6. Bố cục của đề tài
3.3.2. Giải pháp về đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá và khan hiếm, là tài nguyên đặc biệt, là tư liệu sản xuất, là đối tượng lao đông trong sản xuất nông nghiệp vì vậy sử dụng hợp lý đất đai sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo duy trì độ màu mỡ cũng như giá trị sử dụng của nó ngày được nâng cao.
Thị trường hóa đất đai là một vấn đề cần được nghiên cứu và vận dụng đúng đắn trên địa bàn. Nếu như có một thị trường đất đai đúng mức việc sử dụng đất sẽ có hiệu quả hơn. Cần quán triệt nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên đất, do vậy cần bố trí nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý giữa các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế. Quá trình công nghiệp hóa, đòi hỏi phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, thủy lợi, cung cấp điện, cung cấp nước đô thị …Đồng thời với quá trình công nghiệp hóa là quá trình đô thị hóa cũng tăng nhanh. Do vậy, sử dụng đất đai cho quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa sẽ chiếm tỉ trọng lớn.
3.3.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ
Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong khoa học và công nghệ, đa dạng hoá các mô hình và tổ chức chuyển giao công nghệ nhằm gắn khoa học và công nghệ với sản xuất. Nghiên cứu ứng dụng và triển khai là hướng được ưu tiên để đổi mới công nghệ với cơ cấu nhiều trình độ, vừa tuần tự đi từ thủ công đến cơ giới, vừa đi thẳng vào công nghệ hiện đại ở những lĩnh vực kinh tế đã được chọn lựa. Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra cơ bản để khoa học công nghệ đóng góp có hiệu quả trong việc tham mưu cho tỉnh và các ngành kinh tế có được những quyết định đổi mới công nghệ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo nền kinh tế có tốc độ phát triển cao đồng thời không lạc hậu trong quá trình phát triển. Theo hướng đó, trong giai đoạn tới đây khoa học công nghệ tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa:
+ Coi trọng việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong công nghệ chế biến, công nghệ sản xuất vật liệu mới.
+ Giải quyết căn bản được các vấn đề về giống cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và có giá trị hàng hóa xuất khẩu cao có lợi thế.
95
- Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh
+ Đào tạo lại đội ngũ lao động làm công tác khoa học công nghệ trong các lĩnh vực công nghệ, quản trị, kinh doanh, bảo vệ môi trường.
+ Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ đáp ứng kịp thời công tác nghiên cứu triển khai và điều tra cơ bản.
+ Phát triển cạnh tranh lành mạnh tạo cho cán bộ khoa học công nghệ có cơ hội tham gia phát triển năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ. Có chính sách thích đáng để thu hút cán bộ khoa học công nghệ và công nhân giỏi kể cả cộng đồng khoa học công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài về hợp tác nghiên cứu tham gia xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
+ Đầu tư thích đáng vào việc khai thác có hiệu quả mạng lưới thông tin khoa học công nghệ trên cơ sở áp dụng tin học.
+ Đổi mới cách tiếp cận công tác thống kê khoa học - công nghệ theo các hướng dẫn và tiêu chuẩn quốc tế để làm tốt công tác quản lý khoa học công nghệ trong quá trình hội nhập với thế giới và khu vực.
Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, đầu tư đổi mới thiết bị máy móc, dây truyền công nghệ đi đôi với bảo vệ môi trường:
Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh và nguồn lực hạn chế, thực hiện đổi mới công nghệ của tỉnh cần được áp dụng một cơ cấu thích hợp. Lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, tư tưởng cần quán triệt là sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Do đó, trong chuyển giao công nghệ khuyến khích tranh thủ tối đa việc tiếp nhận công nghệ hiện đại. Kiên quyết ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu. Tuy nhiên, không loại trừ việc nhập thiết bị và công nghệ ở trình độ thấp hơn nhưng xét thấy hiệu quả vẫn đảm bảo. Thông qua đổi mới công nghệ, chuyển từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.
- Liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu.
- Tập trung đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ vào các ngành mà thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu mà tỉnh có điều kiện sản xuất và đảm bảo cạnh tranh được.
96
- Thực hiện và vận dụng triệt để Luật khuyến khích đầu tư trong nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ngân sách tỉnh hỗ trợ và các doanh nghiệp dành một khoản chi cần thiết cho việc mua phát minh, bí quyết công nghệ trong, ngoài nước để thực hiện đổi mới công nghệ.
- Kết hợp chặt chÏ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường. Cần có quy hoạch chung về hệ thống xử lý rác thải công nghiệp và rác sinh hoạt. Khi phê duyệt dự án đầu tư nhất thiết phải đánh giá được tác động của dự án đối với môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.
Và điều đặc biệt quan trọng là Nhà nước cần điều chỉnh lại qui định về tỉ lệ trích khấu hao, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhanh chóng khấu hao, đổi mới máy móc thiết bị
3.3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ, công chức các ngành, các cấp về pháp luật, quản lý và điều hành các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật từ các nơi khác đến công tác và làm việc lâu dài ở Bắc Ninh, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của Hà Nội phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Ninh. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.
Để thực hiện những hợp tác và phối hợp trên, tỉnh cần tiến hành xây dựng chương trình hợp tác cụ thể trong từng giai đoạn phát triển. Trong đó xác định mục tiêu, nội dung phối hợp, hình thức phối hợp và có tổ chức giám sát thực hiện chương trình hợp tác giữa tỉnh với các tỉnh, ngành ở Trung ương.
Bắc Ninh không thể thiếu được những con người được đào tạo giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ rất nhanh, do vậy, tỉnh phải có kế hoạch đào tạo chặt chẽ, bám sát định hướng phát
97
triển của tỉnh và của cả nước để đào tạo và có kế hoạch sử dụng hợp lý nhất nguồn nhân lực. Cụ thể là:
- Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế-kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.
- Xây dựng và mở rộng thêm các trường, cơ sở đào tạo, mở rộng thêm các ngành nghề mới, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy.
- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài nhất là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân trong tỉnh. Rà soát lại lực lượng kỹ sư - công nghệ kỹ thuật được đào tạo trong các cơ quan nhà nước trong tỉnh để có kế hoạch điều chỉnh phân công hợp lý, nhằm tăng cường thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.
- Trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ...
- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh..
3.3.5. Giải pháp về cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý
3.3.5.1. Cơ chế chính sách
- Có chính sách hỗ trợ, điều phối, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp từ nay đến năm 2020. Tăng cường sự phối hợp trách nhiệm của
98
sở, ngành và các địa phương trong việc hình thành, quản lý và phát triển các KCN, cụm công nghiệp...
- Vận dụng triệt để chính sách ưu đãi: miễn giảm thuế, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ tiếp thị, xây dựng thương hiệu…; đồng thời kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút khuyến khích đầu tư với sức hấp dẫn cao; xây dựng kết cấu hạ tầng hợp lý phục vụ cho phát triển công nghiệp. Đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt vốn, thuế, công nghệ, thông tin môi trường đầu tư vv... nhằm khơi dậy các tiềm năng trong các thành phần kinh tế, nhất là khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Đồng thời dành một khoảng kinh phí thích đáng cho công tác hỗ trợ, đầu tư và phát triển trung tâm công nghiệp - nhất là ở khu vực nông thôn và các làng nghề, nhân cấy nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.
- Có chính sách về thu nhập thích đáng, bồi dưỡng mở rộng kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động phù hợp với cơ chế thị trường.
- Tiếp tục cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, có chính sách thống nhất, không phân biệt các thành phần kinh tế và đây sẽ là giải pháp có tác động rất lớn cho quá trình phát triển công nghiệp.
- Cải tổ bộ máy hoạt động, mở rộng quyền hạn và trách nhiệm của Sở Công nghiệp để đáp ứng nhiệm vụ mới về phát triển công nghiệp trong tương lai; từng bước khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý họat động công nghiệp.
- Tổ chức quản lý tốt các dự án phát triển công nghiệp từ khâu chuẩn bị, nghiên cứu, lập, thẩm định và thực hiện dự án cho đến khi kết thúc dự án.
- Đẩy mạnh hoạt động công tác khuyến công trên cơ sở tăng cường đầu tư từ ngân sách, tranh thủ các nguồn thu, sử dụng có hiệu quả các khoản chi để hoạt động của công tác khuyến công thật sự tạo nên động lực của phát triển công nghiệp
3.3.5.2. Tổ chức sắp xếp và quản lý các doanh nghiệp
Hiện nay công tác quản lý và hoạt động công nghiệp phân tán ở nhiều ngành, nhiều cấp đã nẩy sinh tình trạng đầu tư trùng lấp, cạnh tranh triệt tiêu sức mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau, gây lãng phí năng lực sản xuất, cán bộ công nhân tài năng giỏi chưa được phát huy. Do đó, cần phải thực hiện tốt các công tác sau:
- Đẩy mạnh thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đa dạng các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất nhằm huy động vốn, xử lý
99
dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ kéo dài theo hình thức thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn của nhà nước.
- Di dời sắp xếp theo hướng tập trung các xí nghiệp sản xuất công nghiệp vào các KCN, cụm công nghiệp nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng: đường giao thông, điện, nước, xử lý ô nhiễm môi trường. Để khuyến khích di dời cần có chính sách miễn giảm thuế và giảm giá thuê đất trong các KCN, cụm công nghiệp ở mức hợp lý.
3.3.5.3. Trách nhiệm của doanh nghiệp
- Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh thật cụ thể, đặc biệt vấn đề đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và không ngừng phát triển thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ; đối với các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn phấn đấu đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Riêng sản phẩm xuất khẩu phải đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để có điều kiện cạnh tranh và đứng vững trên các thị trường lớn trong và ngoài nước.
- Chủ động tiếp cận các nguồn vốn: vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn thuê mua thiết bị trả chậm, vốn huy động từ cán bộ nhân viên, nhân dân trong tỉnh, trong nước...
- Tạo nguồn nguyên liệu ổn định và vững chắc, đặc biệt là nguồn nguyên liệu do các ngành nông lâm ngư cung cấp, bằng các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ cụ thể, phải trên tinh thần tôn trọng lợi ích từ 2 phía.
- Chú trọng công tác tiếp thị, quan hệ mật thiết với khách hàng, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của khách hàng nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là thị trường ngoài nước.
- Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức và năng lực kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.3.5.4. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt để, thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.
100
- Xây dựng và ban hành đầy đủ, kịp thời các quy chế ; cơ chế, chính sách đảm bảo phát huy dân chủ, sáng kiến, sáng tạo và làm cho hệ thống hoạt động tốt đáp ứng được yêu cầu phát triển.
- Tăng cường hợp tác liên tỉnh, liên kết, đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch:
Những phối hợp và hợp tác liên tỉnh trong thời gian tới tập trung vào các công