Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 20082010

11 781 2
Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 20082010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài thảo luận Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 20082010 I. Cơ sở lý thuyết 1. Về kinh tế Tài chính công có vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững. Cụ thể:  Tài chính công có vai trò định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, kích thích hoặc hạn chế phát triển kinh doanh.  Góp phần tạo điều kiện cho sản suất kinh doanh, hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển , phân bổ nguồn tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vào cách ngành then chốt, các công trình mũi nhọn.  Ổn định kinh tế vĩ mô: đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững, duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải... 2. Về xã hội  Chính phủ thực hiện thông qua công cụ thuế và chi tài chính công thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Chính phủ thực hiện thông qua công cụ thuế và chi tài chính công.  Thuế: Gồm thuế Trực thu : Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… Thuế gián thu : Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất – nhập khẩu..  Chi tài chính công với các chính sách trợ cấp, trợ giá… làm giảm bớt khó khăn của người có thu nhập thấp.  Tài chính công còn góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội thông qua việc tài trợ cho phát triển các dịch vụ công cộng, văn hóa, giáo dục, y tế, các lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình, tệ nạn xã hội, việc làm…. II. Thực trạng vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2010. 1. Về kinh tế. 1.1Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. a. Chính sách thu tài chính công Năm 2008: Thực hiện chính sách điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm.  Điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu bằng mức trần tối với các hàng hoá không khuyến khích nhập khẩu. VD tăng thuế đối với mặt hàng ôtô mới nguyên chiếc Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 20082010 2 chở người, từ 60% lên 70%. Thuế tuyệt đối của mặt hàng xe cũ nhập khẩu tăng trung bình 10%. Giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng thiết thực phục vụ sản xuất. Năm 2009: Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái. Chính sách thuế 2009 có thay đổi đáng kể so với các năm trước:  Thuế thu nhập cá nhân: Mở rộng phạm vi áp dụng. Kể từ năm 2009, thu nhập chịu thuế bao gồm thêm thu nhập từ đầu tư chứng khoán, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, thừa kế, quà tặng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền bản quyền tác giả… giúp thuế TNCN của Việt Nam không những phù hợp với thông lệ quốc tế, mà còn góp phần bù đắp phần nào sự giảm về số thu ngân sách nhà nước.  Thuế TNDN: Nghị quyết số 302008NQCP của Chính phủ được ban hành ngày 11122008, cơ quan thuế đã ban hành các văn bản hướng dẫn ưu đãi về thuế như là một biện pháp để ngăn chặn suy thoái kinh tế. Giảm thuế TNDN từ 28% xuống 25%, đặc biệt giảm 30% cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tạm hoãn thuế TNDN trong 9 tháng cho một số doanh nghiệp. Đã có khoảng hơn 100.000 doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ và số tiền hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm 30% thuế TNDN lên tới hơn 10.000 tỷ đồng.  Thuế giá trị gia tăng: Thu hẹp từ 28 xuống 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế VAT. Áp dụng thuế GTGT 0% đối với các dịch vụ xuất khẩu, mà không cần thiết là phải có điều kiện tiêu thụ ngoài Việt Nam như trước đây, giảm 50% thuế GTGT đối với 19 nhóm mặt hàng bị ảnh hưởng như sản phẩm bê tông, cơ khí được sử dụng cho sản xuất, vận chuyển trong nước, khách sạn và dịch vụ du lịch… Thuế suất thuế GTGT hàng nghìn mặt hàng giảm từ 10% xuống 5% giúp giảm gánh nặng về vốn cho doanh nghiệp vì số vốn cho VAT đầu vào của nguyên liệu, hàng hóa mua vào được giảm đi một nửa. Năm 2010: Chính sách thuế nổi bật với 3 lần giảm thuế nhập khẩu xăng.  Ngày 2142010, thuế nhập khẩu xăng giảm từ 20% xuống 17% , thuế nhập khẩu dầu giảm từ 15% xuống 10%. Tuy nhiên, các DN kinh doanh xăng dầu vẫn đang lỗ trên 1.000 đồng mỗi lít.  Ngày 112 2010 thuế nhập khẩu xăng giảm từ 17% xuống 12%, thuế nhập khẩu dầu giảm từ 10% xuống 5%. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, hiện doanh nghiệp đang lỗ 2.000 đồngl xăng; 1.700 đồngl diezen; 2.100 đồngl dầu và 1.000 đồngkg mazut.  Ngày 2212 2010 thuế nhập khẩu xăng giảm còn 6%, thuế nhập khẩu dầu giảm còn 2%. Việc giảm thuế này xuất phát từ các kiến nghị của doanh nghiệp xăng dầu vừa qua, trước bối cảnh thua lỗ nặng nề.Từ năm 2010 chính phủ đã liên tục giảm giá xuất nhập khẩu xăng từ 20% xuống 6% với xăng để bù lại lỗ cho các doanh nghiệp xăng dầu nhằm giữ giá xăng ở mức ổn định góp phần kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 1 Đề tài thảo luận Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 I. Cơ sở lý thuyết 1. Về kinh tế Tài chính công có vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định, bền vững. Cụ thể:  Tài chính công có vai trò định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nền kinh tế, kích thích hoặc hạn chế phát triển kinh doanh.  Góp phần tạo điều kiện cho sản suất kinh doanh, hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển , phân bổ nguồn tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vào cách ngành then chốt, các công trình mũi nhọn.  Ổn định kinh tế vĩ mô: đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững, duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải 2. Về xã hội  Chính phủ thực hiện thông qua công cụ thuế và chi tài chính công thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. Chính phủ thực hiện thông qua công cụ thuế và chi tài chính công.  Thuế: Gồm thuế Trực thu : Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… Thuế gián thu : Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất – nhập khẩu  Chi tài chính công với các chính sách trợ cấp, trợ giá… làm giảm bớt khó khăn của người có thu nhập thấp.  Tài chính công còn góp phần giải quyết các vấn đề bức thiết của xã hội thông qua việc tài trợ cho phát triển các dịch vụ công cộng, văn hóa, giáo dục, y tế, các lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình, tệ nạn xã hội, việc làm…. II. Thực trạng vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến 2010. 1. Về kinh tế. 1.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. a. Chính sách thu tài chính công Năm 2008: Thực hiện chính sách điều chỉnh tăng, điều chỉnh giảm.  Điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu bằng mức trần tối với các hàng hoá không khuyến khích nhập khẩu. VD tăng thuế đối với mặt hàng ôtô mới nguyên chiếc Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 2 chở người, từ 60% lên 70%. Thuế tuyệt đối của mặt hàng xe cũ nhập khẩu tăng trung bình 10%. Giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm mặt hàng thiết thực phục vụ sản xuất. Năm 2009: Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái. Chính sách thuế 2009 có thay đổi đáng kể so với các năm trước:  Thuế thu nhập cá nhân: Mở rộng phạm vi áp dụng. Kể từ năm 2009, thu nhập chịu thuế bao gồm thêm thu nhập từ đầu tư chứng khoán, đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, thừa kế, quà tặng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền bản quyền tác giả… giúp thuế TNCN của Việt Nam không những phù hợp với thông lệ quốc tế, mà còn góp phần bù đắp phần nào sự giảm về số thu ngân sách nhà nước.  Thuế TNDN: Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ được ban hành ngày 11/12/2008, cơ quan thuế đã ban hành các văn bản hướng dẫn ưu đãi về thuế như là một biện pháp để ngăn chặn suy thoái kinh tế. Giảm thuế TNDN từ 28% xuống 25%, đặc biệt giảm 30% cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tạm hoãn thuế TNDN trong 9 tháng cho một số doanh nghiệp. Đã có khoảng hơn 100.000 doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ và số tiền hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc giảm 30% thuế TNDN lên tới hơn 10.000 tỷ đồng.  Thuế giá trị gia tăng: Thu hẹp từ 28 xuống 25 nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế VAT. Áp dụng thuế GTGT 0% đối với các dịch vụ xuất khẩu, mà không cần thiết là phải có điều kiện tiêu thụ ngoài Việt Nam như trước đây, giảm 50% thuế GTGT đối với 19 nhóm mặt hàng bị ảnh hưởng như sản phẩm bê tông, cơ khí được sử dụng cho sản xuất, vận chuyển trong nước, khách sạn và dịch vụ du lịch… Thuế suất thuế GTGT hàng nghìn mặt hàng giảm từ 10% xuống 5% giúp giảm gánh nặng về vốn cho doanh nghiệp vì số vốn cho VAT đầu vào của nguyên liệu, hàng hóa mua vào được giảm đi một nửa. Năm 2010: Chính sách thuế nổi bật với 3 lần giảm thuế nhập khẩu xăng.  Ngày 21/4/2010, thuế nhập khẩu xăng giảm từ 20% xuống 17% , thuế nhập khẩu dầu giảm từ 15% xuống 10%. Tuy nhiên, các DN kinh doanh xăng dầu vẫn đang lỗ trên 1.000 đồng mỗi lít.  Ngày 1/12/ 2010 thuế nhập khẩu xăng giảm từ 17% xuống 12%, thuế nhập khẩu dầu giảm từ 10% xuống 5%. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, hiện doanh nghiệp đang lỗ 2.000 đồng/l xăng; 1.700 đồng/l diezen; 2.100 đồng/l dầu và 1.000 đồng/kg mazut.  Ngày 22/12/ 2010 thuế nhập khẩu xăng giảm còn 6%, thuế nhập khẩu dầu giảm còn 2%. Việc giảm thuế này xuất phát từ các kiến nghị của doanh nghiệp xăng dầu vừa qua, trước bối cảnh thua lỗ nặng nề.Từ năm 2010 chính phủ đã liên tục giảm giá xuất nhập khẩu xăng từ 20% xuống 6% với xăng để bù lại lỗ cho các doanh nghiệp xăng dầu nhằm giữ giá xăng ở mức ổn định góp phần kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 3 Chính sách chi tài chính công. Nguồn: Bộ Tài Chính Năm 2008: Chính sách cắt giảm 10% chi thường xuyên của các cơ quan Nhà nước ( trừ chi lương) và giảm 25% tổng vốn đầu tư vào các dự án tài trợ bằng trái phiếu chính phủ.  Nội dung: Cắt giảm 10% chi tiêu sẽ tập trung vào các nội dung chính như: tạm dừng mua sắm ôtô công, tài sản có giá trị lớn, sửa chữa trụ sở làm việc; hạn chế tối đa các khoản chi hội nghị, hội thảo, lễ hội, đi công tác trong và ngoài nước bằng ngân sách; tiết giảm tối thiểu 10% trong sử dụng điện, nước, điện thoại; ngừng các khoản chi cho nhiệm vụ chưa cấp bách và nội dung không thiết thực.  Kết quả: Tiết kiệm chi thường xuyên gần 3 nghìn tỷ đồng. Các ngành, các cấp, các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ. Số tiền tiết kiệm này được bổ sung vào nguồn thực hiện chính sách an sinh xã hội; phòng, chống khắc phục thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác. Năm 2009: Chính phủ đưa ra gói cứu trợ nhằm trị giá 8 tỷ USD nhằm giải quyết cấp thiết các vấn đề trước mắt đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Đáng chú ý nhất là việc chính phủ hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp: với tổng trị giá 17000 tỷ đồng.  Đối với DN: Làm gia tăng tức thời lòng tin của các doanh nghiệp, các ngân hàng và nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào trách nhiệm và quyền năng của Nhà nước trong giải cứu các doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Đồng thời “Gói kích cầu” còn trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn ngân hàng với chi phí rẻ hơn, góp phần giảm giá, tăng cạnh tranh và tăng tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường, có thêm cơ hội giữ vững và mở rộng sản xuất. Năm 2010: Chi NSNN đạt 642,200 tỷ đồng, tăng 15% (87,430 tỷ đồng so với dự toán. Trong đó :  Chi đầu tư phát triển 150,000 tỷ đồng tăng 36,2% so với dự toán (45,470 tỷ đồng), tăng 20,970 tỷ đồng so với báo cáo quốc hội.  Chi trả nợ và viện trợ 53,990 tỷ đồng, bằng báo cáo quốc hội và tăng 10000 tỷ đồng so với dự toán (do biến động tăng tỷ giá ngoại tệ và hoàn trả 1 phần các khoản vay ngắn hạn đến hạn thanh toán).  Chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lí hành chính 385082 tỷ đồng, tăng 6,3% (22800 tỷ đồng) so với dự toán. Phần lớn số tiền này dùng để chi nhằm đảm bảo an ninh xã hội, sửa chữa khôi phục các cơ sở hạ tầng, giảm bớt khó Nội dung 2008 2009 2010 Tổng chi 590,714 584,695 642,200 1. Chi đầu tư phát triển 119,462 179,961 150,000 1. Chi thường xuyên 252,375 347,381 428,210 2. Chi bù lỗ xăng dầu 22,380 - - 3. Chi trả nợ và viện trợ 58,390 40,120 53,990 4. Chi khác( dự phòng, dự trữ…) 138,107 17,233 10,000 Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 4 khăn về đời sống cho nhân dân, đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh.  Những chính sách chi tài chính công như trên đã dẫn đến hiện tượng bội chi ngân sách nhà nước. Cụ thể: Bội chi NSNN năm 2010 là 5,6% GDP, giảm 0,6% GDP so với dự toán và giảm 0,2% GDP so với báo cáo quốc hội ( số bội chi tuyệt đối là 109460 tỷ đồng) 1.2 Ổn định kinh tế vĩ mô. Điển hình là việc tạo lập và sử dụng quỹ dự trữ quốc gia: Ngày 20-6-2008, chính phủ quyết định giao cho bộ tài chính 440 tỷ đồng trích quỹ dự phòng TW năm 2008 để mua 70.000 tấn lương thực tăng dự trữ quốc gia. Nhờ có chính sách này mà cả người tiêu dùng và sản xuất đều có thể yên tâm sản xuất kinh doanh. 2. Về xã hội 2.1 Thực hiện công bằng xã hội a. Chính sách thuế Thuế là công cụ quan trọng trong vấn đề điều chỉnh thu nhập của dân cư.  Năm 2008, Chính phủ áp dụng pháp lệnh Thuế thu nhập đối với thu nhập của người VN trên 5 triệu đồng/tháng và người nước ngoài trên 8 triệu đồng/tháng mới chịu thuế. Năm 2009, áp dụng luật Thuế TNCN với mức chiết trừ gia cảnh 4 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế & 1,6 triệu đồng/tháng cho người phụ thuộc, miễn thuế TNCN 6 tháng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh và tiền lương, miễn thuế cả năm đối với thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn. b. Chính sách chi tài chính công  Trợ giá: là khoản hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện hoạt động cho doanh nghiệp. Một tấn gạo giá 1000USD, nhà nước trả cho doanh nghiệp 80USD nếu doanh nghiệp bán ra thị trường với giá 920USD.  Trợ cấp thương binh liệt sĩ: Ngày 29.6.2010, Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 915/QĐ-CTN về việc tặng quà cho các đối tượng chính sách. Nhà nước dành khoảng 360 tỷ đồng để tặng quà cho các đối tượng chính sách.  Trợ cấp BHXH: Điều chỉnh tăng lương hưu nói chung và trợ cấp bảo hiểm XH và trợ cấp hàng tháng đới với cán bộ xã phường đã nghỉ việc thêm 15%. 1.2 Giải quyết các vấn đề xã hội a. Dân số  Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010.  Sau 5 năm triển khai thực hiện, đến 30/6/2012, đã hoàn thành định canh định cư cho 9.827 hộ với 46.187 nhân khẩu, khai hoang thêm gần 9.000 ha đất ở và đất sản xuất, xây dựng mới hàng trăm công , xây dựng trên 1.000km đường giao thông nông thôn Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 5 và 9.827 nhà ở cho các hộ định canh định cư, góp phần thiết thực trong việc ổn định đời sống và giảm nghèo đối với các hộ du canh du cư. b. Y tế  Tổng chi của nhà nước ta từ năm 2008-2010 như sau: Năm 2008: 14,384 tỷ đồng. Năm 2009: 19,354 tỷ đồng. Năm 2010: 25,130 tỷ đồng  Đến năm 2008, 100% số xã, phường có cán bộ y tế hoạt động, 69,4% số xã có bác sỹ; 93,7% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi; 84,5% số thôn bản có cán bộ y tế hoạt động (so với năm 2006, các tỷ lệ tương ứng là 65,1% xã có bác sỹ; 93,3% xã có NHS hoặc YSN; 86,8% thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động), trên 57% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. c. Giáo dục Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc hỗ trợ giáo dục đào tạo, vì mục tiêu phát triển đất nước, đào tạo đội ngũ cán bộ có đức, có tài. Một trong những chính sách mà nhà nước ta đã sử dụng để hỗ trợ sinh viên đó là chính sách vay vốn. Tính đến năm 2010, 1,9 triệu HS,SV đã được hỗ trợ vay vốn.  Đánh giá.  Ngăn chặn được suy giảm, kinh tế phục hồi và tăng trưởng khá cao trung bình là 6,78% . Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm 2010 đến 21/12/2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% cùng kỳ năm 2009. Thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 570.288 tỷ đồng, vượt 23,6% so với dự toán năm và tăng 8% so với báo cáo Quốc hội. Thu nhập bình quân đầu người một tháng đạt 1,365 triệu đồng, tăng 8,9% (đã loại trừ yếu tố tăng giá).  Bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,85%, xuống còn 9,5%. Tuy nhiên cũng tồn tại không ít hạn chế:  CPI cả năm 2010 đã vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội giao cho Chính phủ hồi đầu năm là không quá 7%, chỉ tiêu được điều chỉnh là không quá 8%.  Tiến độ giải ngân chi đầu tư XDCB năm 2008 là chậm. Quản lý chi tiêu ngân sách đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng lãng phí, kém hiệu quả.  Sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp một số khó khăn do thị trường tài chính, tiện tệ có những biểu hiện phức tạp, lạm phát có xu hướng tăng cao trong những tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với cùng kỳ năm 2009 đã tăng 11,75%, cao hơn mục tiêu được Quốc hội điều chỉnh là dưới 8%.  Tình trạng tham nhũng theo kiểu tiêu “tiền chùa” của Vinashin là một điển hình. Sự gia tăng chi tiêu và đầu tư xung quanh và “ăn theo” Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long dẫn đến tình trạng lãng phí. Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 6  Nguyên nhân:  Năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.  Thể chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ, bao cấp qua giá điện, giá than còn kéo dài, không khuyến khích tiết kiệm năng lượng và hạn chế việc huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế, điều tiết qua thuế còn cao, thất thu còn nhiều.  Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vẫn chưa tạo được kết quả. Hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này còn thấp.  Sự gia tăng chi tiêu và đầu tư xung quanh và “ăn theo” Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long làm tăng chi nhanh chóng gây lãng phí.  Tình trạng bao che biện hộ đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, điển hình là Vinashin. III. Giải pháp Giải pháp cho thu thuế.  Tăng thu thuế trên cơ sở mở rộng nguồn thu trên các mặt của nền kinh tế với mức thuế suất vừa phải phù hợp với tình hình kinh tế. Thuế suất ưu đãi cho ngành Nông nghiệp, thủy sản, những doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính…  Giãn, giảm thời gian thu thuế trong thời kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp  Kiện toàn hệ thống thu thuế, thu đúng đối tượng tránh trùng lặp chồng chéo khi tính thuế, thuế suất phải ổn định trong thời gian dài  Đề xuất đổi mới thuế thu nhập cá nhân: tăng mức khởi điểm chịu thuế từ 4 triệu lên 9 triệu, cùng với tăng mức giảm trừ cho người phụ thuộc từ 1,6 triệu lên 3,6 triệu  Với thuế gián thu: Tiếp tục đánh thuế cao hàng hóa dịch vụ cao cấp, xa xỉ: hàng hiệu, ô tô…đồng thời đánh thuế tháp với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu: thực phẩm, quần áo…  Tăng cường thanh tra các cơ quan thu thuế và người nộp thuế tránh hiện tượng tham nhũng, thất thu lớn ở nước ta hiện nay đồng thời nâng cao chuyên môn cán bộ thu thuế  Khen thưởng doanh nghiệp thực hiện tốt việc nộp thuế đồng thời xử lý nghiêm hành vi trốn thuế, tham nhũng. Giải pháp cho chi tiêu tài chính công.  Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng quốc gia, công trình mũi nhọn, ngành then chốt: nông nghiệp, thủy sản, khoa học- kỹ thuật  Tạo quỹ dự trữ quốc gia để bình ổn thị trường và giá cả các mặt hàng xuất khẩu như lúa gạo, nông sản: mía đường, cà phê, cá tra cá ba sa… tránh hiện tượng cung lớn phải xuất khẩu với giá rẻ gây ảnh hưởng tới người nông dân  Bình ổn thị trường vàng đang thay đổi liên tục giá cao hơn rất nhiều giá thế giới  Giám sát thường xuyên hoạt động sử dụng tài chính công của doanh nghiệp nhà nước phát hiện kịp thời sai phạm như Vinashin, Vinalines…giảm bớt số doanh nghiệp nhà nước  Tăng trợ cấp người nghèo, cho vay vốn ưu đãi làm kinh tế, hỗ trợ vay vốn sinh viên nghèo cận nghèo đồng thời cần thu hồi vốn hiệu quả khi họ đã có việc làm ổn định. Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 7 GIẢI ĐÁP THẮC MẮC Câu 1 : Lý do thực tế làm giá xăng tăng giảm. Tại sao trong năm 2010 chính phủ lại thực hiện giảm thuế nhập khẩu xăng.Chi bù lỗ cho xăng cụ thể như thế nào từ năm 2008-2010. Trả lời: Lý do thực tế làm giá xăng tăng giảm  Giá xăng tăng có nhiều lí do trong đó chủ yếu là do nếu duy trì giá cũ thì quỹ bình ổn giá sử dụng hết, không còn công cụ nào hỗ trợ, chỉ còn cách lấy ngân sách để bù, nhưng thực tế không thể bao cấp mãi giá các mặt hàng thiết yếu mà phải dần tiến tới theo thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, nếu không cho tăng ở thời điểm giá xăng dầu thế giới đang đỉnh điểm mà đợi khi giá xăng dầu thế giới có biểu hiện đi xuống mới tăng thì truyền thông có thể sẽ suy diễn không đúng, phải bảo đảm an ninh năng lượng và vì lợi ích chung của nền kinh tế xã hội, của đất nước chứ không vì lợi ích cục bộ của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.  Giá xăng giảm, thứ nhất do giá xăng thế giới giảm. Thị trường nhiên liệu đã trở lại ổn định và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cam kết đảm bảo nguồn cung. Ngoài ra còn các chính sách trợ cấp của Nhà Nước để ổn định tình hình xăng dầu trong nước nên có tác động làm giá xăng trong nước giảm. Tại sao trong năm 2010 chính phủ lại thực hiện giảm thuế nhập khẩu xăng.  Ngày 22/12/2010 chính phủ liên tục giảm giá xuất nhập khẩu xăng từ 20% xuống còn 6%. Việc giảm thuế này xuất phát từ những kiến nghị của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trước bối cảnh các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thu lỗ nặng nề khoảng 2000-3000đ/lit xăng. Như vậy chính phủ giảm thuế nhập khẩu xăng để bù lại lỗ cho các doanh nghiệp xăng dầu, giữ giá xăng ở mức ổn định, góp phần kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chi bù lỗ cho xăng cụ thể như thế nào từ năm 2008-2010.  Năm 2008 chi bù lỗ cho xăng là 22,380 tỷ đồng. Năm 2009, xử lý dứt điểm bù lỗ xăng dầu trong tháng 3.Thủ tướng chỉ đạo ngân sách nhà nước thực hiện tạm ứng đủ 95% sỗ lỗ các mặt hàng dầu thực tế theo báo cáo quyết toán năm 2008 của DN do giá bán giảm sau thời điểm 16/9/2008.Bộ Tài chính chủ trì xử lý dứt điểm số lỗ này trong tháng 3/2009.Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng thương mại bảo đảm cung ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay ngoại tệ cho các DN đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Bộ Công thương chỉ đạo Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam mở rộng mạng lưới bán lẻ trực tiếp trên phạm vi cả nước để bảo đảm vai trò chủ lực cả về thị phần, cơ cấu và tỷ trọng bán hàng trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, tham gia có kết quả Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 8 vào việc bình ổn thị trường xăng dầu.Ngày2/10/2010 Bộ Tài chính cũng đã cho phép mỗi lít xăng, dầu điesel sẽ được “hỗ trợ” 550 đồng, mỗi lít dầu hỏa được hỗ trợ cao nhất 700 đồng và dầu madut là 250 đồng/kg. Như vậy, để không phải tăng giá xăng dầu do lỗ, mỗi một lít xăng dầu từ ngày mai, 13/11, sẽ được bù từ 700 đến 1.200 đồng/lít từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Câu 2: Hiệu quả chính sách 2008-2010. Tại sao chi chi tiêu công thực tế tăng nhiều so với dự toán. Hiệu quả Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong 3 năm lần lượt là 6,22%; 5,3%; 6,78%. Với những gói cứu trợ, kích cầu nhà nước đã cứu các doanh nghiệp, ngân hàngtrước tình hình khó khăn nợ nần có thể dẫn tới phá sản. Cơ sở hạ tầng kinh tế, giáo dục, y tế được đảm bảo. Tuy nhiên trong tình cảnh khủng hoảng toàn cầu thì việc thực hiện quỹ tài chính công còn rất nhiều hạn chế: thất nghiệp vẫn tăng đời sống còn khó khăn, mỗi năm có vài chục nghìn doanh nghiệp phá sản hầu hết đều làm ăn thua lỗ…nền kinh tế tiếp tục gặp vô vàn khó khăn. Nguyên nhân của việc chi nhiều hơn dự toán Năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.Thể chế kinh tế thị trường chưa đồng bộ, bao cấp qua giá điện, giá than còn kéo dài, không khuyến khích tiết kiệm năng lượng và hạn chế việc huy động vốn đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển nguồn điện, điều tiết qua thuế còn cao, thất thu còn nhiều. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vẫn chưa tạo được kết quả mang tính đột phá góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.Hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực này còn thấp, chưa có cơ chế phù hợp để huy động mạnh mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển khoa học và đổi mới công nghệ. Sự gia tăng chi tiêu và đầu tư xung quanh và “ăn theo” Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long làm tăng chi nhanh chóng gây lãng phí. Sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng tham ô, quan liêu diễn ra gây tổn hại đến lợi ích chung của xã hội. Tình trạng bao che biện hộ đặc biệt đối với doanh nghiệp nhà nước, điển hình là Vinashin. Từ năm 2006 đến 2009, tập đoàn này đã qua 11 lần kiểm toán, kiểm tra, thanh tra nhưng vẫn không phát hiện đầy đủ, kết luận đúng tình hình yếu kém để có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Công tác thanh kiểm tra ở một tập đoàn lớn như Vinashin đã không được chú trọng đúng mức và gây nên hậu quả to lớn sau này. Ngày 1/11/2011 Vinashin đã chính thức bị Công ty Elliot VIN (Hà Lan) khởi kiện lên tòa án tại Anh, liên quan đến khoản nợ 600 triệu đô la vay bằng trái phiếu. 60 triệu đô Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 9 la từ khoản vay này đã đến hạn trả nợ từ tháng 12/2010 nhưng Vinashin và các công ty con không có khả năng thanh toán đưa Vinashin đến bờ vực phá sản. Câu 3: Lấy ví dụ một chính sách cụ thể, phân tích chi tiết tác động đến kinh tế vĩ mô. Ví dụ cụ thể với năm 2010 trong việc ổn định kinh tế vĩ mô -Chính sách: Kiểm soát nhập khẩu là khâu rất quan ttrong trong thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước khoảng 6,5% trong năm 2010. Thực hiện Nghị quyết trên của Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Bộ Công thương tại Công văn số 5699/BCT-XNK ngày 10/6/2010: Tuyên truyền qua báo, đài phát thanh truyền hình và trang thông tin điện tử (website) các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các giải pháp thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao; cung cấp thông tin về chính sách nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được và việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư, sử dụng vốn nhà nước để các doanh nghiệp, nhân dân và các chủ đầu tư lựa chọn trong mua sắm. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” của Bộ Chính trị. - Kết quả: Tính chung năm 2010, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tăng 20,1% so với năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 47,5 tỷ USD, tăng 8,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 36,5 tỷ USD, tăng 39,9%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao là: Xăng dầu tăng 225,2%; lúa mỳ tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải tăng 27,2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu tăng 22,4%; sắt thép tăng 15%. Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc giảm 24,4% về kim ngạch và giảm 34,1% về lượng so với năm 2009. Tốc độ tăng cao của kim ngạch hàng hóa xuất, nhập khẩu năm nay có phần đóng góp khá lớn của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng nhập khẩu (39,9%) cao hơn mức tăng xuất khẩu (27,8%). Kim ngạch xuất khẩu của khu vực này chiếm 54,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (nếu không kể dầu thô là 47,3%); kim ngạch nhập khẩu chiếm 43,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng xuất khẩu nói chung là: Hàng dệt may chiếm 60,8%; giầy dép 72,7%; điện tử, máy tính 98,2%; máy móc, thiết bị phụ tùng 87,7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so với mặt hàng nhập khẩu nói chung là: Điện tử, máy tính và linh kiện chiếm 73,1%; vải 61,6%; sắt thép 40,2%. Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 10 Nhập siêu hàng hóa năm 2010 ước tính 12,4 tỷ USD, giảm 5,2% so với năm 2009 và bằng 17,3% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu loại trừ vàng, kim loại quý và sản phẩm thì nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính 14,2 tỷ USD, tương đương 20,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Câu 4. Chính sách chi tiêu công tác động đến việc giải quyết công bằng xã hội như thế nào? Chính phủ thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo bằng cách sử dụng tài chính công thông qua công cụ thuế và chi tài chính công. Cụ thể với chi tài chính công giai đoạn 2008-2010 và các kết quả tróng công bằng xã hội đạt được là:  Trong năm 2008: Ngân sách Nhà nước đã chi 42,3 nghìn tỷ đồng, gồm các khoản chính sau: Chi trợ giá dầu hoả cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng chưa có điện thắp sáng; trợ giá dầu cho ngư dân đánh bắt xa bờ; chi bảo trợ xã hội; mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo; cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú; điều chỉnh tăng 15% mức lương hưu, trợ cấp đối với người về hưu, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người có công với cách mạng; hỗ trợ đồng bào bị thiên tai lũ lụt; thực hiện miễn giảm các khoản đóng góp của người dân; miễn thủy lợi phí, không thu phí dự thi, dự tuyển vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông; miễn lệ phí trước bạ đối với nhà ở, đất ở của các hộ nghèo; thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào thiểu số đặc biệt khó khăn, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. → Nhờ có các chính sách như trên và đặc biệt sản xuất nông nghiệp năm nay tuy bị ảnh hưởng của biến động giá cả dẫn đến chi phí tăng cao nhưng do chỉ đạo kịp thời của các cấp, các ngành khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định sản xuất nên kết quả đạt khá, đời sống nông dân vì thế cũng đỡ khó khăn hơn những tháng đầu năm. Do vậy, tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước năm 2008 ước tính 13,5%, thấp hơn với mức 14,8% của năm 2007. [...].. .Thực trang vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam giai đoạn 2008-2010 Điểm: 8.5 Nhận xét:  Slide được nhưng màu sắc chưa hài hòa  Người thuyết trình có giọng nói dễ nghe nhưng hay bị ngắt quãng và chưa chuẩn bị kĩ  Báo cáo nhiều số liệu thực tế và đã có sự phân tích  Đã trả lời câu hỏi của các nhóm khác nhưng chưa trả lời cẩn thận 11 . dung 2008 2009 2010 Tổng chi 590 ,71 4 584,695 642,200 1. Chi đầu tư phát triển 119,462 179 ,961 150,000 1. Chi thường xuyên 252, 375 3 47, 381 428,210 2. Chi bù lỗ xăng dầu 22,380. 70 ,4%; kim loại thường khác tăng 57, 7%; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30 ,7% ; vải tăng 27, 2%; thức ăn gia súc và nguyên phụ. hàng xuất khẩu nói chung là: Hàng dệt may chiếm 60,8%; giầy dép 72 ,7% ; điện tử, máy tính 98,2%; máy móc, thiết bị phụ tùng 87, 7%. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn so

Ngày đăng: 26/11/2014, 23:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan