1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Biện pháp chỉ đạo chương trình hoạt động GDNGLL ở nhà trường THCS

36 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 173 KB

Nội dung

Với nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục, giáo dục THCS đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng. Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về Tiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ .… Tuy nhiên, trong quá trình dạy học và giáo dục ở THCS không chỉ thuần tuý dạy cho học sinh những kiến thức văn hoá mà chúng ta phải có những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) để kích thích sự hứng thú học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Mặt khác, ở nhà trường phổ thông, nhân cách học sinh được hình thành hai con đường cơ bản: con đường dạy học và con đường GDNGLL.

Trang 1

A- PHẦN MỞ DẦUI- LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Đất nước ta đang chuyển mình theo sự vận động và phát triển của cácnước trên thế giới, sự chuyển mình đó chính là từng bước phát triển sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá Để tiến hành sự nghiệp đổi mới đó, nhân tố conngười đóng vai trò là vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội xây dựng đấtnước Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã đầu tư phát triển giáo dục “đầu tư cho giáodục là đầu tư cho con người”, “Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” Như vậy conngười được đặt ở trung tâm chiến lược, trong đó lớp thiếu niên, nhi đồng hôm nay

sẽ là những công dân, những người làm chủ tương lai đất nước sau này

Nhiệm vụ, mục tiêu Giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Giáo dục phải đào tạo ra những con người có tính tự chủ, năng động, sáng tạo, cókiến thức văn hoá, đặc biệt phải có lòng nhân ái yêu đất nước, yêu CNXH

Với nhiệm vụ, mục tiêu của giáo dục, giáo dục THCS đóng vai trò, vị tríđặc biệt quan trọng Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đãhọc ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản vềTiếng Việt, Toán, Lịch sử dân tộc, kiến thức về khoa học xã hội, khoa học tựnhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ … Tuy nhiên, trong quá trình dạy học và giáodục ở THCS không chỉ thuần tuý dạy cho học sinh những kiến thức văn hoá màchúng ta phải có những hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) để kíchthích sự hứng thú học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh Mặt khác, ở nhà trường phổ thông, nhân cách học sinh đượchình thành hai con đường cơ bản: con đường dạy học và con đường GDNGLL Tâm lí học cho thấy lứa tuổi học sinh ở bậc THCS (từ 11 đến 15 tuổi) làlứa tuổi chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn Ở giai đoạn này, các em rất ưa hoạtđộng, thích tự lập, muốn bắt chước người lớn và học làm người lớn Tuy nhiênđây cũng là giai đoạn mà sự phát triển về thể chất, về tâm lí ở các em đang còn

Trang 2

phát triển mạnh mẽ, những xung đột về tâm lí thường xuyên xảy ra, những biểuhiện đó nhiều khi làm cho người lớn chúng ta phải ngỡ ngàng nhưng đằng sau củanhững biểu hiện đó ta vẫn nhận thấy bản chất của các em vẫn còn là “trẻ con”.Chính vì vậy ngoài việc giáo dục cho học sinh thông qua những giờ học chínhkhoá trên lớp thì hoạt động GDNGLL có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh.

Từ năm 2002, thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông,chương trình hoạt động GDNGLL được coi là một môn học ở trường THCS Lầnđầu tiên, chương trình hoạt động này được ban hành chính thức trong các trườngTHCS Như chúng ta đã biết, đặc thù của loại hình GDNGLL có nhiều nội dungphong phú cập nhật với đời sống chính trị, xã hội, hình thức giáo dục lại đa dạng,

dễ hấp dẫn với lứa tuổi, phạm vi tiến hành rộng rãi không bị gò ép trong mộtkhuôn khổ nhất định, dễ dàng tạo những khả năng liên kết, phối hợp các lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường Vì vậy nếu tiến hành tổ chức tốt các hoạtđộng này một cách khoa học, phù hợp với đặc thù tâm sinh lí lứa tuổi các em thìhiệu quả giáo dục sẽ rất cao, cũng như góp phần hoàn thành một cách tốt nhất mụctiêu đào tạo của cấp học

Thực tiễn cho thấy việc tổ chức các hoạt GDNGLL ở các nhà trườngTHCS hiện nay đang còn là một vấn đề đáng quan tâm, hiệu quả của các hoạtđộng GDNGLL ở các nhà trường THCS chưa cao Sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục

và Ban giám hiệu nhà trường chưa chặt chẽ, sát sao Vậy làm thế nào để nâng caochất lượng hoạt động GDNGLL ở nhà trường THCS? Ban giám hiệu có biện phápchỉ đạo tổ chức hoạt động này như thế nào cho có hiệu quả? Với cương vị là mộtcán bộ quản lý trong nhà trường THCS tôi rất trăn trở về vấn đề này, vì vậy tôimạnh dạn nghiên cứu đề tài: Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL nhằm tháo gỡmột vài vướng mắc trong quá trình chỉ đạo tổ chức hoạt động GDNGLL ở trườngTHCS trên địa bàn Thị xã Bỉm Sơn nói riêng và các nhà trường THCS nói chung

Trang 3

II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở nhàtrường THCS, cùng với những quan điểm chỉ đạo hoạt động GDNGLL của cácngành và tình hình chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Xi Măng Thị xãBỉm Sơn- Thanh Hoá để tìm ra những biện pháp hữu hiệu chỉ đạo hoạt độngGDNGLL ở trường THCS Xi Măng Bỉm Sơn giai đoạn 2007-2010, góp phầnnâng cao chất lượng của các hoạt động GDNGLL ở trường THCS

III- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở nhàtrường THCS

- Nghiên cứu thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGL ở nhàtrường THCS

- Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trườngTHCS

IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1, Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở

trường THCS

2, Phạm vi nghiên cứu :

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, tôi chỉ nghiên cứu các biện

pháp chỉ đạo chương trình hoạt động GDNGLL ở nhà trường THCS

- Vận dụng biện pháp đó để chỉ đạo hoạt động GDNGLL tại trườngTHCS Xi Măng Thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá

V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài đã sử dụng các nhóm phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu văn bản, tài liệu vềchương trình hoạt động GDNGLL ở trường THCS để vận dụng vào quá trìnhnghiên cứu

Trang 4

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát qua quá trình thực

tế , thu thập thông tin, khảo sát điều tra tình hình thực tiễn, phân tích và tổng kếtkinh nghiệm

- Nhóm phương pháp bổ trợ: đã sử dụng thống kê toán học để phântích, tổng hợp số liệu

VI- KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

Trang 5

B- PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG THCS

I Cơ sở lí luận

1 Một số khái niệm

1.1 Hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp là gì?

Hoạt động GDNGLL là hoạt động cơ bản được thực hiện một cách có mụcđích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm thực thi quá trình đào toạ nhân cách học sinh,đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội

Hoạt động GDNGLL là những hoạt động tổ chức ngoài giờ của các mônhọc ở trên lớp, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn líthuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của HS

1.2 Thế nào là chỉ đạo?

Là hướng dẫn cụ thể một công việc, hoạt động nào đó theo một đường lối,

chủ trương nhất định

1.3 Thế nào là biện pháp?

Cách thức, con đường, thực hiện, tiến hành một hoạt động nào đó,

một công việc nào đó.Hoặc có thể hiểu một cách đơn giản là cách làm một việcnào đó

1.4 Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL là như thế nào?

Biện pháp chỉ đạo hoạt động GDNGLL là hướng dẫn cách làm, cáchthực hiện, cách tiến hành chương trình hoạt động GDNGLL theo qui định của Bộ

GD &ĐT Qua đó hoàn thiện qui trình sư phạm toàn diện thống nhất, góp phầnphát triển nhân cách của người học sinh một cách tích cực

2 Mục tiêu của hoạt động GDNGLL

Hoạt động GDNGLL ở trường THCS nhằm:

2.1.Hoạt động GDNGLL ở trường THCS nhằm củng cố và khắc sâu nhữngkiến thức của các môn học; mở rộng và nâng cao hiểu biết cho HS về các lĩnh vực

Trang 6

đời sống, làm phong phú thêm vốn tri thức, kinh nghiệm hoạt động tập thể của

HS

2.2 Hoạt động GDNGLL còn rèn cho học sinh kỹ năng cơ bản phù hợp vớilứa tuổi HS như: Kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý vàtham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động; kỹ năng tự kiểmtra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện củng cố, phát triển các hành vi, thói quentốt trong học tập, lao động và công tác xã hội

2.3 Bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động

xã hội; Hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, vớiquê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hoạt động tự nhiên và xã hội

3 Vị trí, vai trò của hoạt động GDNGLL

3.1 Vị trí của hoạt động GDNGLL

Hoạt động GDNGLL có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục góp phầnđiều chỉnh và định hướng quá trình giáo dục đạt hiệu quả Họat động GDNGLL làcầu nối tạo ra mối quan hệ hai chiều giữa nhà trường và xã hội Dưới góc độ chỉđạo vị trí của hoạt động GDNGLL cũng đã khẳng định là một trong ba kế hoạchđào tạo, đó là: Giờ lên lớp - Hoạt động ngoài giờ - Hướng nghiệp dạy nghề Nhằmthực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học theo định hướng giáo dục nhân văn, khoahọc và kỹ thuật

3.2 Vai trò của hoạt động GDNGLL

Hoạt động GDNGLL có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, đặcbiệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, đồng thời góp phần tích cực trong việc củng

cố kết quả dạy học trên lớp

Hoạt động GDNGLL thực chất là sự tiếp nối hoạt động dạy học do đó nó

là nhân tố tạo nên sự cân đối, hài hoà của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhấtnhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của cấp học

Trang 7

Hoạt động GDNGLL vừa củng cố vừa phát triển quan hệ giao tiếp của họcsinh trong nhà trường và trong cộng đồng xã hội, đồng thời đây cũng là một sânchơi đặc biệt đối với mỗi học sinh trong nhà trường.

Thông qua mỗi hoạt động, hoạt động GDNGLL nếu được tổ chức và chuẩn

bị tốt sẽ thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dục xã hội vàgia đình một cách mạnh mẽ để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh

Hoạt động GDNGLL thực chất là việc tổ chức giáo dục thông qua nhữnghoạt động thực tiễn của học sinh về mọi mặt qua đó giúp các em hình thành vàphát triển nhân cách theo những định hướng giáo dục đã được xác định

4 Nhiệm vụ của hoạt động GDNGLL

4.1 Nhiệm vụ về giáo dục về nhận thức:

4.1.1 Bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trênlớp, ngoài ra còn giúp cho học sinh có những hiểu biết mới về thế giới xungquanh, cộng đồng xã hội

4.1.2 Giúp học sinh biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyếtnhững vấn đề do đời sống đặt ra

4.1.3 Giúp học sinh có hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi, đạođức, lối sống và qua đó càng làm giàu kinh nghiệm sống cho các em

4.1.4 Giúp học sinh những hiểu biết nhất định về truyền thống văn hoá,đấu tranh cách mạng của quê hương, đất nước, tăng thêm hiểu biết về Bác Hồ, vềĐảng, về Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong … để các em thực hiện tốtnhiệm vụ của người học sinh và người đội viên

4.1.5 Giúp học sinh có những hiểu biết tối thiểu về các vấn đề có tínhthời đại như chiến tranh, hoà bình, hữu nghị, môi trường, dân số, pháp luật…

4.2 Nhiệm vụ giáo dục về thái độ:

4.2.1 Hoạt động GDNGLL phải tạo cho học sinh sự hứng thú và hammuốn hoạt động Vì vậy nó đòi hỏi nội dung, hình thức và qui mô hoạt động phảiphù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và nhu cầu các em

Trang 8

4.2.2 Hoạt động GDNGLL từng bước hình thành cho học sinh niềm tinvào những giá trị mà các em phải vươn tới, đó là niềm tin vào chế độ XHCN đangđổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ của tương lai đất nước.

Từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp thêm truyền thống củatrường, lớp của quê hương mình, mong muốn vươn lên thành con ngoan trò giỏi,đội viên tích cực để trở thành công dân có ích cho xã hội mai sau

4.2.3 Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm đạo đức trong sáng, qua đó giúpcác em biết kính yêu và trân trọng cái tốt, cái đẹp, biết phân biệt những cái xấu,cái tốt, cái lỗi thời không phù hợp trong cuộc sống

4.2.4 Bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống và nếp ssống phù hợpvới chuẩn mực đạo đức, pháp luật, truyền thống ttốt đẹp của địa phương và đấtnước

4.2.5 Bồi dưỡng học sinh tính tích cực, tính năng động, sẵn sàng tham gianhững hoạt động xã hội, hoạt độngtập thể của trường, của lớp vì lợi ích chung, vì

sự trưởng thành của bản thân

4.2.6 Họat động GDNGLL còn góp phần giáo dục cho học sinh tình đoànkết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế và các dân tộc khác trên thế giới

4.3 Nhiệm vụ rèn luyện kỹ năng:

4.3.1 Hoạt động GDNGLL rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giaotiếp, ứng xử có văn hoá, những thói quen tốt trong học tập, trong lao động vàtrong hoạt động khác

4.3.2 Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng tự quản, trong đó kỹ năng giáo

tổ chức, điều khiển, và thực hiện một hoạt động tập thể có hiệu quả, kỹ năng nhậnxét đánh giá kết quả hoạt động Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giáo dục, tự điềuchỉnh, hoà nhập để thực hiện tốt những nhiệm vụ do thầy giáo, cô giáo, do nhàtrường, tập thể lớp giao cho

5 - Nội dung, hình thức, chương trình Hoạt động GDNGLL

5.1 Nội dung của hoạt động

Trang 9

Nội dung của hoạt động GDNGLL có liên quan đến nội dung của cácmôn học, các lĩnh vực giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động,giáo dục thể chất, giáo dục pháp luật, giáo dục trật tự an toàn giao thông, giáo dụcdân số, giáo dục môi trường….

Nội dung của hoạt động GDNGLL thể hiện ở 6 loại hình hoạt động sauđây:

5.1.1 Hoạt động xã hội- chính trị

Đó là những hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễlớn, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế đang được quan tâm; cáchoạt động tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc; cáchoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, hoạt động từ thiện…

5.1.2 Hoạt động văn hoá, nghệ thuật

Nội dung của hoạt động văn hoá, nghệ thuật hướng vào việc giáo dụccho học sinh có được những hiểu, những tình cảm chân thành với con người, với

Tổ quốc, với thiên nhiên và với cả chính bản thân mình Nội dung cuả hoạt độngvăn hoá, nghệ thuật thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: sinh hoạt vănnghệ, các cuộc thi, tổ chức đi xem phim, xem biểu diễn văn nghệ, các cuộc thamquan du lịch hay cắm trại, các câu lạc bộ chuyên đề phù hợp với lứa tuổi…

5.1.4 Hoạt động theo hứng thú khoa học, kỹ thuật

Trang 10

Nội dung của các loại hình này nhằm đáp ứng những hứng thú và niềmsay mê tìm tòi cái mới trong học tập, ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế.

Đó là các hoạt động của câu lạc bộ theo chuyên đề; sưu tầm tìm hiểu về xã hội,khoa học, về các hiện tượng của tự nhiên, về các danh nhân, các nhà bác học,những tấm gương ham học, về các ngành nghề trong xã hội; tham quan cơ sở sảnxuất, các doanh nghiệp…

5.1.5 Hoạt động lao động công ích

Là những hoạt động trong đó học sinh tham gia giữ gìn và bảo vệ môitrường cảnh quan của nhà trường, của địa phương bằng những việc làm hữu ích,thiết thực, phù hợp với khả năng và hứng thú của các em

5.1.6 Hoạt động vui chơi giải trí

Vui chơi giải trí là hoạt động giúp HS thư giãn sau những giờ học miệtmài, căng thẳng mệt mỏi ở các em Vui chơi giải trí có nhiều hình thức như: thi đốvui, thi đấu thể thao, thi ứng xử, các trò chơi…

Trên đây là 6 hoạt động GDNGLL, các hoạt động này được thực hiện chủyếu trong tiết sinh hoạt cuối tuần, tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và bằng hoạtđộng của ngày cao điểm trong tháng

5.2 Chương trình hoạt động

Chương trình hoạt động gồm hai phần: Phần bắt buộc và phần tự chọn

- Phần bắt buộc: Yêu cầu mọi nhà trường, mọi học sinh phải tham gia vì

đó là những nội dung góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cáchcho học sinh THCS Chương trình bắt buộc được xây dựng theo chủ điểm giáodục và gắn với những ngày kỉ niệm lịch sử trong tháng, với nhiệm vụ trọng tâmcủa từng thời điểm giáo dục trong năm học Phần bắt buộc gồm 8 chủ điểm giáodục trong năm học và một chủ điểm hoạt động hè với quỹ thời gian đã được xácđịnh trong kế hoạch giáo dục nhà trường THCS

Trang 11

- Phần tự chọn: là những hoạt động để mỗi địa phương, mỗi trường vậndụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nhu cầu, hứng thú của HS, giúp bổsung cho phần bắt buộc thêm phong phú.

6 Những con đường chủ yếu để thực hiện GDNGLL

Do những yêu cầu thực tiễn, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh THCS cầntập trung vào hai con đường chủ yếu (đã được qui định và dành nhiều thời giancho kế hoạch dạy học) để thực hiện loại hoạt động này là: Hoạt động GDNGLLthông qua tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt lớp và hoạt động cao điểmtrong tháng

6.1.Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần

Tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần là một dạng hoạt động giáo dục NGLL

có tính chất tổng hợp, nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương đất nước;khắc sâu ý thức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân; xác định được trách nhiệmcủa mình là học tập vì Tổ quốc; định hướng những yêu cầu trọng tâm của nhàtrường trong từng thời điểm, gây nên khí thế mới thúc đẩy học sinh say mê rènluyện; mở rộng mối liên hệ giữa các tập thể lớp, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau,khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ trong đời sống tập thể hàng ngày ở nhàtrường

Tiết sinh hoạt dưới cờ được tổ chức theo quy mô toàn trường với sự thamgia điều khiển của giáo viên và học sinh

Nội dung hoạt động của tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần gắn liền với nộidung hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng Đó là các nội dung hoạt động như:báo các kết quả thi đua, rèn luyện các tập thể và cá nhân trong trường; phát độngthi đua theo một chủ đề nhất định; tổ chức hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí;nghe nói chuyện chuyên đề; giao lưu giữa các tập thể lớp; tổ chức các lễ kỉ niệm… 6.2 Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần

Tiết sinh hoạt cuối tuần là một dạng hoạt động GDNGLL, là một hìnhthức tổ chức giáo dục tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ bản góp

Trang 12

phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết Đây cũng là dịp để học sinh làm quenvới nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơbản và cần thiết của người học sinh THCS

Tiết sinh hoạt cuối tuần do học sinh cùng nhau tự tổ chức dưới sự giúp

đỡ, cố vấn của giáo chủ nhiệm

Nội dung của tiết sinh hoạt lớp cuối tuần gắn với nội dung hoạt độngcủa chủ điểm giáo dục tháng, phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh

6.3 Ngày hoạt động cao điểm trong tháng

Mỗi chủ điểm giáo dục có một ngày hoạt động cao điểm, đó là ngày kỉniệm lịch sử trong tháng Đây là dịp để học sinh thể hiện kết quả hoạt động củamột tháng và được coi là ngày hội của các em Trong ngày hoạt động cao điểm,học sinh có thể tham gia với nhiều vai trò khác nhau

Ngày hoạt động cao điểm giúp học sinh có cơ hội mở rộng quan hệ giáotiếp vớ bạn bè, với thầy cô giáo, với mọi người, với cộng đồng, với môi trường tựnhiên Do đó nó có tác dụng bồi dưỡng cho học sinh thái độ và tình cảm trongsáng, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng cơ bản khác

Ngày hoạt động cao điểm có thể tổ chức theo đơn vị lớp, theo khối, qui

mô toàn trường

7 Qui trình tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp

Riêng đối với tiết sinh hoạt lớp, các nhà quản lí nên chỉ đạo theo một

kế hoạch thống nhất trong các tuần, trong một tháng

Trang 13

7.2 Qui trình tổ chức hoạt động: Gồm 4 bước sau

Bước 1: Lựa chọn đặt tên chủ đề hoạt động và xác định yêu cầu giáodục cần phải đạt được (Yêu cầu giáo dục về nhận thức, giáo dục về thái độ, giáodục về ký năng)

Bước 2: Chuẩn bị cho hoạt động

- Vạch kế hoạch, thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành hoạt động

- Thiết kế về nội dung và hình thức hoạt động, hình thức trang trí,những phương tiện vật chất, chương trình văn nghệ…

- Dự kiến công việc phải chuẩn bị, phân công công việc cho lựclượng tham gia…

- Đôn đốc kiểm tra sự chuẩn bị

Bước 3: Tiến hành và kết thúc hoạt động

Bước 4: Tổ chức rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động

8 Cơ sở lý luận về quản lý, chỉ đạo hoạt động GDNGLL

8.1 Các quan điểm chỉ đạo hoạt động GDNGLL hiện nay.

Trước đây trong chương trình giáo dục ở trường THCS không có chươngtrình hoạt động GDNGLL, việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cho HSđược tiến hành qua văn bản “Hướng dẫn giáo dục theo chủ điểm” mà Bộ GD&ĐT

đã ban hành bằng chỉ thị số 1960 CT/1983 Sau đó, hàng năm Bộ GD&ĐT lại cóvăn bản hướng dẫn bổ sung Với văn bản hướng dẫn này, các nhà trường đã tổchức thực hiện hoạt động giáo dục cho học sinh tuỳ theo điều kiện và khả năngcho phép

Chương trình hoạt động GDNGLL được đưa vào chương trình THCS theoQuyết định số 03/2002/QĐ - BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002 của Bộ trưởng

Bộ GD & ĐT Nó được coi là một như một môn học, có chương trình, có qui định

về số tiết, có sách hướng dẫn

Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X và chỉ thị

số 14/2001/CT- TTg ngày 11 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc

Trang 14

đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đãban hành theo quyết định số 14/ 2004/ QĐ - BGD &ĐT, kí ngày 17/5 năm 2004

về chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên hướng dẫn Hoạt độngGDNGLL THCS chu kì III (2004 - 2007) Chương trình bồi dưỡng thường xuyênchu kì III nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hướng dẫn Hoạtđộng GDNGLL ở THCS, giúp học sinh thực hiện tốt chương trình mới THCS Hàng năm trong các chỉ thị, quyết định của Bộ GD &ĐT về nhiệm vụnăm học mới cũng đã nhấn mạnh các nhà trường phải nâng cao chất lượng hoạtđộng GDNGLL để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo của cấp học Trên cơ

sở đó, Sở GD&ĐT, Phòng GD có những văn bản hướng, chỉ đạo thực hiện chươngtrình hoạt động GDNGLL cho các nhà trường THCS

8.2.Nội dung chỉ đạo.hoạt động GDNGLL ở trường THCS.

8.2.1 Người giáo viên chủ nhiệm đối với hoạt động GDNGLL: Ngườigiáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp tổ chức hướng dẫn hoạt động của lớp vì vậygiáo viên chủ nhiệm luôn nắm vững tình hình lớp mình chủ nhiệm, kịp thời pháthiện những chuyển biến tích cực cũng như không có lợi trong học sinh lớp mình

để có những biện pháp giáo dục phù hợp

8.2.2 Người cán bộ Tổng phụ trách trong hoạt động GDNGLL:

* Nắm chắc chương trình, kế hoạch của cả năm học

- Chương trình hoạt động của Hội đồng Đội TW và địa phương

- Chương trình hoạt động NGLL do Bộ Giáo dục qui định

- Các chủ điểm, ngày, tháng, trọng điểm trong năm học

* Xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học:

- Chọn lọc các hoạt động trọng tâm, chú ý những ngày lễ đặc biệt trongnăm sát với nội dung của hoạt động NGLL, đồng thời đúng với yêu cầu chính trịcủa địa phương hoặc cả nước

- Thông qua kế hoạch với hiệu trưởng, hoặc với Ban giám hiệu nhàtrường để góp ý, điều chỉnh kịp thời

Trang 15

8.2.3 Người hiệu trưởng với vai trò là người phối kết hợp điều hành quản lícác hoạt động GDNGLL một cách hiệu quả nhất.

* Giám sát điều hành hoạt động của Tổng phụ trách

- Thông qua kế hoạch cá nhân

- Thông qua báo cáo hoạt động thường kỳ, từng phần hoặc qua kết quảcủa một hoạt động cụ thể sau khi đã được tiến hành đánh giá hoạt động đó

- Thông qua các thông tin phản hồi và nhiều nguồn thông tin khác nhau

- Trực tiếp tham dự vào các hoạt động

* Giám sát điều hành công tác của giáo viên chủ nhiệm

* Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường một cáchhợp lí: Với Hội đồng GD, Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, Công đoàn và các tổchức lực lượng GD khác của địa phương, ngoài nhà trường

II- Tình hình chung về vấn đề chỉ đạo Hoạt động GDNGLL ở nhà trường

THCS.

Hiện nay việc chỉ đạo hoạt động GDNGLL đang là một vấn đề đượcngành quan tâm, Cùng với sự chỉ đạo của ngành, của Sở GD&ĐT Thanh hoá cácnhà trường THCS trong tỉnh đã chú ý đến chỉ đạo, hướng dẫn cho giáo viên và họcsinh thực hiện theo đúng qui định mà Bộ GD&ĐTT qui định Tuy nhiện việc chỉđạo hoạt động GDNGLL ở nhà trường THCS hiện nay chưa có hiệu quả Các nhàtrường mới chir đạo một cách chung, chưa có kế hoạch chương trình hoạt động cụthể cho từng năm học, từng chủ đề….Ở Thị xã Bỉm Sơn, tuy Phòng Giáo dục đã

có công văn hướng dẫn, chỉ đạo các nhà trường thực hiện chương trình hoạt độngGDNGLL nhưng đang còn chung chung, chưa cụ thể Mặc dù đã được tập huấn,

đã được hiểu và nắm được mục tiêu, vai trò, ý nghĩa tầm quan trong trọng của hoạtđộng GDNGLL nhưng các nhà trường trong Thị xã thực hiện chưa đúng kế hoạch,chương trình mà Bộ GD&ĐT đã qui định Trong những năm đầu thay sách giáokhoa, hầu hết các nhà trường rất ít quan tâm đến hoạt động này, thậm chí còn xemnhẹ, bỏ qua, chưa nhận thức được hoạt động này là một môn học trong nhà trường

Trang 16

THCS nên không đưa vào chương trình hoạt động, không có kế hoạch chỉ đạo, chỉgiao phó cho giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách Đội tự tổ chức Có nhữngnhà trường cũng đã chú ý đến nhưng còn lúng túng trong việc chỉ đạo hoặc cóchăng chỉ là những hoạt động chiếu lệ, hình thức

Qua khảo sát thực tế, các nhà trường THCS trong địa bàn Thị xã Bỉm Sơn

đã thực hiện chương trình hoạt động GDNGLL còn máy móc, phần lớn các nhàtrường chỉ chủ yếu hoạt động dưới dạng sinh hoạt lớp, sinh hoạt cuối tuần và mộtvài hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao chào mừng ngày lễ lớn trong năm như:20-11; 26-3; chưa tổ chức các hoạt động này theo chủ điểm Đặc biệt Ban giámhiệu các nhà trường chưa thực sự chú trọng đến hoạt động này, không có kế hoạch

cụ thể để chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong nhà trường thực hiện chương trìnhnày theo đúng qui định của Bộ GD&ĐT

Từ năm học 2005 – 2006 đến nay hoạt động này đã được các cấp lãnh đạoquan tâm cho nên đã được duy trì đều đặn và có những nhà trường thực sự đã tạođược sân chơi bổ ích cho các em qua hoạt động này

Trang 17

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GDNGLL Ở

TRƯỜNG THCS XI MĂNG – BỈM SƠN I- Vài nét khái quát về tình hình địa phương và tình hình nhà trường

1 Khái quát về tình hình địa phương.

Trường THCS nằm trên địa bàn của Phường Đông Sơn – Thị xã Bỉm

Sơn Đây là một phường mới được chia tách từ năm 2002, tuy vậy ngay từ sau khichia tách, tổ chức hệ thống chính trị của phường được kiện toàn đã làm cho bộ mặtcủa Đông Sơn ngày một đổi mới Kinh tế phát triển, an ninh quốc phòng được giữvững nâng lên, nhận thức của người dân càng được mở rộng Đặc biệt Phường đãchú trọng, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục vì vậy mà giáo dục phường Đông Sơnngày một tiến lên góp phần đẩy mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường

2 Khái quát về tình hình nhà trường.

Trường THCS nằm trên địa bàn của Phường Đông Sơn Với đội ngũ cán

bộ, giáo viên, công nhân viên nhiệt tình, vững vàng về chuyên môn, tâm huyếtvới nghề nghiệp, đoàn kết nhất trí Vì vậy mà nhà trường đã có bề dày về thànhtích trong dạy và học Năm học 2003-2004 nhà trường được UBND Tỉnh cấp bằngcông nhận trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 là trường chuẩn đầu tiêncủa khối THCS ở Thị xã Bỉm Sơn

Trang 18

II- Thực trạng của vấn đề chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Xi Măng - Bỉm Sơn

1 Đánh giá hoạt động của nhà trường

Công tác chỉ đạo hoạt động GDNGLL ở trường THCS Xi Măng trongnhững năm gần đây có những chuyển tích cực Ban giám hiệu nhà trường đã nhậnthức được sự cần thiết của chương trình hoạt động GDNGLL trong nhà trườngTHCS Nhận thức đúng mục tiêu của hoạt động GDNGLL, coi chương trình hoạtđộng GDNGLL như là một môn học trong nhà trường, nó tiếp nối hoạt động dạy -học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữanhận thức và hành động, từ đó giáo dục nhận thức tư tưởng cho cán bộ giáo viên

và học sinh trong nhà trường hiểu được vai trò, ví trí, mục tiêu của môn học này

để thực hiện nghiêm túc

Đặc biệt, nhà trường có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm dày kinh nghiệm,Tổng phụ trách Đội có năng lực, nhiệt tình công tác nên nhà trường được PhòngGiáo dục đánh giá là một đơn vị đã duy trì tốt các hoạt động GDNGLL, hình thứchoạt động khá đa dạng, phong phú, sổi nổi thu hút được nhiều học sinh tham gia.Nhà trường đã nhiều năm được Phòng Giáo dục, Hội đồng Đội Thị xã Bỉm Sơnchỉ đạo xây dựng mô hình mẫu cho các đơn vị trường bạn Đây là một cố gắng lớncủa Ban giám hiệu và tập thể cán bộ giáo viên trong nhà trường

Tuy nhiên đội ngũ cán bộ Đoàn thanh niên ở địa phương còn nhiều hạnchế về năng lực cho nên việc thực hiện chương trình HĐGDNGLL ở địa phươngthực hiện chưa tốt Trong mỗi kỳ nghỉ hè, địa phương chưa phối kết hợp được vớinhà trường để tổ chức các hoạt động hè theo chủ đề : “hè vui khỏe và bổ ích”,chưa thu hút được học sinh tham gia các hoạt động hè ở địa phương Vì vậy hoạt

động GDNGLL chủ yếu diễn ở nhà trường, diễn ra trong năm học

2 Các biện pháp của nhà trường đã thực hiện trong thời gian qua.

Tổ chức hoạt động GDNGLL muốn đạt hiệu quả giáo dục nhất định nhất

thiết phải tuân theo một qui trình cụ thể cho từng bước thực hiện Ban giám hiệu

Ngày đăng: 28/11/2014, 19:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w