6. Bố cục của đề tài
2.2.1. Khái quát chung
Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Dựa trên các lợi thế về vị trí địa lí, mạng lưới giao thông vận tải, thị trường tiêu thụ, sức hút, sức lan tỏa của các đô thị trung tâm và đặc biệt ưu thế về nguồn lao động, sản xuất công nghiệp của vùng phát triển từ khá sớm và luôn giữ vai trò hết sức quan trọng đối với cả nước. Trong vùng tập trung các ngành công nghiệpquan trọng của cả nước như sản xuất máy công cụ, máy cắt gọt kim loại, sản xuất động cơ điện, điện tử,...
Năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) chiếm 24 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước; con số này đã tăng lên 27,5% vào năm 2012. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng từ 214132 tỉ đồng năm 2005 lên 1272674 tỉ đồng năm 2012, gấp hơn 6 lần. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trung bình năm trong giai đoạn 2000 – 2012 là 17,8%, cao hơn so với mức trung bình cả nước (15,1%). Công nghiệp của vùng là hạt nhân của toàn bộ nền công nghiệp Bắc Bộ và là bộ phận quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững nền công nghiệp cả nước.
Về mặt lãnh thổ, sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có sự phân hóa theo hai tiểu vùng khá rõ rệt. 6 tỉnh phía bắc Đồng bằng sông Hồng thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có sản xuất công nghiệp phát triển, chiếm tới 90,1% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng trong khi 4 tỉnh phía nam chỉ chiếm 9,9%. Xét ở cấp tỉnh, thành
40
phố, giá trị sản xuất công nghiệp của Thủ đô Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn nhất (37,4% toàn vùng), sau đó là các tỉnh Bắc Ninh, TP.Hải Phòng và tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 1.2: Giá trị sản xuất công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2000 - 2012
(Đơn vị: tỉ đồng)
Tỉnh, thành phố Năm 2000 Năm 2005 Năm 2012 % toàn vùng 2012
Toàn vùng % so với cả nước 57 683 17, 2 193143 19, 5 1272674 27,5 100, 0 Hà Nội 27546 89887 400371 31,5 Vĩnh Phúc 6522 21188 120792 9,5 Bắc Ninh 2689 12790 237425 18,7 Quảng Ninh 3789 20989 127870 10,0 Hải Dương 3684 11700 90164 7,0 Hải Phòng 8230 25231 103916 8,2 Hưng Yên 3147 13443 74055 5,8 Thái Bình 1962 5365 34325 2,7 Hà Nam 1270 3563 26017 2,0 Nam Định 1968 6654 33044 2,6 Ninh Bình 664 3325 24694 2,0
(Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2005 và 2012)
Về cơ cấu thành phần kinh tế, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt ở một số ngành quan trọng như cơ khí, vật liệu xây dựng, điện lực, tuy tỉ trọng có xu hướng giảm đi. Năm 2012, tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp khu vực Nhà nước chỉ còn chiếm 13,1%. Khu vực ngoài Nhà nước có tốc độ và tỉ trọng tăng liên tục và vững chắc, từ 22,2% năm 2000 lên 38,0% năm 2012. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng nhanh và hiện chiếm tỉ trọng cao nhất (48,9% năm 2012), nhờ sự thu hút vào các khu công nghiệp để tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm dành cho xuất khẩu.
Về cơ cấu ngành, giá trị sản xuất công nghiệp của vùng chủ yếu được đóng góp bởi một số ngành công nghiệp cơ bản. Tỉ trọng của công nghiệp chế biến chiếm gần như tuyệt đối (95,6%, năm 2012). Tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác không đáng kể (0,8%) và đang có xu hướng giảm đi trong cơ cấu công nghiệp do ở đây có
41
nguồn tài nguyên khoáng sản khá nghèo nàn cả về chủng loại và trữ lượng. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước chiếm tỉ trọng nhỏ (3,6%).
Công nghiệp chế biến là ngành chiếm tỉ trọng tuyệt đối dựa trên các thế mạnh đặc trưng của vùng là nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng tương đối hoàn thiện, nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn... Vùng Đồng bằng sông Hồng đang chú trọng phát triển những sản phẩm có lợi thế so sánh như sản xuất động cơ điện và vật liệu mới, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử - tin học, dệt - may, da - giày, hàng nhựa, thủ công mĩ nghệ, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, …
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng là tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp cơ bản, nhất là công nghiệp cơ khí chế tạo. Các ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản có xu hướng giảm dần. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt - may, da - giày, công nghiệp hoá chất có xu hướng ổn định trong cơ cấu.
1.2.2.2. Các ngành công nghiệp chủ yếu a) Công nghiệp cơ khí chế tạo
Đây là ngành có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành sản xuất, kể cả sản xuất hàng tiêu dùng cho nhu cầu của xã hội và là ngành truyền thống cũng như là thế mạnh của vùng. Ngay từ thời Pháp thuộc, vùng này đã có một số nhà máy cơ khí nhỏ như nhà máy xe lửa Gia Lâm, cơ khí Hải Phòng; rồi sau năm 1954 là các nhà máy cơ khí sửa chữa và đóng tàu Bạch Đằng (Hải Phòng), cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội), sản xuất máy bơm nước (Hải Dương),... Trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng, cơ khí chế tạo là ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất với 34%. Cơ cấu ngành cơ khí chế tạo hết sức đa dạng với nhiều ngành như lắp ráp ôtô, xe máy, sản xuất động cơ điện, động cơ điêzen, cơ khí chế tạo vật liệu, cơ khí đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải, cơ khí hàng tiêu dùng cao cấp như tủ lạnh, điều hoà nhiệt độ, các thiết bị dân dụng trên cơ sở liên doanh với nước ngoài. Vùng Đồng bằng sông Hồng đã thu hút được các tập đoàn lớn trong nước và quốc tế đầu tư vốn và công nghệ tương đối hiện đại như Honda, Toyota, Sam Sung,... Tiêu biểu như công ti Honda Việt Nam sản xuất, lắp ráp xe máy, công ti Toyota Việt Nam lắp ráp ôtô ở Vĩnh Phúc, công ti Ford lắp ráp ôtô, công
42
ti dây cáp điện Taya ở Hải Dương... Các trung tâm công nghiệp cơ khí chế tạo lớn là Hà Nội, Hải Phòng; ngoài ra còn có Phúc Yên, Hải Dương.
b) Công nghiệp điện tử - tin học
Đây là ngành non trẻ so với một số ngành truyền thống khác song đang có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định do thế mạnh về nguồn lao động, thị trường tiêu thụ và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp điện tử - tin học được chú trọng phát triển tại các khu công nghiệp dựa trên cơ sở liên doanh với nước ngoài là chủ yếu. Ngành này bao gồm công nghiệp phần mềm, thiết bị khoa học công nghệ, sản xuất đèn hình, máy tính, … Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp điện tử - tin học của vùng chiếm 14, 1%, đứng thứ hai sau công nghiệp cơ khí chế tạo. Hai trung tâm dẫn đầu về công nghiệp điện tử - tin học của vùng là Hà Nội và Bắc Ninh với sự hiện diện của các công ti trong nước và nước ngoài như Canon, Intel, Sam Sung...
c) Công nghiệp dệt - may, da- giày
Với lợi thế về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động vừa có kinh nghiệm lại giá rẻ, nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nên Đồng bằng sông Hồng là một trong những vùng trọng điểm về dệt - may, da - giày của cả nước.
Hằng năm, vùng này đóng góp khoảng trên 20% sản phẩm quần áo may sẵn, quần áo dệt kim, vải lụa thành phẩm, 37% sản lượng giày dép da, 40% sản lượng giày vải cho cả nước. Số lượng các doanh nghiệp tập trung tại vùng chiếm tới trên 20% tổng số doanh nghiệp dệt - may, da - giày của cả nước. Đặc biệt là sự có mặt của các doanh nghiệp lớn như may 10, may Đức Giang, giày Thượng Đình, dệt 8/3, dệt kim Đông Xuân, giày Thụy Khuê,... Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp cũng như các cơ sở sản xuất trong ngành tăng lên rất nhanh, nhất là các cơ sở tư nhân và các doanh nghiệp FDI. Điều này đã giúp cho giá trị sản xuất ngành dệt - may, da - giày tăng lên nhanh chóng, góp phần đảm bảo vị thế của vùng trọng điểm dệt - may, da - giày. Do thu hút được vốn đầu tư lớn nên ở Đồng bằng sông Hồng đã tập trung nhiều cơ sở thuộc da, dệt và các phụ liệu phục vụ ngành giày, ngành may. Hà Nội là một trong những trung tâm dệt - may, da - giày lớn nhất cả nước. Với truyền thống phát triển lâu đời và sự có mặt của hàng loạt các doanh nghiệp có tên tuổi, Hà Nội đã phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong hơn 10 năm qua, ngành dệt - may, da - giày của Hà Nội không ngừng đổi mới thiết bị máy móc, đầu tư công nghệ, đào tạo nhân lực, đổi mới phương thức quản lí sản xuất để
43
tạo ra nhiều sản phẩm cao cấp, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Năm 2012, giá trị sản xuất của ngành dệt - may, da - giày trên địa bàn Thành phố đạt hơn 200 nghìn tỉ đồng, chiếm 7,7% giá trị của cả nước. Cùng với Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc và Hưng Yên là những trung tâm thu hút nhiều dự án đầu tư dệt - may, da - giày lớn và có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển toàn ngành.
d) Công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống
Ngành được phát triển dựa trên cơ sở vững chắc là nguồn nguyên liệu sẵn có và thị trường tiêu thụ hết sức rộng lớn không chỉ của nội vùng, mà cả các vùng lân cận. Việc phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống góp phần giải quyết việc làm và tăng thêm thu nhập cho nhân dân, tạo thêm những nguồn vốn đầu tư mới, phục vụ cho sự phát triển và ổn định thị trường tiêu thụ của ngành nông nghiệp. Trong cơ cấu giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2012, giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống chiếm 9,2%.
e) Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Đây là ngành truyền thống và cũng là thế mạnh của vùng Đồng bằng sông Hồng, được phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, nguồn nguyên liệu từ vùng lân cận và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng của các tỉnh trong vùng cũng như ở các vùng khác. Sản xuất vật liệu xây dựng đã và đang trở thành ngành mũi nhọn của vùng. Sản phẩm đa dạng chủ yếu là xi măng, vật liệu xây dựng, gạch ngói… Năm 2012, giá trị sản xuất của ngành chiếm 7,6% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn vùng.
Về sản xuất xi măng, ngay từ thời Pháp thuộc Đồng bằng sông Hồng đã có nhà máy xi măng Hải Phòng, một vài nhà máy gạch ở Hà Nội, Bắc Ninh. Hiện nay vùng này có những nhà máy xi măng lớn như: Chinh Fông (Hải Phòng) với công suất 1,4 triệu tấn/năm, Hoàng Thạch 1 và 2 (Hải Dương) với công suất 2,8 triệu tấn/năm, Bút Sơn (Hà Nam), Tam Điệp (Ninh Bình), … Sản lượng xi măng toàn vùng chiếm 41,2% cả nước.
Về các loại vật liệu khác như gạch, gốm ceramic, sứ vệ sinh, kính xây dựng, các cơ sở sản xuất tập trung ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình. Trong số đó quan trọng hơn cả là nhà máy kính Đáp Cầu với công suất khoảng 28 triệu m2/năm và rất nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạch gói nhỏ ở các địa phương.
44
Ngoài các ngành kể trên, công nghiệp điện lực cũng được coi là ngành có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống các ngành công nghiệp của vùng mặc dù tỉ trọng của ngành còn nhỏ (2,9%) và đang có xu hướng giảm dần. Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lãnh thổ sớm với các hoạt động kinh tế, dân sinh khá sôi động và có nhu cầu rất lớn về điện. Dựa trên nguồn năng lượng từ than ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện đã được xây dựng và đang hoạt động có hiệu quả. Trong vùng Đồng bằng sông Hồng có 3 nhà máy nhiệt điện, đó là nhà máy nhiệt điện Phả Lại (công suất 440MW), Phả Lại 2 (công suất 600MW) và nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (công suất 100MW). Các nhà máy trên góp phần quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu điện cho toàn vùng. Bên cạnh đó, vùng này còn được cung cấp thêm nguồn điện từ lưới điện quốc gia.
45
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH
2.1. Đánh giá điều kiện phát triển công nghiệp của Bắc Ninh
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Về tiếp giáp:
- Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội - Phía nam giáp tỉnh Hưng Yên
- Phía đông giáp tỉnh Hải Dương.
Bắc Ninh nằm trên nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho giao thương với các tỉnh trong vùng và trong cả nước.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và đồng thời thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Là cửa ngõ phía Đông Bắc và là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, cách Hải Phòng 110 km. Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
46
2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1.2.1. Về khí hậu
Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh lân cận của đồng bằng sông Hồng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng rau, hoa quả, chăn nuôi, tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông sản.
2.1.2.2.Về địa hình - địa chất
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỉ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc