5. Kết cấu luận văn
2.2.5. Giới thiệu phòng Nghiệp vụ Du lịch
Phòng Nghiệp vụ Du lịch là cơ quan tham mưu cho Lãnh đạo sở thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động du lịch trong tỉnh.
Phòng Nghiệp vụ Du lịch xây dựng dự thảo quy hoạch báo cáo lãnh đạo sở trình cấp có thẩm quyền và tổ chức công bố quy hoạch sau khi được phê duyệt. Tổ chức thực hiện, điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu, tài nguyên Du lịch của tỉnh theo quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Đề xuất các biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh. Đề xuất thực hiện việc giao lưu, hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực du lịch.
Tham mưu xây dựng chiến lược phát triển Du lịch, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cơ sở lưu trú.
Hướng dẫn, thẩm định một số loại hồ sơ như hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch địa phương; hồ sơ cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đặt trong tỉnh; hồ sơ đề nghị xếp hạng sao cho khách sạn, làng du lịch, xếp hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch; hồ sơ cấp biển hiệu, cấp, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên.
Các cơ quan quản lý ngành du lịch tại tỉnh luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về mặt chuyên môn cũng như trong nghiệp vụ. Các đơn vị trực thuộc có chức năng tham mưu cho cấp trên, cấp trên vạch ra đường lối, định hướng rõ ràng, khẩn trương triển khai các kế hoạch, chương trình hướng tới mục tiêu du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
2.3. Tổng quan về tình hình phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở tỉnh Lạng Sơn
2.3.1. Quan điểm về phát triển du lịch bền vững.
Trong quá trình tổ chức, thực thi các chính sách, Sở VHTTDL dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh đã tham mưu, cụ thể hóa các đường lối, chính sách của Nhà nước về du lịch nhằm khai thác và phát huy tiềm năng thế mạnh của
địa phương. Cụ thể, Sở và các cơ quan trực thuộc đã tiến hành lập các dự án, xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản hướng dẫn như sau:
Xác định đường lối, phương hướng phát triển du lịch ở Lạng Sơn
Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, HĐND, UBND đã phê duyệt quy hoạch đề án: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Trong quy hoạch này
cũng đã định hướng phát triển du lịch Lạng Sơn ưu tiên cho 4 lĩnh vực sau: Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch: tập trung vào thị trường khách quốc tế ở Trung Quốc, khối ASEAN; các sản phẩm du lịch chủ yếu là du lịch gắn với văn hóa, sinh thái, cửa khẩu.
Tổ chức không gian du lịch: các không gian du lịch được khai thác ở thị
trấn, thành phố, các điểm du lịch trọng điểm của các huyện, thành trong tỉnh.
Tổ chức hệ thống các điểm, khu du lịch, tuyến du lịch: tập trung vào các
điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương. Tổ chức các tuyến du lịch trong nội tỉnh, liên tỉnh, tuyến du lịch quốc tế và du lịch theo chuyên đề như tham quan, khám phá hang động, du lịch thể thao mạo hiểm, dã ngoại.
Đầu tư phát triển du lịch: đầu tư vào khu vực Thành phố và phụ cận,
khu vực núi Mẫu Sơn, khu vực Chi Lăng – Hữu Lũng, khu vực Bắc Sơn – Bình Gia được thực hiện thông qua các phân kì đầu tư 03 giai đoạn: giai đoạn 1 (2010 – 2015), giai đoạn 2 (2016 – 2020), giai đoạn 3 (sau 2020).
- Cùng với các tỉnh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, tỉnh Lạng Sơn cũng đang trong giai đoạn thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 của Bộ Trưởng Bộ VHTTDL số: 91/2008/QĐ-BVHTTDL, tập trung vào một số tuyến du lịch quan trọng như: Lạng Sơn – Hà Nội – các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh,…
- Với mục đích đẩy mạnh phát triển du lịch Lạng Sơn, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các thành phần
kinh tế, các tầng lớp nhân dân, khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế tiềm năng du lịch của mình, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ra Nghị quyết về đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2012 – 2015, định hướng đến năm 2020 và được cụ thể bằng kế hoạch số: 11/KH-UBND. Kế hoạch này được chia thành 02 giai đoạn chính: Giai đoạn 2013 đến 2015 và giai đoạn 2016 đến 2020. Cả 02 giai đoạn sẽ tập trung thực hiện những nội dung như: tổ chức quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết; đẩy mạnh đầu tư hạ tầng du lịch; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch; bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
- Thực hiện Nghị quyết số 42-NQ/TU ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn về phát triển du lịch Khu vực Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch số: 118/KH- ngày 20 tháng 12 năm 2013 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết này. Nội dung thực hiện của Nghị quyết được chia làm 02 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2012 đến năm 2015): tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết; hoàn thiện quy hoạch, thực hiện quản lý, xây dựng chính sách đầu tư; phát triển các sản phẩm du lịch, khai thác thị trường, xúc tiến du lịch, tuyên truyền và quảng bá. Giai đoạn thứ hai (từ năm 2015 đến năm 2020): tập trung tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi đầu tư và hoàn thiện các cơ chế, chính sách.
Có thể nhận thấy rằng, du lịch Lạng Sơn đang từng bước hoàn thiện, cụ thể hóa chủ trương đó cho phù hợp với điều kiện của tỉnh. Du lịch Lạng Sơn đang đi đúng hướng, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước về du lịch.
Xây dựng các đề án, chính sách đầu tư cho du lịch
Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ về phát triển du lịch, đặc biệt là Chương trình hành động quốc gia về du lịch và sự quan tâm giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, ngành du lịch của tỉnh đã tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Lạng Sơn các giai đoạn 2000 - 2005 và 2006 - 2010; tham mưu cho UBND tỉnh thành lập
Ban chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh và ban hành Chương trình hành động phát triển du lịch các giai đoạn 2000 - 2005; 2006 - 2010; đề xuất xây dựng các quy định ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực du lịch.
UBND tỉnh đã xây dựng các chương trình, đề án nhằm cụ thể hóa các quy hoạch, kế hoạch đã nêu ở phần trên, cụ thể như:
Đề án về phát triển du lịch – văn hóa khu danh thắng Nhị - Tam Thanh Thành phố Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu tập trung phát triển
du lịch - văn hóa Khu danh thắng Nhị - Tam Thanh nhằm phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, các giá trị sinh thái hang động và danh lam thắng cảnh của tỉnh để xây dựng nên các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù của du lịch Lạng Sơn, thu hút khách du lịch góp phần phát triển thành phố Lạng Sơn thành một trong những trung tâm du lịch của vùng Trung du miền núi phía Bắc. Phấn đấu lượng khách đến tham quan tăng 10 - 20%/năm. Năm 2015 hoàn thành cơ bản việc đầu tư hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển du lịch, gồm: cải tạo trục giao thông trong khu danh thắng; hệ thống cấp thoát nước, tôn tạo các di tích trong hang động; xây dựng công viên vui chơi giải trí ngoài trời; tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ di tích và kỹ năng làm du lịch cho dân cư địa phương; mạng lưới điện, trồng cây xanh lưu niệm, vườn hoa cảnh quan, thảm cỏ và đặc biệt xử lý tốt vấn đề môi trường; quảng bá, xây dựng hình ảnh và hệ thống thương hiệu của du lịch Lạng Sơn, thể hiện được sự đặc trưng và tính hấp dẫn cao. Dự kiến tổng kinh phí cho đề án là 215 tỷ đồng, với các đề xuất danh mục đầu tư các Dự án theo thứ tự ưu tiên:
Năm 2012: Dự án bảo vệ môi trường (khắc phục ô nhiễm suối Ngọc Tuyền).
Năm 2013: Dự án tôn tạo di tích trong động.
Năm 2014: Dự án trồng cây xanh; Dự án xây dựng công viên vui chơi giải trí ngoài trời.
Năm 2015: Dự án kết cấu hạ tầng chung.
Bên cạnh đó, Tỉnh đã tiến hành, đẩy mạnh tiến độ thực đề án Phát triển khu du lịch văn hóa tâm linh kết hợp sinh thái, công viên vui chơi giải trí khu
vực Nhị Thanh – Tam Thanh – Thành nhà Mạc ( Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1082/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2012). Đề án phát triển du lịch – văn hóa, khu danh lam thắng cảnh Nhị - Tam Thanh thành phố Lạng Sơn – tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2015, trong đề án đã chỉ rõ “Loại hình du lịch tham quan hang động, cảnh quan tự nhiên là thế
mạnh được quan tâm khai thác và phát triển”. Phát triển du lịch – văn hóa
Khu danh thắng Nhị Tam Thanh là một việc làm cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng. Việc đầu tư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội địa phương, dựa trên sự phát huy nội lực, sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế, phát triển du lịch phải gắn với giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, phát triển theo hướng bền vững.
Ngoài ra, Ban thường vụ Tỉnh ủy còn đưa ra Nghị quyết về phát triển Khu du lịch Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia. Từ năm 2012 đến nay, Nghị quyết đang được triển khai ở giai đoạn thứ nhất (Từ năm 2012 đến 2015) với các công việc quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết, xây dựng các chính sách đầu tư, mở rộng phạm vi phát triển khu vực Mẫu Sơn, tiến hành các chương trình xúc tiến đầu tư và các sản phẩm du lịch, làng du lịch cộng đồng.
Ngoài 2 khu lịch trọng điểm trên, ngành du lịch Lạng Sơn vẫn đang chú trọng, đôn đốc triển khai các dự án đầu tư du lịch hiện có: dự án du lịch sinh thái Bản Khiểng – Lộc Bình, dự án khu du lịch hồ Nà Tâm,…
Đặc biệt cùng với các trung tâm thương mại tại khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh đã được đầu tư và trở thành điểm du lịch mua sắm hấp dẫn, Lạng Sơn còn nằm trong quy hoạch phát triển tuyến hành lang kinh tế: Nam Ninh (Trung Quốc) – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, mặt khác Chính Phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và ban hành các Quy chế hoạt động.
Nhìn chung, các chính sách phát triển du lịch ở Lạng Sơn đang hướng đến sự phát triển bền vững, du lịch Lạng Sơn đang rất chú trọng đến phát triển du lịch gắn với môi trường và gắn với sự phát triển du lịch cộng đồng, đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
2.3.2. Các chính sách phát triển du lịch theo hƣớng bền vững ở Lạng Sơn
a) Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
Lạng Sơn được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, thiên nhiên kì thú, nhiều di tích lịch sử. Theo thống kê trên địa bàn 11 huyện thành phố có 581 di tích, bao gồm: 248 di tích lịch sử cách mạng, 44 di tích khảo cổ, 246 di tích kiến trúc nghệ thuật (tín ngưỡng, tâm linh) và 43 danh lam thắng cảnh. Không những vậy, ở Lạng Sơn còn có những di tích văn hóa đi vào thơ ca và vào lòng người như: Động Tam Thanh, Nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn,… Những di tích lịch sử đã từng chứng kiến quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta như: Thành nhà Mạc, Ải Chi Lăng,…
Cải tạo và nâng cấp các điểm du lịch: Có thể kể đến các điểm du lịch có
ý nghĩa quốc gia như:
- Thành phố Lạng Sơn và phụ cận: cụm tài nguyên du lịch ở thành phố Lạng Sơn có giá trị tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, mua sắm,… Ngoài ra, thành phố Lạng Sơn còn là nơi tổ chức các sự kiện đặc biệt (MICE).
- Mẫu Sơn: là điểm du lịch cuối tuần, nghỉ dưỡng cần nghiên cứu quy hoạch theo hướng khu du lịch Quốc gia.
- Cụm di tích Chi Lăng, Bắc Sơn, khu di tích lưu niệm Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri: tham quan, tìm hiểu về lịch sử, giáo dục, tri ân.
- Khu kinh tế Tân Thanh: phục vụ tham quan, mua sắm cho khách du lịch trong cả nước.
Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn đang thực hiện Quy hoạch Khu du lịch Mẫu Sơn theo hướng mở rộng với nhiều nội dung phong phú và riêng biệt, đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án tại các khu du lịch Nhị Tam Thanh, Thành Nhà Mạc, Nàng Tô Thị, khu du lịch sinh thái Hồ Nà Tâm, các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố và các cửa khẩu.
Xây dựng các tuyến du lịch: Bên cạnh các điểm, khu du lịch, tỉnh
du lịch liên tỉnh, khu vực nội địa, tuyến du lịch quốc tế và tuyến du lịch theo chuyên đề:
- Tuyến du lịch nội tỉnh: Nhất, Nhị, Tam Thanh – Thành Nhà Mạc- Chùa Tiên - đền Kỳ Cùng - Thắng cảnh sông Kỳ Cùng; Thành phố Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh; Thành phố Lạng Sơn - Mẫu Sơn,…
- Tuyến du lịch liên tỉnh, khu vực nội địa: Lạng Sơn – Móng Cái – Trà Cổ; Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Cạn – Cao Bằng;…
- Tuyến du lịch quốc tế: Lạng Sơn - Cửa khẩu Hữu Nghị - Quảng Tây (Trung Quốc).
- Tuyến du lịch theo chuyên đề: du lịch tham quan, mua sắm, khám phá hang động; du lịch thể thao mạo hiểm, dã ngoại.
Phát triển các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành: Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn có 15 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế; 159 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 01 khách sạn 4 sao, 01 khách sạn 3 sao, 11 khách sạn 2 sao và 25 khách sạn 1 sao; 01 doanh nghiệp liên doanh kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch với gần 100 đầu xe; có 06 hãng taxi với gần 1000 đầu xe.
Đối với các cơ sở lưu trú, Lạng Sơn cũng đã và đang thực hiện Thông tư số: 88/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về cơ sở lưu trú và Thông tư số: 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2008 về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch.
Tuy đã có những chính sách phát triển cơ sở hạ tầng ở Lạng Sơn, xong