Tổng quan về vai trò điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương
Trang 1VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT VĨ MÔ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG.
Ở VIỆT NAM NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ NHƯ THẾ NÀO?
MỤC LỤC
Môc lôc 1
Phần I: Tổng quan về vai trò điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương 2
1.1 Ngân hàng trung ương 2
1.1.1 Sơ lược sự ra đời của ngân hàng trung ương 2
1.1.2 Vị trí và hoạt động của ngân hàng trung ương 2
1.2 Vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương 3
1.2.1 Chính sách tiền tệ và các công cụ 3
1.2.2 Thanh tra ngân hàng 10
Phần II: Vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của Ngân hàng nhà nước Việt Nam 13
2.1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 13
2.2 Những thành tựu đạt được của NHNN Việt Nam 14
2.2.1 Hiệu qủa của chính sách tiền tệ 14
2.2.2 Đổi mới các công cụ quản lý 15
2.2.3 Hoạt động quản lý các ngân hàng thương mại 17
2.3 Một số mặt còn yếu trong hoạt động của NHNN Việt Nam 18
2.3.1 Hiệu quả của chính sách tiền tệ đôi khi còn hạn chế 18
2.3.2 Quản lý và thanh tra hoạt động của các ngân hàng thương mại 20
2.4 Một số biện pháp hoàn thiện vai trò điều tiết vĩ mô của NHNN Việt Nam 20
2.4.1 Hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ 20
2.4.2 Nâng cao khả năng hoạch định chính sách tiền tệ 22
2.4.3 Đổi mới hoạt động thanh tra ngân hàng 23
Trang 2Phần I Tổng quan về vai trò điều tiết vĩ mô của ngân hàng trung ương
1.1 Ngân hàng trung ương
1.1.1 Sơ lược sự ra đời của ngân hàng trung ương
Từ những năm đầu của thế kỷ XV các ngân hàng thương mại ra đời, hoạt độngkinh doanh đa năng nên gọi là ngân hàng thương mại đa năng Trong thời kỳ này, cácngân hàng đều có chức năng hoạt động như nhau bao gồm phát hàng giấy bạc ngânhàng, kinh doanh, nhận tiền gửi của khách hàng, chiết khấu, cho vay, thực hiện các dịch
vụ thanh toán khác và đương nhiên mục tiêu là lợi nhuận Để tìm kiếm lợi nhuận, cácngân hàng bắt đầu cạnh tranh nhau Trong quá trình cạnh tranh đó, có nhiều ngân hàng
bị phá sản, và tất yếu có nhiều ngân hàng lớn dần lên
Đến cuối thế kỷ XVIII, lưu thông hàng hóa được mở rộng cả về quy mô và phạm
vi Hoạt động của các ngân hàng được chuyên môn hóa ngày càng cao và tách thành hainhóm:
+ Một số ngân hàng lớn, uy tín tách ra khỏi hệ thống ngân hàng thương mại,không kinh doanh tiền tệ nữa, chỉ đảm nhận lệnh phát hành giấy bạc vào lưu thông, mụctiêu vẫn là lợi nhuận
+ Các ngân hàng còn lại không phát hành giấy bạc nữa mà chỉ kinh doanh tiền tệ
để kiếm tìm lợi nhuận
Như vậy thực tế khách quan đã của nền kinh tế xã hội đã hình thành nên hainhóm ngân hàng: Nhóm ngân hàng phát hành và các ngân hàng kinh doanh tiền tệ.Chính hoạt động của các ngân hàng phát hành chính là cơ sở để hình thành nên NHTWsau này
1.1.2 Vị trí và hoạt động của ngân hàng trung ương
Cho đến nay, trên thế giới có ba mô hình tổ chức và quản lý của Ngân hàng trungương:
+ Ngân hàng trung ương trực thuộc quốc hội (Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa
Kỳ, Ngân hàng dự trữ của Cộng hoà liên bang Đức )
+ Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ (Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Anh,Ngân hàng nhà nước Việt Nam )
+ Ngân hàng trung ương trực thuộc bộ tài chính (xuất hiện đầu tiên ở Pháp, Anh,sau đó là các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia Sau đó, người ta đã lần lượt từ bỏ
mô hình này và nó được coi là kinh nghiệm không thành công đối với nền kinh tế thịtrường)
Trang 3Mặc dù được tổ chức theo những mô hình khác nhau nhưng nhìn chung, mục tiêucủa NHTW là ổn định giá trị đồng tiền cả về đối nội cũng như đối ngoại, tạo điều kiệnphát triển kinh tế, kiểm soát hệ thống ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt+động theo trật tự pháp chế, ổn định, an toàn và hiệu quả Để đạt được các mục tiêunày, NHTW phải thực hiện các chức năng sau:
+ Phát hành tiền
+ Là ngân hàng của các ngân hàng trung gian (cấp giấy phép kinh doanh tiền tệ;chế tài các vụ vi phạm luật ngân hàng; quy định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc; thanh trakiểm soát các ngân hàng trung ương; ấn định các lãi suất, lệ phí hoa hồng áp dụng chocác ngân hàng trung gian; quy định những thể lệ điều hành các nghiệp vụ; mở tài khoảngiao dịch và tổ chức thanh toán bù trừ cho các ngân hàng trung gian )
+ Là ngân hàng của chính phủ (mở tài khoản và đại lý tài chính cho chính phủ;thanh toán cho kho bạc nhà nước; thay mặt chính phủ quản lý các hoạt động tiền tệ, tíndụng và ngân hàng; thực hiện quản lý dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đáquý; thực hiện tạm ứng cho ngân sách nhà nước trong những trường hợp cần thiết )
1.2 Vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương
Vai trò quản lý vĩ mô của ngân hàng trung ương thể hiện qua việc lập & điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng.
1.2.1 Chính sách tiền tệ và các công cụ
Ngân hàng trung ương là cơ quan thuộc bộ máy nhà nước, được độc quyền pháthành giấy bạc ngân hàng và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về hoạt độngtiền tệ, tín dụng và ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền Do tínhchất đó, ngân hàng trung ương nắm giữ một trong những công cụ quan trọng nhất đểquản lý nền kinh tế vĩ mô, đó là chính sách tiền tệ
Khái niệm của chính sách tiền tệ
Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của tiền tệ về lưulượng, chi phí và giá trị, dẫn đến sự tác động vào giá cả hàng hóa và giá trị tài sản, thunhập của nhân dân, làm chuyển biến mức sống của họ theo hai hướng: khó khăn, đắt đỏhay thuận lợi tiện nghi Vì vậy để đạt được sự biến động về đời sống và sinh hoạt kinh
tế của cả cộng đồng, người ta có thể bắt đầu bằng tác động vào tiền tệ Mối quan hệ đó
đã làm cho những biến động về tiền tệ được gọi là “Chính sách tiền tệ”
Chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng là chính sách điều hành toàn bộ khối lượngtiền trong nền kinh tế để phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên nhằmthực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế, trên cơ sở đó ổn định giá trị đồngtiền quốc gia
Chính sách tiền tệ theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khối lượng tiềncung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số
Trang 4lạm phát (nếu có) nhằm ổn định giá trị của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêukinh tế vĩ mô.
Chính sách tiền tệ quốc gia là tổng thể các biện pháp của nhà nước pháp quyềnnhằm cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, trên cơ sở đó ổnđịnh giá trị đồng tiền quốc gia Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương là tổng thểtất cả các biện pháp, công cụ mà ngân hàng trung ương sử dụng nhằm điều tiết khốilượng tiền tệ, tín dụng, ổn địng tiền tệ, góp phần đạt được các mục tiêu của các chínhsách kinh tế
Dù quan niệm chính sách tiền tệ theo nghĩa nào, chính sách tiền tệ đều nhằm mụctiêu ổn định giá trị tiền tệ, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế;chính sách tiền tệ là một bộ phận của tổng thể các chính sách kinh tế của Nhà nước đểthực hiện vai trò quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế; ở những nước mà Ngân hàng trungương trực thuộc chính phủ thì sự phân biệt chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ươngvới chính sách tiền tệ quốc gia không có ý nghĩa gì Trong trường hợp này chính sáchtiền tệ mà ngân hàng trung ương thực hiện là chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ luôn hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng nên chủ thểnào thực hiện chức năng phát hành tiền và điều hòa lưu thông tiền tệ thì chủ thể đó phảitrực tiếp vạch ra và thực thi chính sách tiền tệ Chủ thể đó không ai khác ngoài ngânhàng trung ương
Các công cụ của chính sách tiền tệ
Để đạt được các mục tiêu đề ra của Chính sách tiền tệ, NHTW phải sử dụng một
hệ thống công cụ để điều tiết lượng tiền cung ứng đó là tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắtbuộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hạn mức tín dụng… Việc sửdụng công cụ nào, mức độ nào tuỳ thuộc vào quan điểm của từng quốc gia
Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệuhóa trên tổng số tiền gửi huy động nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (hoặc cho vay)của các NHTM Khi NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nghĩa là giảm khả năng cung ứngtín dụng của các NHTM từ đó giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông Ngược lại, giảm
tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM sẽ tăng lên (bành trướng khốitiền tệ)
Cơ chế tác động
Thông qua công cụ dự trữ bắt buộc, NHTW tác động đến cả khối lượng và giá cảtín dụng của các NHTM từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng và khả năngtạo tiền của hệ thống NHTM
+ Về số lượng: Tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giải phóng hay
phong tỏa, cho hoặc không cho các NHTM sử dụng khối lượng tiền tệ trung ương bị coi
Trang 5là thiếu hay dư thừa, cũng tức là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của cácNHTM.
+ Về chi phí: Giảm hay tăng dự trữ bắt buộc (dự trữ bắt buộc không được hưởng
lãi, nếu có thì thường là rất thấp) sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí tín dụng của cácNHTM
+ Tăng hay giảm số lượng tín dụng kép: do tăng, giảm chi phí, tăng giảm lãi suất
cho vay, dẫn đến giảm hoặc tăng dung lượng tín dụng
Ưu điểm:
+ Nó có thể tác động đầy quyền lực đến quá trình cung ứng tiền tệ
+ Tạo nên mối quan hệ giữa tạo tiền do NHTM thực hiện với tái cấp vốn tạiNHTW
+ Tăng cường quyền lực cho NHTW vì tuỳ theo mục đích của chính sách tiền tệ
và tuỳ theo mức vốn khả dụng của các NHTM, NHTW có quyền điều chỉnh tỷ lệ dự trữbắt buộc và các NHTM có trách nhiệm thực hiện
+ Đảm bảo sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó áp dụng không phân biệt mọingân hàng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng
+ Đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM, giúp NHTM tránh được rủi ro domất khả năng thanh toán
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán giấy tờ có giá ngắn hạn(Tín phiếu kho bạc, Tín phiếu NHTW, Chứng chỉ tiền gửi…) trên thị trường tiền tệ,điều hòa cung - cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối dự trữ của các NHTM, từ
đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các NHTM dẫn đến làm tăng hay giảmkhối lượng tiền tệ, cụ thể:
+ Bằng cách bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹp tíndụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát
+ Ngược lại, khi NHTW mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khối lượngtiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanhkhoản của các NHTM
Trang 6+ NHTW dễ đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai lầm về việc sử dụngcông cụ này bằng cách lập tức đảo ngược việc sử dụng công cụ đó Thí dụ, nếu NHTWthấy rằng cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do nó mua quá nhiều giấy tờ có giá trên thịtrường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thịtrường mở.
+ Việc thực hiện có thể được hoàn thành nhanh chóng Khi muốn thay đổi cơ sốtiền tệ hoặc dự trữ, NHTW có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch
Nhược điểm:
+ Hoạt động thị trường mở là một công cụ gián tiếp, vì vậy nếu các ngân hàngthương mại không phản ứng với hoạt động của ngân hàng trung ương thì công cụ nàycoi như không phát huy tác dụng
+ Để đạt được mục đích điều tiết vĩ mô của mình, NHTW có thể mua với giá cao,bán với giá thấp, do đó làm méo mó thị trường chứng khoán, không phản ánh đúngcung - cầu của các giấy tờ có giá, phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của thị trường
Công cụ lãi suất tín dụng
Lãi suất được xem là công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việcđiều khiển mức cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế Sở dĩ nói rằng lãi suất là công cụ giántiếp, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thôngnhưng sự tăng giảm lãi suất có thể kích thích sản xuất hoặc kìm hãm sản xuất Vì vậy,
nó là một công cụ rất lợi hại, có sức công phá ghê gớm Cơ chế điều hành lãi suất đượchiểu là tổng thể những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW nhằmkiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kì nhấtđịnh
Cơ chế tác động là công cụ lãi suất
Việc điều hành lãi suất chủ yếu được thông qua hai cơ chế:
Cơ chế điều hành gián tiếp: Thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết
khấu, cho vay cầm cố chứng từ có giá ) của NHTW đối với các tổ chức tín dụng,NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại đốivới nền kinh tế Cơ chế này được thực hiện theo nguyên tắc: Trong điều hành chínhsách lãi suất, NHTW chỉ công bố mức lãi suất áp dụng đối với các khoản cho vay táichiết khấu hoặc cho vay cầm cố chứng từ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng
Trang 7Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng kỳ hạn, từng đối tượng của các tổchức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng ấn định, dựa trên cơ sở cung -cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường Khi muốn điều chỉnh lãi suất kinh doanhcủa tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệtừng giai đoạn, NHTW sẽ thực hiện thông qua việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu củamình đối với các tổ chức tín dụng Từ đó tác động đến lãi suất thị trường tiền tệ liênngân hàng Và cuối cùng sẽ tác động đến lãi suất kinh doanh của tổ chức tín dụng đốivới các chủ thể trong nền kinh tế.
Ưu điểm: Nhờ công cụ này NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất
lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế
để kìm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế Đối với các NHTM, với tưcách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe dọa thì NHTW là chỗ dựa, làcứu tinh của họ Bởi vì, với số tiền NHTM cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốnkhả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán
Nhược điểm: NHTW không thể nắm chắc được kết quả của sự điều tiết Trong
trường hợp này, quyền lực của NHTW và NHTM hầu như là ngang nhau NHTW cóquyền cho vay và để khuyến khích vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống, nhưng NHTMlại có quyền quyết định có vay hay không và nếu NHTM không vay thì mục đích củacông cụ này không thực hiện được
Cơ chế điều hành trực tiếp: thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ
chức tín dụng đối với nền kinh tế như quy định các mức lãi suất cụ thể về tiền gửi, chovay, khung lãi suất, trần lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch lãi suất bình quân Thựcchất là NHTW quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổchức tín dụng đối với nền kinh tế Trong phạm vi lãi suất được cho phép, các tổ chức tíndụng có quyền ấn định lãi suất kinh doanh cho phù hợp Khi có các thay đổi kinh tế vĩ
mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa hợp lý
Ưu điểm: NHTW có thể quản lý chặt chẽ mức lãi suất của các tổ chức tín dụng,
thông qua đó có thể hướng cho nền kinh tế đi đúng theo mục tiêu kế hoạch đã đặt ra
Nhược điểm: Triệt tiêu tính cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, đặc biệt là
giữa các ngân hàng thương mại Nhìn chung, trong các nền kinh tế phát triển, lãi suấtngày càng được tự do hóa, còn ở các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển, cácquy định mang tính quản lý trực tiếp được áp dụng phổ biến hơn và xu hướng chung làngày càng giảm dần sự quản lý trực tiếp này
Công cụ hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM phải tôntrọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế Mức dư nợ quy định cho từng ngân hàng căn cứvào đặc điểm kinh doanh của ngân hàng đó trong định hướng cơ cấu kinh tế tổng thể và
Trang 8nằm trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tính của toàn bộ nền kinh tế trong mộtkhoảng thời gian nhất định.
Qua sử dụng hạn mức tín dụng NHTW nhằm điều chỉnh khả năng tạo tiền củacác NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế Tránh làm tăng tổng khốilượng tiền quá mức trong nền kinh tế, NHTW quy định hạn mức tín dụng tối đa chotừng NHTM Trong phần lớn các trường hợp những hạn mức riêng được xác định căn
cứ vào tỷ trọng cho vay của hệ thống ngân hàng NHTM chỉ được cấp tín dụng cho nềnkinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quy định Lúc này, NHTW phải theo dõihoạt động cho vay của các NHTM, nếu NHTM cho vay vượt quá hạn mức tín dụng quyđịnh sẽ bị xử phạt
Ưu điểm: Hạn mức tín dụng là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưu
thông Bằng việc quy định hạn mức tín dụng, NHTW có thể kiểm soát khá chặt chẽtổng lượng tiền cung ứng Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổng phương tiệnthanh toán trong nền kinh tế tăng cao Khi đó, nó được NHTW sử dụng nếu các công cụgián tiếp khác tỏ ra kém hiệu lực
Nhược điểm:Tuy nhiên, kiểm soát trực tiếp tín dụng có nhiều khiếm khuyết Vì
thế, hiện nay ở các nước phát triển và đang phát triển đang từ bỏ cách kiểm soát này đểchuyển sang kiểm soát tổng khối lượng tiền cung ứng Sử dụng công cụ hạn mức tíndụng có một số bất lợi:
+ Hạn mức tín dụng có thể làm cho lãi suất tăng lên, bởi vì cung về vốn bị giớihạn không thỏa mãn nhu cầu về vốn cho nền kinh tế
+ Hạn mức tín dụng có xu hướng làm giảm cạnh tranh giữa các NHTM, bởi vìmột khi đã cho vay hết hạn mức tín dụng thì ngân hàng đó không còn muốn huy độngvốn nữa, nếu huy động thêm sẽ gây đọng vốn và gây thiệt hại cho cho ngân hàng
+ Hạn mức tín dụng có thể làm sai lệch cơ cấu đầu tư của các NHTM, ảnh hưởngđến cơ cấu nền kinh tế
+ Khi thị trường tiền tệ hoạt động chưa có hiệu quả thì hạn mức tín dụng có thểlàm cho các khoản tín dụng được cấp ra nhỏ hơn so với tổng hạn mức tín dụng đã đượcxác định từ trước Lý do là những ngân hàng có khả năng huy động nhiều vốn thì việccho vay ra đã bị hạn chế trong khi các ngân hàng không có khả năng huy động vốn thì
sẽ cho vay ít hơn so với hạn mức đã được phân bổ Điều này nguy hiểm hơn là sẽ phátsinh các tổ chức tài chính mới thực hiện nghiệp vụ ngân hàng ngoài phạm vi kiểm soátcủa ngân hàng trung ương Kết quả cuối cùng là làm cho chính sách tiền tệ dựa trên hạnmức tín dụng mất đi hiệu lực của nó
+ Hạn mức tín dụng gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ, vì trước hết cácNHTM lựa chọn khách hàng lớn để cho vay
Trang 9Công cụ hạn mức tín dụng thường được sử dụng trong trường hợp lạm phát caonhằm khống chế trực tiếp và ngay lập tức lượng tín dụng cung ứng Trong trường hợpkhi các công cụ gián tiếp không phát huy hiệu quả do thị trường tiền tệ chưa phát triển,hoặc do mức cầu tiền tệ không nhạy cảm với sự biến động của lượng vốn khả dụng của
hệ thống NHTM, thì công cụ hạn mức tín dụng là cứu cánh của NHTW trong việc điềutiết lượng tiền cung ứng Tuy nhiên, như nhược điểm đã nêu trên, hiệu quả điều tiết củacông cụ này không cao vì nó thiếu linh hoạt
Công cụ tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và ngoại tệ Nó vừa phảnánh sức mua của nội tệ, vừa là biểu hiện của quan hệ cung cầu ngoại tệ Đến lượt mình,
tỷ giá hối đoái lại là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽđến xuất nhập khẩu hàng hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước Chính sách
tỷ giá tác động một cách nhạy bén và hết sức mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩuhàng hóa, tình trạng tài chính, tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dựtrữ ngoại hối của quốc gia Về thực chất, tỷ giá không phải là công cụ của chính sáchtiên tệ bởi lẽ tỷ giá không làm tăng hay giảm lượng tiền trong lưu thông Tuy nhiên cóquốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đổi, lại coi tỷ giá là công cụ bổ trợquan trọng cho điều hành chính sách tiền tệ
1.2.2 Thanh tra ngân hàng
Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, Ngân hàng Trung ương không chỉcung ứng các dịch vụ ngân hàng thuần tuý cho các khách hàng của nó, mà thông quacác hoạt động kinh doanh đó Ngân hàng Trung ương thực hiện vai trò điều tiết, giám sátthường xuyên hoạt động của các ngân hàng kinh doanh nhằm hai mục đích: đảm bảo sự
ổn định trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo lợi ích của khách hàng, đặc biệt là ngườigửi tiền trong quan hệ với ngân hàng
Bảo đảm sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Khác với các tổ chức kinh doanh khác, kinh doanh lĩnh vực tài chính tiền tệ cầnthiết phải được kiểm soát và điều tiết chặt chẽ bởi vì:
+ Các ngân hàng đảm nhiệm vai trò đặc biệt trên thị trường vốn nói riêng vàtrong toàn bô nền kinh tế nói chung; nó là kênh chuyển giao vốn từ tiết kiệm đến đầu
tư, là công cụ của Chính phủ trong việc tài trợ vốn cho mục tiêu chiến lược; hoạt độngcủa các trung gian tài chính, đặc biệt là các tổ chức nhận tiền gửi có ảnh hưởng quyếtđịnh đến việc điều hành chính sách tiền tệ
+ Hoạt động của các ngân hàng liên quan đến hầu hết các chủ thể kinh tế trong xãhội nên sự sụp đổ của một ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửitiền đồng thời đến oàn hệ thống, Các ngân hàng có mối liên hệ và phụ thuộc với nhaurất chặt chẽ thông qua các luồng vốn tín dụng luân chuyển và thông qua hoạt động của
Trang 10hệ thống thanh toán Chỉ một trục trặc nhỏ trong quá trình thanh toán của một ngânhnàg
+ Hoạt động của các ngân hàng có liên quan đến hầu hết các hoạt động kinh tế
-xã hội, vì vậy sự hoạt động thiếu ổn định của mỗi ngân hàng cũng đều gây tác động tiêucực đến nền kinh tế Do dựa trên nguyên tắc là đi vay để cho vay nên bản thân hoạtđộng này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro; mức độ rủi ro sẽ tăng cao khi các ngân hàng có xuhướng chạy theo lợi nhuận quá mức, đẩy các ngân hàng vào tình trạng mất khả năngthanh toán Điều này sẽ làm giảm lòng tin của công chúng, từ đó hoạt động của hệthống ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực Do vậy, việc Ngân hàng Trung ương thựchiện quản lý và kiểm soát hoạt động của các tổ chức tín dụng là rất cần thiết để bảo đảm
sự hoạt động của chúng luôn luôn được duy trì trong khuôn khổ luật pháp và góp phầnthực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ đã được hoạch định
Ngân hàng trung ương có thể thực hiện việc quản lý và giám sát các tổ chức tíndụng thông qua các công cụ như:
+ Xây dựng mô hình và chiến lược phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng.+ Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng
+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định về dự trữ bắt buộc, lãi suất các hệ số antoàn hoạt động cũng như các mức độ nhạy cảm của tổ chức đối với sự biến động của thịtrường theo hệ thống chỉ tiêu CAMELS
Bảo vệ khách hàng
Chức năng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ương còn nhằm đảm bảo sựcông bằng và bình đẳng trong quan hệ giữa ngân hàng và các khách hàng Điều này
được thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các ngân
hàng với tư cách là người đi vay Chẳng hạn, quy định chuẩn mực về phạm vi và mức
độ chi tiết của các thông tin cần báo cáo cho ngân hàng khi vay vốn; chuẩn mực hóa cácthủ tục vay vốn và tiếp nhận các dịch vụ ngân hàng; quy định cụ thể về xử lý và giải
quyết tranh chấp giữa ngân hàng với khách hàng Thứ hai, nhằm thúc đẩy cạnh tranh và
hiệu quả thông qua quy định về chất lượng và sự cập nhật của thông tin mà ngân hàng
có nghĩa vụ cung cấp cho những người tham gia thị trường Cụ thể, cần quy định rõ cơchế cung cấp thông tin, loại thông tin và phạm vi cung cấp Điều này giúp cho côngchúng với tư cách người đầu tư và người sử dụng các dịch vụ tài chính có khả năng và
cơ hội lựa chọn các ngân hàng đáng tin cậy và các dịch vụ tài chính có chất lượng Cácngân hàng vì thế sẽ luôn quan tâm hơn tới tính minh bạch và chất lượng của bảng tổngkết tài sản trong chiến lược cạnh tranh khách hàng
Để đạt được mục đích này, Ngân hàng Trung ương và các thể chế điều tiết có liênquan thường đưa ra các chuẩn mực, các hướng dẫn hoặc quy định về tính đầy đủ và chính xác của thông tin được công bố
Trang 11Trong thập kỉ cuối của thế kỷ XX, chức năng thanh tra giám sát các ngân hàng đang có xu hướng tách ra khỏi Ngân hàng Trung ương ở một số nước như Anh,
Australia, Nhật Bản, chính phủ thành lập một thể chế siêu điều tiết (super regulation) cókhả năng điều tiết và giám sát các loại hình định chế tài chính Thể chế điều tiết này độclập với ngân hàng trung ương, trực thuộc Văn phòng Chính phủ (Nhật) hoặc Bộ Tài chính (Anh) Ngân hàng Trung ương chỉ còn chức năng quản lý vĩ mô duy nhất là xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia
Phần II Vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của NHNN Việt Nam
2.1 Giới thiệu chung về Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam