6. Bố cục của đề tài
3.2.3. Phương hướng phát triển bền vững công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế công nghiệp cao đạt nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm của công nghiệp Bắc Ninh thời kỳ 2006- 2010 khoảng 25-27% (Giá trị gia tăng tăng bình quân khoảng 19-20%), thời kỳ 2011-2015 tăng khoảng 18-19% (Giá trị gia tăng tăng bình quân khoảng 15-16%) và thời kỳ 2016-2020 tăng khoảng 15-16% (Giá trị gia tăng tăng bình quân khoảng 12-13%). Đồng thời tạo được chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Bắc Ninh thông qua đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ. Tăng nhanh tỉ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm của tỉnh, tạo điều kiện để hội nhập ở mức sâu hơn với kinh tế khu vực và thế giới, đưa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản thành tỉnh công nghiệp.
3.2.3.1. Phát triển các ngành hàng công nghiệp
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bổ trợ, cơ khí chế tạo, đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, có khả năng thu hồi vốn nhanh, có cơ hội chọn đối tác đầu tư từ bên ngoài.
Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ nhất là nguyên liệu từ nông lâm nghiệp, các ngành nghề truyền thống như gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy...
- Công nghiệp công nghệ cao. Chú trọng phát triểncác ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá (sản xuất các thiết bị tự động, rôbốt), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới, vật liệu composit, polyme tổng hợp... ; công nghiệp cơ khí chế tạo đáp ứng nhu cầu chế biến nông sản thực phẩm và hàng tiêu
87 dùng cao cấp v. v...
- Công nghiệp cơ khí. Đầu tư chiều sâu những công đoạn cần thiết để nâng cao chất lượng các nhà máy cơ khí hiện có đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, dụng cụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủ công mỹ nghệ của tỉnh.
Coi trọng phát triển các ngành sản xuất phụ kiện cho ngành dệt may, giày da, các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phụ tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện, linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện (nhất là động cơ điện công suất lớn), thiết bị chế biến nông, thuỷ sản... ; thiết bị cho công nghiệp sản xuất vật liệu xi măng, cho sản xuất sản phẩm gốm sứ các loại, vật liệu nội thất và vật liệu lợp; thiết bị cho công nghiệp dược phẩm...
- Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống. Ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm của các xí nghiệp hiện có... Các xí nghiệp đầu tư mới phải đi ngay vào công nghệ hiện đại.
Các ngành sản xuất bia, nước giải khát trong những năm tới chủ yếu đầu tư chiều sâu đối với các xí nghiệp hiện có, không xây dựng thêm nhà máy mới.
3.2.3.2. Phát triển các sản phẩm công nghiệp
Sản phẩm đầu ra của các ngành sản xuất công nghiệp Bắc Ninh trong những năm tới đến 2020 vẫn là những sản phẩm truyền thống. Ngoài ra có một số năng lực và sản phẩm mới tăng đáng kể dự báo trong những năm tới sẽ tham gia vào giá trị của ngành công nghiệp là: sản phẩm điện tử công nghệ cao của Canon (đầu tư 50 triệu USD); dự án sản xuất dược phẩm. Một yếu tố thuận lợi là giá thành một số nguyên nhiên vật liệu đầu vào nhập khẩu có xu hướng giảm do hiệp ước thương mại khi hội nhập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào.
Hướng phát triển cho sản phẩm công nghiệp trong những năm tới đến 2020 là: Giữ vững nhịp độ tăng trưởng sản xuất; ổn định thị trường đã có, tìm kiếm thêm các đối tác mới thị trường mới, trong đó chú trọng thị trường nội địa. Đẩy nhanh các dự án đầu tư mới để đưa nhanh sản phẩm vào tiêu thụ, khi đó mới tăng được giá trị sản xuất lên.
3.2.3.3. Phát triển công nghiệp nông thôn.
Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Bắc Ninh vẫn còn nhiều tiềm năng, chưa được khai thác toàn diện. Trong những năm tới trên cơ sở của 21/39 làng nghề
88
truyền thống đang hoạt động có hiệu quả hiện nay, tỉnh Bắc Ninh cần khôi phục các làng nghề truyền thống, từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến, hình thành nhiều điểm công nghiệp gắn với các thị trấn, thị tứ có quy mô lớn liên xã và xã làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Làm tốt công tác xây dựng cơ sở hạ tầng tại các cụm công nghiệp làng nghề.
Hướng phát triển chủ yếu công nghiệp nông thôn là: chế biến thực phẩm, từng bước chế biến phục vụ nhu cầu tại chỗ đến mức có sản phẩm phục vụ đô thị và xuất khẩu. Tập trung phát triển công nghiệp xay xát, chế biến rau, thịt; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ trên cơ sở hoàn thiện, phát triển các làng nghề truyền thống; phát triển cơ khí sản xuất công cụ thông thường, bộ đồ dùng gia đình, cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp; từng bước phát triển gia công may mặc, giày dép, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn.
3.2.3.4. Phát triển các khu công nghiệp tập trung.
Trong những năm tới, tập trung xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đã được phê duyệt. Triển khai thực hiện quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp tập trung: Yên Phong (340,7 ha), Quế Võ II (500 ha), Yên Phong II (300ha), Thuận Thành (200 ha), Đại Đồng – Hoàn Sơn II (300ha), Nam Sơn – Hạp Lĩnh (200ha) và mở rộng khu công nghiệp Tiên Sơn giai đoạn III (100ha). Đến năm 2010 diện tích các khu công nghiệp tập trung khoảng 3190,7 ha.
Dự kiến giai đoạn (2011-2015) sẽ có thêm khoảng 1/3 số diện tích được lấp đầy, đến 2020 cơ bản các dự án hoàn thành, diện tích lấp đầy 100%, năng lực sản xuất tại các KCN tăng lên nhiều so hiện nay. Điều này tạo ra sự đột phá rất quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh, tại các KCN theo số liệu tổng hợp năm 2004 đã tạo ra 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trong tương lai đến 2020 cơ cấu này dự kiến lên tới 85%.
Hướng phát triển tại các KCN là: Hoàn thành các dự án theo đúng kế hoạch. Xúc tiến mạnh hơn nữa việc mời gọi các doanh nghiệp đầu tư theo định hướng phát triển ngành nghề, sản phẩm công nghiệp của tỉnh lấp đầy ngay diện tích khi hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng. Hoàn thiện cơ chế quản lý tại các khu công nghiệp tập trung một các thông thoáng, khoa học, tiên tiến đáp ứng ngày càng tốt hơn cho quá trình kinh tế hội nhập. Giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường. Tiếp tục nghiên cứu quy hoạch thêm một số khu công nghiệp mới.
89
3.2.3.5. Phát triển khu công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ
Đi đôi với việc xây dựng KCN tập trung, đồng thời trên cơ sở hoàn thiện và phát triển 25 KCN làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ hiện có, đến năm 2020, Bắc Ninh cần hoàn thiện quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp làng nghề và cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện, có quy mô từ 5 - 20 ha, thu hút những cơ sở sản xuất vừa và nhỏ.
Quy hoạch mở rộng và quy hoạch mới các KCN làng nghề, cụm công nghiệp để đến 2010 trên địa bàn tỉnh cần có 54 khu với tổng diện tích 1780,2 ha, tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của địa phương đầu tư phát triển, giải quyết việc làm cho người lao động ở vùng nông thôn, thực hiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn.
Công nghiệp rời: dự kiến quy hoạch gần 118,5 ha diện tích đất cho các dự án đầu tư rời trên địa bàn 8 huyện, thành phố đến năm 2020.
3.3. Một số giải pháp phát triển bền vững công nghiệp tỉnh Bắc Ninh