5. Kết cấu luận văn
2.4.2. Đối với công tác quản lý trong một số lĩnh vực của ngành du lịch
Có được các kết quả như ngày nay ngoài việc có một lợi thế về địa lý, địa hình, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh thì sự vào cuộc của các cơ quan quản lý, tinh thần trách nhiệm, cộng đồng là một trong những yếu tố thành công của ngành du lịch Lạng Sơn. Nếu năm 2001 tổng lượng khách đạt 210.000 lượt/năm, đạt doanh thu 92 tỷ đồng thì đến năm 2010 tổng lượng khách đạt 1.929.000 lượt/năm, đạt doanh thu 736 tỷ đồng, gấp 9 lần so với năm 2001. Có thể nhận thấy các kết quả đó trên một số lĩnh vực như:
- Cơ sở hạ tầng:
Nhận thức được tầm quan trọng của du lịch, để thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đạt được hiệu quả, các cấp ủy Đảng, các Sở, ban, ngành, các cơ quan liên quan luôn nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nói chung và phát triển xã hội nói riêng.
Nhằm thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ngành du lịch Lạng Sơn đã thực hiện được các công tác quy hoạch sau:
Nghiên cứu quy hoạch tôn tạo các di tích, danh thắng, khôi phục những nét văn hóa đặc sắc của địa phương như: hát then, sli, lượn, các món ăn truyền thống có chất lượng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch cả nước, ngành du lịch Lạng Sơn đã triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo của tỉnh và Tổng cục Du lịch đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn; Báo cáo tình hình tăng cường chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn theo đề nghị của Tổng cục Du lịch; triển khai văn bản đề nghị các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch – dịch vụ thực hiện nghiêm túc quy định của
pháp luật; cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; triển khai về Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi và Hội thi lễ tân khách sạn năm 2013.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch cũng có sự phát triển đáng kể, năm
2010 có 118 cơ sở với 1.681 buồng, đến năm 2013 nâng số cơ sở lên 160 với gần 3.000 buồng. Các cơ sở lưu trú nhìn chung có quy mô vừa và nhỏ, tập trung chủ yếu ở thành phố Lạng Sơn. Hiện có 39 cơ sở được xếp hạng từ 1 đến 4 sao, công suốt sử dụng buồng đạt 40 đến 50%. Hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được chú trọng đầu tư mới và thường xuyên được nâng cấp, cải tạo, bổ sung trang thiết bị, nâng cao chất lượng, dịch vụ.
Hiện tại, số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn Lạng Sơn có 15 doanh nghiệp (trong đó có 9 đơn vị đuợc Tổng cục Du lịch cấp phép kinh doanh lữ hành bao gồm cả doanh nghiệp của tỉnh và văn phòng đại diện, chi nhánh của các tỉnh bạn đóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn), trên 60 hướng dẫn viên được cấp thẻ. Hoạt động lữ hành có sự chuyển biến tích cực, các đơn vị đã chủ động khai thác nguồn khách và thị trường du lịch, nhất là thị trường Trung Quốc với nhiều loại hình du lịch, nhiều tour, nhiều tuyến khác nhau như: du lịch lễ hội, du lịch sinh thái, cộng đồng, du lịch gắn với khảo sát thị trường tạo cơ hội kinh doanh, hội thảo khoa học, mua sắm,…
Tuy công tác quy hoạch, đầu tư vào du lịch là vậy nhưng trong thực tế việc quản lý, phối hợp, khai thác tài nguyên du lịch vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Sự chồng chéo, quan điểm về quản lý giữa các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương vẫn còn nhiều nhầm lẫn, trách nhiệm bảo vệ các di tích chưa được rõ ràng, thiếu sự phối hợp. Một số di tích lịch sử, danh lam bị xuống cấp, mất đi vẻ đẹp vốn có như tình trạng ô nhiễm nguồn nước chảy qua động Nhị, Tam Thanh, thành nhà Mạc còn một số đoạn bị bỏ hoang trở thành nơi vứt rác bừa bãi của người dân. Việc người dân lấn chiếm đất, xây nhà ngay biển chứng nhận di tích cấp quốc gia ở khu di chỉ Mai Pha vẫn xảy ra và không có biện pháp nào giải quyết.
Khu di chỉ Mai Pha nơi các nhà Khảo cổ học đã phát hiện ra là nơi sinh sống của người tiền sử cách đây 3.500 năm, là điểm tiếp nối với văn hóa Bắc Sơn, hiện tại vẫn đang trong tình trạng hoang phế, bị che lấp biển chứng nhận di tích quốc gia.
Sau khi thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1996 – 2010 cũng như đang thực hiện giai đoạn 1 của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 2010 – 2020, tầm nhìn đến 2030, Kế hoạch số 118/KH-UBND tỉnh vai trò của khu du lịch Mẫu Sơn đối với ngành du lịch tỉnh vẫn được coi trọng, tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện đầu tư, khai thác du lịch, khu du lịch Mẫu Sơn vẫn chưa khai thác được tiềm năng, thế mạnh của mình. Năm 2008, tổng lượng khách du lịch đến Mẫu Sơn là 28.500 lượt khách, tổng doanh thu là 3.7 tỷ đồng, năm 2011, tổng lượng khách là 60.000 lượt, doanh thu là 5 tỷ đồng. Tỷ trọng của khu du lịch Mẫu Sơn chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng doanh thu ngành du lịch tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng nhưng quy mô nhỏ, việc lựa chọn công nghệ, vật liệu xây dựng không hợp lý nên hỏng hóc nhanh, tuyến đường lên khu du lịch nhiều đoạn chưa được nâng cấp, gây nguy hiểm cho khách du lịch đến tham quan.
Công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở tỉnh đã được các cấp các ngành và toàn xã hội quan tâm, thực hiện. Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có 36 điểm di tích đã và đang được đầu tư, tôn tạo, chống xuống cấp với tổng số 51 lượt trùng tu, tôn tạo (9 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến và 27 di tích thuộc loại hình tôn giáo, tín ngưỡng) với tổng số vốn đầu tư hơn 104 tỷ 112 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Nhà nước là 87 tỷ 713 triệu đồng (chiếm 84,25%) và vốn từ nguồn xã hội hóa là 16 tỷ 399 triệu đồng (chiếm 15,75%). Nhờ đó, các di tích ngày càng khang trang, sạch đẹp, trở thành những sản phẩm văn hóa hoàn chỉnh, thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân địa phương, thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 15 doanh nghiệp kinh doanh hoạt động lữ hành chịu sự quản lý, chỉ đạo về chuyên môn của Sở VHTTDL tỉnh Lạng Sơn. Các doanh nghiệp lữ hành đã cố gắng khắc phục khó khăn, luôn tìm cách mở rộng thị trường, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tạo ra nhiều tour cũng như nhiều sản phẩm du lịch mới thu hút khách du lịch đến Lạng Sơn. Cơ sở vật chất hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, hiện nay Lạng Sơn mới chỉ có 1 khách sạn 4 sao, phòng hội nghị có sức chứa tối đa là 300 khách chỉ phù hợp với các hội nghị vừa và nhỏ. Nhiều tuyến đường giao thông nối giữa thành phố và điểm du lịch chưa được tu bổ, sửa chữa, gây khó khăn trong đi lại cho khách du lịch như tuyến đường lên đỉnh Mẫu Sơn,…
Với chủ trương của tỉnh, ban hành nhiều chính sách ưu đãi đã thu hút được các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư ủng hộ, cùng tham gia vào việc tổ chức các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ ngày càng nhiều hơn tạo ra nguồn thu nhập và cung cấp việc làm ổn định cho người dân địa phương. Đặc biệt là các loại hình du lịch tâm linh, lễ hội, du lịch mua sắm luôn thu hút được đông đảo khách du lịch.
Các loại hình du lịch văn hóa tâm linh, lễ hội, du lịch mua sắm vẫn luôn thu hút được lượng lớn khách du lịch. Trong dịp đầu năm 2013, lượng khách đến Lạng Sơn tham quan ước đạt 73.000 lượt khách, chủ yếu là khách du lịch lựa chọn loại hình du lịch văn hóa tâm linh.
Tuy cơ sở hạ tầng đã được các quan tâm đầu tư nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, số lượng khách nghỉ qua đêm còn ít, hầu hết là du lịch trong ngày. Theo thống kê, toàn tỉnh mới chỉ có 30/159 cơ sơ lưu trú đạt chuẩn sao, số còn lại chưa đáp ứng tiêu chuẩn để xếp sao điều này đồng nghĩa với việc không thể đáp ứng phục vụ cho các hội nghị lớn. Việc trùng tu, tôn tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng tuy đã có nhưng chỉ tập trung đầu tư vào các điểm du lịch có tiềm năng phát triển do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế. Hầu hết các quy hoạch đều không diễn ra theo đúng dự kiến, chậm tiến độ, nhiều quy hoạch chỉ có trên giấy chứ không tiến hành, không đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Nhiều cơ sở vật chất hạ
tầng phục vụ du lịch, các điểm, khu du lịch bị xuống cấp do chất lượng xây dựng cũng như quy hoạch chưa hiệu quả.
- Nguồn nhân lực
Để từng bước nâng cao chất lượng du lịch, ngoài đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ du lịch thì nguồn nhân lực về du lịch vẫn luôn được quan tâm và chú trọng.
Đứng trước thực tế phát triển du lịch Lạng Sơn và sự đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch, việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành du lịch trở thành nhiệm vụ hàng đầu đối với ngành du lịch. Sở VHTTDL đã đề xuất với UBND tỉnh ban hành chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở địa phương. Hàng năm, Sở đã phối hợp với các trường chuyên nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn về hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, buồng bàn, bar, quản lý cơ sở lưu trú.
Về chất lượng nguồn nhân lực: trình độ cao học là 3 người, đại học 201 người, cao đẳng 350 người, trung cấp 493 người, khác 597 người. Các cán bộ nhân viên ngành du lịch đã có ý thức tự vươn lên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ du lịch để đáp ứng được nhu cầu của công việc.
Đội ngũ nguồn nhân lực làm việc trong ngành du lịch Lạng Sơn có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch còn thấp, phần lớn là lao động có trình độ trung cấp; số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao ( 41,8% ); trình độ về ngoại ngữ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hội nhập hiện nay, số lao động biết ngoại ngữ chiếm 38,7%/ tổng số lao động toàn ngành, trong đó trình độ đại học hoặc tương đương chiếm tỉ lệ thấp ( 12,2% ) và đa số là tiếng Trung. Bên cạnh đó, số lao động theo mùa vụ có số lượng khá đông, hầu hết chưa qua đào tạo, có trình độ văn hóa và dân trí thấp; các chuyên gia, các nghệ nhân, lao động giỏi trong ngành còn hạn chế.
Trong quy hoạch nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2013 – 2020 cũng đã nêu rõ mục tiêu hướng tới của ngành, từng bước chuẩn hóa đội ngũ lao
động, phấn đấu đến năm 2020: 80% cán bộ quản lý Nhà nước về du lịch từ cấp tỉnh đến các địa phương, các đơn vị sự nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về du lịch; 70% lao động phục vụ trực tiếp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ, đáp ứng được nhu cầu; các cơ sở đào tạo du lịch xây dựng được chương trình giảng dạy đáp ứng yêu cầu thực tiễn với 90% giáo viên được đào tạo chuẩn hóa, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy theo hướng đạt tiêu chuẩn hiện đại.
Dưới sự chỉ đạo của Sở VHTTDL Lạng Sơn, Trung tâm xúc tiến du lịch và trường Cao đẳng du lịch Hà Nội đã phối hợp tổ chức nhiều lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch như:
Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ nhà hàng năm 2012 cho hơn 20 học viên đến từ các nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh ăn uống trên địa bàn tỉnh, chương trình giảng dạy gồm 02 phần lý thuyết và thực hành, phần thực hành các học viên sẽ được thực hành các phương pháp cũng như quy trình phục vụ tiệc ngồi, hội nghị, tiệc trà, kỹ năng phục vụ bàn, pha chế đồ uống,...Cuối khóa học, các học viên sẽ được cấp Chứng chỉ theo quy định.
Lớp bồi dưỡng Nghiệp vụ lễ tân, buồng khách sạn cho các cán bộ, công nhân, người lao động đang làm việc ở các vị trí lễ tân, buồng tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh theo chương trình kế hoạch xúc tiến du lịch năm 2012, đã thu hút 45 học viên tham gia với nội dung khóa học là 70 tiết được chia làm 2 phần, trong đó nội dung nghiệp vụ lễ tân 40 tiết, nghiệp vụ phục vụ buồng 30 tiết. Qua các phần các học viên sẽ được học các tình huống, kỹ năng trong tiếp tân và phục vụ, bồi dưỡng kiến thức, trao đổi kinh nghiệm và thực hành về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn. Kết thúc lớp học, các học viên sẽ được cấp chứng chỉ nếu đảm bảo thời gian lên lớp và bài kiểm tra cuối khóa đạt yêu cầu.
- Các sản phẩm du lịch
Được sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền địa phương về việc khuyến khích phát triển du lịch, Phòng Nghiệp vụ Du lịch cùng phối hợp với
các phòng, cơ quan liên quan tiến hành khảo sát các điểm đến tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, khảo sát, củng cố, xây dựng các tuyến, các điểm du lịch nội tỉnh phù hợp với xu thế phát triển nhằm thu hút được khách du lịch đến Lạng Sơn, tỉnh cũng luôn tập trung tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, đặc biệt là các lễ hội ngay từ đầu năm mới, tạo điểm nhấn với du khách gần xa; quan tâm tổ chức các hội thảo khoa học nhằm tìm ra những giải pháp, hướng đi cho sự phát triển của các khu du lịch tiêu biểu.
Nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh vì vậy trong những năm qua với tiềm năng của Lạng Sơn du lịch mua sắm phát triển mạnh. Ngành du lịch chủ trương mở rộng xã hội hoá, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch mới, không ngừng xây dựng, tổ chức các tour, tuyến, điểm đến du lịch nhằm tạo ra sự phong phú các loại hình như: du lịch làng bản Mẫu Sơn, du lịch cộng đồng ở Bắc Sơn, khảo sát tuyến du lịch biên giới, du lịch về nguồn, hình thành một số tour, tuyến du lịch lữ hành trong nước và quốc tế với quốc tế chủ yếu là với Trung Quốc. Cuối năm 2011 và đầu năm 2012, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh đã tổ chức các chuyến khảo sát thực địa khu linh địa cổ Mẫu Sơn, khu núi Phật Chỉ, khảo sát toàn diện khu du lịch Mẫu Sơn. Hội thảo về phát triển khu du lịch Mẫu Sơn cũng đã được tổ chức thành công thu nhận được nhiều ý kiến tâm huyết. Du lịch sinh thái: tham quan hang động, nghỉ dưỡng núi, vui chơi giải trí cuối tuần gắn với các khu du lịch, điểm du lịch như: Mẫu Sơn, động Nhị - Tam Thanh, Hang Gió,..
Du lịch văn hóa, lịch sử gắn với tâm linh, tín ngưỡng: hàng năm, tỉnh Lạng Sơn có khoảng 340 lễ hội lớn nhỏ khác nhau cùng những làn điệu dân