị Mùi: bạn hãy giải thích vì sao với các mặt hàng giày dép, quần áo, mũ nón,… thì các doanh nghiệp (DN) cần PKTT theo giới tính, còn các mặt hàng thực phẩm thì không cần PKTT theo giới tính? Trả lời: Các mặt hàng khác ví dụ như thực phẩm như gạo, rau,… thì mọi người đều dùng đến, cách cư xử và tái độ của mọi người là như nhau. Còn các mặt hàng như quần áo, giầy dép,… thì đối với nam và nữ có những kiểu cách khác nhau, loại, màu sắc cũng tùy từng nhóm người,… nên mặt hàng này cũng cần phải phân khúc.

Trang 1

BÁO CÁO

THUYẾT TRÌNH

VẤN ĐỀ:

PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG - LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU - ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG

Nhóm 4 – Chi hội 52DN1

Phần thuyết trình:

Thị trường và phân khúc thị trường: Nguyễn Thị Trúc Ly.

Thị trường mục tiêu: Nguyễn Thị Huê Liễu.

Định vị thị trường: Lê Thị Nga.

Phần câu hỏi và câu trả lời:

Lê Thị Hồng Yến: Sự trung thành của khách hàng là một ví dụ cụ thể về tiêu thức tâm lý để phân khúc thị trường đúng hay sai? Vì sao? (Người trả lời: nguyễn thị trúc ly và võ thùy dương)

Trang 2

Trả lời: sự trung thành của khách hàng là 1 ví dụ về tiêu thức tâm lý để phân khúc thị trường là sai Vì nhân tố sự trung thành của khách hàng là thuộc về tiêu thức hành vi mua hàng của khách hàng chứ không phải thuộc tiêu thức tâm lý.

Trang 3

Lê Thị Hồng Yến: theo các bạn nên phân khúc thị trường hẹp hay

mở rộng thị trường tăng cường triển khai tiếp thị càng nhiều càng tốt?

Trả lời:

câu hỏi không rõ nội dung

Trần Thị Tiến Diệu: nhiều thị trường có thể chia thành những khúc thị trường khác nhau Vậy những công ty lớn và những công ty nhỏ sẽ chọn cho mình những khách hàng như thế nào? Phương pháp Marketing với từng loại khách hàng có giống nhau không?

Trả lời:

Nhiều thị trường có thể chia thành những khúc thị trường khác nhau, các công ty sẽ hướng đến những nhóm khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp họ Phương pháp

marketing cho từng loại khách hàng có thể không giống nhau.

Trang 4

Đinh Thị Mùi: bạn hãy giải thích vì sao với các mặt hàng giày dép, quần áo, mũ nón,… thì các doanh nghiệp (DN) cần PKTT theo giới tính, còn các mặt hàng thực phẩm thì không cần PKTT theo giới tính?

Trả lời:

Các mặt hàng khác ví dụ như thực phẩm như gạo, rau,… thì mọi người đều dùng đến, cách cư xử và tái độ của mọi người là như nhau Còn các mặt hàng như quần áo, giầy dép,… thì đối với nam và nữ có những kiểu cách khác nhau, loại, màu sắc cũng tùy từng nhóm người,… nên mặt hàng này cũng cần phải phân khúc.

Đinh Thị Mùi: tại sao các công ty xác định vị trí hàng hóa mới trên thị trường để làm gì?

Trả lời:

Cần xác định vị trí hàng hóa mới để xác định được mình đang đứng ở đâu và giúp tìm ra phương hướng đi trong tương lai.

Trang 5

Lê Nguyễn Thụy Vi: Tại sao một số doanh nghiệp hiện nay,

người ta không đi theo xu hướng phân khúc thị trường? ( giống câu 1 của Đinh Thị Mùi)

Lê Nguyễn Thụy Vi: Hãy cho biết mục đích chính của các doanh nghiệp khi phân khúc thị trường?

Trả lời:

Mục đích chính của các doanh nghiệp khi phân khúc thị

trường là xác định được sản phẩm nào có thể bán được, dịch vụ nào được khách hàng ưa chuộng,… để đưa ra chiến lược marketing tung sản phẩm vào từng khúc thị trường thích hợp nhằm đạt lợi nhuận cao nhất hay phục vụ người tiêu dùng nhất mà doanh nghiệp có thể.

Phan Thị Hà: mối quan hệ giữa phân khúc thị trường (PKTT) và xác định thị trường mục tiêu?

Phan Thị Hà: mối quan hệ giữa xác định thị trường mục tiêu và định vị thị trường?

Trang 6

Võ Thùy Dương: vì sao lại không có một phương pháp PKTT thống nhất? Ví Dụ?

Trả lời:

Không thể có một phương pháp PKTT thống nhất vì thị trường rất rộng lớn và đa dạng vì vậy không thể có phương pháp chung nhất để PKTT, mặt khác doanh nghiệp không chỉ sản xuất một loại sản phẩm đồng nhất mà còn nhiều loại sản phẩm đa dạng và phong phú nhưng một phương pháp marketing không thể áp dụng cho tất cả các loại sản phẩm.

Phan Thị Ngọc Thanh: tại sao phải PKTT trước khi lựa chọn thị trường mục tiêu rồi định vị sản phẩm của DN mình trong thị

trường mục tiêu đó Vậy trong 3 bước đó bước nào quan trọng nhất đối với sản phẩm DN? Tại sao?

Trả lời:

Trang 7

Chúng ta cần phải PKTT trước khi lựa chọn thị trường mục tiêu rồi định vị sản phẩm của DN mình trong thị trường mục tiêu đó bởi mục đích cuối cùng của PKTT là để lựa chọn thị trường mục tiêu, vì trong một thị trường rộng lớn, doanh nghiệp không thể xác định nhu cầu, ước muốn của tất cả các khách hàng mà mình hướng đến vì thế cần PKTT để chia thị trường thành những khúc nhỏ hơn dễ lựa chọn thị trường mục tiêu.

Hơn nữa trong một thị trường mục tiêu không phải chỉ có một doanh nghiệp hoạt động mà còn nhiều đối thủ cạnh tranh khác

Vì thế cần lựa chon thị trường mục tiêu để có thể dựa trên đó xác định vị trí sản phẩm của mình.

Đặng Lý Băng Tâm: xác định vị trí sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh trranh thông qua sự đánh giá của khách hàng là chủ yếu liệu vậy thì đánh giá có đúng và khách quan hay không và ảnh hưởng thế nào đến công ty?

Đặng Thị Mỹ Điền: tại sao có những doanh nghiệp không cần PKTT? ( giống câu 1 Lê Nguyễn Thụy Vi)

Trang 8

Đặng Thị Mỹ Điền: chu kỳ sống của sản phẩm ảnh hưởng thế nào đến lựa chọn thị trường mục tiêu? (không thuộc phạm vi trả lời)

Nguyễn Thị Thuận: trong các bước định vị thị trường, có phải lúc nào cũng làm theo thứ tự, lần lượt các bước không? Hay ta có thể bỏ qua một bước nào đó?

Trả lời:

Trong các bước định vị thị trường, không nhất thiết làm theo trình tự đó, vì thị trường luôn biến đổi, không nên quá cứng nhắc

áp dụng giống như lý thuyết trong quá trình kinh doanh, mà tùy vào từng thị trường riêng, năng lực tài chính hay chiến lược marketing mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng chúng ta nên khéo léo thêm hoặc bớt các bước cho phù hợp và tiện lợi hơn trong hoạt động của doanh nghiệp.

Trần Thị Hương Giang: bạn có thể đưa ra một số ví dụ về chiến lược định vị thương hiệu trên thị trường? mặt tích cực và hạn chế của chiến lược đó?

Trang 9

Phan Thị Hoài: bạn hãy cho biết mục tiêu của các nhà Marketing khi thực hiện PKTT là gì?

Trả lời:

Mục tiêu của các nhà marketing khi thực hiện PKTT là:

Giúp cho việc kinh doanh liên tục và dễ dàng hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.

Giúp doanh nghiệp xác định rõ và nhắm đúng thị trường mục tiêu cho họ.

Phan Thị Hoài: việc PKTT mang lại thuận lợi và khó khăn gì cho hoạt động Marketing?

Trả lời:

Những thuận lợi và khó khăn một doanh nghiệp có thể gặp khi PKTT:

Thuận lợi:

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận và khai thác thị trường một cách hợp lý và hiệu quả hơn.

Trang 10

Định hướng tạo sản phẩm và dich vụ đáp ứng nhu cầu của

khách hàng cụ thể đồng thời đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp.

Tập trung các nguồn lực marketing.

Khó khăn;

Tốn nhiều chi phí hơn.

Có thể gặp sự cạnh tranh và khúc thị trường doanh nghiệp mình lựa chọn có thể cũng là lựa chọn của nhiều doanh nghiệp khác Phan Thị Hoài: các DN cần phải làm gì để thực hiện PKTT có hiệu quả hơn?

Trả lời:

Để có thể chọn được khúc thị trường hiệu quả nhất ta có thể: Xác định thị trường và tiến hành phân khúc thị trường nhưng phải đảm bảo các yêu cầu của phân khúc là tính đo lường được, tính tiếp cận được, tính hấp dẫn và tính hành động

Trang 11

Đánh giá các khúc thị trường: như quy mô, mức tăng trưởng của thị trường …

Trần Thị Kiều Oanh: các nhà Marketing làm thế nào để xác định được những khúc thị trường có lợi nhất đối với mình?

Trả lời:

Giống câu 19

Nguyễn Thị Minh Nguyệt: thị trường hiện tại tiềm năng là gì? Trả lời:

Đối với một doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường có 2

trường hợp:

Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính khá lớn nên dùng

marketing không phân biệt theo đuổi tất cả thị trường bằng một mặt hàng bởi vì lúc này, DN mới xâm nhập thị trường nên các sản phẩm của doanh nghiệp chưa được phổ biến rộng rãi trong công chúng vì thế nên doanh nghiệp chưa rõ mức độ đồng nhất của thị trường ra sao

Trang 12

Nếu doanh nghiệp có khả năng tài chính hạn chế thì nên dùng marketing tập trung tức là nên tập trung vào một khúc thị trường quan trọng để tạo dựng thương hiệu.

Nguyễn Thị Minh Nguyệt: khi bạn thay thế một sản phẩm mới vào thị trường bạn đang làm, thì có những mối đe dọa gì?

Trả lời:

Chia 2 trường hợp:

Nếu doanh nghiệp sản xuất ở nhiều lĩnh vực tạo ra nhiều mặt hàng khác nhau thì có thể dùng kết hợp các chiến lược

marketing cho từng mặt hàng khác nhau Ví dụ dùng marketing không phân biệt cho mặt hàng này, marketiing phân biệt hoặc tập trung cho mặt hàng kia.

Trang 13

Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất một mặt hàng thì không nên kết hợp các chiến lược marketing với nhau cùng một lúc, chỉ có thể kết hợp: marketing không phân biệt – marketing tập trung,

marketing phân biệt – marketing tập trung; không được dùng cùng lúc marketing không phân biệt và phân biệt.

Nguyễn Thị Minh Nguyệt: nếu một công ty điện thoại muốn PKTT kinh doanh của họ, họ sẽ phải trải qua các bước như thế nào? Trả lời:

Nói đến ước muốn và lợi ích thì thuộc tiêu thức hành vi của

khách hàng Nếu đặc tính sản phẩm của công ty điện thoại này phù hợp với ước muốn tiêu dùng điện thoại đẹp, sành điệu, bền thì những người này nằm trong thị trường mục tiêu của công ty Trần Thị Lụa: khi một DN mới xâm nhập thị trường thì họ nên sử dụng chiến lược Marketing nào là tốt nhất? vì sao?

Trả lời:

Trang 14

Ta cần định vị thị trường cho các nhãn hiệu vì:

Phân khúc thị trường đảm bảo cho sự nghiệp của doanh nghiệp

an toàn hơn bởi nó cho doanh nghiệp biết tập trung nỗ lực đúng thị trường, xây dựng cho bản thân doanh nghiệp một tư cách riêng, một hình ảnh riêng so với đối thủ khác.

Doanh nghiệp không phải chỉ có một mình trên thị trường mà còn có nhiều đối thủ cạnh tranh, họ phải chọn khúc thị trường tốt nhất, doanh nghiệp chỉ mạnh về một hoặc một số phương diện nên không thể thâu tóm hết thị trường.

Thâu tóm hết thị trường cũng gây không ít tốn kém cho doanh nghiệp.

Trần Thị Lụa: một DN có thể đồng thời thực hiện cả ở chiến lược Marketing không phân biệt , Marketing phân biệt và Marketing tập trung không? Vì sao?

Trang 15

Nguyễn Thị Hồng Phím: ước muốn sử dụng điện thoại bền, đẹp, sành điệu thuộc tiêu thức phân khúc gì của người tiêu dùng? Và những người này có phải là thị trường mục tiêu của công ty?

Bùi Thị Bình: PKTT là 1 thuật ngữ Marketing rất hay được sử dụng hiện nay, hiểu đơn giản là” chia thị trường làm nhiều khúc, sau đó chọn phần mà mình có khả năng phục vụ và khai thác tốt nhất” thế nhưng tại sao phải làm vậy? sao không “gom hết” để được lợi nhuận và thị phần nhiều hơn cho mình?

Trả lời:

Chúng ta không “gom hết” vì:

Đảm bảo cho sư nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp an toàn hơn bởi nó cho doanh nghiệp bịết tập trung nỗ lực đúng thị

trường, xác định cho mình một tư cách riêng, hình ảnh riêng so với các đối thủ khác.

Trang 16

Doanh nghiệp không phải chỉ có một mình trên thị trường, ngoài

ra còn có nhiều đói thủ cạnh tranh, họ phải chọn một khúc thị trường tốt nhất, doanh nghiệp chỉ mạnh về một hoặc một số phương diện nên không thể thâu tóm hết thị trường.

Thâu tóm thị trường gây tốn kém cho doanh nghiệp.

Trần Thị Bích Liên: tại sao phải định vị thị trường cho các nhãn hiệu sản phẩm?

Trả lời:

Trần Thị Bích Liên: trong các cách lựa chọn khúc thị trường theo bạn, cách nào là hợp lý nhất, hiệu quả nhất?

Trần Thị Bích Liên: bạn hãy đưa 1 vài ví dụ cụ thể về định vị

trong thị trường của 1 số công ty, cửa hàng…

Võ Thị Xuân Sang: bạn hãy mô tả việc PKTT , xác định khách hàng mục tiêu, định vị hàng hóa trên thị trường mục tiêu của trà thảo mộc Dr Thanh của công ty Tân Hiệp Phát?

Trả lời:

Trang 17

Xin lỗi các bạn câu hỏi này vượt quá phần bài học của chúng mình.

Võ Thị Xuân Sang: theo bạn 1 công ty sản xuất ô tô nên phân khúc thị trường theo những tiêu thức nào?

Trả lời:

Một doanh nghiệp sản xuất ô tô có thể PKTT theo những tiêu thức như:

Thu nhập: tình hình tài chính của dân cư hiện tại có thể mua được một chiếc ô tô không?

Địa lý: địa hình bản xứ như thế nào? Có thể dùng ô tô được không? Dùng loại ô tô nào?

Hành vi: những cư dân ở đây có thói quen đi đứng thế nào? Thuận tay bên nào là chủ yếu?

Tâm lý: những người ở đây thich xe gì? Màu sắc ra sao?

Trang 18

Nguyễn Thị Hà Trang & Trần Thị Tình: theo bạn nên phân khúc thị trường hẹp hay mở rộng PKTT tăng cường triển khai tiếp thị càng nhiều càng tốt?

Trả lời:

Nguyễn Thị Hà Trang & Trần Thị Tình: những yếu tố và thuộc tính nào có thể sử dụng để định vị cho 1 trường học

Trả lời :

Giống câu 2

Nguyễn Thị Hà Trang & Trần Thị Tình: phân tích các yếu tố chi phối đến việc lựa chọn chiến lược định vị của DN Cho VD minh họa

Hoàng Thị Thơm: 1 công ty sản xuất ô tô nên phân đoạn thị

trường theo tiêu thức nào?

Trả lời:

Giống câu 32.

Trang 19

Hoàng Thị Thơm: 1 DN nhỏ, năng lực không lớn, kinh doanh 1 sản phẩm mới trên 1 thị trường nên chọn chiến lược Marketing nào?

Trả lời:

Một doanh nghiệp nhỏ có nguồn lực không lớn có thể áp dụng phương pháp marketing tập trung, nếu kinh doanh một sản

phẩm mới trên thị trường không đồng nhất thì có thể kết hợp với marketing không phân biệt.

Hoàng Thị Thơm: nêu bản chất của mối quan hệ giữa lựa chọn thị trường mục tiêu, chiến lược định vị và quyết định về sản phẩm?

Nguyễn Thị Thanh Nga: Công ty xác định vị trí hàng hóa mới trên thị trường như thế nào?

Trả lời:

Xác định vị trí hàng hóa mới trên thị trường:

Trang 20

Xác định vị trí sản phẩm của tất cả đối thủ cạnh tranh hiện có bằng cách thăm dò ý kiến khách hàng và các nhà kinh doanh Sau đó xác định kết quả trên sơ đồ xác định vị trí hàng hóa Xác định vị trí sản phẩm cho mình, vị trí kế bên những đối thủ cạnh tranh hiện có và bắt đầu giành giật thị phần hoặc sản xuất một loại sản phẩm với chức năng chưa từng có trên thị trường, cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh không bán loại sản phẩm đó Sau khi thông qua quyết định về chiến lược xác định vị trí cạnh tranh bắt đầu bắt tay soạn thảo chi tiết hệ thống marketing cho sản phẩm.

Ngày đăng: 29/11/2014, 11:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w