1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận dư luận xã hội về bạo hành trẻ em

29 15,7K 76

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 868,5 KB

Nội dung

Trẻ em là hạnh phúc gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, song đây lại là đối tượng yếu thế, thiếu chủ động cần được chăm sóc, bảo vệ, yêu thương Mọi trẻ em đều có quyền sống, học tập , phát triển, tham gia và bảo vệ không bị xâm hại,trong môi trường an toàn lành mạnh và thân thiện không bị phân biệt đối sử. Lợi ích của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu,bởi vì trẻ em liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cộng đồng và của cả gia đình.Trong quá trình đổi mới của nước ta hiện nay đã đem lại nhiều thành tựu to lớn về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên sự tác động ngược của quá trình hội nhập kinh tế thế giới và đô thị hóa, sự chuyển đổi cơ chế quản lý và định hướng kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi các mối quan hệ giữa con người với con người và cũng là nơi làm nảy sinh các vấn đề xã hội.Bạo hành trẻ em, đang trở thành một vấn nạn xã hội cần sự quan tâm của cả cộng đồng. Thời gian gần đây những vụ bạo hành trẻ em xảy ra liên tiếp, ngày càng dã man hơn. Điều đáng buồn là không chỉ có người ngoài mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng có những hành vi bạo hành với các em. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, bởi vậy mà việc tìm ra các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa và bảo vệ để các em thoát khỏi nạn bạo hành là rất quan trọng. Đồng thời phải làm cách nào để sử lý thích đáng những đối tượng làm tổn hại trẻ em và làm hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn Châu Á nói chung. Hủy hoại sự thiêng liêng cao cả trong mối quan hệ huyết thống. Hiện tượng bạo hành trẻ em xuất hiện và bùng phát thành một hiện tượng, vấn đề gây sốc, làm cả xã hội phải giật mình vì sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của một bộ phận nhóm người đang tồn tại trong xã hội.Cùng đồng cảm, đau xót trước nổi đau mà các em phải gánh chịu cũng như sự bất bình, căm phẫn trước những hành động đi ngược lại với đạo đức và luật pháp.Vì vậy việc tìm hiểu nạn bạo hành trẻ em không chỉ giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọng của mỗi cá nhân, gia đình và của cà cộng đồng trong việc bảo vệ và tạo điều kiện cho trẻ em phát triển, mà còn thấy được những hậu quả do nạn bạo hành gây ra từ đó đề ra những giải pháp để ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em. Nhắm đảm bảo quyền lợi, bảo vệ và tạo ra nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. Bởi lẽ trẻ em là những mầm non tương lai, mầm non ấy phải được bảo vệ thì đất nước mới phát triển toàn diện.

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trẻ em là hạnh phúc gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước, song đâylại là đối tượng yếu thế, thiếu chủ động cần được chăm sóc, bảo vệ, yêu thươngMọi trẻ em đều có quyền sống, học tập , phát triển, tham gia và bảo vệ không bịxâm hại,trong môi trường an toàn lành mạnh và thân thiện không bị phân biệtđối sử Lợi ích của trẻ em phải được đặt lên hàng đầu,bởi vì trẻ em liên quanđến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cộng đồng và của cả gia đình.Trong quá trình đổi mới của nước ta hiện nay đã đem lại nhiều thành tựu tolớn về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội Tuy nhiên sự tác động ngược của quátrình hội nhập kinh tế thế giới và đô thị hóa, sự chuyển đổi cơ chế quản lý vàđịnh hướng kinh tế thị trường đã và đang làm thay đổi các mối quan hệ giữacon người với con người và cũng là nơi làm nảy sinh các vấn đề xã hội

Bạo hành trẻ em, đang trở thành một vấn nạn xã hội cần sự quan tâm của cảcộng đồng Thời gian gần đây những vụ bạo hành trẻ em xảy ra liên tiếp, ngàycàng dã man hơn Điều đáng buồn là không chỉ có người ngoài mà ngay cảnhững người thân trong gia đình cũng có những hành vi bạo hành với các em.Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, bởi vậy mà việc tìm ra các biệnpháp để ngăn chặn, phòng ngừa và bảo vệ để các em thoát khỏi nạn bạo hành làrất quan trọng Đồng thời phải làm cách nào để sử lý thích đáng những đốitượng làm tổn hại trẻ em và làm hoen ố truyền thống tốt đẹp của dân tộc ViệtNam nói riêng và của toàn Châu Á nói chung Hủy hoại sự thiêng liêng cao cảtrong mối quan hệ huyết thống

Hiện tượng bạo hành trẻ em xuất hiện và bùng phát thành một hiện tượng,vấn đề gây sốc, làm cả xã hội phải giật mình vì sự xuống cấp nghiêm trọng về

Trang 2

đạo đức của một bộ phận nhóm người đang tồn tại trong xã hội.Cùng đồng cảm,đau xót trước nổi đau mà các em phải gánh chịu cũng như sự bất bình, cămphẫn trước những hành động đi ngược lại với đạo đức và luật pháp.Vì vậy việctìm hiểu nạn bạo hành trẻ em không chỉ giúp chúng ta hiểu được tầm quan trọngcủa mỗi cá nhân, gia đình và của cà cộng đồng trong việc bảo vệ và tạo điềukiện cho trẻ em phát triển, mà còn thấy được những hậu quả do nạn bạo hànhgây ra từ đó đề ra những giải pháp để ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em Nhắmđảm bảo quyền lợi, bảo vệ và tạo ra nguồn nhân lực tương lai cho đất nước Bởi

lẽ trẻ em là những mầm non tương lai, mầm non ấy phải được bảo vệ thì đất

nước mới phát triển toàn diện Vì vậy tôi xin chọn vấn đề “ dư luận xã hội về

nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam hiện nay”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 3

Để đạt được những mục đích đã đặt ra, thì cần phải thực hiện một số nhiệm

vụ cơ bản sau

Trước tiên, trong phần cơ sở lý luận cần phải làm rõ các khái niệm: trẻ em,trẻ em bị bạo hành Thông qua việc đọc sách báo, tra cứu mạng internet

Phân tích thực trạng hậu quả,và đưa ra những giải pháp cụ thể

Tìm được tình huống cụ thể để phân tích và tìm hiểu hậu quả Từ đó đề xuấtkiến nghị giải pháp chủ quan của bản thân

3 Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài

Ý nghĩa lý luận : việc nghiên cứu dư luận xã hội về vấn đề bạo hành trẻ em

có ý nghĩa lý luận quan trọng trong việc quan sát, nhìn nhận và đánh giá về tìnhhình trẻ em bị bạo hành ở nước ta hiện nay

Ý nghĩa thực tiễn : có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tế hiện nay Qua

đó, giúp cho nhiều người góp tiếng nói chung vào cộng đồng xã hội, vì một xãhội an toàn với trẻ em

4 Đối tượng nghiên cứu của dư luận xã hội

Vấn nạn bạo hành trẻ em ở nước ta hiện nay

5 Khách thể nghiên cứu của dư luận xã hội

Những vấn đề liên quan đến vấn nạn bạo hành trẻ em

6.Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp phân tích tư liệu có sẵn,thống kê số liệu

Trang 4

7.Kết cấu của bài

Đề tài gồm 2 chương

Chương 1 : Lịch sử nghiên cứu về nạn bạo hành trẻ em

Chương 2 : Dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam hiện nay

Trang 5

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VỀ NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM

1.1 Lịch sử nghiên cứu về nạn bạo hành trẻ em

Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, song đây lại là đối tượng yếu thế,thiếu chủ động cần được chăm sóc, bảo vệ, yêu thương Nhà nước Việt Namrất quan tâm đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em Điều đó thể hiện ở việc nước

ta là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước

về quyền trẻ em, vào ngày 20/02/1990 Bên cạnh đó ta còn có Luật Bảo vệchăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật lao động, Luật hình sự tố tụng hình sự đềuquan tâm thích đáng đến quyền lợi trẻ em Ngoài ra, nước ta đã xây dựng vàthực hiện Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em ở các cấp Mục tiêu quốcgia về chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được bảo vệ đặc biệt còn được lồng ghépvào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của VN giai đoạn 2006 – 2010 làm cơ sở

để vận động nguồn ngân sách cho việc giải quyết các vấn đề bạo hành trẻ em ởcấp quốc gia và địa phương Có thể nói, Việt Nam thừa nhận trẻ em được hưởngmọi quyền cơ bản của con người thông qua hiến pháp, luật pháp, chính sách vàViệt Nam cũng không thiếu công cụ để bảo vệ trẻ em được phát triển toàn diện.Tuy nhiên hiện trạng bạo hành trẻ em vẫn tiếp tục diễn ra Hàng năm vẫn cònnhững con số thống kê đau lòng về vấn đề bạo hành trẻ em Theo TS NguyễnHải Hữu, Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ, TB&XH), mỗi năm

cả nước có khoảng 7.000 – 8.000 vụ bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em Vậyvấn đề nằm ở đâu? Phải chăng mầm mống nằm chính ngay trong môi trườngcác em đang sinh sống ? hay từ nhà trường và gia đình ?

Theo đường dây nóng của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em, mức độ xâm hại

và bạo lực trẻ em trong gia đình đã tăng gấp 3 lần, so với chục năm trước đây.Đây chỉ là số liệu thống kê được, trong thực tế, số vụ việc bạo lực, ngược đãi trẻ

Trang 6

em còn cao hơn, song nhiều khi gia đình nạn nhân không khai báo, tố cáo đốitượng vì mặc cảm, sợ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ

Bài nghiên cứu sẽ làm rõ các khái niệm “ dư luận xã hội”, “bạo hành”, trẻem…các loại bạo hành trẻ em

1.2 Một số khái niệm

1.2.2 Dư luận xã hội (DLXH) : có gốc chữ dịch theo tiếng Anh là Public

Opinion, được ghép bởi hai từ : Public : Công khai, công chúng và Opinion : ýkiến, quan điểm

Quan điểm của các nhà nghiên cứu Mĩ :

+Young định nghĩa: DLXH là sự phán xét XH của các cộng đồng tự ý thứcđối với các vấn đề có tầm quan trọng được hình sau khi có sự tranh luận côngkhai (1923)

+ Warner định nghĩa: DLXH là kết quả được cấu thành từ sự phản ứng củamọi người đối với các phát ngôn hoặc các câu hỏi nhất định dưới điều kiện củamột cuộc phỏng vấn

+Childs định nghĩa: DLXH là tập hợp các ý kiến cá nhân ở bất kì đâu màchúng ta có thể tìm thấy

Còn ở Việt Nam DLXH đồng nghĩa với công luận hay chính kiến xã hội.Theo Chung Á -Nguyễn Đình Tấn : DLXH là một hiện tượng XH đặc biệt biểuthị sự phán xét, đánh giá của quần chúng đối với các vấn đề mà XH quan tâm.DLXH là sự phán xét đánh giá của các nhóm XH lớn và bền vững đối với

Trang 7

XH Sự phán xét như vậy biểu thị thái độ đối với các sự kiện, hiện tượng củađời sống XH.(Mấy vấn đề nghiên cứu DLXH Ban tư tưởng –VHTW-1989).

Các định nghĩa, quan niệm được đưa ra trong các hoàn cảnh và thời kì lịch

sử khác nhau và mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận, quan điểm, địnhhướng sử dụng khác nhau nên cách đưa ra định nghĩa của mọi người cũng khácnhau

Theo từ điển Xã hội học: Tập hợp các ý kiến của người dân về các chủ đềcủa mối quan tâm công cộng, và sự phân tích những ý kiến này bằng cácphương pháp thống kê trong điều tra chọn mẫu được coi là DLXH

Theo các nhà xã hội học: DLXH là một hiện tượng xã hội đặc biệt biểu thịphán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm XH đối với những vấn đề liên quanđến lợi ích của các nhóm trong xã hội; DLXH được hình thành qua các cuộctrao đổi, thảo luận

Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giácủa các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tínhthời sự, có liên quan tới lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiềungười và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ

Chuẩn mực xã hội là quy tắc điều chỉnh là thước đo hành vi của nhóm cánhân nhóm và được xã hội chia sẻ Đó là những đòi hỏi mong muốn của xã hội,

là sự cụ thể hoá các giá trị xã hội, sự cụ thể hoá ở các nhóm khác nhau thườngkhông giống nhau Chuẩn mực xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc

Ở đây, dư luận xã hội trong trường hợp này là thái độ bất nình, phẫn nộ củamọi người về hành vi bạo hành trẻ em một cách không chút tính người

Trang 8

1.2.2 Trẻ em : Khái niệm “Trẻ em“ là một khái niệm bao quát dành cho một

bộ phận công dân còn có sự hạn chế nhất định trong năng lực ứng xử và nănglực pháp lý của bản thân Khái niệm “Trẻ em” hiện nay và tồn tại ở hầu hết cácquốc gia trên thế giới Trong đó có sự khác biệt nhất định đối với việc quy địnhngưỡng tuổi chính xác của trẻ em ở từng quốc gia, tuy nhiên mọi quan điểm đềuthống nhất quan điểm cho rằng trẻ em là đối tượng yếu thế, cần được chăm sóc,bảo vệ và hưởng các quyền lợi tốt nhất để phát triển Theo Công ước quốc tế vềquyền Trẻ em, ngay tại điều 1 đã nêu rõ rằng “Trẻ em là những người dưới 18tuổi, trừ những trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy định tuổi vịthành niên thấp hơn” Tại Việt Nam, theo luật BVCS&GDTE QH11 ngày 25tháng 6 năm 2004 - điều 1 cũng quy định rằng: “Trẻ em quy định trong luật này

là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”

Nhìn dưới góc độ XHH: “Trẻ em là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và làgiai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi conngười”

Tuy văn bản luật của mỗi quốc gia trong văn kiện quốc tế có sự khác biệt nhấtđịnh trong việc quy định tuổi của trẻ em Nhưng tất cả đều thống nhất cho rằngtrẻ em là những người công dân còn nhỏ tuổi, cần được bảo vệ Cách hiểu nàycăn cứ từ sự phân tích thực tế, về cả mặt thể chất, tâm sinh lý và sự phát triển vềmặt xã hội, ý thức tự lập, tự chủ của con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởngthành Trong bài tiểu luận này, để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế-xã hội vàluật pháp nước ta nên xin được quy ước phạm vi tuổi của trẻ em là dưới 16 tuổi

1.2.3 Bạo hành đó là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý

tức giận của người độc ác Mục đích của bạo hành là trừng phạt, khuất phục trẻ

để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một người nào đó Như vậy nạnbạo hành trẻ em ngày nay khác hoàn toàn về bản chất và không phải kế thừa

Trang 9

quan niệm” thương cho roi cho vọt” của người xưa – mà thực chất là di sản của

ý thức hệ phong kiến, gia trưởng được phát triển trong một môi trường xã hộithiếu sự nghiêm minh của pháp luật và thiếu dân chủ

Khái niệm bạo hành ngày nay không chỉ là dung bạo lực làm tổn thươngthân thể, gây thương tích, tàn tật mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, la sự xúcphạm danh dự và nhân phẩm người khác đến mức có thể gây ra những “ sangchấn tâm lý” – tức là bạo hành bằng tinh thần cũng có thể cấu thành tội phạmhình sự

Bạo hành trẻ em là một hiện tượng không những đi ngược lại với đạo đứcngười Việt Nam mà còn vi phạm Luật Bảo Vệ, Chăm Sóc Giáo Dục Trẻ Em( Luật BVCS & GDTE) của Việt Nam ( QH11 ngày 25 tháng 6 năm 2004)

Các loai bạo hành trẻ em: Có rất nhiều các hình thức bạo hành khác nhau

nhưng được phân làm 2 loại chủ yếu sau:

Bạo lực thể xác

Đánh đập, đá, thoi, đẩy, tát vào mặt trẻ, giật đầu, bức tóc trẻ…

Ném đồ vật vào người trẻ, hành hạ thân xác trẻ

Bạo hành tinh thần

Chửi mắng, lăng nhục, lăng mạ trẻ

Vợ chồng cãi cọ nhau, ẩu đả trước mặt con cái

Những hành vi này gây rối loạn nghiêm trọng về nhân cách, nhận thức vàtâm lý trẻ, chúng dễ trở thành người mất lòng tin, sống thu mình không cởi mở,

có nhiều biểu hiện thụ động hay kích động quá mức, thể chất còi cọc, ngôn ngữphát triển chậm, gương mặt vô cảm

Trang 11

CHƯƠNG 2 : DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM

2.1 Thực trạng trẻ em bị bạo hành

Không biết từ khi nào tình trạng bạo hành trẻ em lại hiện hữu với một tần sốcao trong xã hội ta hiện nay Trong vài năm gần đây nó như một tệ nạn nhứcnhối của xã hội Chưa bao giờ dư luận xã hội lại thấy bức xúc trước vấn nạn

bạo hành trẻ em như lúc này Và cũng chưa bao giờ số trẻ em bị đánh đập,

hành hạ xuất hiện trên mặt báo nhiều như những ngày qua Chỉ riêng ngày 1/12

đã có ít nhất ba vụ bạo hành trẻ em được phản ánh trên các tờ báo khác nhau.

1.200 là số trẻ ở TP Hồ Chí Minh bị thương tích do bạo lực trong gia đình và

ngoài xã hội phải nhập viện trong 2 năm (từ 1-10-2005 đến 1-10-2007) theo báocáo của Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn – thương tích trẻ em TP.HCM

Tình trạng bạo lực xâm hại trẻ em có xu hướng ngày càng nghiêm trọng,phức tạp hơn và đã trở thành một vấn đề xã hội cấp bách Bạo lực của người lớnđối với trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em đã diễn ra nhiều hơn và khó kiểm soáthơn

Trong 2 năm 2008 – 2009, cả nước đã xảy ra 5956 vụ Bình quân mỗi năm

có 3000 vụ, trong đó có 100 vụ giết trẻ em, 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em.Trong đó có một số vụ gây bức xúc dư luận xã hội như :

Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và TrịnhHạnh Phương (Quận Thanh Xuân – Hà Nội) ngược đãi, hành hạ dã man trongmột thời gian dài ( 13 năm )

Hay vụ Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình đã gây xônxao dư luận khắp cả nước Liên tục túm tóc, giật ngược mặt lên rồi trút cơm vàomiệng, dùng thước, tay đánh tới tấp vào mặt… là cách mà người giữ trẻ QuảngThị Kim Hoa ‘ chăm sóc’’ các bé chỉ từ 1 đến 3 tuổi tại nhà mình ( ½ Võ Thị

Trang 12

Sáu, Biên Hòa, Đồng Nai) trong suốt 3 năm Những hành vi này được báo chíphanh phui khiến người dân cả nước sững sờ và phẫn uất Trong phiên tòa có cảnghìn người tham dự, bà Hoa biện minh cho hành vi của mình là muốn ép cáccháu ăn, nhưng nóng tính quá không kìm chế được nên mới đánh ‘ bảo mẫu’’

40 tuổi này nhận mức án 18 tháng tù giam vì tội ‘ cố ý gây thương tích’’

Vụ bé Lê Quang Vinh (Tp HCM) bị bảo mẫu Trần Thị Xuân Nữ nhốt vàotrong thang máy, bấm cho thang chạy dẫn đến đa chấn thương khắp mình mẩyTháng 11.2010, dư luận xôn xao phẫn nộ trước Clip bảo mẫu Trần ThịPhụng (ở xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương )hành hạ bé HồThị Thúy Ngân 3 tuổi Một chân đạp lên lưng bé, một tay túm tóc giật ra đằngsau, tay kia liên tục dội nước vào mặt mũi đứa nhỏ và chửi mắng những lời tụctĩu

Hay gần đây nhất dư luận vô cùng phẫn nộ về vụ hành hạ trẻ em bằng nhữnghình thức dã man xảy ra ở xã Ngọc Chánh huyện Đầm Dơi ( Cà Mau) Gâythương tích nghiêm trọng tới 66.83% Vụ việc được biết đến từ sự phát giác củangười dân Người bị hành hạ là cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi quê ở huyện CáiNước giúp việc cho chủ trại tôm giống Minh Đức Hào Anh liên tục bị chủ nhà

là Huỳnh Thanh Giang (30 tuổi) và vợ Mã Ngọc Thơm( 33 tuổi) hành hạ bằngnhiều hình thức dã man như dùng bàn là nóng ấn vào người, dùng kìm bẻ răng,kẹp môi, dùng gậy đánh, dùng dây trói rồi mang ra phơi nắng, thậm chí cònnung sắt rồi dí vào bộ phận sinh dục và đổ nước sôi vào người em…

Vào những ngày đầu tháng 11/2013 vừa qua, dư luận đau lòng khi chứngkiến hình ảnh bé Nguyễn Thành Đức (3 tuổi) với những vết thương bầm tím,những vết bỏng trên khắp cơ thể Cháu Đức đã bị chính cậu của mình đánh đập,chích thuốc vào chân để ép đi ăn xin

Trang 13

Những trẻ em này bị chính cha me, người thân, thầy cô giáo, người sử dụnglao động hành hạ, ngược đãi Không chỉ bị hành hạ bằng đòn roi, theo thống kêcủa Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội cũng cho thấy số lượng trẻ em bịxâm hại tình dục cũng có xu hướng tăng nhanh, độ tuổi bị xâm hại ngày càngthấp Cụ thể là:

Ví dụ : "Ba ơi, ba đừng đánh con nữa " " Ba ơi, con đau lắm ", tiếng khócđầy sợ hãi của bé gái 5 tuổi - Nguyễn Thùy Dương khiến những người chứngkiến đau xót và phẫn uất.Bé Dương (Đồng Nai) đã phải hứng chịu biết bao trậnđánh tàn ác từ người cha thú tính Người cha luôn dùng cây đánh vào tay, chân,lưng, đầu do bé không chịu ăn cơm, thậm chí còn tàn nhẫn nắm tóc đập mạnhđầu bé vào tường; đánh con bằng cây sắt Vụ việc đã bị phát giác vào18/8/2013

Năm 2005 Cả nước có 200 em bị xâm hại tình dục

Năm 2008 con số này là 1427 em

Như vậy, chỉ sau 3 năm số lượng trẻ em bị xâm hại tình dục tăng gấp 7 lầnNăm 2009 con số này giảm xuống còn 833 em

Năm 2010 lại tiếp tục tăng ước tính 900 em Chỉ riêng tính đến ngày

01/12/2010 đã có ít nhất 3 vụ bạo hành trẻ em được phản ánh trên 3 số báo khácnhau Ngoài ra, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ LĐ TB & XH còn 836 em lànạn nhân của tình atrạng buôn bán người, khoảng 2260 em bị xâm hại tình dục

Đây là số liệu được trình báo nhưng trên thực tế nó còn cao hơn nhiều.

Kết quả khảo sát cho thấy khu vực có số trẻ em bị xâm hại nhiều nhất là 13tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long Từ năm 2009 – 6/2010 số trẻ em bị xâm hạidưới 6 tuổi chiếm tỉ lệ 13,5%, từ 6 – 13 tuổi chiếm 37,2% và từ 13 – 16 tuổichiếm 49,3%

Trang 14

Bên cạnh đó tình trạng bạo lực ở trong và ngoài Nhà Trường đang trở thànhnỗi bức xúc của xã hội trong thơi gian gần đây Hiện tượng này xảy ra ở cáctrường học đã bộc lộ tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng thậm chí có người nguyhiểm Theo báo cáo của Bộ GD & ĐT, từ đầu năm 2009 – 2010 trên toàn quốc

đã xảy ra 1598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường Các vụ bạo hànhtrong trường học thường do thầy cô giáo hoặc các bạn học cùng lớp, cùngtrường gây ra

Một số vụ điển hình như : Đầu tháng 4, một học sinh lớp 2 trường tiểu họcHùng Vương, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long chỉ vì nói nhỏ và chữ viết xấu

đã bị Cô giáo P.A cho học sinh cả lớp tát vào mặt Ngày 27/04 Cô giáo chủnhiệm lớp 1C, Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu ( Vũng Tàu) đánh 1 họcsinh đến rách đầu, phải khâu nhiều mũi Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều vụ

về trẻ em bị bạo hành

Một nghiên cứu của Việt Nam cho thấy bạo lực trẻ em tồn tại dưới nhiềuhình thức khác nhau, ngược đãi cả về thể chất và tinh thần và gây những hậuquả nghiêm trọng Những hành động ấy không chỉ gây đau đớn về thể xác màcòn gây tổn thương về tinh thần, ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ sau này

Nhiều vụ việc không được đưa ra ánh sáng

Luật sư Phạm Chí Công - Đoàn luật sư Hải Dương cho rằng, hành hạ, ngượcđãi trẻ em là hành vi vi phạm pháp luật cần phải xử lý nghiêm, vì đây là đốitượng có khả năng tự vệ kém Thậm chí có những đối tượng khả năng tự vệ chỉbằng không Tuy nhiên luật pháp hiện hành chưa đủ răn đe và mặc dù đã cóLuật Phòng, chống bạo lực gia đình nhưng thực hiện chưa nghiêm

Theo đánh giá của ủy ban Văn hóa, giáo dục thanh niên và nhi đồng củaQuốc hội thì công tác quản lý của nhà nước về phòng, chống bạo lực xâm hạitrẻ em còn nhiều yếu kém Việc giáo dục, truyền thông còn chưa hiệu quả, dịch

Ngày đăng: 28/11/2014, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w