1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài quyền nhân thân của cá nhân và giải pháp hoàn thiện

20 379 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,33 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC A/MỞ ĐẦU

B/NỘI DUNG

1 Khái niệm quyền nhân thân a Định nghĩa quyền nhân thân

b.Đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân 2 Phân loại quyền nhân thân

3 Ý nghĩa cúa báo vệ quyền nhân thân

4 Các phương thức và biện pháp bảo vệ quyền nhân thân

5 Thực tiễn thực hiện các quy định cúa Bộ luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyên nhân thân và những giải pháp nhắm hoàn thiện Luật dân sự

Trang 2

A/ MỞ ĐẦU

Trong các vấn đề của xã hội loài người, quyền con người nói chung và quyền cơng dân nói riêng là những vấn đề có lịch sử lâu đời cả về phương diện lí luận

cũng như thực tiễn Quyền công dân nói chung được chia làm năm nhóm: Nhóm

các quyền chính trị, nhóm các quyền dân sự, nhóm các quyền kinh tế, nhóm các

quyên văn hóa và nhóm các quyên xã hội Pháp luật dân sự là công cụ để thực hiện

quyên dân sự của công dân Mỗi cá nhân đều ln có nhu cầu đảm bảo sự ton tại

và phát trién cua co thé va các nhu cầu về tư tưởng, tỉnh thần, nó gắn liền với hai

loại quyền đó là quyền về tài sản và các quyền về nhân thân Tuy nhiên lịch sử phát triển của pháp luật dân sự cho thấy trong thời gian qua quyền nhân thân của cá

nhân chiếm một vi tri không đáng kể trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, hầu như bị các vấn đề về tài sản làm lu mờ, lấn át Điều này phụ thuộc vào vị trí của con người, sự quan tâm của xã hội đối với con người trong từng chế độ xã hội nhất

định

Quy luật cho thấy khi con ngừơi đã phần nao thoa man những lợi ích về mặt vật chất, người ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến những giá trị tinh thần, coi đó là bộ phận

không thể thiếu trong cuộc sống con người và đòi hỏi những giá trị đó ngày càng

mở rộng và tôn trọng hơn Ở nước ta hiện nay, tình trạng quyên nhân thân bị xâm

phạm và không được bảo vệ thỏa đáng là khá phổ biến và đang trong tinh trang

ngày càng gia tăng Việc làm cho mỗi cá nhân nhận biết được những giá trị nhân

thân của mình và tơn trọng giá trị nhân thân của người khác là một việc làm không hề đơn giản

Từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu van dé quyén

nhân thân của cá nhân là một vấn đề hết SứC thiết yếu và cấp bách, từ đó đưa ra

những phương án, giải pháp để bảo vệ quyền nhân thân cũng như hoàn thiện pháp

luật về quyền nhân thân nhăm đảm bảo hơn công bằng văn minh xã hội B/NỘI DUNG

1 Khái niêm quyền nhân thân

a Định nghĩa quyền nhân thân

Quyền nhân thân( Persionality rights) là thuật ngữ pháp lí để chỉ những quyền gắn liền với bản thân của mỗi người, gắn liền với đời sống riêng tư của mỗi cá

nhân Từ xưa đến nay, nói đến quyên nhân thân ngừơi ta thường liên tưởng ngay

đến những quyền có liên quan mật thiết đến danh dự, nhân phâm, uy tín của cá nhân Nói chung, quyền nhân thân là quyền để bảo vệ cái danh của mỗi người bao

Trang 3

-1-càng phát triển tiến bộ bao nhiêu, nền tự do dân chủ -1-càng được mở rộng bao nhiêu thì con người càng được tôn trọng bấy nhiêu và do đó các quyền nhân thân cũng

ngày càng được pháp luật quy định đầy đủ, rõ ràng hơn với các biện pháp bảo vệ ngày càng hiệu quả

Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tỉnh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhân và bảo vệ Trong lịch sử lập pháp của nước

ta nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, thuật ngữ quyền nhân thân được ra đời

khá muộn Bộ luật dân sự Việt Nam 1995 là văn bản pháp lí lần đầu tiên đề cập

đến quyền nhân thân, đánh đấu một mốc quan trọng trong quá trình hiện thực hóa

quyền con người Lần đầu tiên pháp luật Việt Nam thừa nhận sự tồn tại tất yếu của

những quyên dân sự gắn liền với mỗi cá nhân Điều đó cũng chứng minh được

răng, pháp luật dân sự không chỉ là công cụ để bảo vệ những quan hệ tài sản, bảo vệ những giá trị vật chất mà pháp luật dân sự cịn là cơng cụ hữu hiệu đề cá nhân bảo vệ những giá trị tinh thần của mình

Kế thừa Bộ luật dân sự 1995, Bộ luật dân sự 2005 quy định về quyền nhân thân

tại Điêu 26:" Quyên nhân thân

Quyền nhân thân được quy định trong bộ luật này là quyền dân sựu gắn liền với

mỗi cá nhân, không thể chuyên giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có

quy định khác Không ai được lạm dụng quyền nhân thân của mình xâm phạm đến

lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền nhân thân của người khác"

Quyền nhân thân được hiểu dưới góc độ pháp luật nói chung đó là một dạng

quyền của cá nhân trong lĩnh vực dân sự Dưới góc độ pháp luật dân sự, quyền

nhân thân là tiền đề hình thành nên quan hệ nhân thân Quan hệ nhân thân là quan

hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân, tổ chức Đây cũng

đồng thời là nhóm quan hệ xã hội thứ hai trong hai nhóm quan hệ xã hội là đối

tượng điều chỉnh của Luật dân sự Nếu so sánh với quan hệ tài sản thì quan hệ nhân thân thể hiện những đặc trưng riêng vốn có như được hình thành từ những giá trị nhân thân nên chúng khơng có nội dung kinh tế, không gắn với quyền lợi về tài sản của chủ thể , không áp dụng biện pháp đảm bảo thực hiện, thiệt hại trong quan

hệ nhân thân là yếu tố không định lượng được một cách trực tiếp

b Đặc trưng cơ bản của quyền nhân thân

* Quyền nhân thân luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và nguyên tắc không thê chuyên dịch cho các chủ thê khác

Trang 4

Quyền nhân thân không thể chuyên nhượng cho người khác, nghĩa là quyền

nhân thân không thể là đối tượng trong giao dịch dân sự( mua, bán, tặng, cho) Tuy

nhiên, tính chất khơng thể chun giao của quyền nhân thân chỉ là tương đối bởi vì

trong một sỐ trường hợp quyên nhân thân có thê được chuyên giao cho người khác

theo quy định của pháp luật Chắng hạn quyền nhân thân gắn liên với tài sản có thé

được phép chuyền giao

Việc chuyền giao quyền nhân thân còn được thể hiện ở một phía khác đó là trên thực tế có những người nơi tiếng kí những hợp đồng sử dụng hình ảnh với các cơ quan thông tin, xuất bản Làm thế nào để dung hồ đặc điểm khơng thê định đoạt của quyên nhân thân với tình trạng giao dịch hợp pháp về hình ảnh ngày càng phát triển? Trong nghiên cứu mới đây vê quyền nhân thân, có quan điểm phân loại quyền nhân thân thành quyền nhân thân cơ sở và quyền nhân thân phát sinh Quyền nhân thân cơ sở tức là quyền nhân thân theo đúng bản chất của nó, khơng thể chuyển nhượng như đối với hình ảnh hay quyền đối với đời tư; quyền nhân thân phát sinh là quyền khai thác danh tiếng của một cá nhân với mục đích thương

mại

* Quyền nhân thân không xác định được bằng tiền

Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những giá trị tương đương và không

thể trao đổi ngang giá Chính vì vậy, quyền nhân thân không thê bị kê biên Chủ nợ

không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ Có một hệ quả thực tiễn là chủ nợ của một cá nhân khơng thể địi nợ gián tiếp bằng cách đặt mình vào vi tri con nợ;

ví dụ như một người nào đó bị xâm phạm đời tư có thể được bồi thường thiệt hại

theo pháp luật nhưng chủ nợ của con nợ này khơng thể đặt mình vào vị trí con nợ

để đòi bồi thường

* Hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại cho cá nhân đó, nghĩa là thiệt hại không phải căn cứ bắt buộc đề xác định trách nhiệm pháp lí đối với người thực hiện hành vi xâm phạm Trên thực tế, ngay cả trường hợp người bị xâm phạm không bị thiệt hại gì, thậm chí có khi cịn có lợi cho họ nhưng về nguyên tắc nếu không có sự đồng ý của cá nhân thì đã

bị coi là vi phạm

* Thệt hại khi quyền nhân thân bị xâm phạm khơng có tiêu chí cụ thể để

định lượng

Quyền nhân thân đối với gắn với những giá trị tỉnh thần, đối với mỗi cá nhân

giá trị đó khơng có chuẩn mực chung, vì thé thiệt hại đo hành vi xâm phạm quyền

nhân thân không thê cân, đo, đong, đếm bằng những đại lượng cụ thể Đặc trưưng này không loại trừ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đã gây ra, việc bồi thường thiệt hại

Trang 5

2 Phân loại quyền nhân thân

BLDS 2005 liệt kê tương đối nhiều các quyền nhân thân (tr Điều 26 đến Điều 51), bao gom: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyên xác định dân tộc;

quyền được khai sinh, khai tử; quyên đối với hình ảnh; quyên được đảm bảo an

toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ

phận cơ thể người; quyền xác định lại giới tính; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền kết hơn, quyền bình đẳng VỢ chồng; quyên được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn;

quyên nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và quyên được

nhận làm con nuôi; quyền đối với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm vê chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo; qun tự do đi lại, tự do cư trú; quyên lao động, quyên tự do kinh doanh; quyên tự do nghiên cứu, sáng tạo Điều 73§ và Điều 751 BLDS 2005 còn quy định thêm một sô quyên nhân thân như: quyền đặt tên cho tác phâm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng: quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác : phẩm; quyên bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm; quyền đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bồ trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng

Các quyền nhân thân này có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, mỗi tiêu chí thể hiện một khía cạnh pháp lý đặc thù Thông qua các phân loại này chúng ta sẽ hiểu được rõ nét hơn bản chất pháp lý của từng loại quyên nhân thân, từ đó nhận diện được chính xác các hành vi xâm phạm và đề ra được phương thức bảo vệ thích hợp nhất Sau đây tơi sẽ trình bày sáu cách phân loại các quyền nhân

thân và ý nghĩa của từng cách phân loại đó

Thứ nhất, dựa vào căn cứ phát sinh mà các quyền nhân thân có thể phân thành

nhóm các quyền nhân thân không gắn với tài sản và nhóm các quyền nhân thân gắn

với tài sản Phân loại này được thể hiện tại khoản 1 Điều 15 BLDS 2005 Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được quy định từ Điều 26 đến Điều 51

BLDS 2005 Các quyền nhân thân không gắn với tài sản này được công nhận đối

với mọi cá nhân một cách bình đăng và suốt đời, không phụ thuộc vào bất cứ hoàn

cảnh kinh tế, địa vị hay mức độ tài sản của người đó Các quyền nhân thân này thé

hiện giá trị tinh thần của chủ thể đối với chính bản thân mình, ln gắn với chính

bản thân người đó và không dịch chuyên được sang chủ thê khác

Ngược lại, các quyền nhân thân gắn với tài sản chỉ được xác lập cùng với sự hình thành của một tài sản vơ hình (như tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,

sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng, .)

Trang 6

ra Các quyền nhân thân này được quy định tại khoản 2 Điều 738 và mục a khoản |

Điều 751 BLDS 2005 Trong số các quyền này có một quyền có thể chuyển giao

được sang cho chủ thể khác — đó là quyền cơng bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (theo quy định tại Khoản 1 Điều 742 BLDS 2005)

Việc phân loại này giúp chúng ta định hình rõ căn cứ và thời điểm xác lập các quyền nhân thân Mỗi một chủ thể đều được công nhận một cách vô điều kiện các

quyên nhân thân không gắn với tài sản Tuy nhiên, để được thừa nhận các quyền

nhân thân gắn với tài sản thì chủ thể đó phải chứng minh được sự tồn tại của loại

tài sản vơ hình do chính mình sáng tạo ra Nếu khơng có tài sản đó thì khơng phát sinh các quyền nhân thân của chủ thể có liên quan

Thứ hai, dựa vào chủ thể mang quyền mà các quyền nhân thân có thể được

phân thành hai nhóm là: Nhóm các quyền nhân thân của cá nhân và nhóm các

quyên nhân thân của các chủ thê khác (không phải là cá nhân) Các quyền nhân

thân của cá nhân bao gồm các quyền nhân thân được quy định từ Điều 26 đến Điều

51 BLDS 2005 và các quyền nhân thân gắn với tài sản được quy định tại Điều 738

BLDS 2005 Các quyền nhân thân của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có thê bao gồm: quyền được bảo vệ danh dự, uy tín (được đề cập đến tại Điều 604 và

Điều 611 BLDS 2005) Theo chúng tơi, có thể thừa nhận thêm một số quyền nhân

thân của pháp nhân như quyền đối với tên gol, quyén tự do kinh doanh đối với các

chủ thê có đăng ký kinh doanh

Việc phân loại này giúp chúng ta nhận diện được chính xác nội dung năng lực

pháp luật của từng chủ thê khi tham gia vào các quan hệ dân sự Mặc dù chỉ là chủ

thể hư cấu, chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý, nhưng pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp

tác cũng có “đời song tinh thần” của riêng mình, có những giá trị phi vật chất,

không định giá được và không thể chuyên giao được cho chủ thể khác, và các giá

trị đó cần phải được bảo vệ khỏi sự xâm phạm bắt hợp pháp

Thứ ba, dựa vào đối tượng của quyền mà các quyền nhân thân được phân thành 5 nhóm sau đây:

1) Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thể, bao gồm: quyền đối với họ tên; quyền thay đổi họ tên; quyên xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với hình ảnh; quyên xác định lại giới tính; quyền đối với quốc tịch

2) Nhóm các quyền liên quan đến thân thể của cá nhân, bao gồm: quyền được

đảm bảo an toàn vê tính mạng, sức khoẻ, thân thé; quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người

Trang 7

vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyền bất khả xâm phạm về

chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyên lao động; quyên tự do kinh doanh; quyên tự do nghiên cứu, sáng tạo

4) Nhóm các quyền liên quan đến quan hệ hôn nhân và gia đình của cá nhân: quyên kết hôn, quyền bình đắng vo chồng: quyền được hưởng sự chăm sóc giữa

các thành viên trong gia đình; quyền ly hơn; quyên nhận, không nhận cha, me, con; quyền được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con ni;

5) Nhóm các quyền đối với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyên đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm hay trên văn

bằng bảo hộ (đối VỚI sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích "hợp bán dẫn,

giơng cây trồng), quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phâm được công

bố, sử dụng; qun cơng bó hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyên

bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm

Trong phân loại này, mỗi nhóm nêu trên có những đặc điểm pháp lý riêng biệt Nhóm các quyền cá biệt hoá chủ thê được thể hiện dưới hình thức các cơng cụ cá biệt hoá khác nhau ở mỗi chủ thể (mỗi người có tên gọi và hình ảnh và các yếu tố lý lịch khác nhau) Tập hợp các công cụ cá biệt hố đó ở mỗi chủ thể sẽ cho ta được sự hình đung bên ngồi về chủ thể đó khác biệt với các chủ thể khác Quyền

“thể hiện mình” được bảo vệ một cách tuyệt đối trước sự xâm phạm của bất kỳ chủ

thể khác, và được bảo vệ theo yêu cầu của chủ thể quyền

Thân thê của mỗi cá nhân không phải là tài sản, mà thuộc về nhân thân của cá nhân đó Các quyền liên quan đến thân thê của cá nhân được bảo vệ một cách giống nhau ở mọi cá nhân (tính mạng, sức khoẻ, thân thể của mỗi cá nhân đều được bảo vệ như nhau và đều là vô giá mà không phụ thuộc vào giới tính hay địa

vị xã hội) và được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bắt kỳ chu thé

khác, bắt kê chủ thể quyền có yêu cầu hay không yêu cầu được bảo vệ

Nhóm quyền nhân thân liên quan đến quan hệ hơn nhân và gia đình được chia thành hai phân nhóm là: nhóm các quyền tạo lập gia đình (quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận nuôi và được nhận làm con ni) và nhóm quyền giữa các thành viên trong gia đình (quyền bình đẳng vợ chồng; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình) Các quyền thuộc phân nhóm thứ nhất được bảo

vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thể khác Còn các quyền

thuộc phân nhóm thứ hai chỉ được bảo vệ một cách tương đối khỏi sự xâm phạm

của các thành viên khác trong chính gia đình đó mà thơi Các quyền này được xác

lập một cách khác nhau ở từng chủ thể, phụ thuộc vào hồn cảnh gia đình của người đó (đã lập gia đình chưa, có con cái hay không) và phụ thuộc vào địa vị của

Trang 8

-6-người đó trong gia đình (là con hay là cha, là chồng hay là vợ) Các quyền này có thể chấm dứt khi các chủ thé trong gia đình khơng cịn nữa

Nhóm các quyền nhân thân liên quan đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mang đặc điểm của quyền nhân thân gắn với tài sản (xem ở phần trên) và được bảo hộ phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng đối tượng sở hữu trí tuệ

Việc phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định cơ chế bảo vệ hiệu quả các quyền nhân thân Đối với các quyền nhân thân thuộc nhóm thứ nhất thì chủ thể

qun chính lại người đánh giá xem các quyền nhân thân của mình có bị xâm

phạm hay khơng, tự quyết định có yêu cầu chấm đứt hành vi xâm phạm hay không,

và Nhà nước sẽ chỉ can thiệp và bảo vệ khi có u cầu Ví dụ: các nhạc sĩ thường khởi kiện khi chứng kiến ca khúc của mình bị xuyên tạc lời, nhưng một số nhạc sĩ khác thì lại thấy vui vì điều đó, bởi le khi d6 ho cam thay các ca khúc của mình đã

“thực sự đi vào quần chúng, được quần chúng nhắc tới”, và họ không cảm thấy sự

xúc phạm trong đó Trong cuộc sống hàng ngày diễn ra vô số các vụ chửi bới, xúc

phạm danh dự của nhau, nhưng số vụ án liên quan đến xâm phạm danh dự mà Toà

án phải giải quyết thì khơng nhiều, bởi lẽ chỉ khi nào có yêu cầu của chủ thẻ quyền

thì Nhà nước mới can thiệp vào Yêu cầu ở đây có thể là của chính chủ thể quyền

hay của những người thân thích (khi chủ thể quyền khơng cịn nữa hoặc khơng đầy

đủ năng lực hành vi dân sự)

Thứ tư, Dựa vào thời hạn bảo hộ mà các quyền nhân thân được phân loại thành

hai nhóm: Nhóm các quyên nhân thân được bảo hộ vô thời hạn và nhóm các quyên

nhân thân được bảo hộ có thời hạn

Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn bao gồm: quyền đối với họ

tên; quyền đối với hình ảnh; quyền được bảo vệ danh dự, uy tín; quyền bí mật đời tư; quyên đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phâm được cơng bó, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm

Nhóm các quyền nhân thân được bảo hộ có thời hạn bao gồm: quyền thay đổi họ tên; quyền xác định dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyên được đảm

bảo an tồn về tính mạng, sức khoẻ, thân thé; quyén được bảo vệ nhân phẩm;

quyền hiến bộ phận cơ thể; quyền nhận bộ phận cơ thể người; quyền xác định lại

giới tính; quyền kết hơn, quyền bình đẳng vợ chồng: quyên được hưởng sự chăm

sóc giữa các thành viên trong gia đình; quyền ly hôn; quyên nhận, không nhận cha,

me, con; quyén duge nuôi con nuôi và quyện được nhận làm con nuôi; quyền đối

với quốc tịch; quyền bất khả xâm phạm vệ chỗ ở; quyền tự do tín ngưỡng, tôn

giáo; quyền tự do đi lại, tự do cư trú; quyền lao động, quyền tự, do kinh doanh;

quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo; quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền công bố hoặc

Trang 9

-7-cho phép người khác công bồ tác phẩm;

Việc phân loại này có ý nghĩa đối với việc bảo vệ quyền nhân thân khỏi sự xâm

phạm Các quyền nhân thân thuộc nhóm vô thời hạn được pháp luật bảo hộ vĩnh

viễn Khi chủ thể khơng cịn nữa thì những người có liên quan được quyền yêu cầu

bảo vệ khi có hành vi xâm phạm Ví dụ: nêu có người tung tin thất thiệt làm tổn hại

đến danh dự của một người đã khuất thì những người thân thích của người đó vẫn

có quyền yêu cầu chấm đứt hành vi xâm hại và bồi thường thiệt hại Ngược lại, các

quyên nhân thân thuộc nhóm có thời hạn thì chỉ được pháp luật bảo hộ khi chủ thể

đó cịn sống Bởi lẽ, khi cá nhân chết đi thì các quyền nhân thân thuộc nhóm này hoặc khơng thể thực hiện được nữa, hoặc không thê bị xâm phạm nữa Riêng thời hạn bảo hộ quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2000 Đặc biệt, quyền được khai tử của cá nhân chỉ được thực hiện khi chính cá nhân đó chết đi Trình tự và thời

hạn khai tử được thực hiện theo quy định riêng của pháp luật

Đối với các quyền thuộc nhóm vơ thời hạn, chúng ta nên lưu ý phân biệt giữa

việc thực hiện quyên yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm với việc thực hiện quyền công bố, cho phép sử dụng các thông tin của cá nhân Sau khi một người

chết đi thì những người thân thích được quyên yêu cầu chấm dứt các hành vi xâm

phạm đến họ tên, hình ảnh, danh dự, uy tín, bí mật đời tư, tên trên tác phẩm, xâm

phạm toàn vẹn tác phẩm của người đó Tuy nhiên, khác với chính chủ thể quyền

nhân thân, những người thân thích này khơng được quyền thay đổi tên gọi, thay đổi

nội dung tác phẩm Các thông tin cá nhân (bí mật đời tư hay tác phẩm chưa được

cơng bó) mà khi cịn sống người đó khơng muốn tiết lộ (vì lý do hết sức riêng tư)

thì sau khi người đó qua đời những người thân thích cũng không được quyền công

bố Điều này thể hiện sự tôn trọng đối với cá nhân đã khuất Tuy nhiên, khoản 2

Điều 38 BLDS 2005 lại quy định những người thân thích được quyền cho phép thu

thập, cơng bó bí mật đời tư của cá nhân sau khi cá nhân đó chết đi Với quy định

này thì liệu mỗi người trong số chúng ta khi chết đi có thê yên tâm không khi biết răng mọi bí mật đời tư của mình sẽ được người khác biết đến? Cũng như vậy đối với các tác phâm chúng ta không muốn cơng bố vì được sáng tác dành riêng cho một người yêu quý thì sau này cũng sẽ được công bố rộng rãi ngoài mong muốn của chúng ta?

3 _Ý nghĩa cúa bảo vê quyền nhân thân

Với tư cách là thành viên của xã hội, từ lúc sinh ra con người đã được hưởng những quyền nhất định thê hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống bao gôm

quyền tự do dân chủ về chính trị, quyền về dân sự, quyền về kinh tế — xã hội v.v

Trang 10

càng được phát triển, mở rộng Trong các quyền dân sự của cá nhân thì quyền nhân

thân là một phần rất quan trọng Quyền nhân thân là một trong những nội dung cơ

bản của quyên con người nên đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Trong pháp

luật Việt Nam, các quyền nhân thân được quy định cụ thể trong pháp luật dân sự và chủ yếu là Bộ luật Dân sự (BLDS) Việc Nhà nước ban hành và quy định các quyền nhân thân của cá nhân trong BLDS là sự khẳng định sự của Nhà nước đối VỚI các giá trị của quyền nhân thân

Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyên giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật quy định khác Theo quy

định của BLDS năm 2005, các quyên nhân thân bao gồm: Quyền đối với tên, họ

(Điều 26); quyền thay đổi tên họ (Điều 27); quyền xác định dân tộc (Điều 28);

quyên được khai sinh (Điều 29); quyên được khai tử (Điều 30); quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31); quyén được bảo đảm an toàn vệ tính mạng, sức khoẻ, thân thê (Điều 32); quyên hiến bộ phận cơ thê (Điều 33); quyền hiến xác, bộ phận cơ thể sau khi chết (Điều 34); quyên nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35); quyên xác định lại giới tính (Điều 36; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37, quyên bí mật đời tư (Điều 38); quyền kết hơn (Điều 39); quyền bình đăng của vợ chồng (Điều 40); quyên được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình (Điều 41): quyên ly hôn (Điều 42); quyền nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43); quyên được nuôi con nuôi và quyên được nhận làm con nuôi (Điều 44); quyên đối với quốc tịch (Điều 45); quyên bat khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46); quyên tự do tín ngưỡng, tơn giáo (Điều 47); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 48); quyền lao động (Điều 49); quyền tự do kinh doanh (Điều 50); quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điều 50)

Quyền nhân thân của cá nhân là một trong những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ Việc tôn trọng quyền nhân thân của người khác là

nghĩa Vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính người đó Khi thực hiện

quyền nhân thân của mình về ngun tắc khơng được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác Trong một xã hội lý tưởng, mọi quyên dân sự trong đó

có quyền nhân thân của cá nhân sẽ được mọi người tôn trọng, không bị xâm phạm

Tuy vậy, trên thực tế của đời sống xã hội đo nhận thức của mỗi người khác nhau nên cũng như các quyền dân sự khác việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân là điều không tránh khỏi Việc xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân

không những gây trở ngại cho việc thực hiện các quyên dân sự của cá nhân đó mà

cịn ảnh hưởng tới trật tự pháp lý của xã hội Để bảo đảm cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế và bảo đảm trật tự pháp lý của xã hội pháp luật quy định người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác phải xin lỗi, cải chính hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật Trong trường hợp, người có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của người khác

Trang 11

-9-không tự chấm dứt hành vi xâm phạm, -9-không thực hiện trách nhiệm dân sự của họ

theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được

thực hiện các phương thức, biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để bảo

vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính, yêu cầu người có hành vi xâm

phạm cham dứt hành vi xâm phạm, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc

người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm, chịu trách nhiệm về

hành vi trái pháp luật của mình v.v Ngồi ra, trong phạm vi, chức năng và nhiệm vụ của mình các cơ quan nhà nước có thắm quyên theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết cũng có nhiệm vụ, quyên hạn trong việc áp dụng các biện pháp hành chính, biện pháp dân sự hoặc hình sự hoặc các biện pháp tư pháp khác theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyên nhân thân của cá nhân Như vậy, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là việc cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm, cơ quan nhà nước có thầm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các phương thức, biện pháp do pháp luật quy định để chống lại các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, nhằm buộc người có hành

vi trái pháp luật phải chấm dứt hành vi xâm phạm và chịu trách nhiệm dân sự về

hành vi trái pháp luật của mình

Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tỉnh thần của cá nhân Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tỉnh thần của người bị xâm phạm Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân

thân của cá nhân Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện

thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tẾ, khắc

phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tỉnh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyên dân sự khác như không thê trị giá được bằng tiền, không thê chuyên giao cho người khác, trừ những ngoại lệ đo pháp luật quy định Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân

của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có một số khác biệt với việc bảo vệ các

quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá

nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân

thân không thể tính tốn cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu

v.v Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng

Trang 12

-10-rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội Để nâng cao được

hiệu quả bảo vệ quyên nhân thân của cá nhân ngồi góc độ pháp lý thì vấn đề này cũng cân phải được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội

4 Các phương thức và biện pháp báo vệ quyền nhân thân

Việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một khâu trong cơ chế bảo đảm

việc thực hiện quyền nhân thân của cá nhân Tuy vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân

của cá nhân một cách tùy tiện cũng có thể xâm phạm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác vì vậy pháp luật đã phải quy định các phương thức, biện pháp bảo vệ quyên nhân thân trong trường hợp bị xâm phạm Theo đó, trong

trường hợp quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm chỉ được bảo vệ quyền nhân thân của mình theo những phương thức

và biện pháp do pháp luật quy định

Theo quy định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác nhau như tự mình bảo vệ, yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ hoặc buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại Việc pháp luật quy định cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể bảo vệ quyền nhân thân của mình theo các phương thức khác

nhau là cần thiết, tạo điều kiện cho việc bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả Hơn

nữa, các quyền nhân thân của cá nhân bao gồm nhiều quyền khác nhau và các hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng 1 rất đa dạng nên việc pháp luật quy định đa dạng hóa các phương thức bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là rất cần thiết

Thông thường trong trường hợp quyên nhân thân của mình bị xâm phạm thì trước

hết cá nhân tự tiến hành các hành vi bảo vệ cần thiết, tương xứng với hành vi xâm

phạm dé chống lại hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của mình, ngăn chặn

khơng cho các hành vi đó tiếp tục xảy ra như trực tiếp cải chính, yêu cầu người vi

phạm chấm dứt hành vi vi phạm Việc pháp luật quy định cá nhân có quyên nhân

thân bị xâm phạm tự bảo vệ quyên nhân thân của mình bảo đảm việc bảo vệ quyền

nhân thân được tiến hành kịp thời, ngăn chặn được hậu quả xấu có thé xay ra va có

thé khơng kht sâu thêm mau thuẫn giữa các đương sự, giữ gìn được mỗi quan hệ

bình thường giữa các đương sự Tuy vậy, việc tự bảo vệ quyền nhân thân của cá

nhân thường chỉ có hiệu quả khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến

quyền nhân thân của cá nhân nhận thức được trách nhiệm của họ Đối với những

trường hợp người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không nhận thức được trách nhiệm của họ thì việc bảo vệ quyền nhân thân

theo phương thức này nhiều khi khơng có hiệu quả Trong trường hợp này việc bảo

vệ quyên nhân thân của cá nhân cân phải có sự hỗ trợ bảo vệ của các cơ quan, tổ

chức có thâm quyền Theo đó, cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể yêu

cầu các cơ quan, tổ chức có thấm quyền theo quy định của pháp luật bảo vệ như

Trang 13

-11-yêu cầu tổ hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, Viện kiểm sát v.v

bảo vệ Các cơ quan, tô chức này căn cứ vào yêu cầu của đương sự, nhiệm vụ,

quyền hạn của mình đã được pháp luật quy định tiến hành các biện pháp cần thiết

theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm

như xử lý người có hành vi xâm phạm quyên nhân thân của cá nhân, buộc họ phải

chấm đứt hành vi xâm phạm hoặc bồi thường thiệt hại Đặc biệt, việc bảo vệ quyên

nhân thân của cá nhân thông qua việc yêu câu các cơ quan nhà nước như Tòa án, Viện kiểm sát bảo vệ là rất cần thiết bởi các cơ quan này là các cơ quan nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ quyền hạn bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, trong đó có quyền nhân thân của cá nhân Hơn nữa, các quyết định của

Tòa án, Viện kiêm sát còn được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước do

đó các quyết định liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân của các

cơ quan này sẽ được bảo đảm thực hiện trên thực tế Như vậy, theo quy định của

pháp luật thì có nhiều phương thức bảo vệ quyền nhân thân, tùy quyền nhân thân

nao của cá nhân bị xâm phạm, tùy mức độ xâm phạm và thái độ của người có hành vi trái pháp luật mà cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm có thể lựa chọn thực

hiện phương thức pháp lý cần thiết, phù hợp để bảo vệ quyền nhân thân của mình Quyền nhân thân của cá nhân theo quy định của pháp luật khá đa dạng nên hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân cũng khá đa dạng dưới những hình thức, mức độ khác nhau Để bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả ngoài việc sử dụng nhiều phương thức bảo vệ khác nhau còn phải áp dụng các biện pháp bảo vệ khác nhau như biện pháp xử lý hành chính, biện pháp xử lý hình sự, biện pháp dân sự, biện pháp xử lý kỷ luật Trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đó thì biện pháp dân sự là một trong các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả

và được áp dụng phổ biến nhất Các biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân

trong trường hợp bị xâm phạm được quy định trong pháp luật dân sự Theo quy

định tại Điều 25 BLDS thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được áp dụng

các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền nhân thân của mình như tự cải chính; u cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thấm quyên buộc người vi phạm chấm đứt hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu câu cơ quan, tổ chức có thầm quyền buộc người vi

phạm bồi thường thiệt hại

Tự mình cải chính là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân bị xâm

phạm được áp dụng trong trường hợp người có hành vi trái pháp luật đưa ra những tin tức không đúng xúc phạm đến đanh dự, nhân phẩm của cá nhân Đây là biện pháp cho phép người có quyên nhân thân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền nhân thân của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra

Trang 14

-12-Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm là biện pháp bảo vệ quyền

nhân thân của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền nhân thân bị

xâm phạm So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong

một phạm vi rộng hơn Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thơng thường chỉ có

hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền nhân thân sớm nhận

thức được hành vi trái pháp luật của họ Nếu người có hành vi xâm phạm quyền

nhân thân không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền

nhân thân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được

quyền nhân thân của mình

Yêu cầu cơ quan, tô chức có thâm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi

vi phạm cũng là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có thể áp dụng

trong mọi trường hợp quyên nhân thân của cá nhân bị xâm phạm Đây là biện pháp bảo vệ quyền nhân thân có hiệu quả vì sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thâm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân chấm đứt hành vi

đó Trên thực tế, biện pháp này thường được người có quyền nhân thân bị xâm

phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng không được đáp ứng Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tịa án là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyên nhân thân của cá nhân chủ yếu và trong việc áp dụng biện pháp dân sự bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thì Tịa án áp dụng có hiệu quả nhất Tuy

nhiên, bảo vệ quyền nhân thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành

theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi người có _quyền nhân thân bị xâm phạm yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minh được quyền nhân thân của mình, hành vi xâm phạm quyền nhân thân của họ là trái pháp luật

Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có

thâm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại là biện pháp bảo vệ quyền

nhân thân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyên nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tỉnh than thi cá nhân có quyền nhân thân bị xâm có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại Nếu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân không chịu bồi thường thì nguoi có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức

khác có thâm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại

Như vậy, theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm được thực hiện các biện pháp bảo vệ trên đê bảo vệ quyên nhân thân

của mình Việc áp dụng một hay nhiêu biện pháp bảo vệ quyên nhân thân hoặc áp

Trang 15

-13-dụng biện pháp bảo vệ quyền nhân thân nào là tùy vào trường hợp cụ thể quyền

nhân thân bị xâm phạm và do người có quyền nhân thân bị xâm phạm tự lựa chọn quyết định Tuy nhiên, việc lựa chọn được biện pháp bảo vệ phù hợp sẽ giúp cho

việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có hiệu quả

5 Thực tiễn thực hiện các quy đỉnh cúa Bô luật Dân sự năm 2005 về bảo vệ quyên nhân thân và những øiải pháp nhăm hoàn thiện Luật dân sự

Quyền nhân thân của cá nhân tuy đã được pháp luật bảo hộ và quy định khá cụ

thể trong Bộ luật dân sự năm 2005 và nhiều văn bản pháp luật khác tạo thuận lợi

cho việc thực hiện trên thực tế Tuy vậy, do những nguyên nhân khác nhau trong những năm gần đây các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân vẫn xảy ra nhiều, khá đa dạng, xâm phạm đến nhiều dĩnh vực của quyền

nhân thân như quyền của cá nhân đối với tên họ, hình ảnh; quyền được bảo đảm an

toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy

tín, quyền bí mật đời tư v.v Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể của một cơ

quan,tô chức nào về tất cả các trường hợp xâm phạm quyên nhân thân của cá nhân

nhưng theo báo cáo tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao hàng năm và theo việc đưa tin của các phương tiện thơng tin đại chúng thì trong những năm

gần đây dường như các trường hợp xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân

ngày một nhiều, có chiều hướng đa dạng và phức tạp Trong đó, có vụ với những

hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân rất nghiêm trọng không chỉ

phải xử lý về đân sự mà còn phải xử lý về hình sự như vụ vợ chồng Chu Văn Đức

— Trịnh Thị Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội trong hơn 10 năm đã hành hạ cơ gái Nguyễn Thị Bình để lại trên người tới 424 vết thương; vụ Đào

Văn Tuyến ở huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang do đam mê cờ bạc thua cờ bạc về

ngược đãi vợ là chị Lý Thị Nghi với hành vi lột quần áo nhốt vào chuồng chó, vụ

Phạm Thị Mai ở huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh đánh chết con là cháu

Phạm Huy Hoàng, 5 tuổi v.v

Căn cứ vào các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, những người có quyền nhân thân bị xâm phạm đã thực hiện được các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền

nhân thân của minh | như tự cải chính những tin tức xúc phạm đến đanh dự, nhân

phâm của họ, yêu cầu người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân

thân của họ chấm đứt hành vi đó, yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thắm quyền

bảo vệ, trong đó có việc yêu cầu Tòa án bảo vệ So với các phương thức bảo vệ quyền nhân thân khác, phương thức yêu cầu Tòa án bảo vệ quyên nhân thân được

các chủ thể thực hiện tương đối phổ biến Các vụ việc đân sự về quyền nhân thân

Tòa án đã thụ lý giải quyết ngày một nhiều Trong đó, có những vụ việc khá phức

tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và lần đầu Tòa án thụ lý giải quyết nên không tránh khỏi những lúng túng, vướng mắc cả về mặt xem xét,

Trang 16

-14-đánh giá các tình tiết của vụ việc và cả về mặt áp dụng pháp luật để giải quyết vụ

việc, do vậy sau khi Tòa án xét xử các đương sự vân không đồng y Voi quyết định

của Tòa án mà còn kháng cáo hoặc khiếu nại qua nhiều cập Tòa án Trong các vụ

việc này phải kế đến vụ ông Trần Thanh Minh (Chủ tịch Ủy ban nhân phường Phú

Hải, thành phố Phan Thiết) khởi kiện ông Đồng Văn Thanh (Bí thư Đảng ủy

phường này) tới Tòa án nhân dân thành pho Phan Thiét tinh Binh Thuan yêu câu xin lỗi và bồi thường thiệt hại vì cho rằng tháng 4/2006 ông Thanh “dựng chuyện”

cán bộ, nhân đân phường phản ánh về “mối quan hệ không lành mạnh” giữa ông và bà cựu phó chủ tịch HĐND phường, cùng việc hai người hùn vốn kinh doanh

Internet để chỉ đạo kiểm tra nhằm mục đích hạ uy tín, xúc phạm danh dự, nhân

phâm và phá hoại hạnh phúc của gia đình ông; vụ ca sĩ Phương Thanh khởi kiện bà Lê Nguyễn Hương Trà (chủ nhân của blog Cogaidolong) đến Tòa án nhân quận

Tân Bình thành phó Hồ Chí Minh u cầu phải xin lỗi công khai vì cho rằng bà Lê

Nguyễn Hương Trà đã có hai bài viết trong blog của mình về cơ với nội dung sai

sự thật, xúc phạm tới danh dự, hạ uy tín của cơ v.v

Qua nghiên cứu các quy định của Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân và khảo sát thực tiễn áp đụng chúng cho thấy về cơ bản các quy định của Bộ luật Dân sự đã quy định đủ các phương thức, biện pháp mà người có quyền

nhân thân bị xâm phạm được thực hiện để bảo vệ quyền nhân thân của họ trong

trường hợp bị xâm phạm Tuy vậy, thực tiễn cũng cho thấy các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 còn chung chung, mới chỉ mang tính định hướng trong khi đó các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này lại không hướng dẫn cụ thê nên

việc thực hiện chúng trên thực tế đã gặp nhiều bất cập, vướng mắc, nhất là trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ cụ thê

Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 BLDS, khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền đó được bảo vệ bằng cách tự mình cải chính những

tin tức xúc phạm đến đanh dự, nhân phẩm của họ mà không nhất thiết phải chờ

người có hành vi xâm phạm thực hiện việc cải chính Việc Bộ luật Dân sự quy định người có quyền nhân thân bị xâm phạm được tự cải chính có tác dụng giúp họ ngăn chặn và khắc phục kịp thời được hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của họ Để người có quyền nhân thân bị xâm phạm thực hiện

được việc tự cải chính thì pháp luật phải quy định cụ thé về trình tự, thủ tục thực

hiện việc tự cải chính của người họ nhưng do các văn bản pháp luật liên quan khơng có quy định, hướng dẫn cụ thể nên việc tự cải chính những tin tức xúc phạm

đến danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên thực tế hầu như không thể thực hiện

được hoặc có thực hiện thì cũng khơng hiệu quả Hơn nữa, về tâm lý thì cũng khơng mấy ai tin việc cải chính của chính người có quyền nhân thân bị xâm phạm

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 BLDS quy định khi quyền nhân thân của cá nhân

Trang 17

-15-bị xâm phạm thì người có quyền đó được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thâm quyền

bảo vệ thông qua việc buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải

chính cơng khai, bồi thường thiệt hại Theo quy định này, thì người có quyền nhân

thân bị xâm phạm được yêu cầu cơ quan, tổ chức có thâm quyên bảo vệ nhưng cơ quan, tổ chức nào là cơ quan, tổ chức có thâm quyền lại chưa được Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật này cũng như các văn bản pháp luật có

liên quan chỉ rõ Vì thế trên thực tế đã xảy ra không ít các trường hợp đương sự không xác định được cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền bảo vệ quyên nhân thân của họ Ví dụ: Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tịa án chỉ có thắm quyền giải quyết yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con trong trường hợp có tranh chấp, đối với trường hợp yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con mà khơng có tranh chấp thì Tịa án khơng có thâm quyền giải quyết Tuy vậy, các văn

bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật liên quan lại

không quy định, hướng dẫn cơ quan có thâm quyền giải quyết trường hợp này nên yêu cầu xin xác định lại cha mẹ cho con mà khơng có tranh chấp của đương sự không có cơ quan nào giải quyết Theo các điều từ Điều 25 đến Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự thì nhiều vu vigc ve quyén nhân thân chưa được quy định cụ thé cho Tòa án có thâm quyền giải quyết như yêu cầu bảo vệ tên họ, hình ảnh; yêu cầu bảo

vệ bí mật đời tư; yêu câu bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (khơng thuộc trường

hợp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí) v.v Hơn nữa, trong các văn bản

pháp luật hiện hành khơng có quy định về việc bảo vệ quyền nhân thân của người

có quyền nhân thân bị xâm phạm trong trường hợp họ đã chết Tuy dù họ đã chết

nhưng việc bảo vệ quyền nhân thân của họ vẫn phải đặt ra vì trong nhiều trường

hợp việc xâm phạm đến các quyền nhân thân của họ cũng có những ảnh hưởng xấu

nhất định tới những người thân và những người liên quan đến họ Từ việc pháp

luật không quy định cụ thể về thâm quyền của cơ quan, tô chức trong việc bảo vệ

quyền nhân thân của cá nhân, các loại vụ việc Tịa án có thầm quyền giải quyết nên

trong thực tiễn xét xử của Tòa án có việc được Tịa án thụ lý giải quyết, có việc

Tịa án khơng thụ lý giải quyết và quan điểm về thâm quyền VỆ giải quyết các vụ

việc về quyền nhân thân giữa Tòa án cũng rất khác nhau dẫn đến cùng loại vụ việc Tịa án này thì thụ lý giải quyết nhưng Tòa án khác lại không thụ lý giải quyết

Từ những vấn đề nêu trên, để bảo đảm việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân

theo quy định của Bộ luật Dân sự tôi cho răng cân phải giải quyêt được một sô vân đê cơ bản sau đây:

- Về pháp luật nội dung, cần sửa đổi, bé sung một SỐ quy định của Bộ luật Dân

sự, Luật hôn nhân và gia đình liên quan đến việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân Đối với các quy định của BLDS, cần sửa đôi, bổ sung đoạn đầu Điều 25 BLDS theo hướng quy định khơng chỉ người có quyền nhân thân bị xâm phạm có quyền yêu cầu bảo vệ mà cả người đại diện của họ cũng có quyền yêu cầu bảo vệ

Trang 18

-16-và việc yêu cầu bảo vệ được đặt ra trong cả trường hợp người có quyền nhân thân

bị xâm phạm đã chết vì như đã nêu trên việc xâm phạm đến quyên nhân thân của

cá nhân trong nhiều trường hợp không chỉ gây thiệt hại, ảnh hưởng tới quyền lợi

của họ mà còn gây thiệt hại, ảnh hưởng xâu tới cả quyền lợi của người thân và

người liên quan đến họ Ngoài ra, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điêu 25 BLDS

theo hướng quy định rõ cơ quan, tô chức có thâm quyền trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân để tạo thuận lợi cho cá nhân có quyên nhân thân bị xâm phạm kịp thời thực hiện được việc bảo vệ quyền nhân thân của mình Đối với Luật

hôn nhân và gia đình cần sửa đổi, bổ sung Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình theo hướng quy định quyền của cha mẹ trong việc yêu cầu xác định Con trong cả trường

hợp con đã chết vì đây cũng là vân đề thuộc về việc bảo vệ quyền nhân thân của cá

nhân Trong trường hợp cha mẹ chết thì pháp luật quy định con vẫn có quyền yêu cầu xác định cha mẹ cho mình (Điều 66 Luật hôn nhân và gia đình) vậy tại sao con chết pháp luật lại không quy định cha mẹ có quyền u cầu Tịa án xác định con cho họ?

- Về pháp luật tỔ tụng dân sự, cần sửa đổi, bố sung quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng dân sự về thâm quyền của Tòa án hướng Tòa án có thâm quyền giải quyết đối với việc giải quyết yêu cầu bảo vệ họ tên, hình ảnh, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, uy tín, xác định giới tính Theo quy định tại các điều 26, 31, 36, 37, 38 thì quyên đối với họ tên, hình ảnh, bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyên xác định giới tính của cá nhân là những quyền dân sự cơ bản Việc bảo vệ

quyên dân sự thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ là một trong các phương thức

bảo vệ hữu hiệu nhất Do vậy, khi các quyền dân sự này này bị xâm phạm thì cá nhân có quyền đó cũng phải được yêu cầu Tòa án bảo vệ Đề kịp thời bảo vệ quyền

nhân thân của cá nhân trước Tòa án phải sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục

giải quyết các vụ việc dân sự được quy định tại Phần thứ năm Bộ luật Tố tụng dân sự, xây dựng các quy định về thủ tục rút gọn để giải quyết những việc này Đồng thời cũng sửa đổi quy định tại Điều 119 BLTTDS theo hướng cho phép Tòa án được chủ động quyết định áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời quy định tại các khoản 5, 10 và 12 Điều 102 Bộ luật này khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân để kịp thời ngăn chặn, khắc phục hậu quả thiệt hại của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền quyền nhân thân của cá nhân Mặt khác, theo quy định tại

Điều 130 BLTTDS thì người có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết VIỆC

dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí, việc thu nộp án phí, lệ phí phải theo trình tự, thủ tục nhất định do vậy trong trường hợp không đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm Để tạo điều

kiện cho người có quyền nhân thân bị xâm phạm thực hiện ngay được quyền yêu

cầu Tịa án bảo vệ thì cần phải quy định việc miễn nộp tiền tạm ứng án phí cho họ

Trang 19

-17-sự, Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật Tố tụng dân sự v.v về, trình tự, thủ tục

thực hiện việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân Trong đó, cần chú trọng quy

định, hướng dẫn về trình tự, thủ tục tự cải chính; yêu câu cơ quan, tổ chức khác

(ngoài việc yêu cầu Tòa án) bảo vệ vì hiện nay vân đề này, hầu như bị bỏ ngỏ

khơng có văn bản pháp luật nào quy định, hướng dẫn Thực tế cho thấy, việc bảo

vệ quyền nhân thân có nhiều điểm khác với việc bảo vệ các quyền dân sự khác Trong nhiều trường hợp việc bảo vệ phải được thực hiện kịp thì mới có hiệu quả,

nếu bảo vệ chậm sẽ khó khắc phục được hậu quả thiệt hại do hành vi trái pháp luật

gây ra Việc xây dựng, ban hành được các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thê về

trình tự, thủ tục tự cải chính và yêu cầu cơ quan, tô chức khác bảo vệ sẽ có tác

dụng tạo điều kiện thuận lợi cá nhân có quyền nhân thân bị xâm phạm kịp thời áp

dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền nhân thân của mình, tránh được sự

đùn đây trách nhiệm cho nhau giữa các cơ quan, tô chức

Bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân là một vấn đề rất quan trọng trong cơ chế

bảo đảm quyền dân sự của các chủ thể Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005

về phương thức, biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tuy đã đầy đủ Tuy

nhiên, để việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân thực sự có hiệu quả trên thực tế

ngoài việc phải nâng cao nhận thức của mọi người về việc tôn trọng, bảo vệ các quyền dân sự trong đó có quyền nhân thân của cá nhân thì việc sửa đổi, bỗ sung các quy định của pháp luật đã nêu trên là cần thiết vì nó gop phần tạo nên sự đồng

bộ của cơ chế bảo hộ và bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể

C/KÉT LUẬN

Tóm lại, quyền nhân thân là một quyền cơ bản gắn liền với lợi ích của mỗi cá nhân Khi mà xã hội ngày nay ngày càng phát triển thì việc cần phải có nhận thức

đúng về quyền nhân thân cũng như việc bảo vệ quyền nhân thân càng phải được

coi trọng Vấn dé này được đặt ra không chỉ cho các nhà chức trách mà cho toàn xã

hội tất cả phải cùng nhau chung sức để góp phần hồn thiện hơn pháp luật Việt

Nam nói chung và pháp luật dân sự nói riêng, góp phần thúc đây sự phát triển của xã hội ngày càng văn minh, công bằng

Trang 20

-18-DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Giáo trình luật Dân sự - Đại học luật Hà Nội- NXB Công

an nhân dân

2 Bộ luật dân sự 2005

3 Bộ luật dân sự 1995

4 Luật tố tụng dân sự

5 Luật sở hữu trí tuệ 2000 6 Báo điện tử VNexpress 7 Báo điện tử 24h

8 Diễn đàn sinh viên đại học Luật Hà Nội : sinhvienluat.vn

9 http:/www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/dan-su- to-tung-dan-su/2006/611/Quyen-nhan-than-ngay-cang-duoc-phap- luat-bao-ve.aspx

10 Bảo vệ quyền nhân thân theo quy định của luật dân sự

2005 - Nguyễn Công Bình

11 Khái niệm và phân loại quyền nhân thân - TS Bùi Đăng Hiếu, Đh luật Hà Nội

Ngày đăng: 27/11/2014, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w