Một số khuyến nghị

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững ở lạng sơn (Trang 61)

5. Kết cấu luận văn

3.1. Một số khuyến nghị

Qua phân tích ở trên có thể nhận thấy rằng du lịch Lạng Sơn còn gặp nhiều vấn đề tồn tại, trong phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng cũng như các dịch vụ du lịch. Để khắc phục những vấn đề đó cần:

- Đối với bộ máy quản lý: cần nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước đối với vấn đề du lịch, tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản quản lý Nhà nước. Đổi mới công tác quản lý theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả, có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong tỉnh.

Cơ quan chịu trách nhiệm chính về du lịch cần phải tham mưu cho các cấp lãnh đạo để hoạch định các chiến lược phát triển du lịch cụ thể, rõ ràng và tối thiểu hóa chi phí nhưng tối đa hóa lợi ích.

Cần xây dựng một bộ tiêu chí chung về phát triển du lịch bền vững phù hợp với định hướng của Nhà nước và phù hợp với đặc điểm của địa phương, có chế tài kèm theo. Nâng cao trách nhiệm quản lý đối với các cấp lãnh đạo giữa các đơn vị, có sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, có chế tài xử phạt đối với việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các bên liên quan.

Ứng dụng công nghệ, đơn giản hóa thủ tục vào giải quyết các vấn đề xuất, nhập cảnh cho khách du lịch, có thể đăng ký làm giấy thông hành trên mạng thay vì phải đến tận trụ sở làm.

Ngoài ra, cần chú trọng đẩy mạnh du lịch ở địa phương, cụ thể đối với một số chính sách đặc thù như:

- Chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều lợi thể để phát triển du lịch cộng đồng. Một trong những điểm khác biệt của loại hình du lịch này với các loại du lịch

khác là khách du lịch có thể hòa vào thiên nhiên, không gian văn hóa, sinh hoạt như một người dân nơi đây.

Đây là một loại hình du lịch rất tiềm năng, các nhà chức trách, các cấp ngành cần quan tâm xây dựng, quy hoạch hợp lý về loại hình du lịch này. Đầu tư cơ sở hạ tầng, dùng chính những thiết kế và vật liệu có sẵn của địa phương để sử dụng vừa mang tính truyền thống lại tiết kiệm được nguyên liệu. Xây dựng hệ thống đường xá đi lại thuận tiện, khu vực vệ sinh đảm bảo sạch sẽ. Phát huy giá trị văn hóa của từng dân tộc thông qua các câu chuyện lịch sử, câu chuyện về phong tục, tập quán, các đám cưới, món ăn dân tộc, các ngày chợ phiên, chợ tình, lễ hội,…

Có các buổi tập huấn, chương trình ngắn hạn cho đồng bào dân tộc ở khu vực này về lợi ích của du lịch cộng đồng, các kỹ năng đón tiếp khách, đem lại thu nhập, tạo công ăn việc làm cho đồng bào cũng như quảng bá cho khách du lịch biết đến Lạng Sơn.

Có các chính sách khuyến khích đồng bào dân tộc, hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu, xây dựng thêm các phòng cho khách tại chính nhà dân, tư vấn và hỗ trợ bán các sản phẩm lưu niệm đậm đà bản sắc dân tộc như: hàng thổ cẩm, đàn tính,…

- Chính sách thu hút đầu tư: tăng cường hợp tác công - tư

Hiện nay, trước tình trạng ngân sách Nhà nước ngày càng eo hẹp thì việc hợp tác công – tư là một việc làm cấp thiết. Mối quan hệ hợp tác này tuân theo quy tắc đôi bên cùng có lợi. Nhà nước cần khuyến khích, có các chính sách cụ thể để thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình góp vốn, xây dựng, tham gia thẩm định, tư vấn các dự án cho Nhà nước, cùng có trách nhiệm trong việc phát triển du lịch của tỉnh. Có thể hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, về vốn như:

 Hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng công trình đầu tư vào các điểm có tiềm năng phát triển du

lịch tại các vùng đặc biệt khó khăn; 50% cho các dự án xây dựng cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch; 30% cho các công trình đầu tư khách sạn 3 sao trở lên.

 Hỗ trợ 50% vốn cho các nhà đầu tư thực hiện dự án cơ sở nghề; hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ đối với các hộ thuộc các làng phát triển du lịch cộng đồng để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ du lịch. Khen thưởng cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tổ chức đưa tối thiểu 2000 khách du lịch quốc tế vào Lạng Sơn/ năm với mức 10 triệu đồng/ doanh nghiệp và mức thưởng tăng thêm mỗi một nghìn khách là 2 triệu đồng (áp dụng đối với khách du lịch nghỉ tối thiểu 1 đêm).

- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng

Xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí như: đủ diện tích buồng ngủ, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước, phòng cháy chữa cháy đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục xây dựng các dự án, kế hoạch trùng tu, tái tạo lại các địa điểm du lịch, khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đã xuống cấp.

Đầu tư khai thác các điểm du lịch tiềm năng trong tỉnh, cần được tư vấn, tính toán kỹ lưỡng, thẩm định tránh những lãng phí không cần thiết. Đặt trách nhiệm chính lên cơ quan chủ quản tiếp nhận đầu tư như nhà nước đầu tư xây dựng những công trình sau đó nhượng lại cho tư nhân quản lý khai thác.

Phát triển các chương trình xây dựng nâng cấp mạng lưới hạ tầng tới cơ sở, đảm bảo các dịch vụ cấp, thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường, chiếu sáng công cộng ở các điểm, khu du lịch.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Nâng cao nhận thức du lịch cho tất cả các đối tượng từ cấp quản lý, doanh nghiệp đến cộng đồng dân cư để đảm bảo lợi ích cho các bên.

Xây dựng hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn về từng vị trí việc làm tại các cơ quan liên quan đến du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo sự công bằng, cụ thể, chất lượng.

Khuyến khích, thu hút các chuyên gia, nhân tài trong và ngoài nước đến nghiên cứu, đào tạo phục vụ cho du lịch nhất là lao động trong các lĩnh vực phục vụ trực tiếp như: quán bar, lễ tân, nấu ăn, hướng dẫn viên du lịch,… Hỗ trợ mỗi dự án 50% kinh phí đào tạo cho 2 lao động đạt trình độ cử nhân cho lao động hợp đồng không xác định thời hạn, có cam kết làm việc lâu dài cho dự án. Tổ chức các lớp tập huấn, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn, vừa học vừa làm về các kỹ năng cho nhân viên, đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế không chỉ giỏi về tiếng Trung mà còn giỏi về tiếng anh, nhật, hàn,…

Nhân viên ở khu du lịch cần có thái độ tôn trọng khách hàng, mặc đồng phục và đeo phù hiệu, có kiến thức sơ bộ về du lịch Lạng Sơn để kịp thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh Lạng Sơn đến khách du lịch.

- Chính sách bảo vệ môi trường du lịch

Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường đối với các điểm, khu du lịch, thường xuyên kiểm tra, kiểm định, có chế tài chặt chẽ xử lý các vi phạm làm gây ô nhiễm môi trường như phạt cảnh cáo, tước giấy phép kinh doanh đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh tại điểm, khu du lịch.

Về phản hồi của khách du lịch: Có hộp thư góp ý và sổ góp ý cho khách đặt ở nơi thuận tiện, mọi kiến nghị của khách du lịch cần phải được giải quyết thỏa đáng và kịp thời.

Ý thức người dân xung quanh các điểm, khu du lịch cần được nâng cao, tránh tình trạng lợi dụng, lấn chiếm đất để bán hàng quán. Các hàng quán gần khu du lịch cần niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ không để xảy ra tình trạng “hét giá” với khách du lịch.

Liên kết, phối hợp với Sở GTVT và một số cơ quan liên quan về việc quy hoạch các chỗ đỗ xe, dừng xe cho xe du lịch khi vào điểm du lịch, khu du lịch tham quan để tránh tình trạng tắc đường, gây cản trở giao thông.

Lắp các biển báo, chỉ dẫn, cho khách du lịch về những rủi ro có thể gặp phải về an ninh, y tế, các địa điểm du lịch, khu vực cửa khẩu, khu vực biên giới,…

Thực hiện du lịch “xanh” thân thiện với môi trường, tiết kiệm điện, nước tại các cơ sở lưu trú, các địa điểm du lịch, thường xuyên tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu “xanh”.

- Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch

Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch trong nước và ra nước ngoài qua các phương tiện thông tin đại chúng như: truyền thanh – truyền hình, báo chí, tuyên truyền,...

Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tỉnh thành trong cả nước, mở rộng giao lưu học hỏi không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài thông qua các chương trình giao lưu về văn hóa, lịch sử, du lịch. Hỗ trợ các dự án kinh phí tham gia chương trình xúc tiến du lịch ngoài nước do tỉnh tổ chức với mức 20% chi phí trọn gói/ một lượt người/ dự án/ năm, trong 3 năm đầu kể từ khi dự án đi vào hoạt động.

Tiếp tục phát triển các tour, tuyến du lịch truyền thống, trong đó đặc biệt chú trọng phát huy thế mạnh về du lịch mua sắm và du lịch tâm linh. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết khảo sát và xây dựng các tour, tuyến du lịch mới cả về đường bộ, đường sắt và đường hàng không,… tập trung vào các tour, tuyến nhiều tiềm năng ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành lân cận.

Xây dựng thương hiệu du lịch riêng dựa trên giá trị truyền thống vốn có và đặc trưng của từng vùng, từng miền như các món ăn, các phong tục, tập quán riêng.

Để thực hiện được những giải pháp trên, cần có những điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng cũng như môi trường chính sách tốt, đòi hỏi cần phải tăng cường công tác quản lý của các cấp ban, ngành lãnh đạo cũng như cần nâng cao ý thức của người dân địa phương cũng như khách du lịch, tạo được sân chơi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư.

KẾT LUẬN

Qua các phân tích và tìm hiểu ở trên, có thể kết luận rằng:

(1) Với hệ thống giao thông thuận lợi, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vĩ, nhiều di tích lịch sử được xếp hạng Quốc gia, Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, thu hút được nhiều khách du lịch không chỉ trong nước mà còn có nhiều khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, Lạng Sơn chưa thực sự khai thác hết tiềm năng du lịch, chủ yếu vẫn tập trung khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có, các di tích lịch sử - văn hóa, các điểm du lịch trọng điểm hầu hết đều tập trung ở TPLS ( chiếm 1/3 số di tích được xếp hạng Quốc gia ).

(2) Thực hiện theo các quyết định, kế hoạch, chính sách về ngành du lịch cả nước, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, phối hợp với các sở, ban, ngành khác đưa ra nhiều chính sách về du lịch như: phát triển khu du lịch Mẫu Sơn, khu quần thể danh thắng Nhị - Tam Thanh, các chương trình xúc tiến du lịch,… Các chính sách phát triển du lịch ở Lạng Sơn đang từng bước phát huy tốt và đi theo định hướng, chủ trương của Nhà nước, các chính sách du lịch đã gắn với sự bền vững. Song bên cạnh đó, việc hoạch định và thực thi chính sách còn nhiều bất cập, nhiều dự án chưa được triển khai thực hiện hoặc không có thẩm định; các chính sách đầu tư, ưu đãi, khuyến khích cho các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa thu hút được các nguồn tài trợ của các tập thể và cá nhân.

(3) Ngành du lịch Lạng Sơn luôn quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, cán bộ, công nhân viên trong ngành luôn có ý thức tự vươn lên học hỏi, năng động, sáng tạo nhưng chuyên môn nghiệp vụ về du lịch còn thấp, chủ yếu là lao động có trình độ trung cấp, số lao động chưa qua đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao, trình độ về ngoại ngữ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hội nhập hiện nay, các chuyên gia, các nghệ nhân, lao động giỏi trong ngành còn hạn chế.

(4) Vấn đề môi trường, an ninh, trật tự tại các điểm, khu du lịch, trung tâm mua sắm luôn được kiểm tra thường xuyên và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý, thực thi chính sách, chưa có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, chất lượng dịch vụ phục vụ còn kém, chất lượng lao động còn chưa được cải thiện nhiều,…

Không một tỉnh nào phát triển mà không gặp phải những khó khăn và tồn tại, đặc biệt là trong ngành du lịch, một ngành công nghiệp hội tụ nhiều yếu tố từ tự nhiên đến con người, cách thức quản lý của các cơ quan chức năng đến ý thức của người dân địa phương và khách du lịch. Và Lạng Sơn cũng không phải ngoại lệ. Trước thực tế đặt ra như vậy, đã đặt ra câu hỏi phải đổi mới căn bản về quan điểm, tầm nhìn trong quy hoạch của các ngành, các cấp lãnh đạo, phát triển theo chiều sâu chất lượng, hiệu quả, bền vững hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo số: 543/BC-SVHTTDL ngày 16 tháng 5 năm 2013 về Thực trạng nguồn nhân lực du lịch địa phương.

2. Đề án của UBND tỉnh Lạng Sơn về phát triển du lịch – văn hóa khu danh thắng Nhị - Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015. 3. Chương trình Hành động quốc gia Về Du lịch giai đoạn 2013 – 2020 của

Thủ tướng Chính phủ số: 321/QĐ-TTg ngày 18 tháng 2 năm 2013.

4. Quyết định số: 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 ngày 20 tháng 3 năm 2014.

5. Quyết định số: 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc Quyết định phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013 – 2020.

6. Quyết định số 1355/QĐ-BVHTTDL ngày 12 tháng 4 năm 2012 về Bộ tiêu chí nhãn du lịch bền vững bông sen xanh áp dụng đối với cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam.

7. Kế hoạch số: 11/KH-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 07 tháng 02 năm 2014 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020.

8. Kế hoạch số: 118/KH-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 20 tháng 12 năm 2013 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch Khu vực Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia (giai đoạn 2012 -2020).

9. Luật du lịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 44/2005/QH1 ngày 14 tháng 6 năm 2005.

10. Nghị định của Chính phủ số: 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật du lịch Chính phủ.

11. Nghị định của Chính phủ số: 149/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2007 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

12. Nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển Khu du lịch Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia.

13. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 tầm

Một phần của tài liệu quá trình thực hiện chính sách phát triển du lịch theo hướng bền vững ở lạng sơn (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)