1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Đề tài thảo luận thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại việt nam trong thời

14 383 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 42,93 KB

Nội dung

 Xét về mặt hình thức, tài chính công là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá công cho xã hội.  Xét về mặt thực chất: tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận.

Đề tài thảo luận: Thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam trong thời gian qua (từ 2008 đến nay) Phần A: Cơ sở lý thuyết I. Khái niệm Tài chính công (TCC)  Xét về mặt hình thức, tài chính công là các hoạt động thu, chi tiền tệ của nhà nước gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tài chính công nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá công cho xã hội.  Xét về mặt thực chất: tài chính công phản ánh các quan hệ kinh tế trong phân phối nguồn tài chính quốc gia phát sinh giữa các cơ quan công quyền của nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho xã hội không vì mục tiêu lợi nhuận. II. Vai trò của TCC  Vai trò đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước.  Vai trò điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội Cụ thể là: 1.Tài chính công có vai trò thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định bền vững Thông qua các khoản chi đầu tư từ quỹ tài chính công và ưu đãi thuế để thúc đẩy hình thành cơ cấu kinh tế mới, hợp lý hơn, qua đó phát huy các nguồn lực trong xã hội một cách có hiệu quả thông qua:  Công cụ chi tiêu tài chính công: • Sử dụng quỹ TCC để đầu tư vào cơ sở hạ tầng KT-XH như giao thông, điện, thủy lợi…. • Đầu tư vào các ngành then chốt, các công trình mũi nhọn, hỗ trợ tài chính cho các thành phần kinh tế trong các trương hợp cần thiết (trợ giá, trợ cấp) TC công góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hình thành và hoàn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng.  Công cụ thuế với các mức thuế suất và ưu đãi khác nhau: • Thực hiện những ưu đãi về tín dụng hoặc thuế nhằm khuyến khích phát triển những ngành nghề hoặc vùng cần phát triển. VD các ngành kinh tế mới (CN sinh học, công nghệ tin học), các ngành trọng điểm (sản xuất hàng xuất khẩu), các vùng kinh tế ở vùng sâu, vùng xa cần hỗ trợ phát triển để đảm bảo đời sống ND ở đó. • Thông qua việc áp dụng thuế suất cao đối với những mặt hàng xa xỉ có tác dụng định hướng tiêu dùng nhằm tiết kiệm nguồn vốn có hạn của xã hội, để dành cho phát triển kinh tế. 2. Tài chính công có vai trò quan trọng trong ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tài chính công có vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô: đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý và bền vững, duy trì việc sử dụng lao động ở tỷ lệ cao, hạn chế sự tăng giá đột ngột, đồng loạt và kéo dài (giữ tỷ lệ lạm phát ở mức vừa phải)… thể hiện qua các biện pháp như: • Lập quỹ dự trữ nhà nước về hàng hoá, vật tư thiết yếu, các quỹ dự phòng tài chính (kể cả bằng vàng và ngoại tệ) để ổn định kinh tế xã hội khi có sự biến động do thiên tai, tai hoạ lớn mà Nhà nước cần can thiệp. • Bình ổn giá cả hàng hoá để ổn định thị trường. Nhà nước chỉ điều tiết những mặt hàng quan trọng, mang tính chất chiến lược. Cơ chế điều tiết thông qua trợ giá, điều chỉnh thuế suất thuế xuất nhập khẩu, dự trữ quốc gia. • Lập quỹ dự trữ ngoại tệ để ổn định tỷ giá. • Sử dụng các chính sách tài khoá thắt chặt hoặc mở rộng nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô (giảm nhiệt nền kinh tế, chống lạm phát, phục hồi tổng cầu). 2.Vai trò với xã hội: TCC đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và giải quyết các vấn đề xã hội. thông qua việc sử dụng các công cụ thu, chi của TCC để điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giảm bớt những bất hợp lí trong phân phối và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội đáp ứng các mục tiêu xã hội của kinh tế vĩ mô.  Thực hiện công bằng xã hội thông qua các chính sách như • Trợ cấp • Trợ giá • Thuế và một số chương trình mục tiêu quốc gia…  TCC góp phần giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc tài trợ cho phát triển các dịch vụ công cộng thuộc các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, đặc biệt là tài trợ cho các chương trình chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình; phòng chống các tệ nạn xã hội, hỗ trợ tài chính cho giải quyết việc làm Phần B. Thực trạng và vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam từ 2008 đến nay. I. Vai trò điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế. 1. Tài chính công thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. I.1. Thành tựu đạt được  Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) là công trình trọng điểm quốc gia, nhằm hình thành ngành công nghiệp lọc hóa dầu của Việt Nam, tạo điều kiện cho phát triển nhanh các ngành công nghiệp, dịch vụ liên quan. Công trình còn góp phần thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của miền Trung, từng bước tạo ra sự phát triển kinh tế cân đối giữa các vùng, miền trong cả nước. Điều này đáp ứng mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa ổn định xã hội của Chính phủ. Hơn nữa, công trình trọng điểm quốc gia về dầu khí này cho phép chúng ta chế biến và gia tăng giá trị dầu thô khai thác trong nước, hạn chế nhập siêu và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp xăng dầu từ nước ngoài, đảm bảo từng bước về an ninh năng lượng. Năm 2010, tính từ khi bàn giao, NMLD Dung Quất đạt doanh thu 60.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng, sản phẩm đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu của cả nước.  Hay cụm công trình công nghiệp khí-điện-đạm Cà Mau có tổng giá trị hơn 1,2 tỷ USD cung cấp điện năng cho đất nước. Đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa cả về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng.  Chính phủ Việt Nam đang tiến tới thực hiện Nghị định 109 nghiêm ngặt hơn nhằm giảm 30% lượng nhà xuất khẩu gạo, từ 150 xuống còn khoảng 100 nhằm mục tiêu hỗ trợ giá gạo.Nghị định 109 được đưa ra nhằm nâng cao tiêu chuẩn của các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam để cải thiện chất lượng và giá trị gạo Việt xuất khẩu.  Chính phủ có những hình thức trợ cấp các mặt hàng xuất khẩu như: gạo, cà phê, rau quả hộp….  Chính sách ưu đãi thuế và lãi suất đối với các lĩnh vực kinh doanh, mặt hàng nhà nước ưu tiên phát triển: may mặc, công nghệ chế tạo máy, đóng tàu,…. Và các sản phẩm phần mềm: Ưu đãi về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, miễn thuế xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, ưu đãi về tín dụng, ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất.  Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt của Nhà nước quy định rõ thuế suất cụ thể đối với các mặt hàng xa xỉ và phi khuyến dụng. Đặc biệt ngày 01/01/2013 mặt hàng rượu bia sẽ tính theo thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 50%, tăng 5% so với năm 2012. Điều này góp phần điều chỉnh thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng. 1.2 Những tồn tại Bên cạnh những thành tựu Việt Nam được trong thời gian qua thì vẫn còn một số vấn đề tồn tại như sau:  Chi tiêu công ở Việt Nam được quản trị theo phong cách truyền thống, rất chính tắc nhưng ít năng động và khá hình thức. Cách làm này đang trở nên lỗi thời trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với cả quyền lợi lẫn nghĩa vụ đầy đủ của một thành viên.  Cách phân bổ vốn đầu tư ngân sách nhà nước thời gian qua còn theo kiểu bao cấp – chia đều. Nguồn lực phân bổ còn dàn trải thiếu các tiêu chí để các định mức ưu tien trong chi tiêu công.  Quản lí chi tiêu công vẫn dựa vào phương thức quản lí theo các khoản mục đầu vào, chưa chú trọng đến kết quả đầu ra và tác động ảnh hưởng đầu ra.  Công khai minh bạch chưa cao, trách nhiệm giải trình còn hạn chế, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa đạt như mong muốn và đặc biệt chưa có sự tham gia đáng kể của người chủ đích thực của đồng tiền ngân sách là nhân dân. Người quyết định sử dụng chưa gắn trách nhiệm cá nhân với hiệu quả sử dụng tiền của quan đến những khoản chi nhỏ.  Tình trạng địa phương nào thu được nhiều thì sẽ chi tiêu nhiều, thu được ít thì sẽ phải chi ít, do đó việc chi tiêu công chưa căn cứ vào nhu cầu chi thực tế cần thiết. 1.2 Nguyên nhân  Với việc gia nhập WTO, nền kinh tế đã chuyển sang giai đoạn mới về chất, một trình độ phát triển mới. Các thể chế kinh tế hiện hành bao gồm cả những thành tố cơ bản nhất như Luật ngân sách nhà nước không đáp ứng được yêu cầu mới  Cơ chế phân bổ nguồn lực còn kém hiệu quả, chưa sát với thực tế.  Do việc quản lý các yếu tố đầu vào đã không khuyến khích các đon vị sử dụng ngân sách tiết kiệm vì không đưa ra yêu cầu có sự rang buộc chặt chẽ giữa nguồn kinh phí sử dụng và kết quả cần đạt ở đầu ra  Sự quản lí lỏng lẻo của các cấp các ngành. Một bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm có tư tưởng tham ô, tham nhũng, chiếm đoạt ngân sách.  Do chưa có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành để vạch ra những tiêu chuẩn, những định mức chi ngân sách phù hợp với đặc điểm của từng địa phương 1.3 Giải pháp  Chi tiêu công cần hướng đến những lĩnh vực mang tính tiên phong và có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác. Cần thiết chọn lựa các lĩnh vực đầu tư chi tiêu công một cách đúng đắn và hiệu quả. Các khoản chi tiêu công cần hướng đến những lĩnh vực mang tính tiên phong và có khả năng thúc đẩy các lĩnh vực khác trong nền kinh tế cùng phát triển. Cần phải có sự chuyển dịch những khoản chi tiêu công từ những lĩnh vực không hiệu qủa đến những lĩnh vực hiệu quả hoặc hiệu quả hơn để tiết kiệm chi tiêu góp phần làm giảm sức ép thâm hụt ngân sách  Thiết lập mối liên kết giữa việc sử dụng ngân sách và kết quả chi tiêu công  Thực hiện cơ chế giám sát đối với các khoản chi tiêu công. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Báo cáo về chi tiêu công phải được kiểm tra thường xuyên nhằm đảo bảo tiền đã đến được điểm chúng cần đến. Trên phương diện này, tham nhũng, cửa quyền hay chiếm dụng tài sản công sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất.  Xem lại các chế độ, tiêu chuẩn, định mức phù hợp với điều kiện thực tế. Rà soát và sửa đổi những chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã lạc hậu so với thực tiễn và bổ sung những định mức mới cho đồng bộ. Cần nâng cao tính pháp lý của hệ thống định mức không chỉ trong lập và phân bổ dự toán mà còn là yêu cầu để các đơn vị làm căn cứ trong việc thực hiện chi tiêu công. Cần nghiên cứu và xác định định mức phân bổ ngân sách một cách khoa học và phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể. Tăng cường quyền hạn gắn với trách nhiệm cho các bộ, ngành, địa phương trong việc tự xác định định mức phân bổ ngân sách cũng như định mức chi tiêu cho cấp dưới theo định mức khung do trung ương ban hành. Mở rộng thêm quyền của chính quyền địa phương trong việc ban hành một số định mức chi tiêu có tính đặc thù theo điều kiện cụ thể của địa phương 2.TCC có vai trò quan trọng trong ổn định nền kinh tế vĩ mô II.1. Thành tựu  Trong trường hợp nhiều biến động khác thường, dịch cúm gia cầm diễn ra trên diện rộng, hạn hán lớn ở hai miền Nam Bắc, thị trường nguyên liệu biến động mạnh, giá cả hàng hóa, vật tư (xăng, dầu, sắt thép…) gia tăng khôn lường. Những biến động đó cần có sự can thiệp của Nhà nước, NN đã sử dũng quỹ TC công để chi bù lỗ xăng dầu NK(5700 tỷ đồng). bố trí ngân sách cho cải cách tiền lương(7000 tỷ đồng), chi xử lý nợ tồn đọng trong xây dựng cơ bản  Bộ Công Thương ban hành văn bản số 3705/BCT-CNNg triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá cả mặt hàng thép, góp phần kiềm chế lạm phát trong năm 2010.  Bình ổn giá xăng trong cuối năm 2010 để tránh việc giá cả các mặt hàng khác tăng nhanh trong dịp tết, tranh nguy cơ lạm phát trong đầu năm 2011.  Ngày 20-6-2008, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao Bộ Tài chính trích 440 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2008 để mua 70.000 tấn lương thực tăng dự trữ quốc gia nhằm ổn định giá vì khi vào vụ mùa, tăng lượng lương thực nhưng làm cho giá bán xuống thấp vì cung tăng mạnh, chính phủ tung tiền ra mua với mức giá hợp lý để đảm bảo dự trữ và giá không rớt xuống nữa.Qua đó, ta thấy được chi tài chính công góp phần không nhỏ vào việc phát triển và ổn định nền kinh tế.  Thêm vào đó, Nhà nước còn chi cho đâu tư xây dựng cơ bản khuyến khích các ngành kinh tế khác phát triển theo như xây dựng cầu đường ,chi cho tiêu dùng….Năm 2009, Nhà nước khuyến khích tiêu dùng hàng nội với khẩu hiệu : “Người Việt Nam tiêu dung hàng Việt Nam” II.2. Tồn tại  Tình trạng tăng trưởng nóng, đầu tư cao nhưng kém hiệu quả, dẫn tới lạm phát cao và bất ổn kinh tế vĩ mô vài năm gần đây  Ngân sách nhà nước chưa mang tính trung và dài hạn. Hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước chưa cao cả trong chi tiêu tư phát triển và chi thường xuyên II.3. Nguyên nhân và giải pháp  Thực tiễn những năm qua cho thấy có nhiều bất cập trong hoạt động chi tiêu ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế  Lập dự toán ngân sách hàng năm còn thiếu sự liên kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trung và dài Giải pháp  Yêu cầu đổi mới luật ngân sách nhà nước – thể chế trung tâm của các quá trình ngân sách nhà nước.  Chuyển phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm sang phương thức lập dự toán ngân sách trung hạn bằng việc xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn và trên cơ sở chi tiêu trung hạn mới xây dựng và thiết lập ngân sách nhà nước hàng năm  Giao cho Kho bạc nhà nước trách nhiệm là người gác cổng cuối cùng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi trước khi thực hiện xuất quỹ ngân sách nhà nước để các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí cho các nhiệm vụ thường xuyên và đầu tư. 2 Vai trò điều tiết vĩ mô các hoạt động xã hội của TCC 1.Thực hiện công bằng xã hội. Thông qua các chính sách nhà nước về Thuế, trợ cấp và trợ giá. 1.1. Thuế Chính sách thuế năm 2009 có nhiều đổi mới tích cực phù hợp với tình hình KT-XH nước ta: - Đánh thuế thu nhập cá nhân với biểu thuế mới về thu nhập cá nhân lũy tiến từng phần - Điều chỉnh thuế suất theo hướng giảm thuế suất cao nhất, thấp nhất và tăng bậc thuế suất, thống nhất biểu thuế đối với người Việt Nam và người nước ngoài. - Không đánh thuế GTGT với 25 mặt hàng và dịch vụ nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh như sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến, muối biển, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn … những hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp có mức thuế suất 5%, hàng hóa dịch vụ thông thường 10%. - Đánh thuế TTĐB với các hàng hóa dịch vụ xa xỉ có hại cho sức khỏe như thuốc lá, xì gà,rượu bia,…có ảnh hưởng xấu đến môi trường như xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, tàu bay, du thuyền, xăng các loại,vàng mã, v…v Thành tựu : Diện chịu thuế đựợc mở rộng với mức thuế suất không có nhiều thay đổi đáng kể góp phần ổn định XH. Đảm bảo thực hiện các mục tiêu công bằng XH Giảm khoảng cách giàu nghèo, phân phối lại thu nhập. Hỗ trợ người tiêu dùng phần nào khi có sự biến động giá cả trên thị trường thế giới Tồn tại : Thực tế vẫn tồn tại sự chênh lệch đáng kể về mức thuế thực sự mà doanh nghiệp, cá nhân phải nộp do còn nhiều trường hợp lách luật, trốn thuế. ( Nhà nước chưa khai thác triệt để được các nguồn thu NSNN điều hành chưa hợp lí) Nguyên nhân : • Hệ thống thu thuế còn nhiều kẽ hở và chưa được cải cách cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại. • Cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp chưa có ý thức tự giác khai nộp thuế đúng pháp luật. Có tư tưởng lách luật, tránh thuế làm giảm nguồn thu cho NSNN. • Chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó chưa khai thác được tối đa nguồn thu cho ngân sách và làm kinh tế chậm phát triển. Giải pháp : Kiện toàn hệ thông thu thuế làm cho diện chịu thuế tăng lên nhưng thuế suất đơn giản hóa làm tăng nguồn thu cho NSNN đồng thời giảm được tỷ lệ trốn thuế, cụ thể là : • Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp, cá nhân • Liên kết, hợp tác quốc tế đặc biệt ở khu vực hải quan và cửa khẩu. Hạn chế mức thấp nhất đưa hàng lậu, hàng kém chất lượng trốn thuế, qua cửa cơ quan kiểm tra. đây cũng là cách bảo vệ người tiêu dùng và người sản xuất trong nước • Hoàn thiện và sửa đổi bổ sung các bộ luật về thuế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế như : thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế môn bài ….đặc biệt chú ý đến việc đơn giản hóa thuế suất. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam như : ưu đãi về thuế và đơn giản hóa thủ tục hành chính…. 1.2. Trợ cấp Thực trạng: - Trợ cấp cho người nghèo Ngày 07/08/2009 thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ. Hình thức hỗ trợ: hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật Định mức kinh phí hỗ trợ dao động từ 80.000 đến 100.000 đồng/người/năm -Trợ cấp cho đối tượng khó khăn Ngày 30/03/2011 thủ tướng Chính Phủ ban hành quyết định về trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người hưởng lương hưu có mức lương thấp, người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công và hộ nghèo đời sống khó khăn -Đối tượng áp dụng: Đối tượng có mức lương thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn tại khoản là những người có hệ số lương (lương chức vụ hoặc lương theo ngạch, bậc hiện hưởng) từ 3,00 trở xuống, Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội mức thấp, đời sống khó khăn được hưởng trợ cấp khó khăn là những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ 2,2 triệu đồng/tháng trở xuống, Mức trợ cấp là 100.000 và 250000 áp dụng cho từng loại đối tượng cụ thể -Trợ cấp cho những người thuộc diện chính sách Ngày 28/5/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 47/2012/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với Cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với Cách mạng được quy định tại Nghị định này là 1.110.000 đồng. Đối tượng được hưởng chế độ gồm 3 nhóm: Người có công với Cách mạng; thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; thương binh loại B. Hình thức chi trả là trả hàng tháng và chi trả một lần. Ngày 10/01/2013 Chủ tịch nước đã kí quyết định về việc tặng quà cho các đối tượng có công với cách mạng nhân dịp tết . Cụ thể là tặng quà cho các đối tượng chính sách với 2 mức quà tặng là 400.000 đồng và 200000 đồng áp dụng với từng đối tượng cụ thể. Thành tựu : - Xác định đúng đối tượng cần trợ cấp - Giảm bớt khó khăn, cải thiện chất lượng sống cho người có thu nhập thấp - Đã thực hiện được phần nào mục tiêu cụ thể của từng chính sách trợ cấp Tồn tại: - Số lượng người được hưởng trợ cấp và trong diện được trợ cấp có sự chênh lệch đáng kể. - Có những khoản trợ cấp chỉ mang tính tạm thời và mức trợ cấp không đáng kể. - Đã thực hiện được phần nào mục tiêu của từng chính sách trợ cấp nhưng chưa thực sự bám sát nguyên tắc hỗ trợ đó là đúng đối tượng, kịp thời; công khai, dân chủ, khách quan và có hiệu quả thiết thực Giải pháp - Cho vay với lãi suất ưu đãi cho người nghèo làm kinh tế và thoát nghèo. - Bên cạnh việc tuyên truyền, Nhà nước cần tập trung giải quyết các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất- tinh thần cho người dân. - Cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp nhằm mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, giải quyết vấn đề việc làm. - Xây dựng mức nghèo chính xác thực tế giúp chính phủ can thiệp chính xác hơn cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội. - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về giảm nghèo; đổi mới phương pháp đánh giá, xác định hộ nghèo để có giải pháp hỗ trợ thoát nghèo cho từng nhóm đối tượng; lập sổ theo dõi hộ nghèo đến từng huyện, xã, ấp làm căn cứ cho việc hoạch định chính sách, kế hoạch 1.3. Chính sách trợ giá của chính phủ Thành tựu - Về trợ giá xăng dầu. Chính phủ quyết định xây dựng quỹ bình ổn giá xăng dầu. Theo đó, quy định tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư số 234/2009/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về cơ chế hình thành Quỹ BOG như sau: “Quỹ bình ổn giá được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở theo quy định tại Khoản 9, Điều 3, Chương I Nghị định số 84/2009/NĐ-CP là 300 đồng/lít . - Bên cạnh đó, đối tượng được hưởng lợi ích từ hỗ trợ của nhà nước ở vùng sâu, vùng xa và ngư dân. Cụ thể là: • Không thu tiền 5 lít dầu/hộ/năm cho các hộ dân ở những nơi chưa có điện lưới trên cả nước. • Sẽ hỗ trợ ngư dân về dầu theo phương thức hỗ trợ trực tiếp (cấp tiền) một phần chi phí tăng thêm về giá dầu cho chuyến đi biển của ngư dân để bù đắp một phần chi phí khai thác hải sản. - Về trợ giá lương thực thực phẩm, chính phủ đã tiến hành trợ giá cho các mặt hàng như gạo, đường, trứng, thịt…đặc biệt là xây dựng hệ thống điểm bán hàng bình ổn giá siêu thị Intimex. [...]... nên được phân bổ đều về các khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, chế xuất bằng cách thành lập điểm bán hàng lưu động Như vậy, người dân có thêm cơ hội tiếp nhận lợi ích từ chính sách của chính phủ - Cần có sự phối hợp của liên Bộ Tài chính- Công thương-Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đang phối hợp để bình ổn giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm và làm giảm đến mức tối thiểu giá của các mặt hàng... Giải quyết các vấn đề xã hội 2.1 Thực trạng Cùng với vai trò điều chỉnh thu nhập, TCC còn góp phần giải quyết các vấn đề XH như:  Về an sinh - phúc lợi xã hội : • Ngày 12/9/2008, chính phủ đã ban hành Nghị định 101/2008/NĐ-CP điều chỉnh tăng lương hưu nói chung và trợ cấp bảo hiểm XH và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã phường đã nghỉ việc thêm 15% từ ngày 1/10 tới • Năm 2009, chính sách xóa đói... nâng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân Về y tế :  Mạng lưới y tế được xây dựng rộng khắp từ Trung ương đến thôn bản Cả nước đã có hơn 1900 cơ sở khám chữa bệnh cả công lập và ngoài công lập và khoảng 80% số trạm y tế xã phường có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT  Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đạt 73 tuổi Việt Nam là một trong số ít nước đạt được Mục tiêu phát... trợ đặc thù trong các chính sách hỗ trợ người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng  Về giáo dục  Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới  Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán  Cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường... rõ rệt Đến nay số nhân lực y tế của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao, tăng từ 29,2/10.000 dân (năm 2001) lên 34,4/10.000 dân (2012) 2.3 Tồn tại và giải pháp  Về phòng chống tệ nạn xã hội:  Các tệ nạn xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để, thậm chí ngày càng lan rộng  Nhà nước chú trọng nhiều hơn đến công tác tuyên truyền phòng chống TNXH mà chưa thực sự quan tâm đến việc giải... :  Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục  Đảm bảo tỷ lệ chi cho giáo dục trong tổng ngân sách nhà nước từ 20% trở lên, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quản lý sử dụng có hiệu quả  Đầu tư ngân sách nhà nước có trọng điểm, không bình quân dàn trải cho các cơ sở giáo dục công lập, đầu tư đến đâu đạt chuẩn đến đó  Về y tế  Mô hình bệnh tật thay đổi, cả các bệnh truyền... hơn là tích cực Hoạt động chủ yếu chỉ là trì hoãn thời điểm tăng giá để rồi cuối cùng vẫn phải tăng giá do quỹ bình ổn có hạn - Chính sách trợ giá của chính phủ chưa mang lại lợi ích cho số đông người dân Thậm chí người tiêu dùng còn phải chi thêm tiền để bù đắp giá góp vào quỹ bình ổn giá xăng… Giải pháp - Mở rộng phạm vi các mặt hàng thiết yếu được chính phủ trợ giá nhằm kích cầu tiêu dùng - Các doanh... trường ít nhất 5%-10%, giá sữa giữ ổn định suốt năm Tồn tại - Các mặt hàng được trợ giá chưa đa dạng và phong phú - Vấn đề phân phối, bán lẻ mặt hàng bình ổn giá còn phân bố chưa hợp lý: tập trung chủ yếu ở thành phố lớn, chưa đưa hàng hóa bình ổn về khu vực ngoại thành, khu công nghiệp, chế xuất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân có thu nhập trung bình và thấp - Quỹ bình ổn giá xăng... được những vấn đề về xã hội : giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đạt được những thành tựu đáng kể về các mặt văn hóa- giáo dục – y tế Về an sinh- phúc lợi xã hội:  Tỷ lệ hộ nghèo giảm đến cuối 2009 còn khoảng 11 % đến 2010 chỉ còn 9,45%  Thiệt hại về người và của trong các vụ thiên tai được khắc phục tương đối Về giáo dục:  Quy mô giáo dục... 1/10 tới • Năm 2009, chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai tại 51 địa phương với gần 500.000 hộ dân được thụ hưởng tổng kinh phí lên tới trên 9000 tỷ • Chi cho an sinh xã hội năm 2009 là 22.470 tỷ đồng, tăng 62% so với 2008 • Trợ cấp cứu đói giáp hạt khác phục khắc phục thiên tai 41.580 tấn gạo  Về phòng chống tệ nạn xã hội: Trong Công tác xây dựng xã, phường lành mạnh không có TNXH, Sở Lao động, . Đề tài thảo luận: Thực trạng, vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam trong thời gian qua (từ 2008 đến nay) Phần A: Cơ sở lý thuyết I. Khái niệm Tài chính công (TCC) . trợ tài chính cho giải quyết việc làm Phần B. Thực trạng và vai trò điều tiết vĩ mô của tài chính công tại Việt Nam từ 2008 đến nay. I. Vai trò điều tiết vĩ mô các hoạt động kinh tế. 1. Tài chính. nhằm tiết kiệm nguồn vốn có hạn của xã hội, để dành cho phát triển kinh tế. 2. Tài chính công có vai trò quan trọng trong ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tài chính công có vai trò quan trọng trong

Ngày đăng: 20/05/2015, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w