Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu phát triển ngành công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 - 2012, định hướng đến năm 2030 (Trang 81 - 109)

6. Bố cục của đề tài

3.1.1.Bối cảnh trong nước

3.1.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp có cơ

sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản suất, đời sống vật chất tinh thần cao, an ninh quốc phòng vững chắc, dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ra sức phấn đấu để đến năm 2020 nước Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, với tỉ trọng ngành công nghiệp vượt trội hơn các ngành khác).

Một số quan điểm phát triển công nghiệp Việt Nam từ 2009 – 2020, tầm nhìn 2025: Thứ nhất, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, thể hiện ở việc phát triển công nghiệp trên cơ sở huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong nước cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Thứ hai, cần nắm bắt nhanh nhạy, khai thác triệt để các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra, kết hợp tiềm năng lợi thế trong nước. Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

Thứ ba, khuyến khích phát triển các ngành và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, quy trình công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu.

Thứ tư, phát triển công nghiệp theo hướng hình thành cân đối động, đảm bảo sự ưu tiên phát triển các ngành, các vùng phù hợp với nguồn lực, lợi thế trong từng thời kỳ và với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ năm, phát triển công nghiệp tạo động lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Thứ sáu, phát triển công nghiệp gắn chặt với phát triển dịch vụ, nhất là dịch vụ trong công nghiệp.

Thứ bảy, phát triển công nghiệp gắn với yêu cầu phát triển bền vững, tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, kết hợp với củng cố quộc phòng và an ninh quốc gia.

82

Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tầm nhìn đến 2030, Công nghiệp Việt Nam tập trung phát triển 3 nhóm ngành chính sau :

+ Nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh : Phát triển theo hướng xuất khẩungành Công nghiệp dệt may, da giày ; Chế biến nông lâm thuỷ hải sản ; Công nghiệp thực phẩm; Sản xuất, lắp ráp điện tử.

Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong quảng bá, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, môi trường và luật pháp kinh doanh quốc tế.

+ Nhóm ngành công nghiệp nền tảng : Đây là nhóm ngành nhà nước cần nắm vai trò dẫn dắt, đảm bảo độc lập tự chủ cho nền kinh tế gồm : Ngành năng lượng; Luyện kim; Hoá chất ( gồm cả phân bón và hoá dầu) ; Khai thác, chế biến khoáng sản ; Sản xuất vật liệu và xây dựng ; Cơ khí chế tạo, thiết bị điện

Chính sách cho nhóm ngành này là nhà nước cần trực tiếp đầu tư một số dự án quan trọng quốc gia, tạo cơ chế tín dụng ổn định, thực hiện phát hành trái phiếu khi cần thiết, coi trọng nhu cầu trong nước không đặt cao mục tiêu xuất khẩu.

+ Nhóm ngành công nghiệp tiềm năng : Đây là nhóm ngành có thể tạo bước nhảy vọt cho tăng trưởng GDP công nghiệp thông qua việc tiếp thu và phát triển công nghệ hiện đại, gắn với các tập đoàn đi đầu. Nhóm ngành này bao gồm: Sản xuất chi tiết linh kiện điện tử, phần mềm; Hoá dầu, hoá dược, hoá mỹ phẩm; Sản phẩm từ công nghệ mới; Thiết bị viễn thông, tin học

Với chính sách đầu tư tài chính cho các cơ sở nghiên cứư, tạo dựng thị trường cho sản phẩm đầu ra...

3.1.1.2. Các yếu tố liên vùng ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp của tỉnh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, là vùng kinh tế phát triển năng động thứ hai cả nước;với nhiều tiềm năng về nguyên liệu, nhân lực cho phát triển công nghiệp. Vì vậy, trong quá trình phát triển, ảnh hưởng của vùng đến phát triển KT-XH nói chung và công nghiệp nói riêng của Bắc Ninh là rất lớn.

Với nền KT-XH của vùng liên tục tăng nhanh những năm tới đòi hỏi BN phải có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để từng bước thể hiện rõ vai trò động lực, cùng với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đi đầu trong một số lĩnh vực, đặc biệt là một số ngành công nghiệp mũi nhọn.

83

Từ nay đến năm 2020 nền kinh tế - xã hội cả nước sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ trên 7,5%, trong đó công nghiệp và xây dựng tăng bình quân khoảng 9%, nông nghiệp 3,5-4%, dịch vụ 7-8%. Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP năm 2010 và 35% năm 2020. Xuất khẩu tăng trung bình trên 14- 15%/năm. Vùng Đồng bằng sông Hồng đạt mức tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) khoảng 9-10%/năm thời kỳ 2006-2020, trong đó công nghiệp tăng khoảng 12-13%; dịch vụ 10-11%, nông nghiệp khoảng 3,5-4%. Như vậy, các quan điểm, mục tiêu của chiến lược phát triển của cả nước, của vùng Đồng bằng sông Hồng phải được thể hiện trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Ninh, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cần được đầu tư phát triển với mức độ cao hơn, chất lượng lớn hơn, tốc độ tăng cao hơn. Nền kinh tế Bắc Ninh phải tiếp tục được tăng tốc mới có thể phát huy được lợi thế so sánh của mình.

3.1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực

3.1.2.1. Xu hướng phát triển quan hệ kinh tế thế giới

Ngày nay hội nhập kinh tế thế giới để phát triển là một xu thế tất yếu của thời đại. Sự giao lưu kinh tế đã liên kết các quốc gia có chế độ chính trị khác nhau thành một thị trường thống nhất. Đến nay, trên thế giới đã hình thành 25 tam giác kinh tế và khu vực kinh tế, 130 tổ chức hợp tác thương mại do Bắc Mỹ ( NAFTA), diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ), khối Đông Nam Á ( ASEAN ). Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, thành viên chính thức của APEC, tổ chức thương mại thế giới WTO.

3.1.2.2. Chuyển dịch kinh tế dẫn đến khả năng chuyển dịch nguồn vốn

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỷ 90 tương đối ổn định và phát triển mạnh hơn so với các khu vực khác. Dự báo trung tâm kinh tế thế giới trong những thập kỷ tới sẽ chuyển dịch từ Tây sang Đông, mà vòng cung châu Á – Thái Bình Dương sẽ là nơi tiếp nhận sự chuyển dịch này, Việt Nam nằm trong khu vực này đã giải quyết tốt hơn quan hệ với các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh và toàn bộ EU, với các nước trong lãnh thổ khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, ASEAN. Đối với Mỹ, hai bên đã ký hiệp định thương mại. Từ quan hệ đó, có thể dự đoán các dòng nguồn vốn và các nguồn tài chính đến Việt Nam trong tương lai cần quan tâm là : Nguồn vốn FDI, nguồn vốn việc trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn các tổ chức chính phủ ( NGO )

84

3.2. Quan điểm, mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030

3.2.1. Quan điểm phát triển tổng quát kinh tế xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Tiếp tục phát triển Bắc Ninh với tốc độ nhanh nhưng phải bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, phát huy các lợi thế so sánh về địa kinh tế và nguồn nhân lực của tỉnh.

(2) Nền kinh tế phải phát triển năng động, linh hoạt và hiệu quả phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh quốc tế.

(3) Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng, đặc biệt là thủ đô Hà Nội

(3) Đảm bảo phát triển bền vũng, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử.

(4) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh, hiệu quả.

3.2.2. Mục tiêu phát triển

3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát

Nhanh chóng xây dựng Bắc Ninh đạt mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng của vùng Thủ đô Hà Nội. Trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và y tế chất lượng cao của vùng. Văn hóa phát triển lành mạnh hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc.

Hình thành không gian kinh tế thống nhất giữa đô thị hạt nhân với các khu vực nông thôn bằng bộ khung kết cấu hạ tầng đồng bộ, rút thời gian đi từ điểm xa nhất trong tỉnh đến trung tâm tỉnh lỵ xuống còn khoảng 30 phút.

3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể a)Về phát triển kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 đạt 15- 16%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 18-21%/năm, khu vực dịch vụ tăng khoảng 17-18%/năm. Thời kỳ 2011 - 2015 mức tăng trưởng kinh tế 13%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng bình quân trên 15%/năm, khu vực

85

dịch vụ tăng bình quân 14-15%/năm. Thời kỳ 2016-2020 mức tăng trưởng kinh tế 12%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng bình quân trên 12%/năm và khu vực dịch vụ tăng bình quân 14-15%/năm.

GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 20, 6 triệu đồng giá hàng hóa (tương đương 1300 USD).

Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20112 tỉ đồng (giá 1994); giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản đạt 2939-3108 tỉ đồng (giá 1994).

Phấn đấu nền kinh tế có tỉ suất hàng hóa cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân hàng năm trên 55, 8-58,5%, đến năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800-900 triệu USD.

Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, giải quyết tốt tích lũy và tiêu dùng, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến đạt 38-40% GDP; thời kỳ 2011-2020 khoảng 42-45%.

Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 3200 tỉ đồng, tăng bình quân 25%/năm đạt tỉ lệ thu ngân sách từ GDP 15% năm 2010 và 15,5% năm 2020.

Tốc độ đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 20-25%/năm.

b)Về phát triển xã hội.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỉ lệ thất nghiệp thành thị từ 4,5% hiện nay xuống dưới 4% và nâng tỉ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên trên 85% vào năm 2010 và trên 95% vào năm 2020.

Giải quyết việc làm bình quân hàng năm khoảng 22-24 nghìn lao động, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 lao động trong khu vực nông nghiệp còn khoảng 42,8%, đến năm 2020 còn khoảng 25%.

Phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học, 100% các trường được kiên cố hoá; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống vật thể và phi vật thể; đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao.

Đến năm 2010, tỉ lệ đô thị hoá đạt 20%, đến năm 2020 ít nhất đạt khoảng 45- 50%.

Đến năm 2010, tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 45%, đến năm 2020 khoảng 65%. Đến năm 2010, có 80% lao động có việc làm sau khi đào tạo. Đến năm 2010 giảm tỉ lệ nghèo còn dưới 7% (theo chuẩn năm 2005).

Dự kiến đến năm 2010 giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 18% và đến năm 2020 dưới 12%.

86

c) Về bảo vệ môi trường

Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề. Đến năm 2010 khoảng 98% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế.

Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Phương hướng phát triển bền vững công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế công nghiệp cao đạt nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm của công nghiệp Bắc Ninh thời kỳ 2006- 2010 khoảng 25-27% (Giá trị gia tăng tăng bình quân khoảng 19-20%), thời kỳ 2011-2015 tăng khoảng 18-19% (Giá trị gia tăng tăng bình quân khoảng 15-16%) và thời kỳ 2016-2020 tăng khoảng 15-16% (Giá trị gia tăng tăng bình quân khoảng 12-13%). Đồng thời tạo được chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Bắc Ninh thông qua đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Tăng nhanh tỉ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm của tỉnh, tạo điều kiện để hội nhập ở mức sâu hơn với kinh tế khu vực và thế giới, đưa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản thành tỉnh công nghiệp.

3.2.3.1. Phát triển các ngành hàng công nghiệp

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tư từ bên ngoài.

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy...

- Công nghiệp công nghệ cao. Chú trọng phát triểncác ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá (sản xuất các thiết bị tự động, rôbốt), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới, vật liệu composit, polyme tổng hợp... ; công nghiệp cơ khí chế tạo đáp ứng nhu cầu chế biến nông sản thực phẩm và hàng tiêu

87 dùng cao cấp v. v...

- Công nghiệp cơ khí. Đầu tư chiều sâu những công đoạn cần thiết để nâng cao chất lượng các nhà máy cơ khí hiện có đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, dụng cụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủ công mỹ nghệ của tỉnh.

Coi trọng phát triển các ngành sản xuất phụ kiện cho ngành dệt may, giày da, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện (nhất là động cơ điện công suất lớn), thiết bị chế biến nông, thuỷ sản... ; thiết bị cho công nghiệp sản xuất vật liệu xi măng, cho sản xuất sản phẩm gốm sứ các loại, vật liệu nội thất và vật liệu lợp; thiết bị cho công nghiệp dược phẩm...

- Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống. Ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm của các xí nghiệp hiện có... Các xí nghiệp đầu tư mới phải đi ngay vào công nghệ hiện đại.

Các ngành sản xuất bia, nước giải khát trong những năm tới chủ yếu đầu tư chiều sâu đối với các xí nghiệp hiện có, không xây dựng thêm nhà máy mới.

3.2.3.2. Phát triển các sản phẩm công nghiệp

Sản phẩm đầu ra của các ngành sản xuất công nghiệp Bắc Ninh trong những năm tới đến 2020 vẫn là những sản phẩm truyền thống. Ngoài ra có một số năng lực và sản phẩm mới tăng đáng kể dự báo trong những năm tới sẽ tham gia vào giá trị

Một phần của tài liệu phát triển ngành công nghiệp tỉnh bắc ninh giai đoạn 2005 - 2012, định hướng đến năm 2030 (Trang 81 - 109)