Đối với quá trình xây dựng, sử dụng các công cụ chính sách phát triển

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững ở lạng sơn (Trang 42)

5. Kết cấu luận văn

2.4.1. Đối với quá trình xây dựng, sử dụng các công cụ chính sách phát triển

lịch văn hóa với địa phương, Sở VHTTDL đã chỉ đạo TTXTDL triển khai xây dựng du lịch văn hóa, lịch sử về với An toàn khu cách mạng Bắc Sơn (vào ngày 23 tháng 9 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 1714/QĐ-TTg về công nhận các xã An toàn khu thuộc huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn). Tại 08 xã này Bắc Sơn đã phát triển mô hình du lịch cộng đồng, là cơ sở quan trọng để thiết lập các chương trình du lịch về nguồn, mang ý nghĩa lịch sử và văn hóa truyền thống của địa phương

Ngoài ra, du lịch ăn uống và du lịch mua sắm cũng là một thế mạnh của Lạng Sơn với lợi thể gần 02 cửa khẩu lớn là của khẩu Hữu Nghị và cửa khẩu Đồng Đăng, cùng các khu chợ nổi tiếng, sầm uất là chợ Đông Kinh, chợ Kỳ Lừa, chợ Tân Thanh.

Các dịch vụ, các sản phẩm du lịch đang ngày càng được các cấp, ban, ngành quan tâm nhằm tạo ra những lợi thế, điểm mạnh riêng thu hút khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng.

2.4. Tính bền vững trong quá trình xây dựng và thực thi các chính sách du lịch ở Lạng Sơn. du lịch ở Lạng Sơn.

2.4.1. Đối với quá trình xây dựng, sử dụng các công cụ chính sách phát triển du lịch phát triển du lịch

a) Về quan điểm, đường lối chỉ đạo, các định hướng chính sách

Như đã nêu ở trên, trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra quan điểm chung: phát triển du lịch Lạng Sơn đảm bảo với tốc độ nhanh và bền vững một cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội,

môi trường và an ninh quốc phòng gắn với việc bảo tồn thiên nhiên, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa bản địa; gắn với lợi ích cộng đồng dân cư, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống nhân dân và gắn với giữ vững an ninh quốc phòng, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới.

Bên cạnh là các quan điểm cụ thể, tập trung vào hệ thống cửa khẩu để tăng cường hợp tác phát triển du lịch với Trung Quốc và các nước khác trong khu vực; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các danh lam, di tích lịch sử; đặc biệt quan tâm đến đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa, núi cao biên giới, từng bước thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch để phát huy nội lực từ sức mạnh tổng hợp của cộng đồng các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn.

Cùng với các quan điểm nêu ra, mục tiêu phát triển du lịch cũng được thể hiện rõ nét với các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cũng đã xác định cụ thể, có khả năng đo lường được. Mục tiêu được xác định trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng như sau:

Về kinh tế: Phát triển du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng

thu nhập, nâng cao đời sống cho nhân dân đặc biệt là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa du lịch tỉnh Lạng Sơn trở thành một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.

Về văn hóa, xã hội và môi trường: Phát triển du lịch góp phần nâng cao

dân trí, bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan, di tích lịch sử và môi trường khu vực.

Về an ninh – quốc phòng: Phát triển du lịch với vai trò tăng cường quan

hệ hợp tác quốc tế, phát huy tình đoàn kết hữu nghị anh em giữa các dân tộc giữa Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới, góp phần giữ vững an ninh biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, ổn định về chính trị và đảm bảo trật tự xã hội, an toàn xã hội khu vực.

Bên cạnh đó, Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở VHTTDL đã phối hợp với Công an tỉnh đưa ra dự thảo chương trình quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh và phối hợp thực hiện với các Sở, Ban, Ngành các báo cáo có liên quan:

1. Xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị số 26-CT/TU ngày 17/3/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác đối ngoại trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

2. Xây dựng báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch số 69/KH-UBND phục vụ dự thảo báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU.

3. Xây dựng nội dung quy chế phối hợp trong cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

4. Phối hợp với Sở Giao thông – Vận tải xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa Bộ VHTT&DL và Bộ GTVT.

5. Góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Giải thưởng Du lịch Việt Nam theo đề nghị của Tổng cục Du lịch.

6. Triển khai và đôn đốc việc xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

7. Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tổ chức khóa Bồi dưỡng Nghiệp vụ du lịch cho nhân viên tại các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch – dịch vụ.

Triển khai kịp thời các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo của tỉnh và Tổng cục Du lịch đến các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn; Báo cáo tình hình tăng cường chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn theo đề nghị của Tổng cục Du lịch; triển khai văn bản đề nghị các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh du lịch – dịch vụ thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật; cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; triển khai về Hội thi hướng dẫn viên du lịch giỏi và Hội thi lễ tân khách sạn năm 2013.

Các chính sách về du lịch đã bám sát vào đường lối, chủ trương của Nhà nước, có tính hệ thống từ trung ương đến địa phương. HĐND tỉnh đã cụ

thể hóa các chính sách lớn thành các kế hoạch, chương trình cụ thể, có ưu tiên đầu tư vào một số điểm, khu du lịch trọng điểm, đầu tư đến các sản phẩm du lịch và quan tâm đến môi trường.

Tuy nhiên, vẫn chưa có các chính sách cụ thể về khuyến khích đầu tư, kinh phí phân bổ chưa hợp lý và chưa có chế tài xử phạt đối với các hành động trái pháp luật, đầu tư không đồng bộ, chủ yếu vẫn tập trung đầu tư tại các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia.

b) Đối với quá trình tổ chức, thực thi các hoạt động du lịch

Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở VHTTDL tỉnh Lạng Sơn cùng với các ban, ngành liên quan đã đề ra nhiều kế hoạch, chính sách khác nhằm hướng tới phát triển du lịch Lạng Sơn theo đúng định hướng, quan điểm đã đề ra.

Mỗi một chính sách, một chương trình, kế hoạch được lập ra, nếu muốn thực hiện tốt và hiệu quả thì luôn cần có sự phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm giữa các Sở, Ban, Ngành có liên quan.

- Đối với chính sách đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng: Sở KHĐT đã lập

các dự án, thực hiện cơ chế thu hút đầu tư, Sở GTVT xây dựng các kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phối hợp với Sở Xây dựng chỉ đạo lập quy hoạch khu du tích, quản lý chất lượng công trình xây dựng. Sở Tài chính thực hiện thẩm định chi phí, ưu tiên dùng ngân sách phân bổ cho các dự án xúc tiến quảng bá, dự án xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

- Đối với tuyên truyền, vận động, phát triển các sản phẩm: Sở Công

thương phối hợp với Sở VHTTDL tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến các hoạt động du lịch trong và ngoài tỉnh. Đài phát thanh - truyền hình có trách nhiệm xây dựng các trang, chuyên mục, đăng tin, bài về phát triển du lịch trong tỉnh.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Sở Nội vụ có chức năng tổ chức

- Bảo vệ môi trường: Sở NNPTNT chủ trì trong việc lập kế hoạch, quy

hoạch quản lý, bảo vệ, khai thác rừng, mặt nước, các tài nguyên thiên nhiên khác ở khu du lịch sinh thái kết hợp với Sở TNMT tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường.

Hiện nay, Lạng Sơn đã hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch khu du lịch Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia. Lạng Sơn còn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội, mặt khác Chính phủ cũng đã phê duyệt đề án xây dựng Khu kinh tế của khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn.

Lạng Sơn đã kêu gọi nguồn xã hội hoá, huy động các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia vào công tác bảo tồn, khai thác, phát huy di sản văn hoá. Thành Nhà Mạc nằm trong quần thể di tích Nhị Tam Thanh - Núi Tô Thị - Thành Nhà Mạc được giao cho một công ty tư nhân quản lý, khai thác nhưng trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp này đã có những sai lệch, vi phạm Luật di sản văn hóa.

Hiện nay, UBND tỉnh cùng các cấp, ban, ngành có liên quan đang dần hoàn thiện và thực hiện giai đoạn 1 của Nghị quyết số 42-NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh ủy về phát triển khu du lịch Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia, giai đoạn 1 từ 2012 đến năm 2015 nêu rõ: tổ chức quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết, xây dựng các đề án, dự án kêu gọi đầu tư, khai thác thị trường, đẩy mạnh xúc tiến du lịch.

Việc quan tâm quy hoạch, đầu tư vào các địa điểm du lịch trọng điểm đã có nhưng quan tâm thực hiện vẫn chỉ trên giấy, việc nhất quán trong quản lý vẫn còn lỏng lẻo, việc đầu tư dàn trải nhưng không có kết quả, có những dự án đầu tư nửa vời do thiếu kinh phí gây lãng phí một nguồn lực lớn cho tỉnh.

Bên cạnh công tác quy hoạch, tỉnh đã tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng trên các quy hoạch đã phê duyệt, triển khai thực hiện những dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật vào một số khu du lịch tiềm năng như: khu danh thắng

Nhị, Tam Thanh – núi Tô Thị - thành nhà Mạc, khu du lịch cộng đồng tại xã Quỳnh Sơn, huyện Bắc Sơn,…

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững ở lạng sơn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)