1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam

192 1,8K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

bối cảnh tự do hóa thương mại ở các nước khác nhau phù hợp với từng điềukiện cụ thể của từng quốc gia, nên sẽ là tài liệu có thể tham khảo để hoànthiện việc nghiên cứu tổng hợp trong phầ

Trang 1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN

ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 Chương 2: TRỊ GIÁ HẢI QUAN VÀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN

VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN 15 2.1 Một số vấn đề cơ bản về trị giá Hải quan 15 2.1.1 Khái niệm trị giá hải quan

49

Trang 2

77

Trang 3

trị giá hải quan

85

3.2.3 Thực trạng về quy trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan 90 3.2.4 Thực trạng về phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

92

3.3 Đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam thời gian qua 92 3.3.1 Những kết quả đạt được của công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam

141

Trang 4

4.3 Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam 145 4.3.1 Tăng cường mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng cán bộ KTSTQ, đặc biệt

là cán bộ KTSTQ về trị giá hải quan

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC PHỤ LỤC

Trang 5

AEO : Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt

APEC : Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CNH- HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

KTSTQ : Kiểm tra sau thông quan

TTXLTT Trung tâm xử lý thông tin

TN- TX Tạm nhập - Tái xuất

Trang 6

Biểu đồ 3.1: Số lượng tờ khai hải quan 2006-2013 73 Biểu đồ 3.2 Kết quả thu NSNN của KTSTQ ở Việt Nam giai đoạn 2006 -

2013 105 Biểu đồ 3.3 So sánh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu với tốc độ gia tăng số cuộc KTSTQ về TGHQ 114 Biểu đồ 3.4 Số lượng hồ sơ chuyển sang lực lượng kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông quan được xử lý .116

Trang 7

Bảng 3.1: Số liệu thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai

Bảng 3.3 Số cuộc kiểm tra sau thông quan của toàn lực lượng KTSTQ giai đoạn

2006 – 2013 103

Bảng 3.6 Bảng tổng hợp số thu NSNN của KTSTQ về trị giá Hải quan từ năm 2010

Bảng 3.7 Số thuế thu được qua kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông quan đối với các trường hợp gian lận thương mại qua giá năm 2008-2013 107

từ năm 2009-2013 111

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được kiểm tra hải quan để thôngquan Kiểm tra hải quan để thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làkhâu nghiệp vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ công tác hải quan Trong đó,kiểm tra xác định trị giá hàng hóa xuất, nhập khẩu (còn gọi là trị giá hải quan)

là quan trọng nhất, vì nó liên quan trực tiếp và có tính quyết định tới kết quả

và hiệu quả của công tác hải quan, cũng như quyết định đến kết quả thu thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu; nó quyết định đến kết quả cạnh tranh, bảo hộ sảnxuất trong nước

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Namthúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống xã hội, tạo điều kiện mởrộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu cho hàng hoá …và thực tế cho thấy,lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng cả

về số lượng và chất lượng

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại, hoạt động gian lậnthương mại cũng diễn biến hết sức phức tạp gây tổn hại cho nền kinh tế.Trong số các hình thức gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan, gian lậnthương mại qua trị giá hải quan được đánh giá là một điểm yếu của hệ thốngquản lý hải quan ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nóiriêng

Theo kinh nghiệm thực tế của hải quan ở hầu hết các nước trên thế giớicho thấy, nếu chỉ dừng công việc kiểm tra trị giá hải quan của cơ quan Hảiquan trong quá trình thông quan sẽ không thể phát hiện và ngăn chặn hết đượccác trường hợp cố ý gian lận đồng thời không đảm bảo được sự thuận lợi tối

đa cho hoạt động xuất, nhập khẩu Do vậy, để thực hiện chức năng, nhiệm vụquản lý của mình, Ngành Hải quan đã phải tăng cường biện pháp kiểm trabằng cách áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kéo dài thời gian kiểm tra, mởrộng phạm vi và đối tượng kiểm tra, kiểm soát, chuyển đổi từ kiểm tra trong

Trang 10

thông quan (tức là kiểm tra hàng hóa ngay tại cửa khẩu trước khi cho phépxuất khẩu hoặc nhập khẩu) chuyển sang kiểm tra sau thông quan (tức là chophép hàng hóa thông quan sau đó sẽ kiểm tra sâu, rộng hơn hồ sơ hải quan,chứng từ tài liệu có liên quan theo quy trình kiểm tra sau thông quan) Vềnguyên tắc, tất cả các hàng hoá chưa được kiểm tra tại khâu trong thông quan

sẽ được kiểm tra tại khâu sau thông quan Tuy nhiên, cũng có những trườnghợp đã kiểm tra thông quan hàng hóa nhưng có phát hiện có dấu hiệu nghingờ về tính trung thực, chính xác trong việc khai báo hải quan thì vẫn phảitiếp tục kiểm tra tại khâu sau thông quan

Cũng theo mục tiêu phát triển Hải quan và lực lượng KTSTQ trongchiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020, tỷ lệ kiểm tra thực tếhàng hóa đến 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dưới 7%, tức là cótrên 90% hàng hóa xuất, nhập khẩu chưa được kiểm tra khi làm thủ tục thôngquan Hay nói cách khác, đến năm 2020, việc kiểm tra hải quan sẽ căn bản làkiểm tra sau thông quan, thì tầm quan trọng của kiểm tra sau thông quan tronglĩnh vực trị giá càng thể hiện rõ nét Do đó, kiểm tra sau thông quan nhằmmục đích chống gian lận thương mại qua trị giá hải quan trong công tác quản

lý nhà nước là một hoạt động tất yếu Cũng có thể thấy rằng, việc chuyểncông tác kiểm tra trị giá hải quan từ việc kiểm tra trực tiếp đối với hàng hóangay tại cửa khẩu, chuyển sang việc kiểm tra gián tiếp chủ yếu qua chứng từ,

sổ sách của đơn vị xuất, nhập khẩu hàng hóa là công việc mà Hải quan ViệtNam chưa có nhiều kinh nghiệm và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro nhất và thực

tế, công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan hiện đang có chiềuhướng tăng lên, có nhiều vướng mắc và hiệu quả còn thấp

Việc nghiên cứu, đánh giá tình hình hoạt động của công tác KTSTQ vềTGHQ ở Việt nam hiện nay là rất cần thiết, để từ đó đề ra các giải pháp nhằmtạo điều kiện phát huy hơn nữa các kết quả đã đạt được đồng thời giúp chohoạt động KTSTQ về trị giá hải quan khắc phục được những hạn chế tồn tại,

Trang 11

từ đó góp phần cho ngành Hải quan phát triển và đạt được các mục tiêu chiếnlược đã đặt ra.

Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu

của luận án là: “Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam”

2 Mục đích nghiên cứu của luận án.

Nghiên cứu luận án nhằm mục đích sau:

- Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa, góp phần bổ sung và hoàn thiệnthêm các vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

- Đánh giá xác đáng thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hảiquan ở Việt Nam, chỉ ra những điểm còn tồn tại và làm rõ nguyên nhân củanhững tồn tại đó

- Đề xuất một số giải pháp hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả công táckiểm tra sau thông quan đối với trị giá hải quan ở Việt Nam trong thời giantới

3 Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của luận án là KTSTQ về TGHQ ở Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu:

Nội dung nghiên cứu: Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan tồn

tại trong một môi trường pháp lý rộng lớn và chịu sự điều chỉnh của nhiều vănbản pháp luật khác nhau Do phạm vi điều chỉnh rộng nên phạm vi nghiên cứucủa luận án không bao gồm toàn bộ hệ thống pháp luật điều chỉnh tất cả cácvấn đề liên quan đến kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, mà chỉ tậptrung những nội dung chủ yếu về kiểm tra trị giá hải quan trong điều kiện sauthông quan do cơ quan hải quan thực hiện

Thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu đánh giá thực

trạng công tác KTSTQ về trị giá hải quan từ năm 2006 (thời điểm khi LuậtHải quan sửa đổi có hiệu lực) đến năm 2013 Trên cơ sở đó, đề xuất nhữnggiải pháp cho những năm sắp tới (đến 2020 và tiếp theo)

Trang 12

Địa bàn nghiên cứu: Để có số liệu phục vụ nghiên cứu, luận án sẽ tập

trung nghiên cứu chủ yếu KTSTQ về TGHQ của cơ quan hải quan Việt Namtại Tổng Cục Hải quan với một số địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Thành phố

Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng…

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được vậndụng chủ yếu nhằm xem xét, hệ thống hóa và tóm tắt những kết quả nghiêncứu có liên quan tới đề tài luận án

- Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích, thống kê: Thôngqua phương pháp này, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa vàxâu chuỗi thành các nhóm vấn đề; được phân tích, khái quát hóa để xây dựngkhung phân tích theo yêu cầu của đề tài luận án

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đốichiếu giữa quy định của pháp luật hải quan với thực tế thực hiện theo yêu cầucủa đề tài luận án

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình: Thông qua nghiêncứu trường hợp điển hình ở một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinhnghiệm cho Việt Nam

- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được sử dụng để thamvấn ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, đồng nghiệp trong nước và ngoàinước về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án

Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, quá trình thực hiện đề tài luận

án cũng dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểmduy vật biện chứng và duy vật lịch sử Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tàicũng dựa trên các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vềphát triển kinh tế - xã hội

Trang 13

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.

Luận án làm sáng tỏ được một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm tra sauthông quan về trị giá hải quan Luận án đưa ra một số kết luận đánh giá mangtính khoa học, góp phần tạo luận cứ về lý luận và thực tiễn cho việc quản lýkiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn kiểm tra sau thông quan vềtrị giá hải quan của một số nước trên thế giới và rút ra một số bài học kinhnghiệm cho Việt Nam

Luận án đánh giá thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

ở Việt Nam thời gian qua, phát hiện những điểm mạnh, những mặt yếu kém

và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó

Luận án đề xuất phương hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm khắcphục những yếu kém trong công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hảiquan hiện nay, trong tiến trình hiện đại hóa hải quan thời gian tới, phù hợpvới thông lệ quốc tế Các giải pháp này sử dụng trong dài hạn và ngắn hạn,phù hợp với chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020, sẽ mang tính chấtđột phá trong nhận thức trong phương pháp thực hiện KTSTQ đối với TGHQ

ở Việt Nam hiện nay

Luận án là công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu, có giá trị về lýluận và thực tiễn về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở Việt Nam,đồng thời là tiền đề để phát triển các nghiên cứu tiếp theo

Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác nghiên cứu, giảngdạy tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu và là tài liệu tham khảo cho các

cơ quan hoạch định chính sách xây dựng cơ chế quản lý đối với kiểm tra sauthông quan về trị giá hải quan trong bối cảnh hiện nay

Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo, hỗ trợ choCục kiểm tra sau thông quan, các Chi Cục KTSTQ ở Việt Nam trong công táctriển khai nghiệp vụ KTSTQ về trị giá Hải quan

Trang 14

7 Kết cấu của luận án.

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dungluận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu các vấn đề có liên quanđến đề tài luận án

Chương 2: Trị giá hải quan và kiểm tra sau thông quan đối với trị giáhải quan

Chương 3: Thực trạng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ởViệt Nam

Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan vềtrị giá hải quan ở Việt Nam

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Các công trình nghiên cứu trước đây

1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Theo khảo sát, tìm hiểu của tác giả, trên thế giới hiện nay có nhiều tàiliệu có liên quan đến kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan Nhữngcông trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến kiểm tra sauthông quan về trị giá hải quan mà nghiên cứu sinh có điều kiện tiếp cận là:

- ASEAN Customs Valuation Guild, ASEAN Secretariat, 2003,

- Association of Southeast Asian Nation (2004) ,

- The Brussels Denfinition of value and the GATT Valuation Agreement

- A comparison, Doc.31480/Rev.1, Valuation Directorate, Brussels,1985…

- “Colloque international sur l’evaluation en douane” (Tuyển tập quốc tế

về định giá hải quan), Tổ chức Hải quan thế giới, 1995

- Asean Post- Clearance Audit Manual- The Final Draf 2004, Jakarta;Igara K,

- Seminar on Risk Management and Post- Entry Audit, 7-10 June 2005Shenzhen,

- Outline of Valuation and PCA in Japan, Osaka, Customs; TanakaM.(2006),

- Computer Assisted Audit, Asean PCA Trainer 20 February 2006,

Các tài liệu nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài mà NCS đượcbiết ở trên là những tài liệu quý, đề cập đến một số khía cạnh liên quan đếnkhái niệm, các phương pháp, các kỹ thuật ứng dụng mang tính chất nghiệp vụđối với KTSTQ về TGHQ Hầu hết các tài liệu trên được nghiên cứu trong

Trang 16

bối cảnh tự do hóa thương mại ở các nước khác nhau phù hợp với từng điềukiện cụ thể của từng quốc gia, nên sẽ là tài liệu có thể tham khảo để hoànthiện việc nghiên cứu tổng hợp trong phần lý luận của đề tài luận án này.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, một sốluận án tiến sĩ và thạc sỹ nghiên cứu đến lĩnh vực KTSTQ và TGHQ như:

Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp và có liên quan về kiểm tra sau thông quan:

- Đề tài nghiên cứu cấp Ngành: “Hoàn thiện mô hình KTSTQ của Hải

quan Việt Nam” (năm 2005) do Cục KTSTQ thuộc Tổng Cục hải quanthực hiện;

- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “ Xây dựng chuẩn mực kiểm tra sau thôngquan” (năm 2007) do Vụ chính sách thuế và Tổng Cục Hải quan thực hiện;

“Kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu – Thực trạng vàgiải pháp” (năm 2008) do tiến sĩ Nguyễn Thị Thương Huyền và tiến sĩNguyễn Việt Cường làm chủ nhiệm;

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học Viện: “ Sử dụng hiệu quả cáccông cụ kế toán, kiểm toán trong hoạt động KTSTQ ở Việt Nam hiện nay.”(năm 2005) của tiến sĩ Hoàng Trần Hậu; trong đó nghiên cứu về một hoặcmột số kỹ thuật nghiệp vụ kiểm tra cụ thể trong nghiệp vụ KTSTQ như kiểmtra chứng từ sổ sách, kiểm tra chứng từ thanh toán quốc tế…

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục: “Xây dựng phần mềm thuthập, khai thác thông tin phục vụ công tác KTSTQ” (năm 2010) do Tạ ThịMão chủ nhiệm đề tài

- Luận án tiến sĩ kinh tế: “ Mô hình KTSTQ ở một số nước trên thế giới

và khả năng áp dụng cho Việt Nam” (năm 2008) của tác giả Trần Vũ Minh;

“Kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam trong bối cảnh tự do hóa thương mại”(năm 2011) của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh;

Trang 17

Ngoài ra, các luận án thạc sĩ, các bài báo, bài viết được đăng tải trên cáctạp chí chuyên ngành, các bài hội thảo khoa học có liên quan như luận vănthạc sĩ : “Một số giải pháp tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan ởViệt Nam” năm (năm 2007) của tác giả Phạm Thị Bích Ngọc; “Giải phápnâng cao hiệu quả công tác KTSTQ tại Cục Hải quan Quảng Ninh”( năm2012) của tác giả Nguyễn Minh Tuấn…

Nhóm các công trình nghiên cứu trực tiếp và có liên quan về trị giá hải quan:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Ngành :“Xác định lộ trình tiến tới thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO và các giải pháp thực thi” (năm 2000) do

Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học Viện: Đề tài khoa học “Kiểm tra

trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu”,( năm 2012) của Th.s Nguyễn

Thị Lan Hương – Th.s Phạm Thị Bích Ngọc, Học viện Tài chính; “Các giải

pháp chống thất thu thuế Nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh

tế quốc tế năm (2012), TS Vương Thu Hiền, Học viện Tài chính.

- Luận văn thạc sĩ kinh tế “Quản lý giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay” (năm 2011) của tác giả Mai Thị Vân

Anh, Học viện Tài chính; Luận văn thạc sĩ luật học “Trị giá hải quan của

WTO, thực trạng và áp dụng tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” (năm 2012) của tác giả Đào Ngọc Thành; “Quản lý giá tính thuế hàng

hóa tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị” (năm 2012) của tác giả Đinh NgọcThanh;

Ngoài ra, các bài báo, bài viết được đăng tải trên các tạp chí chuyênngành, các bài hội thảo khoa học có liên quan, đề cập đến trị giá hải quan,

pháp luật về trị giá hải quan có thể kể đến như: Bài hội thảo khoa học “Kiểm

tra trị giá tính thuế - Nghiệp vụ không thể thiếu trong công tác chống gian lận thuế xuất, nhập khẩu”( năm 2012), Nguyễn Thị Lan Hương, Học viện Tài

chính, Tr 108 – 112; “Ngăn ngừa gian lận trị giá tính thuế đối với hàng hóa

Trang 18

xuất nhập khẩu”, (năm 2013) Lâm Hoàn, Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, Tr20

-Tr 32 ; “Giới thiệu về cơ chế xác nhận trước mã số, xuất xứ và trị giá hải

quan”, (năm 2013) Bình Minh; Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, Tr 5 – Tr 19;

“Giải trình, làm rõ một số vấn đề trong dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi)”,

(năm 2013)Thu Trang, báo Hải quan, Tr 4; …

1.1.3 Đánh giá các tài liệu thu thập được

Trong các tài liệu thu thập được, có thể có một số đánh giá như sau:

Về mặt lý luận, một số nghiên cứu, bài viết đã trình bày cơ sở lý luận về

KTSTQ, TGHQ như đề cập đến khái niệm về KTSTQ, TGHQ theo quy địnhpháp luật của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,ASEAN… và Việt Nam, của một số từ điển và chuyên gia

Bên cạnh việc trình bày khái niệm, các nghiên cứu còn đề cập đến đặcđiểm, vai trò của KTSTQ và TGHQ, theo quan điểm chung của quốc tế, phápluật của một số quốc gia và pháp luật Việt Nam Một số công trình đã phântích quá trình thực hiện công tác KTSTQ và TGHQ của Hải quan các nướctrên thế giới Phân tích sự thành công cũng như hạn chế trong quá trình thựchiện nghiệp vụ này ở các nước khác nhau để rút ra những bài học trong quátrình thực hiện kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam

Trong luận án tiến sĩ kinh tế: “ Mô hình KTSTQ ở một số nước trên thếgiới và khả năng áp dụng cho Việt Nam năm 2008” của tác giả Trần VũMinh, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận chung về mô hình kiểm tra sauthông quan của các nước trên thế giới và Việt nam đồng thời phân tích môhình kiểm tra sau thông quan của 05 quốc gia và khu vực liên kết kinh tế(Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, ASEAN) với đặc thù của từng mô hình,

so sánh tổng quát và rút ra các bài học kinh nghiệm cùng khả năng áp dụngcho Việt Nam; Đánh giá khách quan thực trạng mô hình kiểm tra sau thôngquan của Hải quan Việt nam Phân tích làm rõ rõ những yếu kém, bất cập vànguyên nhân, làm rõ thách thức và cơ hội đối với mô hình kiểm tra sau thôngquan của Hải quan Việt Nam và đề xuất mô hình kiểm tra sau thông quan

Trang 19

mới, đặc biệt là điểm mới trong phương thức hoạt động của mô hình, đề xuấtcác giải pháp khả thi vận dụng và lộ trình thực hiện cho Hải quan Việt Nam.Trong luận án tiến sĩ: “ Kiểm tra sau thông quan trong bối cảnh tự dohóa thương mại” năm 2011, của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh cũng đã làm

rõ các khái niệm về KTSTQ và sự cần thiết của KTSTQ trong bối cảnh tự dohóa thương mại cũng như phân tích, đánh giá thực trạng KTSTQ trong bốicảnh tự do hóa thương mại Tác giả cũng đã đưa ra một số các giải pháp khắcphục, tiêu biểu có các giải pháp như: Tập trung đầu tư xây dựng hệ thốngthông tin quản lý doanh nghiệp hỗ trợ quản lý rủi ro và KTSTQ, tăng cường

sử dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm tra sau thông quan

Các đề tài nghiên cứu cấp Học Viện, cấp Bộ, cấp Tổng cục được trìnhbày ở trên cũng đã đi vào một số kỹ thuật trong nghiệp vụ KTSTQ như sửdụng hiệu quả các công cụ kế toán, kiểm toán, kiểm tra hồ sơ hải quan đối vớihàng hóa xuất, nhập khẩu và xây dựng phần mềm thu thập, khai thác thôngtin phục vụ công tác KTSTQ

Hầu hết các nghiên cứu, luận văn thạc sỹ đều đưa ra kiến nghị về việchoàn thiện cơ sở pháp lý trong công tác KTSTQ và công tác TGHQ Theo đó,tập trung chủ yếu vào 5 nhóm giải pháp sau: Một là, kiến nghị về hoàn thiệnhành lang pháp lý về kiểm tra sau thông quan và trị giá hải quan Hai là, Hoànthiện về quy trình thủ tục kiểm tra sau thông quan và trị giá hải quan Ba là,Nâng cao năng lực trình độ của cán bộ công chức trong quá trình thực hiệnnghiệp vụ KTSTQ Bốn là, Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượngchịu sự kiểm tra sau thông quan Năm là, tăng cường quan hệ phối hợp, hợptác trao đổi thông tin với các cơ quan khác trong và ngoài ngành Đây lànhững vấn đề cốt yếu nhất trong nội dung KTSTQ cũng như KTSTQ vềTGHQ đã được nghiên cứu, làm rõ từng phần mà tác giả có thể kế thừa đểtham khảo

Nhìn chung, các giải pháp trên mỗi khía cạnh khác nhau, đã tập trungphân tích đáp ứng nhu cầu phát triển KTSTQ và TGHQ tại thời điểm được

Trang 20

nghiên cứu Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là thực tế việc KTSTQ về TGHQ hiệnvẫn còn nhiều mặt yếu kém, nhất là tình trạng chuyển giá diễn ra khá phổbiến gây bất lợi nhiều mặt cho nền kinh tế nói chung và cho công tác KTSTQnói riêng Việc nghiên cứu làm rõ thực trạng công tác KTSTQ về TGHQ để

đề xuất các giải pháp xác thực, khả thi để kịp thời khắc phục những bất lợihiện nay vẫn là vấn đề thời sự

Qua nghiên cứu và tìm hiểu, NCS được biết, cho đến nay chưa có một đềtài nào cấp ngành và luận án tiến sĩ nghiên cứu đầy đủ vấn đề KTSTQ về trịgiá hải quan ở Việt Nam Mặt khác, xuất phát từ quan điểm cho rằng, nghiêncứu khoa học là vừa mang tính kế thừa, vừa mang tính mới, các công trình vàbài viết trên đây của các tác giả trong nước và ngoài nước là những tài liệu rất

bổ ích để NCS tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận ántiến sỹ của mình

1.2 Khoảng hở cho các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

1.2.1 Những vấn đề khác biệt đối với các nghiên cứu khác

Trong nghiên cứu luận án này, NCS sẽ xác định vấn đề KTSTQ vềTGHQ là cần thiết, từ đó đưa ra những vấn đề căn bản trong việc nâng caochất lượng công tác KTSTQ về TGHQ trong những năm tới như: Tổ chức bộmáy của KTSTQ; khung pháp lý cho KTSTQ về TGHQ; Các giải phápnghiệp vụ cụ thể trong KTSTQ về TGHQ; nâng cao hiệu quả hoạt động thamvấn trong khâu kiểm tra trị giá hải quan; xây dựng chuẩn mực trong KTSTQ

về TGHQ

Nghiên cứu vấn đề KTSTQ về TGHQ trên cơ sở bám sát định hướng,quan điểm về phát triển kinh tế- xã hội đã được Đảng, Nhà nước đề ra, bámsát nhiệm vụ chiến lược trong công tác KTSTQ của cơ quan Hải quan, từ đóxác định được yêu cầu, mục tiêu, giải pháp, ý thức tuân thủ pháp luật hải quan

là cách tiếp cận sâu, khác với những nghiên cứu trước đây

Trang 21

1.2.2 Điểm mạnh và điểm yếu của nghiên cứu

Điểm mạnh của nghiên cứu: Đây là cách tiếp cận mới với nguồn số liệumới cập nhật và tính chính xác cao, đầy đủ, được thu thập từ nguồn đáng tincậy, chất lượng Chiến lược phát triển ngành KTSTQ đến năm 2020 trong đó

đề cập đến mảng KTSTQ về TGHQ đã có mục tiêu rõ ràng, vấn đề còn lại làcần có sự phân tích, đánh giá sâu sắc, chi tiết về thực trạng phát triển hiệnnay, từ đó đề ra các giải pháp sát thực, phù hợp cho thời gian tới

Điểm yếu của nghiên cứu này: Đây là vấn đề đã được nghiên cứu, song

là hai lĩnh vực riêng lẻ, KTSTQ và TGHQ Nghiên cứu vấn đề KTSTQ vềTGHQ hiện nay chủ yếu được hiểu là một nội dung lớn trong nghiệp vụKTSTQ, do đó để làm rõ nội dung nghiên cứu, hiện nay chưa có công trìnhnào nghiên cứu và các văn bản pháp quy nào đi sâu vào lĩnh vực này, do đó sẽ

là vấn đề khó khăn, nhất là vấn đề chống chuyển giá

1.3 Đóng góp mới của nghiên cứu này

Nội dung này đã được đề cập tại Mục 6, lời mở đầu, theo đó những đónggóp mới của đề tài này mang ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn như sau:

1.3.1 Về ý nghĩa khoa học

Thông qua việc sưu tầm, tổng hợp và phân tích đánh giá từ các nguồn tàiliệu liên quan sẽ hệ thống hóa được các vấn đề cơ sở lý luận về KTSTQ vềTGHQ

1.3.2 Về ý nghĩa thực tiễn

Những giải pháp nhằm được đề xuất có cơ sở khoa học trong KTSTQ vềTGHQ ở Việt Nam sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả trong công tácKTSTQ, đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của Nhà Nước về Hải quan Luận án làtài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng cơ chếKTSTQ về TGHQ nói riêng cũng như hệ thống KTSTQ nói chung trong bốicảnh hiện nay Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tài liệu tham khảo, hỗtrợ cho Cục kiểm tra sau thông quan, các Chi Cục KTSTQ ở Việt Nam trongcông tác triển khai nghiệp vụ KTSTQ về TGHQ

Trang 22

1.4 Các câu hỏi nghiên cứu

Những câu hỏi nghiên cứu đặt ra là:

1.4.1 Trị giá hải quan, kiểm tra thông quan về trị giá hải quan và ý nghĩa của KTSTQ về TGHQ.

1.4.2 Việc KTSTQ về TGHQ hiện đã đạt được kết quả gì? Những vấn đề còn tồn tại là gì? Nguyên nhân do đâu?

1.4.3 Giải pháp tăng cường công tác KTSTQ về TGHQ tới đây là gì? Một

số các khuyến nghị để thực hiện các giải pháp nêu trên?

Chương 2

Trang 23

TRỊ GIÁ HẢI QUAN VÀ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN VỀ

TRỊ GIÁ HẢI QUAN2.1 Một số vấn đề cơ bản về trị giá hải quan

2.1.1 Khái niệm trị giá hải quan.

Trong xu thế hội nhập và giao lưu thương mại toàn cầu, những yếu tố cơbản của hệ thống thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như biểu thuếxuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa đã trởthành những nội dung quan trọng trong thỏa thuận về thuế quan và thươngmại giữa các quốc gia với nhau Ngay từ đầu thế kỷ XX, việc xây dựng một

hệ thống các phương pháp xác định trị giá hải quan minh bạch, có thể áp dụngthống nhất trên phạm vi thế giới đã được đặt ra như một yêu cầu tất yếu

Trên thế giới, trị giá hải quan hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu thườngđược nhắc đến với tên gọi là trị giá tính thuế hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu

và được xác định theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào quy định luậtpháp của mỗi quốc gia Có thể nói từ trước đến nay đã có khá nhiều quanniệm về trị giá hải quan và cách áp dụng các phương pháp khác nhau về xácđịnh trị giá hải quan Một số quan niệm về trị giá hải quan như sau:

Theo các chuyên gia hải quan Nhật Bản, thì trị giá hải quan là chỉ số thểhiện giá trị của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, ra hoặc vào lãnhthổ hải quan, để phục vụ cho mục đích quản lý nhà nước về hải quan của cơquan hải quan theo từng thời kỳ

Cũng có quan niệm cho rằng: Trị giá hải quan là trị giá của hàng hóadùng để tính thuế hải quan theo giá trị của hàng hóa được xác định bằng cáchlấy số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khaihải quan nhân với giá tính thuế đơn vị của mặt hàng đó [20, tr7] Trị giá hảiquan là giá thực tế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hay trị giá hải quan làtrị giá của hàng hoá để đánh thuế hải quan theo giá trị của hàng hoá đó.[20,tr7]; Trị giá hải quan là trị giá phục vụ cho mục đích tính thuế hải quan vàthống kê hải quan.[20, tr8]

Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trị giá hải quan cũng trởthành một trong những đối tượng được quy chuẩn hóa để trở thành chuẩn mựcchung mà mỗi quốc gia khi tham gia hội nhập đều phải thực hiện Cho đến

Trang 24

nay có hai trào lưu xác định trị giá hải quan mang tính quốc tế được sử dụngrộng rãi hơn cả, phổ biến là trị giá hải quan theo Định nghĩa Brussels và trịgiá hải quan theo Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về thuế quan

và thương mại GATT/WTO 1994 (gọi tắt là Hiệp định trị giá GATT/WTO1994) Trong đó:

Định nghĩa Brussells quy định trị giá hải quan là giá thông thường củahàng hóa đang được xác định trị giá, hay nói cách khác là giá mà hàng hóa sẽđược bán (the price the goods would fetch) ở nước xuất khẩu để xuất khẩusang nước nhập khẩu trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh có xét đến thờigian bán hàng, địa điểm bán hàng và số lượng, cấp độ thương mại của giaodịch bán hàng.[20-tr16]

Theo Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994: Trị giá hải quan là trị giá giaodịch thực tế của hàng hóa nhập khẩu và Hiệp định đã đưa ra sáu phương phápxác định trị giá hải quan Theo đó, trị giá hải quan hàng nhập khẩu là giá thực

tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán (the price actually paid or payable)cho hàng hóa được bán để xuất khẩu đến nước nhập khẩu và trong phạm vilớn nhất có thể thì đó chính là trị giá giao dịch hay một trị giá được tính toángần sát nhất với trị giá giao dịch của hàng hóa đó [16, tr10]

Cả Hiệp định trị giá GATT/WTO và Định nghĩa Brussells đều công nhận

sự tồn tại của giá thực thanh toán Tuy nhiên, trị giá hải quan theo Hiệp địnhGATT/WTO nhấn mạnh việc xác định trị giá hải quan phải dựa vào trị giácủa chính lô hàng đang định giá có tính đến các chi phí liên quan đến giaodịch bán hàng để xuất khẩu, còn Định nghĩa Bruxells lại căn cứ vào giá thôngthường của hàng hóa đó được xác định trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh

và trong nhiều trường hợp, giá của hàng hóa giống hệt hay tương tự thườngđược sử dụng làm giá thông thường Như vậy, ở đây trị giá hải quan theo địnhnghĩa Bruxells với khái niệm của giá thông thường được đưa ra theo một cách

có tính lý thuyết và do đó, có thể xác định được ngay cả khi không có giaodịch thực tế Còn với Hiệp định trị giá GATT/WTO 1994, trị giá hải quanđược dựa vào những khái niệm thực định, do đó khi không đáp ứng đượcđiều kiện để áp dụng vào những giao dịch thì tiếp tục sử dụng các phương

Trang 25

pháp xác định giá tiếp theo được hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể Có thểnói đây là điểm khác nhau căn bản giữa hai khái niệm về trị giá hải quan này.Bên cạnh đó, mặc dù Định nghĩa Bruxells cũng giống Hiệp định trị giáGATT/WTO đã đề cập tới các yếu tố điều chỉnh như giá bán hàng, thời gianđịa điểm, số lượng, cấp độ thương mại nhưng chưa tiên liệu được hết các tìnhhuống xảy ra trong thực tế, nên còn để lại nhiều lỗ hổng trong việc áp dụng,

dễ gây tranh chấp Với Hiệp định trị giá GATT/WTO thì hầu như đã khắcphục được các nhược điểm này của Định nghĩa Bruxells và đến nay trị giátheo Hiệp định trị giá GATT/WTO đã đứng đầu về số quốc gia thực hiện vớitrên 175 quốc gia (tính đến nay) Cho nên, trị giá hải quan theo khái niệm củaGATT/WTO đến nay đã được sử dụng thịnh hành hơn cả

Trị giá hải quan bao gồm trị giá hải quan hàng hóa xuất khẩu và trị giáHải quan hàng hóa nhập khẩu, sử dụng cho các mục đích quản lý Nhà nước

về hải quan Trị giá hải quan là phần số liệu về trị giá của hàng hoá được đưa

ra hoặc đưa vào lãnh thổ hải quan do cơ quan hải quan quản lý và toàn bộ cácchi phí phát sinh trong suốt quá trình giao dịch và cấu thành vào giá trị củahàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu Do đó, tất cả mọi chi phí hoạt độngthực tế có liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế đều phải được phản ánhđầy đủ trong trị giá hải quan

Như vậy: Trị giá hải quan là trị giá giao dịch thực tế của hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới, ra hoặc vào lãnh thổ hải quan, dùngcho việc quản lý Nhà Nước về hải quan, trong đó chủ yếu là sử dụng làm cơ

sở cho việc tính thuế và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

2.1.2 Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan

Trước khi áp dụng rộng rãi phương pháp xác định trị giá hải quan theohiệp định Trị giá hải quan GATT /WTO, trên thế giới đã tồn tại nhiều hệthống các phương pháp xác định trị giá hải quan Một số phương pháp nổitrội như:

Phương pháp xác định theo Giá thị trường Đây là phương pháp do Anhđưa ra vào đầu thế kỷ XX Trị giá tính thuế dựa trên giá buôn bán tại thịtrường nước xuất khẩu Hệ thống này được áp dụng tại các nước thuộc “đế

Trang 26

quốc Anh”, Canada, Úc, Nam Phi, New Zealand trước khi Hiệp định Trị giáGATT/WTO được áp dụng.

Phương pháp xác định theo Giá thị trường hợp lý Tương tự phươngpháp giá thị trường nhưng nó mang tính linh hoạt hơn trong việc xác định trịgiá hải quan Phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở khu vực Thái BìnhDương mà điển hình là Philippin

Phương pháp xác định theo Hệ thống giá bán của Mỹ Đây là phươngpháp xác định trị giá hải quan được áp dụng đối với số lượng hạn chế các loạihàng hóa nhập khẩu Trị giá dựa trên giá sản phẩm cạnh tranh tại Mỹ Nhà sảnxuất trong nước gián tiếp kiểm soát trị giá được áp dụng cho hàng hóa của đốithủ cạnh tranh của mình

Phương pháp dùng giá tối thiểu Theo phương pháp này, cơ quan Hảiquan đưa ra giá tối thiểu cho tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu mà khôngphản ánh giá trị thực tế của hàng hóa đó Phương pháp này được áp dụng ởnhiều nước đang phát triển

Phương pháp xác định trị giá theo “giá thực tế”: Theo phương pháp này,trị giá hải quan được xác định dựa trên giá bán của hàng hóa nhập khẩu khiđược bán ở nước nhập khẩu trừ đi 15%.vv

Mặc dù đã tồn tại nhiều hệ thống các phương pháp xác định trị giá hảiqun nhưng cho đến nay, việc xác định trị giá hải quan theo các phương pháptrong Hiệp định xác định trị giá hải quan GATT/WTO được các nước áp dụngrộng rãi hơn cả Hiệp định xác định trị giá hải quan được cộng đồng quốc tếbiết đến là Hiệp định về thực hiện điều VII của Hiệp định chung về thuế quan

và thương mại, hay còn được biết đến với cái tên Hiệp định xác định trị giáhải quan GATT Kể từ khi tổ chức thương mại thế giới ra đời thay thế GATTnăm 1994 thì từ 1/1/1995, Hiệp định xác định trị giá hải quan GATT đượcđổi tên thành Hiệp định về Thực hiện Điều VII của Hiệp định chung về Thuếquan và Thương mại, 1994 (hay còn gọi là Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO)

Là một Hiệp định trong hệ thống các Hiệp định chung của WTO, Hiệpđịnh về trị giá hải quan GATT/WTO thể hiện mục tiêu chung của tổ chứcthương mại thế giới, nhằm tự do hoá và phát triển thương mại quốc tế Từ đó,

Trang 27

hướng đến xây dựng một hệ thống các phương pháp xác định trị giá hải quanđơn giản, thống nhất, công bằng, minh bạch, ổn định, trung lập và dựa trên trịgiá giao dịch thực tế của hàng hoá nhập khẩu, tránh sử dụng những trị giá hảiquan có tính áp đặt hay tuỳ tiện

Theo nguyên tắc trên, Hiệp định trị giá GATT/WTO đưa ra 6 phươngpháp khác nhau được xếp theo thứ tự cho việc xác định trị giá hải quan, đó là:Phương pháp 1: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.Phương pháp 2: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩugiống hệt

Phương pháp 3: Phương pháp trị giá giao dịch đối với hàng hoá nhậpkhẩu tương tự

Phương pháp 4: Phương pháp trị giá khấu trừ

Phương pháp 5: Phương pháp trị giá tính toán

Phương pháp 6: Phương pháp dự phòng (phương pháp suy luận)

Hiệp định cũng chỉ ra rằng không một nhà nhập khẩu hoặc một cơ quanquản lý nào có quyền lựa chọn tuỳ tiện phương pháp xác định giá mà đều phảituân thủ theo đúng trình tự đã xắp sếp nói trên Nói cách khác là để xác địnhtrị giá hàng hoá nhập khẩu, người ta sẽ phải bắt đầu áp dụng theo thứ tự từphương pháp đầu tiên” Trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu” và chỉ khi

vì một lý do nào đó mà phương pháp này không thể áp dụng được thì người tamới áp dụng phương pháp thứ hai và nếu phương pháp thứ hai không áp dụngđược thì sẽ phải lần lượt áp dụng phương pháp ba và tiếp tục theo trình tự chođến phương pháp cuối cùng để xác định được trị giá hải quan Nguyên tắc nàychỉ ngoại lệ đối với phương pháp thứ tư ”Phương pháp trị giá khấu trừ” vàphương pháp thứ năm”Phương pháp trị giá tính toán” và chỉ có 2 phươngpháp này có thể thay đổi trật tự cho nhau Sỡ dĩ có thể hoán đổi thứ tự giữaphương pháp thứ tư và phương pháp thứ năm là vì việc tính toán, xác định trịgiá tính thuế theo hai phương pháp này hầu hết dựa vào các tài liệu, số liệu,bằng chứng của doanh nghiệp Khi đó, chính doanh nghiệp là người biết rõnhất có thể xác định trị giá theo phương pháp nào trong số hai phương pháp

đó, để đề nghị cơ quan Hải quan áp dụng phương pháp thích hợp

Trang 28

(1) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu, là phươngpháp đầu tiên, cơ bản, được áp dụng cho hầu hết các trường hợp hàng hoánhập khẩu Phương pháp này được quy định trong Điều 1 của Hiệp định, là:Trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là giáthực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho những hàng hoá được bán đểxuất khẩu đến nước nhập khẩu, được điều chỉnh theo các quy định của Điều

8, với điều kiện là:

(*) Người mua không bị hạn chế về chuyển nhượng hoặc sử dụng hànghoá, ngoại trừ các hạn chế do luật pháp hay các cơ quan có thẩm quyền tạinước nhập khẩu áp đặt, hoặc yêu cầu; về khu vực địa lý tại đó hàng hoá có thểđược bán lại; hoặc hạn chế không ảnh hưởng đáng kể đến trị giá của hànghoá

(*) Hoạt động bán hàng, hay giá cả, không phụ thuộc vào một số điềukiện mà từ đó người ta không thể xác định được trị giá của những hàng hoácần được xác định trị giá

(*) Sau khi tiếp tục bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng nhậpkhẩu, người nhập khẩu không phải chuyển bất cứ một khoản tiền nào từdoanh thu đạt được, dù trực tiếp hay gián tiếp, cho người bán, trừ khi khoản

đó thuộc khoản điều chỉnh phù hợp với các quy định của điều 8;

(*) Người mua và người bán không có quan hệ đặc biệt với nhau, hoặctrong trường hợp người mua và người bán có quan hệ đặc biệt thì trị giá giaodịch được chấp nhận là trị giá hải quan khi người nhập khẩu chứng minhđược trị giá đó xấp xỉ gần với một trị giá kiểm tra, xác định bằng một trongnăm phương pháp đầu tiên đối với hàng hóa giống hệt hay tương tự với hàngnhập khẩu

Các khoản điều chỉnh của điều 8 bao gồm các khoản phải cộng vào giáthực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của hàng hoá nhập khẩu Đó lànhững chi phí mà người mua phải gánh chịu nhưng chưa được tính vào giáthực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu như: + Chi phí hoa hồng và môi giới, trừ hoa hồng mua hàng;

+ Chi phí về thùng chứa hàng được coi là đồng nhất với hàng hoá đangđược xác định trị giá, nhằm phục vụ các hoạt động cuả Hải quan;

Trang 29

+ Chi phí đóng gói, kể cả chi phí vật liệu và chi phí nhân công.

+ Trị giá, được phân bổ thích hợp, của các khoản trợ giúp là những hànghoá và dịch vụ do người mua cung cấp trực tiếp hay gián tiếp, miễn phí hoặcgiảm giá, để sử dụng trong sản xuất và bán để xuất khẩu các hàng hóa nhậpkhẩu đó, nhưng chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phảithanh toán

+ Tiền bản quyền và phí giấy phép liên quan đến hàng hoá đang đượcxác định trị giá do người mua phải trả, trực tiếp hoặc gián tiếp, như một điềukiện cho giao dịch bán hàng hoá đang được xác định trị giá, trong phạm vi cácchi phí này chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanhtoán;

+ Trị giá của bất cứ khoản nào được chuyển trực tiếp hay gián tiếp chongười bán, trích từ doanh thu đạt được sau khi bán hàng nhập khẩu được bánlại, được chuyển nhượng hoặc sử dụng

+ Chi phí vận tải hàng nhập khẩu tới cảng hoặc địa điểm nhập khẩu;+ Chi phí bốc hàng lên phương tiện vận tải, dỡ hàng khỏi phương tiệnvận tải và các chi phí làm hàng liên quan đến vận chuyển hàng nhập khẩu tớicảng hoặc địa điểm nhập khẩu

+ Chi phí bảo hiểm

Ngoài ra, trong phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng hoánhập khẩu, cần quan tâm đến những khía cạnh khác nhau của các giao dịchngoại thương như khuyến mại giảm giá, thanh toán bù trừ, tín dụng tài chính (2) Phương pháp xác định trị giá hải quan thứ hai được áp dụng nếukhông thể áp dụng được phương pháp thứ nhất, là phương pháp trị giá giaodịch của hàng hoá giống hệt Theo Điều 2 của Hiệp định, “Nếu trị giá hảiquan của hàng hoá nhập khẩu không thể xác định theo các quy định tại Điều 1thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của hàng hoá giống hệt được bán vớimục đích xuất khẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng thời điểm haycùng kỳ với lô hàng cần phải xác định trị giá.”

Vấn đề đặt ra khi sử dụng phương pháp này là xác định mặt hàng giốnghệt với hàng hoá nhập khẩu Điều 15.2 (a) xác định: “’Mặt hàng giống hệt’’

là những hàng hoá giống nhau về mọi khía cạnh kể cả tính chất vật lý, chất

Trang 30

lượng và danh tiếng Những khác biệt nhỏ bên ngoài không ảnh hưởng đếnviệc coi hàng hoá là mặt hàng giống hệt.”

(3) Khi trị giá hải quan của hàng hoá không thể xác định được theophương pháp thứ hai thì phương pháp thứ ba sẽ được áp dụng, đó là phươngpháp trị giá giao dịch của hàng hoá tương tự Phương pháp này được quy địnhtại Điều 3 của Hiệp định: “Nếu trị giá hải quan của hàng hoá nhập khẩukhông thể xác định được theo các quy định tại Điều 1 và Điều 2 thì trị giá hảiquan sẽ là trị giá giao dịch của mặt hàng tương tự được bán với mục đích xuấtkhẩu cho cùng một nước nhập khẩu vào cùng một thời điểm hay cùng kỳ với

lô hàng cần xác định trị giá.”

Về “Mặt hàng tương tự” là những hàng hoá dù không giống nhau vềmọi chi tiết nhưng có các đặc điểm giống nhau, được làm từ các nguyên vậtliệu giống nhau và điều đó làm cho các mặt hàng này thực hiện được các chứcnăng giống nhau và có thể chuyển đổi, thay thế lẫn nhau về mặt thương mại.Chất lượng, danh tiếng và sự tồn tại của nhãn hiệu thương mại là những yếu

tố được cân nhắc trong khi xét xem hàng hoá đó có phải là mặt hàng tương tựhay không” (Điều 15.2 (b))

Trong khi áp dụng hai phương pháp hàng mặt hàng giống hệt và mặthàng tương tự, những yếu tố về số lượng hàng hoá và cấp độ thương mại củahàng hoá đó phải được xem xét để điều chỉnh thống nhất Đó là vì trong cácgiao dịch thương mại, với điều kiện cạnh tranh thông thường thì giá cả hànghoá phụ thuộc rất nhiều vào số lượng hàng hoá trong các giao dịch, cấp độthương mại của giao dịch đó Có thể nhận biết rất rõ sự khác biệt này giữamua hàng với số lượng lớn và số lượng nhỏ, người mua hàng là người bánbuôn, bán lẻ hay người tiêu dùng

(4) Theo phương pháp trị giá khấu trừ (Điều 6), trị giá hải quan của hànghoá nhập khẩu sẽ được xác định căn cứ vào đơn giá mà ở mức giá đó, hàngnhập khẩu, hàng giống hệt hay hàng tương tự được bán với số lượng gộp lớnnhất, vào cùng thời điểm hay cùng kỳ nhập khẩu của lô hàng đang được xácđịnh trị giá và bán cho người không có quan hệ đặc biệt với người bán lôhàng Từ mức giá đó, người ta khấu trừ đi các khoản hoa hồng hay lợi nhuận

và các chi phí chung có liên quan đến bán hàng tại nước nhập khẩu; các chi

Trang 31

phí vận tải và bảo hiểm phát sinh trong phạm vi nước nhập khẩu và các khoảnthuế, lệ phí của nước nhập khẩu.

(5) Phương pháp trị giá tính toán quy định trị giá hải quan của hàng hoánhập khẩu được căn cứ vào trị giá tính toán Trị giá tính toán sẽ bao gồm cáckhoản sau:

 Giá thành hoặc trị giá nguyên vật liệu và bán thành phẩm hoặc cácchi phí gia công khác đã sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu;

 Khoản lợi nhuận và chi phí chung;

 Giá thành hoặc trị giá của mọi chi phí khác cần thiết theo Điều 8.2.(6) Phương pháp cuối cùng quy định trong Hiệp định thường gọi làphương pháp dự phòng, hay phương pháp suy luận Phương pháp này đượcnêu tại Điều 7 của Hiệp định, như sau: “Nếu trị giá hải quan của hàng hoánhập khẩu không thể xác định được theo các quy định từ Điều 1 đến Điều 6thì trị giá hải quan sẽ được xác định bằng các phương pháp hợp lý, nhất quánvới các nguyên tắc và quy định chung của Hiệp định này và với Điều VII củaGATT 1994 và trên cơ sở các dữ liệu hiện có của nước nhập khẩu.”

Như vậy có thể hiểu rằng, nếu không thể xác định được trị giá hải quancủa hàng hoá theo các phương pháp trị giá giao dịch, trị giá giao dịch củahàng hoá giống hệt, hàng hoá tương tự, trị giá khấu trừ hay trị giá tính toán thì

cơ quan hải quan có thể sử dụng bất cứ một phương pháp nào phù hợp với cácnguyên tắc chung, dẫn đến kết quả cuối cùng của việc xác định trị giá hảiquan Tuy nhiên, để thực hiện được theo phương pháp này thì cũng phải tuânthủ một số quy định như: không được sử dụng giá bán hàng trong nội địanước xuất khẩu, nước nhập khẩu hay giá bán cho một nước không phải nướcnhập khẩu; không được sử dụng phương pháp tính toán khác với phương pháptính toán đã quy định trong Hiệp định; không được sử dụng giá tối thiểu haygiá áp đặt, giá giả định để làm trị giá hải quan

Sử dụng hệ thống xác định trị giá hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT/WTO, cơ quan Hải quan phải tuân thủ một yêu cầu hết sức nghiêm ngặt, đó làchỉ được căn cứ vào những số liệu khách quan, định lượng được và phải luôntôn trọng các chi tiết của giao dịch mua bán hàng hoá Mặc dù có nghi ngờ vềtrị giá đã khai báo của người nhập khẩu nhưng nếu cơ quan Hải quan không

Trang 32

có đầy đủ bằng chứng, và người nhập khẩu chứng minh được tính xác thựccủa trị giá khai báo thì cơ quan hải quan không có quyền loại bỏ trị giá khaibáo Việc xác minh của hải quan khi đó sẽ được thực hiện thông qua các biệnpháp nghiệp vụ khác và phải tiến hành sau khi đã giải phóng hàng hoá Chínhquy định này không những đảm bảo tốc độ thông quan hàng hoá tại cửa khẩu

mà còn mở rộng quyền lực của cơ quan hải quan trong công tác quản lý hảiquan đối với hàng hoá nhập khẩu sau khi hàng đã vào lãnh thổ hải quan

2.2.Tổng quan về kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

2.2.1 Khái niệm kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

Kiểm tra sau thông quan là một nghiệp vụ quản lý hải quan đối với hànghoá xuất khẩu, nhập khẩu đã thông quan Nghiệp vụ này được hình thành vàphát triển cùng với việc hình thành và phát triển của khoa học về quản lý rủi

ro và được hầu hết các nước, vùng lãnh thổ thuộc Tổ chức hải quan thế giới(WCO) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO) áp dụng

Kiểm tra sau thông quan không phải là một lĩnh vực khoa học riêng rẽ,độc lập, mà là hoạt động nghiệp vụ được gắn kết trong tổng thể mối quan hệcủa toàn bộ hoạt động kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu, trao đổi thương mại nhằm kiểm tra tính chính xác và trung thựccác thông tin do các đối tượng có hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu đãkhai báo với cơ quan Hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thươngmại, chứng từ ngân hàng, chứng từ kế toán có liên quan đến hàng hoá xuất,nhập khẩu Hay nói một cách khác, kiểm tra sau thông quan là sự đối soátgiữa nguồn thông tin do chủ hàng khai báo trên bộ hồ sơ hải quan với nguồnthông tin do công chức hải quan thu thập từ các chứng từ thương mại, chứng

từ ngân hàng, chứng từ kế toán theo qui định của pháp luật Do vậy, đa phầncác nước gọi nghiệp vụ này là “Kiểm toán sau thông quan” (Post ClearanceAudid - PCA) hoặc “Kiểm toán hải quan” (Customs Audid - CA), Theo đó,phạm vi kiểm tra sau thông quan xét về mặt nguyên tắc không chỉ bó hẹptrong các trường hợp khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quanđối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan mà cơ quan hảiquan có quyền kiểm tra đối với tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã đượcthông quan

Trang 33

Kiểm tra sau thông quan là kiểm tra sâu đối với hồ sơ hải quan của hànghóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan Kiểm tra sau thông quan cóthể thực hiện tại trụ sở Hải quan cũng có thể thực hiện tại trụ sở doanh nghiệptùy theo nội dung và yêu cầu của việc kiểm tra sau thông quan Kiểm tra sauthông quan nhằm làm rõ những nghi vấn về sự không phù hợp giữa hồ sơ hảiquan mà doanh nghiệp đã kê khai với tình hình thực tế của hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu Nội dung hay đối tượng của kiểm tra sau thông quan baogồm nhiều lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu như kiểm tra sau thông quan tronglĩnh vực mã số hàng hóa, thuế suất thuế nhập khẩu; kiểm tra sau thông quantrong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa; kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực giacông, sản xuất- xuất khẩu; kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực ưu đãi đầutư; kiểm tra sau thông quan chính sách mặt hàng và kiểm tra sau thông quantrong lĩnh vực trị giá Có thể nói rằng, kiểm tra sau thông quan về trị giá hảiquan là nội dung then chốt, là lĩnh vực quan trọng nhất của kiểm tra sau thôngquan Chính vì vậy, kiểm tra xác định tính chính xác tính trung thực trongkhai báo về trị giá hải quan là nội dung cốt yếu và quan trọng nhất trong toàn

bộ nội dung của công tác kiểm tra sau thông quan

Kiểm tra sau thông quan ở các nước có thể có sự khác nhau về tên gọihoặc hình thức tổ chức kiểm tra nhưng đều giống nhau ở chỗ là chức năngnhằm ngăn chặn và phát hiện gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận thươngmại qua trị giá hải quan Theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới(WCO), một hệ thống kiểm tra sau thông quan đủ mạnh phải có khả năngngăn chặn và phát hiện gian lận thương mại, đặc biệt là gian lận qua trị giá hảiquan, cho dù trị giá hàng hóa nhập khẩu được xác định theo bất cứ phươngpháp nào Do tất cả mọi chi phí hoạt động thực tế có liên quan đến giao dịchthương mại quốc tế đều phải được phản ánh đầy đủ vào trị giá hải quan củahàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nên mục đích của việc kiểm tra sau thôngquan về trị giá hải quan là phải tìm được tất cả các chi phí có liên quan đếnhoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã xảy ra trong thực tế, làm căn cứ

để kiểm tra mức độ chính xác, trung thực của trị giá hải quan đã khai báo.Một yêu cầu đặt ra là mọi chi tiết được đưa ra trong quá trình KTSTQ về

Trang 34

TGHQ đều phải có bằng chứng, chứng cứ rõ ràng, cụ thể và hợp pháp [27,tr14]

Khi nói đến khái niệm kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan cũng

là nói đến khái niệm gắn liền với kiểm tra sau thông quan Từ những kháiniệm về kiểm tra sau thông quan và trị giá hải quan đã nêu ở trên, ta có thểthấy rằng:

“Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan là hoạt động của cơ quanhải quan kiểm tra sâu đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán vàcác chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu đã thông quan nhằm:

a) Kiểm tra tính chính xác, trung thực về nội dung của người khai hảiquan đã khai báo với cơ quan hải quan về trị giá hải quan của hàng hoá xuấtkhẩu, nhập khẩu đã được thông quan;

b) Thẩm định việc tuân thủ pháp luật về khai báo trị giá hải quan củangười khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hoáxuất khẩu, nhập khẩu.”

Với những nội dung như nói ở trên, kiểm tra sau thông quan về trị giáhải quan còn được gọi bằng một thuật ngữ chuyên môn là kiểm tra trên cơ sởkiểm toán KTSTQ về TGHQ là một trong những khâu nghiệp vụ cuối cùngtrong quy trình thủ tục hải quan của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu Nghiệp vụ này được hình thành và phát triển trên nền tảngkhoa học quản lý rủi ro và được hầu hết các nước thuộc WCO và WTO ápdụng

2.2.2 Đối tượng và phạm vi của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

2.2.2.1 Đối tượng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Trước hết, đối tượng KTSTQ nói ở đây là đối tượng kép Bởi vìKTSTQ về vấn đề gì cũng là đối tượng kiểm tra, như: kiểm tra toàn diện haychỉ đi sâu kiểm tra trị giá, kiểm tra xuất xứ, kiểm tra về thuế Kiểm tra nhữngvấn đề trên thông qua những bằng chứng nào cũng là đối tượng kiểm tra, như:kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra sổ kế toán, kiểm tra các thông tin từ các

Trang 35

ngành liên quan Nói như vậy, để trong luận án sử dụng thuật ngữ “đốitượng kiểm tra sau thông quan” được hiểu một cách linh hoạt hơn.

Đối tượng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan là các chứng từthuộc hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, các dữliệu thương mại và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu; trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hàng hóanhập khẩu đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếphoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa Chủ thểliên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóacòn gọi là chủ hàng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (có thể là tổ chức, có thể

là cá nhân) Chủ thể liên quan gián tiếp đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa, không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức cũngnhư nguồn vốn sở hữu, bao gồm: các đại lý làm thủ tục hải quan, các đơn vịnhập khẩu ủy thác, các hãng vận tải xuất nhập khẩu,các ngân hàng thươngmại và tổ chức tài chính, tín dụng

2.2.2.2 Phạm vi kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

Phạm vi của kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan sẽ tùy thuộc vàocách thức xác định đối tượng kiểm tra, đó là kiểm tra theo kế hoạch, kiểm trachọn mẫu và kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm

Đối với trường hợp kiểm tra sau thông quan theo kế hoạch để đánh giá

sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, phạm vi kiểm tra rộng hơn và thường

là kiểm tra toàn diện hoạt động xuất, nhập khẩu trong một giai đoạn Đối vớitrường hợp kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm được tiến hànhkhi có những thông tin vi phạm pháp luật hoặc có những nghi ngờ nhất định

Do đó, phạm vi kiểm tra thường hẹp hơn và tập trung vào những dấu hiệu viphạm, trong đó dấu hiệu vi phạm khai sai trị giá gây thất thu thuế là dấu hiệuchủ yếu nhất

Tùy theo yêu cầu đặt ra cho mỗi cuộc kiểm tra sau thông quan mà xácđịnh phạm vi kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan toàn diện hoặcchuyên sâu trong kiểm tra nội dung trị giá của một hoặc nhiều mặt hàng nhậpkhẩu

Trang 36

2.2.3 Nội dung kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan.

Hiện nay trên thế giới có hai xu hướng kiểm tra trị giá hải quan Một sốnước kiểm tra vào giai đoạn kiểm tra trong thông quan và kiểm tra sau thôngquan Một số nước khác thì tập trung vào giai đoạn kiểm tra trước khi thôngquan (trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào lãnh thổ hải quan thì cơ quanhải quan đã có dữ liệu về trị giá hải quan của hàng hóa đó) và giai đoạn kiểmtra sau thông quan Kiểm tra trị giá hải quan là công việc cần thiết đối với cảdoanh nghiệp và cơ quan Hải quan và có thể do người khai hải quan thực hiệntại doanh nghiệp, hoặc do cơ quan Hải quan thực hiện trong khi thực hiệnnhiệm vụ quản lý hải quan Thực tế cũng chứng minh rằng, kiểm tra trị giá hảiquan ở khâu sau thông quan đem lại hiệu quả cao, tạo điều kiện thông thoángcho hàng hóa nhập khẩu, tránh ùn tắc tại cửa khẩu hơn so với kiểm tra trị giátrong các giai đoạn khác; đồng thời diện kiểm tra cũng rộng hơn, thời giankiểm tra cũng không bị hạn hẹp hơn so với các giai đoạn khác

Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan là việc rà soát quá trình vàkết quả xác định trị giá hải quan nhằm bảo đảm tính chính xác, trung thực củatrị giá hải quan

Việc kiểm tra có thể đối chiếu, so sánh giữa nội dung, số liệu của các tàiliệu, chứng từ trong hồ sơ hải quan Trong đó, quan trọng nhất là kiểm tra tờkhai trị giá Kiểm tra tờ khai trị giá là việc kiểm tra các thông tin, dữ liệu dongười khai hải quan cung cấp, thông qua việc đối chiếu các thông tin, dữ liệutrên tờ khai trị giá với tờ khai hải quan và các chứng từ kèm theo, chú ý kiểmtra khai báo trị giá và tổng trị giá khai báo

Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan cũng cần đối chiếu giữa sốliệu, tài liệu trong hồ sơ hải quan với cơ sở dữ liệu giá của cơ quan Hải quan,đối chiếu với số liệu, tài liệu trong sổ kế toán, chứng từ kế toán của doanhnghiệp và các thông tin từ các ngành có liên quan để nhằm bảo đảm tínhchính xác, trung thực của trị giá hải quan

Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan bảo đảm cho cơ quan Hảiquan áp dụng hiệu quả các chính sách quản lý, cũng như thu đúng, thu đủthuế cho Ngân sách Bởi vì trong chính sách bảo hộ nền kinh tế, bảo hộ bằngcác mức thuế suất sẽ đạt hiệu quả nếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được

Trang 37

xác định trị giá hải quan một cách chính xác Ngược lại, trị giá hải quan khi

có gian lận sẽ làm vô hiệu hóa chính sách bảo hộ bằng thuế suất của Nhànước Cơ quan Hải quan là người có trách nhiệm hàng đầu trong nhiệm vụquản lý này Chính vì vậy trong đề tài luận án này sẽ đề cập đến việc kiểm tratrị giá sau khi đã được thông quan hàng hóa, do cơ quan Hải quan thực hiện,không bàn đến kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan do doanh nghiệpthực hiện

Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan được thực hiện thành haibước: Kiểm tra tại cơ quan Hải quan và kiểm tra tại cơ sở nhập khẩu, đuợc tậptrung vào việc kiểm tra các nội dung chủ yếu sau:

- Tiến hành kiểm tra, đối chiếu trị giá khai báo (thông qua việc kiểm tra

hồ sơ hải quan) với cơ sở dữ liệu để đánh giá mức độ tuân thủ của trị giá khaibáo Thông thường, cơ quan Hải quan sẽ xác lập một “ khung” trị giá củatừng loại hàng hóa, nếu trị giá khai báo thấp hơn hoặc cao hơn “khung” thì sẽtiến hành tập trung kiểm tra Ngoài ra, cũng tập trung kiểm tra những trườnghợp thuộc diện nhạy cảm nhưng không thuộc trong “khung” đã định

- Căn cứ vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn mực baogồm cả kế toán, kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải… để kiểmtra trị giá hải quan theo các phương pháp đã quy định

- Kiểm tra các chứng từ liên quan đến lô hàng bị nghi là gian lận trị giáthông qua các tài khoản, các chứng từ kế toán, chứng từ ngân hàng liênquan…để kiểm tra rõ số lượng của các khoản thanh toán, bù trừ tiền hànggiữa người mua và người bán

- Thực hiện tham vấn để kiểm tra trị giá, bảo đảm cho cơ quan Hải quan

và doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp trao đổi với nhau nhằm làm sáng tỏ cácnghi vấn về mức giá đã khai báo Việc kiểm tra các chứng từ bổ sung, kếthợp với lý lẽ của doanh nghiệp trong việc giải trình về mức giá khai báo để raquyết định bác bỏ hay chấp nhận mức giá khai báo của doanh nghiệp, haykhông tuân thủ theo quy định và hướng dẫn về tham vấn của cơ quan Hảiquan và kỹ năng tham vấn của công chức Hải quan

Ở đây xin nói thêm về nội hàm của cụm từ “ tham vấn để kiểm tra trịgiá” để hiểu cho thống nhất về nội dung và cách làm được nêu trong luận án

Trang 38

này Trong luận án này, “ tham vấn để kiểm tra trị giá” chính là khi cơ quanHải quan có những nghi ngờ về tính chính xác, trung thực của trị giá khai báothì cơ quan hải quan chuẩn bị ra những câu hỏi để yêu cầu doanh nghiệp giảitrình Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải xuất trình được những chứng cứ,cung cấp được những thông tin làm cơ sở để chứng minh cho nội dung trị giá

mà doanh nghiệp đã khai báo Dựa trên những nội dung do doanh nghiệpcung cấp, cơ quan Hải quan tiến hành phân tích thông tin, đối chiếu vớinhững thông tin đã có của cơ quan Hải quan và đưa ra kết luận cuối cùng.Việc tham vấn về trị giá hải quan có thể thực hiện theo phương thức hai bêntrực tiếp trao đổi với nhau; hoặc theo phương thức gián tiếp tham vấn bằngvăn bản Là một trong những nghiệp vụ cụ thể trong toàn bộ quy trình kiểmtra sau thông quan về trị giá hải quan, “ tham vấn để kiểm tra trị giá” luôntuân thủ các nguyên tắc cơ bản là tôn trọng thực tế, minh bạch, bình đẳng,công bằng nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tìm được tất cả các chi tiếtliên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đã xảy ra trong thực

tế, để kiểm tra, làm rõ mức độ chính xác, trung thực của trị giá mà doanhnghiệp đã khai báo Tham vấn để kiểm tra trị giá không chỉ thực hiện ở khâuthông quan hàng hóa, mà nó phải được thực hiện chủ yếu ở khâu kiểm tra sauthông quan về trị giá hải quan

- Tham khảo hệ thống thông tin về thương mại và giá cả trên thị trường,

sử dụng các nguồn thông tin tình báo, tùy viên hải quan hoặc tùy viên thươngmại, các báo cáo về thanh tra, kiểm toán sẽ là nguồn thông tin góp phần thựchiện tốt công tác kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

2.2.4 Các kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng trong kiểm tra sau thông quan

về trị giá hải quan.

Kiểm tra trị giá hải quan là một nội dung quan trọng nhất trong hoạtđộng kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan, đặc biệt khi các nước thựchiện theo Hiệp định trị giá hải quan WTO Một cuộc KTSTQ về trị giá hảiquan có thể kiểm tra mọi chi tiết liên quan đến lô hàng đang được kiểm tra,tuy nhiên để tránh sự trùng lắp trong quá trình kiểm tra trong thông quan, cầntận dụng tối đa thế mạnh của kiểm tra sau thông quan, đó là kiểm tra dựa trênkhông chỉ các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan mà còn dựa vào kết quả

Trang 39

kiểm tra ở các khâu trước, dựa vào các thông tin trong dữ liệu của cơ quan hảiquan, các thông tin thu thập được, kết hợp với kiểm tra các sổ sách và chứng

từ liên quan của đối tượng bị kiểm toán giữ lại và phát sinh sau một thời giannhất định kể từ khi thông quan

Một cuộc KTSTQ về TGHQ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan,trong đó kỹ thuật kiểm tra đóng vai trò quan trọng trong sự thành công củaKTSTQ về trị giá hải quan Kỹ thuật trong KTSTQ về TGHQ chủ yếu là kỹthuật phân tích và xử lý thông tin, kỹ thuật lựa chọn đối tượng kiểm tra, kỹthuật khảo sát trước khi kiểm tra, kỹ thuật kiểm tra hồ sơ và chứng từ thươngmại Ngoài ra, kỹ thuật tham vấn để kiểm tra trị giá, và kỹ thuật xác minhthông tin thông qua việc kiểm tra bên thứ ba cũng là nội dung quan trọng,được sử dụng trong quá trình kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan

2.2.4.1 Kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin:

Kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin là một kỹ thuật nghiệp vụ quan trọngcủa kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan Kỹ thuật phân tích, xử lýthông tin áp dụng phổ biến trong KTSTQ về TGHQ là so sánh, đối chiếu giữamột thông tin được coi là chuẩn với thông tin khác hoặc giữa các thông tinvới nhau Thông tin được coi là chuẩn trong ngành Hải quan là các thông tintừ: danh mục dữ liệu quản lý rủi ro về giá, từ kết quả phân tích phân loại hànghóa…để đánh giá khả năng sai sót, gian lận hay vi phạm bằng cách:

- So sánh, đối chiếu mức giá do doanh nghiệp khai báo với mức giá hànghóa giống hệt, tương tự trong cơ sở dữ liệu thông tin quản lý dữ liệu giá tínhthuế của Tổng Cục Hải quan (bao gồm thông tin về giá khai báo của doanhnghiệp và các thông tin về giá điều chỉnh của các cơ quan Hải quan đối vớitrường hợp đã tham vấn giá và bác bỏ trị giá khai báo); Tập trung vào cáctrường hợp nghi ngờ chưa được đánh dấu nghi ngờ thực hiện kiểm tra, thamvấn giá trong thông quan;

- So sánh, đối chiếu giữa giá doanh nghiệp khai báo với giá bán hàng hóagiống hệt, tương tự do các doanh nghiệp khác khai báo, đã được cơ quan hảiquan chấp nhận (loại trừ các trường hợp thuộc diện đã đánh dấu nghi ngờ đểthực hiện tham vấn); hoặc với giá bán giống hệt, tương tự trên thị trường nộiđịa, sau khi đã trừ các chi phí phát sinh sau nhập khẩu;

Trang 40

- So sánh, đối chiếu giữa giá doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quanvới giá ghi trên chứng từ khác;

- So sánh mức giá nhập khẩu thu thập được từ các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước cung cấp hoặc mức giá chào bán trên internet (giá invoicedealer) trừ đi chi phí đàm phán và các khoản thuế tại nước xuất khẩu;

Khi xem xét, xử lý thông tin cần xem xét đến thực tế để nhận định, đánhgiá phù hợp với hồ sơ chứng từ và phù hợp với thực tế trong từng trường hợp

cụ thể Trong đó, cần chú ý đến những trường hợp giá có yếu tố chiết khấu,giảm giá đã được thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hóa; các mối quan hệđặc biệt giữa người bán và người mua; các trường hợp có khả năng phát sinhcác khoản phải cộng như phí bản quyền, phí giấy phép, phí hoa hồng bánhàng, chi phí môi giới

2.2.4.2 Kỹ thuật lựa chọn đối tượng kiểm tra

Lựa chọn đối tượng KTSTQ về TGHQ là một trong những bước đầu tiêncủa quy trình KTSTQ về TGHQ và đóng vai trò rất quan trọng trong cả quátrình thực hiện KTSTQ Việc lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra sẽ giúp cơquan Hải quan tiết kiệm được nguồn lực, tiết kiệm chi phí, hiệu quả kiểm tracao và kết quả KTSTQ sẽ có tác động trở lại đối với toàn bộ hệ thống dữ liệuquản lý của cơ quan Hải quan cao hơn nhưng vẫn thuận lợi cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Việc lựa chọn đối tượng KTSTQ về TGHQ, có thể thực hiện trong cáctrường hợp như: chọn đối tượng theo mẫu, chọn đối tượng theo dấu hiệu viphạm, chọn đối tượng kiểm tra theo kế hoạch Khi xác định đối tượngKTSTQ về TGHQ phải áp dụng QLRR, và đối tượng được xác định đểKTSTQ về TGHQ luôn được coi là đối tượng rủi ro cao nhất Một cuộcKTSTQ về TGHQ được đánh giá là thành công khi kết thúc kiểm tra, côngchức Hải quan phải kết luận được đối tượng KTSTQ về TGHQ đã được xácđịnh thực sự nằm trong vùng rủi ro cao

2.2.4.3 Kỹ thuật khảo sát trước khi kiểm tra

Khảo sát trước khi kiểm tra là việc kiểm tra sơ bộ về hồ sơ, dữ liệu vàthông tin có liên quan đến giao dịch xuất nhập khẩu của đối tượng KTSTQ vềTGHQ Khảo sát trước khi kiểm tra nhằm xác định và làm rõ hơn những rủi

Ngày đăng: 27/11/2014, 16:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
30. Nghiên cứu hải quan : “Áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực tri giá hải quan – Kinh nghiệm của Hải quan Indonesia” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng quản lý rủi ro trong lĩnh vực tri giá hải quan – Kinh nghiệm của Hải quan Indonesia
37. Phương Linh (2001), “Kinh nghiệm Hải quan Thái Lan khi thực hiện Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO ”, Tạp chí Hải quan số 4, tr10.38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm Hải quan Thái Lan khi thực hiện Hiệp định Trị giá Hải quan GATT/WTO ”, Tạp chí Hải quan số 4, tr10
Tác giả: Phương Linh
Năm: 2001
67. Website: WTO.org Customs.gov.vnTrang Web của Tổ chức Asean, http://www.aseansec.org/14302.htmTiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Customs.gov.vnTrang Web của Tổ chức Asean, "http://www.aseansec.org/14302.htm
13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1999), Nghị định số 16/1999/NĐ-CP ngày 27/03/1999 quy định về thủ tục hải quan, giám sát và lệ phí hải quan Khác
14. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Khác
15. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Khác
16. Đề án tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, Tổng cục Hải quan (2006 ) Khác
17. Đào Ngọc Xuân, Xây dựng chuẩn mực kiểm tra sau thông quan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính.(2007) Khác
18. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ- Xây dựng chuẩn mực Kiểm tra sau thông quan Khác
19. . Hải quan New Zealand (2012), Cải thiện tính tuân thủ của Hải quan New Zealand www.customs.govt.nz Khác
20. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)- Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên – NXB Thống kê năm 2000 Khác
22. Hoàng Việt Cường, Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan đối với hoạt động thanh toán quốc tế qua ngân hàng Khác
23. Hoàng Trần Hậu,( 2005), Sử dụng hiệu quả các công cụ kế toán, kiểm toán trong hoạt động kiểm tra sau thông quan ở Việt Nam hiện nay, Nà Nội Khác
24. Học viện tài chính, (2009)- Giáo trình trị giá hải quan Khác
25. Luật Hải quan Mỹ, (2003), Lực lượng Hải quan và Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ Khác
27. Luật Hải quan Nhật Bản, (2000), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản 28. Luật Thuế Hải quan của Nhật Bản, (2000), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản Khác
29. Mai Thế Huyên (2002), Cơ sở lý luận thực tiễn nội dung và tác nghiệp cụ thể nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan trong ngành Hải quan Khác
31. Nguyễn Thị An Giang, (2008)- Nâng cao hiệu quả hoạt động tham vấn trong khâu kiểm tra xác định trị giá hải quan tại các cục hải quan địa phương- Khác
32. Nguyễn Thị Thương Huyền,(2008) Kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu - thực trạng và giải pháp , Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính Khác
34. Nguyễn Văn Bình, (2007), Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục Hải quan Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1: Số liệu thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt - Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam
Bảng 3.1 Số liệu thống kê trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt (Trang 81)
Bảng 3.7. Số thuế thu được qua kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông   quan đối với các trường hợp gian lận thương mại qua giá năm 2008-2013. - Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam
Bảng 3.7. Số thuế thu được qua kiểm tra xác định trị giá khâu sau thông quan đối với các trường hợp gian lận thương mại qua giá năm 2008-2013 (Trang 114)
Bảng 3.10. Thực hiện nhiệm vụ KTSTQ năm 2006 và 2013 - Kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan ở việt nam
Bảng 3.10. Thực hiện nhiệm vụ KTSTQ năm 2006 và 2013 (Trang 121)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w