Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa với tình trang suy dinh dưỡng của NB lao phổi...27 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kiến thức và thực trạng chăm sóc dinh dưỡ
Trang 1LÊ THỊ THỦY
T×NH TR¹NG DINH D¦ìNG Vµ KIÕN THøC VÒ CH¡M SãC DINH D¦ìNG CñA NG¦êI BÖNH LAO PHæI §IÒU TRÞ T¹I KHOA LAO H¤ HÊP
BÖNH VIÖN PHæI TRUNG ¦¥NG N¡M 2018
Chuyên ngành : ĐIỀU DƯỠNG
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS LÊ VĂN HỢI
2 TS BS NGUYỄN TRỌNG HƯNG
HÀ NỘI – 2018DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 2BMI Body mass index
BVPTW Bệnh viện Phổi Trung ương
CTCL Chương trình chống Lao
CTCLQ Chương trình chống Lao Quốc gia
DOTS Directly Observed Treatment Shot course
(Hóa trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp)
EMP (E) Ethambutol
HIV Human Immuno Deficiency Virus
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số hiểu biết về bệnh lao 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm lâm sàng 3
1.1.3 Một số phác đồ điều trị 4
1.1.4 Tình hình mắc lao 5
1.2 Dinh dưỡng lao phổi 6
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Dinh dưỡng bệnh lao 7
1.2.3 Thực trạng dinh dưỡng bệnh nhân lao 8
1.2.4 Khuyến cáo của TCYTTG về chăm sóc dinh dưỡng cho NB lao 9
1.2.5 Văn bản thông tư liên quan đến dinh dưỡng bệnh viện 10
1.3 Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân 10
1.3.1 Phương pháp nhân trắc học 10
1.3.2 Phương pháp Hóa sinh 12
1.3.3 Điều tra sự kiến thức, thực trạng chăm sóc DD của NB về DD bệnh lao 12
1.4 Sơ lược về bệnh viện Phổi Trung ương 13
1.4.1 Bệnh viện Phổi Trung ương 13
1.4.2 Khoa Lao hô hấp Bệnh viện Phổi Trung ương 13
1.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước 14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng 16
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
2.3 Phương pháp nghiên cứu 16
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 16
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 16
2.3.3 Các biến số thu thập số liệu 17
Trang 42.4.2 Quy trình thu thập số liệu 19
2.4.3 Quản lý và phân tích số liệu 19
2.4.4 Sai số và phương pháp khống chế sai số 20
2.5 Đạo đức nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ 22
3.1 Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu 22
3.2.Tình trạng dinh dưỡng của NB lao phổi lao phổi 23
3.2.1 Phân loại tình trạng dinh dưỡng của NB lao phổi 23
3.3 Kiến thức dinh dưỡng của người bệnh lao phổi 23
3.4 Thực trạng về chăm sóc DD của người bệnh trong thời gian nằm viện 24
3.5 Các yếu tố liên quan đến kiến thức của người bệnh lao phổi 25
3.5.1 Mối liên quan giữa chăm sóc DD với kiến thức của NB về DD bệnh lao 25
3.5.2 Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa với kiến thức của người bệnh về dinh dưỡng bệnh lao phổi 26
3.6 Các yếu tố liên quan tình trạng dinh dưỡng của NB lao phổi 27
3.6.1 Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa với TTSDcủa NB lao phổi 27
3.7 Mối liên quan giữa kiến thức, thực trạng chăm sóc DD với TTSDD NB lao phổi 28
CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 29
DỰ KIẾN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượngnghiên cứu 22
Bảng 3.2: Phân loại lao phổi 22
Bảng 3.3 Phân loại tình trạng dinh dưỡng NB lao phổi 23
Bảng 3.4 Kiến thức người bệnh về dinh dưỡng bệnh lao phổi 23
Bảng 3.5 Thực trang về chăm sóc DD của NB trong thời gian nằm viện 24
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa chăm sóc dinh dưỡng với kiến thức DD bệnh lao của đối tượng nghiên cứu 25
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa với kiến thức của NB về DD bệnh lao phổi 26
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa nhóm tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ văn hóa với tình trang suy dinh dưỡng của NB lao phổi 27
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kiến thức và thực trạng chăm sóc dinh dưỡng với tình trạng suy dinh dưỡng bênh lao phổi 28
Bảng 3.10: Đánh giá các yếu tố liên quan đến kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh lao phổi 28
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacteriumtuberculosis) gây nên Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đólao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 – 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lâychính cho người xung quanh, chủ yếu qua đường hô hấp Bệnh lao có thể chữa khỏihoàn toàn [1],[2]
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác chống lao trongthời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ cộngđồng chính trên toàn cầu TCYTTG ước tính năm 2016 trên toàn cầu có khoảng10,4 triệu người hiện mắc lao, với 6,3 triệu trường hợp mới mỗi năm; 11% trong sốmắc lao có đồng nhiễm HIV và bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứhai trong các bệnh nhiễm trùng [3]
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số
30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới [4].
Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tình trang mắc bệnh lao trong đó Suy dinhdưỡng(SDD) là một vấn đề quan trong hàng đầu dẫn đến tăng nguy cơ mắc lao,
và ngược lại Đói nghèo, thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp đã ảnhhưởng đến tình trạng mắc bệnh, cũng như quá trình điều trị lao Tổ chức y tế thếgiới (TCYTTG) đã chứng minh rằng: SDD làm tăng nguy cơ bệnh lao và bệnh lao
có thể dẫn đến SDD SDD thường rất phổ biến trong số những người bị bệnh lao vàSDD là một yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển từ bệnh nhiễm lao sang bệnh lao thực
sự, và SDD ở thời điểm chẩn đoán lao là một yếu tố dự báo tăng nguy cơ tử vong vàtái phát bệnh lao [5] Ước tính tình trạng SDD sẽ gây ra khoảng 1/4 số ca lao mớitrên toàn cầu [5],[6],[7],[8] Cải thiện an ninh thực phẩm toàn cầu sẽ góp phần tolớn vào việc phòng bệnh lao
Điều trị bệnh lao là một quá trình lâu dài, tác dụng của thuốc lao trong quátrình điều trị cũng ảnh hưởng đến các bữa ăn hàng ngày của người bênh như chán
ăn, buồn nôn, tăng men gan…Để phòng bệnh lao phổi cũng như hạn chế các biến
Trang 7chứng trong quá trình điều trị, ngoài dùng thuốc đều đặn, đòi hỏi phải có chế độdinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý Dinh dưỡng đảm bảo không chỉ giúp phòng mắcbệnh lao, mà còn đảm bảo hạn chế các biến chứng trong quá trình điều trị Đánhgiá dinh dưỡng, giáo dục, cung cấp kiến thức và tư vấn dinh dưỡng cho ngườibệnh(NB) và người nhà NB là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thựchiện phòng và điều trị [9],[10].
Bệnh viện Phổi Trung ương, khoa Lao hô hấp là một chuyên khoa đầungành trong công tác phòng và điều trị lao phổi Số NB được chẩn đoán lao phổitại khoa Lao hô hấp khá cao Năm 2017 tổng số ca mắc Lao điều trị nội trú tạiBệnh viện là 5.678 ca, trong đó tại khoa Lao hô hấp có: 2021 ca [11] Các thể laothường gặp tại khoa Lao hô hấp chủ yếu là lao phổi: Lao phổi AFB âm tính, laophổi AFB (+), lao màng phổi, lao kê, Lao phổi nếu không được phát hiện và điềutrị kịp thời dẫn đến những hậu quả phức tạp và nặng nề, không những ảnh hưởngtới cá thể con người mà còn liên quan đến toàn xã hội Tuy nhiên chưa có nghiêncứu nào đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) bệnh nhân lao phổi người lớn tạiViệt Nam
Với mong muốn cải thiện tình trạng SDD và phòng nguy cơ mắc bệnh, cũngnhư biến chứng trong quá trình điều trị lao phổi, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Tình trạng dinh dưỡng và kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh lao điều trị tại khoa lao hô hấp Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018” với
ba mục tiêu:
1. Mô tả tình trạng dinh dưỡng của người bệnh lao phổi tại khoa Lao hô hấp Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018.
2. Đánh giá kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh lao phổi tại khoa lao
hô hấp Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018.
3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và kiến thức của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018.
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU1.1 Một số hiểu biết về bệnh lao.
1.1.1 Khái niệm.
- Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm: Do vi khuẩn lao (Mycobacteria
Tuberculosis) gây nên Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể người qua đường hôhấp do hít phải những hạt nhỏ trong không khí có chứa vi khuẩn lao [12],[13]
- Bệnh lao là một bệnh lây truyền: Vi khuẩn lao từ người bệnh sang người
lành qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi có ho khạc ra vikhuẩn lao trong đờm [12],[13]
- Bệnh lao là một bệnh xã hội: Nhiều người mắc, tỷ lệ tử vong cao, có ở mọi
nơi trên thế giới, có tính chất dễ lây lan trong cộng đồng [12],[13]
1.1.2 Đặc điểm lâm sàng [1]
1.1.2.1 Chẩn đoán bệnh lao.
Tiêu chuẩn chẩn đoán lao phổi [1]
a) Lâm sàng
- Toàn thân: Sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm, chán ăn, mệt mỏi, sút cân
- Cơ năng: Ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở
- Thực thể: Nghe phổi có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ…)
b) Cận lâm sàng
- Soi đờm trực tiếp tìm AFB:
- Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao:
- Xét nghiệm Xpert MTB/RIF
- X quang phổi chuẩn
- Phản ứng Tuberculin (Mantoux
c) Chẩn đoán xác định
Khi có tổn thương trên Xquang phổi nghi lao và một trong 2 tiêu chuẩn sau:
Có bằng chứng về sự có mặt của vi khuẩn lao trong bệnh phẩm lâm sàng nhưđờm, dịch phế quản, dịch dạ dày và các bệnh phẩm khác
Trang 9Khi có các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng nhưng không xác định được
vi khuẩn lao, chẩn đoán lao vẫn có thể xác định bằng tổng hợp các dấu hiệu lâmsàng cận lâm sàng của thầy thuốc được đào tạo chuyên khoa lao quyết định
Phân loại chẩn đoán dựa theo xét nghiệm soi đờm trực tiếp tìm AFB
Lao phổi AFB(+)
Lao phổi AFB(-)
Nuôi cấy tìm vi khuẩn
d) Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh: Giãn phế quản, ung thư phổi, viêm phổi,
áp xe phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Ở người có HIV cần phân biệt chủ yếu
với viêm phổi, nhất là viêm phổi do Pneumocystis jiroveci.
1.1.2.2 Phân loại bệnh lao phổi.
Lao phổi: bệnh lao tổn thương ở phổi - phế quản, bao gồm cả lao kê.
Trường hợp tổn thương phối hợp cả phổi và cơ quan ngoài phổi được phân loại làlao phổi
Phân loại theo kết quả xét nghiệm soi đờm trực tiếp [1]
- Lao phổi AFB dương tính
- Lao phổi AFB âm tính
Phân loại của TCYTTG (Theo tiền sử điều trị lao) [1]
Lao phổi mới, lao tái phát, lao điều trị thất bại, lao điều trị lại sau bỏ trị, NBkhông rõ về tiền sử điều trị
1.1.3 Một số phác đồ điều trị [1]
Nguyên tắc điều trị [1]
Bốn nguyên tắc điều trị bệnh lao bao gồm:
- Phối hợp các thuốc chống lao
- Phải dùng thuốc đúng liều
- Phải dùng thuốc đều đặn
- Phải dùng thuốc đủ thời gian và theo 2 giai đoạn tấn công và duy trì
Phác đồ điều trị [1],[14].
Trang 10Phác đồ IA: 2RHEZ/4RHE
- Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao mới ở người lớn (chưa điều trị laobao giờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng)
Phác đồ IB: 2RHEZ/4RH
- Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao mới ở trẻ em (chưa điều trị lao baogiờ hoặc đã từng điều trị lao nhưng dưới 1 tháng)
Phác đồ II: 2SRHZE/1RHZE/5RHE
- Chỉ định: Cho các trường hợp bệnh lao tái phát, lao điều trị lại và cáctrường hợp bệnh lao được phân loại là “khác” mà không có điều kiện làm xétnghiệm chẩn đoán lao đa kháng thuốc
Phác đồ III: 2RHZE/10RHE hoặc 2RHZE/10RH
- Chỉ định: Lao màng não và lao xương khớp
Phác đồ IV: Z E Km(Cm) Lfx Pto Cs (PAS)/ Z E Lfx Pto Cs (PAS)
- Chỉ định: Người bệnh lao đa kháng thuốc
1.1.4 Tình hình mắc lao.
1.1.4.1 Tình hình mắc lao trên thế giới.
Xu hướng dịch tễ bệnh lao trên toàn cầu nói chung đang có chiều hướng giảmvới tỷ lệ mới mắc giảm trong khoảng thời gian dài và có tốc độ giảm khoảng 1,5%/
năm Trong kế hoạch chiến lược kết thúc bệnh lao The End TB Strategy đã được
ban hành, TCYTTG đã đưa ra mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trên toàn cầu đếnnăm 2020 giảm 20% số người bệnh lao mới mắc và 35% số người tử vong vì laovới năm 2015, đến năm 2025 sẽ giảm tương ứng là 50% và 75% Như vậy, tốc độgiảm mới mắc sẽ cần phải tăng lên từ 4-5% mỗi năm vào năm 2020 và tăng lên10% vào năm 2025 [3]
1.1.4.2 Tình hình mắc lao ở Việt Nam.
Việt nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 15 trong 30nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời đứng thứ 15 trong số
30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới [3]
Trang 11Bảng 1.1: Tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt nam 2016 [4]
Ước tính gánh nặng bệnh lao – 2016 Số lượng
(nghìn người)
Tỷ lệ (trên 100.000 dân)
Tử vong do lao (loại trừ HIV) 13 (8,4-18) 14 (8,9-19)Lao mới mắc các thể (bao gồm cả HIV +) 126 (103-151) 133 (109-159)Lao /HIV dương tính mới mắc 4,2 (3,4-5,1) 4,4 (3,6-5,4)
Tỷ lệ kháng đa thuốc trong bệnh nhân mới (%) 4,1 (2,6 – 5,5)
Tỷ lệ kháng đa thuốc trong NB điều trị lại (%) 26 (25 – 27)
% HIV dương tính trong số người xét nghiệm HIV 3 %
* Nguồn: Updated country profile Vietnam 2017 - WHO
1.1.4.3 Tình hình bệnh lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương [11]
Báo cáo tổng kết Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2017 tổng số ca mắc Laođiều trị nội trú tại Bệnh viện là 5.678 ca, trong đó: lao phổi AFB(+) 1436 ca, sốbệnh nhân tử vong do lao 03 ca Tại khoa Lao hô hấp có: 2021 ca trong đó laophổi AFB(+) 971 ca, lao phổi AFB(-) 901 ca, xác định bằng nuôi cấy và cácphương pháp khác 149 ca, không có trường hợp tử vong
1.2 Dinh dưỡng lao phổi.
1.2.1 Khái niệm.
- Suy dinh dưỡng là trạng thái dinh dưỡng trong đó sự thiếu hụt hoặc dư
thừa (mất cân bằng) năng lượng, protein và các chất khác gây ra hậu quả bất lợi đếncấu trúc cơ thể, tổ chức (hình dáng cơ thể, kích thước và thành phần), chức phậncủa cơ thể và bệnh tật[15],[16] SDD xảy ra khi trạng thái cân bằng DD của cơ thể
bị phá vỡ
- Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa
sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể [17]
- Khẩu phần ăn là là xuất ăn một ngày cho một người, nhằm đáp ứng nhu
cầu của cơ thể về năng lượng và các chất dinh dưỡng [18]
1.2.2 Dinh dưỡng bệnh lao.
Hàng ngày cơ thể con người cần bổ sung các chất dinh dưỡng để sinh trưởng,phát triển và duy trì các hoạt động Dinh dưỡng là yếu tố đặc biệt quan trọng liên
Trang 12quan đến cơ chế bệnh sinh và quá trình diễn biến bệnh lý của nhiều bệnh, là nguyênnhân sinh bệnh của nhiều bệnh tật như: Vữa sơ động mạch, ung thư, nhiễm khuẩn,
…
Nhu cầu dinh dưỡng ở bệnh nhân lao cao hơn bình thường nhằm bù đắp choquá trình chống đỡ bệnh tật và tái tạo tổ chức bị tổn thương Hơn nữa người bị laothường mệt mỏi chán ăn, gầy sút cân, giảm hấp thu chất dinh dưỡng kể cả vi chất
Do đó, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trịbệnh lao, giúp bệnh nhân mau chóng phục hồi [19],[20],[21]
Vì vậy cần cung cấp thêm cho bệnh nhân thêm khoảng 300kcal mỗi ngàytương đương với một chén cơm đầy đủ thức ăn Khẩu phần ăn của người bệnh cần
đa dạng phong phú và phải có đủ các nhóm thực phẩm chính như tinh bột, protein,lipid, vitamin và muối khoáng [5],[20],[22]
Đối với NB lao thì năng lượng nạp vào tùy thể trạng Và đặc biệt trong khẩuphăn ăn cần năng cao lượng khoáng và vi chất và ưu tiên lượng đường từ hoa quảchín để tốt cho gan thải dộc do tác dụng phụ của thuốc [23]
Các vitamin A, C, E là nhóm chất quan trọng trong tăng cường miễm dịch,bảo vệ niêm mạc và giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chống oxy hóanhưng những người bị bệnh lao dễ thiếu hụt Có thể uống bổ sung ở dạng dượcphẩm theo chỉ định của bác sỹ hoặc ưu tiên chọn thực phẩm giàu các vitamin nàynhư : rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, càchua, cà rốt chứa nhiều vitamin A,C gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc,thịt bò cá biển đều chứa nhiều vitamin D [24],[25],[26]
Kẽm rất cần thiết cho NB lao, do cơ chế hoạt động của các thuốc điều trị lao
đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh dẫn tới tình trạng chán ăn suygiảm hệ miễm dịch Người bệnh nên chọn thực phẩm giàu kẽm như sò hến, conhàu,cùi dừa già, đậu Hà Lan, đâụ tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà…
Sắt cần bổ sung hợp lí từ thực phẩm do nguy cơ thiếu sắt ở NB lao làm giảmsức đề kháng dẫn tới dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch Cần bổ sung cácthực phẩm giáu sắt như: mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, gan, thịt bò…
Trang 13Vitamin K và B6 cần được chú ý trong khẩu phần vì do tình trạng kém hấpthu nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm gây cản trở quá trình đông máu Cácvitamin này có nhiều trong thực phẩm như gan, các loại màu xanh đậm Do dùngthuốc lao điều trị kéo dài theo phác đồ chống lao, các thuốc này làm giảm khả nănghấp thụ B6 dễ gây dây viêm dây thần kinh ngoại biên, giảm miễn dịch do vậy ngoài
bổ sung vitamin B6 dạng uống cần bổ sung các nguồn thực phẩm cung cấp như thịtlợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…
Cần đa dạng món ăn vì do cơ thể yếu cộng tác dụng phụ của thuốc nên ngườibệnh dễ chán ăn Chọn những món ăn mà NB thích nhưng cần thay đổi để tạo sựkích thích Nên chia nhỏ bữa hàng ngày để NB hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chấtDD[27]
NB đang điều trị lao tuyệt đối không được sử dụng các loại chất kích thíchnhư rượu, bia, thuốc lá …những chất này làm giảm tác dụng điều trị và làm tăng tácdụng phụ của thuốc
1.2.3 Thực trạng dinh dưỡng bệnh nhân lao.
1.2.3.1 Mối liên hệ giữa dinh dưỡng và bệnh lao.
SDD là một thuật ngữ chung nói đến tình trạng suy dinh dưỡng, khi cơ thể thiếuhụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăngtrưởng bình thường của cơ thể SDD có thể do bệnh tật làm suy yếu lượng chất dinhdưỡng và sự trao đổi chất, hoặc do ăn uống không đầy đủ các chất dinh dưỡng, vi chất
dinh dưỡng hoặc cả hai [20],[21] SDD thường liên quan đến bệnh tật và nhiễm trùng như rối loạn tiêu hóa và hấp thu kém, viêm phổi, lao và HIV
Sự liên quan giữa bệnh lao và suy dinh dưỡng đã được biết đến từ lâu Bệnhlao gây ra SDD và SDD làm suy yếu miễn dịch, do đó tăng khả năng lao tiềm ẩn sẽ
phát triển thành bệnh tích cực [19] Hầu hết các NB mắc lao đều giảm sút cân nặng
và thiếu hụt vitamin, chất khoáng [24],[25] Giảm cân trong số những người mắc
bệnh lao có thể được gây ra bởi một số yếu tố, bao gồm giảm lượng thức ăn do chán
ăn, buồn nôn và đau bụng Chỉ số khối cơ thể thấp (BMI) (thấp hơn18,5) và sútcân với điều trị lao có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong [28], và tái phát bệnh
Trang 14lao và có thể là một dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh lao, đáp ứng
điều trị kém hoặc sự hiện diện của bệnh kèm theo khác
1.2.4 Khuyến cáo của TCYTTG về chăm sóc dinh dưỡng cho NB lao.
1.2.4.1 Chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng cho NB lao.
+ Cải thiện dinh dưỡng giúp phòng chống bệnh lao:
- Suy dinh dưỡng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lao [5],[28]
- Hỗ trợ DD cho người SDD nhiễm lao tiềm tàng sẽ góp phần giảm nguy cơphát triển thành bệnh lao
+ Phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân lao là rất quan trọng:
- Bệnh lao gây sụt cân và thiếu hụt dinh dưỡng toàn thể
- Mối liên quan 2 chiều giữa SDD và lao sẽ dẫn đến tăng tỉ lệ SDD ở NB lao
- Điều trị lao phù hợp sẽ giúp phục hồi lại cân nặng và dinh dưỡng Tuynhiên, thời gian phục hồi dinh dưỡng hoàn toàn có thể kéo dài và nhiều NB lao vẫncòn thiếu dinh dưỡng ngay cả khi các chính sách về hỗ trợ và bảo vệ xã hội cho NBlao và gia đình họ đã được phát triển, bao gồm cả hỗ trợ thực phẩm hoàn thành điềutrị lao[31],[38],[39]
+ Hỗ trợ thực phẩm sẽ giúp cải thiện việc tiếp cận với chăm sóc và giảm nhẹchi phí cho NB lao
1.2.4.2 Khuyến cáo của TCYTTG về chăm sóc dinh dưỡng(DD) cho NB lao [5].
+ Đánh giá và tư vấn:
- Mọi NB mắc lao tiến triển đều phải nhận được:
a) Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
b) Tư vấn cung cấp kiến thức phù hợp dựa trên tình trạng dinh dưỡng tại thờiđiểm chẩn đoán và trong suốt quá trình điều trị
+ Quản lí các ca suy dinh dưỡng nặng
+ Quản lí các ca suy dinh dưỡng trung bình
+ Cung cấp vi chất
+ Khám định kì những người có tiếp xúc
Trang 151.2.5 Văn bản thông tư liên quan đến dinh dưỡng bệnh viện
1.2.6.1 Thông tư 08 – BYT: Hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong bệnh viện
Bộ Y tế hướng dẫn về công tác dinh dưỡng, tiết chế trong các bệnh viện, việnnghiên cứu có giường bệnh như sau: Công tác chuyên môn về DD, tiết chế gồm:
Ðiều 1 Khám, tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú
Ðiều 2 Theo dõi, đánh giá TTDD của NB nội trú trong quá trình điều trị Ðiều 3 Ðiều trị bằng chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh nội trú
Ðiều 4 Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế
Ðiều 5 Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toànthực phẩm trong bệnh viện
Ðiều 6 Giáo dục truyền thông về dinh dưỡng, tiết chế
Ðiều 7 Ðào tạo, chỉ đạo tuyến và nghiên cứu khoa học [29].
1.3 Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân
1.3.1 Phương pháp nhân trắc học
Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng là đo các biến đổi về kích thước vàcấu trúc cơ thể để đánh giá TTDD Đó là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền
và môi trường bên ngoài, trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng [30]
Trong thực hành lâm sàng, các số đo thường được sử dụng là: trọng lượng
cơ thể (bao gồm cả tỷ lệ thay đổi trọng lượng), các kích thước về độ dài đặc biệt là chiều cao, cấu trúc cơ thể và dự trữ năng lượng và Protein thông qua các mô mềm
bề mặt, khối mỡ (vòng eo, BMI, bề dày lớp mỡ dưới da) [31].
Chỉ số khối cơ thể
Thường được biết đến với chữ viết tắt BMI (Body Mass Index) được dùng để
đánh giá mức độ gầy hay béo của một người, tốt hơn so với cân nặng đơn thuần, làcách đánh giá TTDD đơn giản, là một phần không thể thiếu trong các công cụ sànglọc dinh dưỡng Chỉ số này do nhà bác học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm
1832 [32]
Trang 16Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chiacho bình phương chiều cao (tính bằng mét) Có thể tính theo công thức định nghĩahoặc theo những bảng tiêu chuẩn [33].
Bảng phân loại dinh dưỡng dành cho người trưởng thành, thống nhất
sử dụng thang phân loại của WHO [34] ( Phụ lục 3)
Phương pháp SGA
Phương pháp đánh giá tổng thể TTDD theo chủ quan SGA (Phụ lục 1)
* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp SGA
Ưu điểm
SGA là bộ công cụ có thể vừa sàng lọc vừa đánh giá TTDD, là phương phápđánh giá đối tượng tổng thể trên lâm sàng bao gồm cả yếu tố khách quan và chủquan có độ nhạy độ đặc hiệu cao Có thể sử dụng để sàng lọc hoặc đánh giá TTDD
để xác định các đối tượng có nguy cơ Hiệu quả khi lượng Protein lưu hành trongmáu không đáng tin cậy (quá cao).Sử dụng công cụ sàng lọc và đánh giá bằngSGAcó chi phí thấp, không lấy máu, kỹ thuật đánh giá không quá khó, cho kết quảnhanh, dụng cụ đơn giản, tiết kiệm được chi phí cho người bệnh
Hạn chế
SGA là phương pháp đánh giá tổng thể nhưng phần nhiều mang tính chủquan, định tính nhiều hơn định lượng và phụ thuộc nhiều vào bệnh án và báo cáocủa bệnh nhân.Để hạn chế nhược điểm chủ quan của SGA, những nhân viên đánhgiá cần phải được tập huấn Phần hỏi tiền sử NB cần có thông tin chính xác và cầntính toán nên kỹ năng và tính chuyên nghiệp của nhân viên đánh giá là rất quantrọng Khi có kết quả phân loại TTDD, SGA chưa đưa ra được kế hoạch can thiệp
cụ thể
Trang 171.3.2 Phương pháp Hóa sinh
Một số chỉ số hóa sinh sau đây thường được áp dụng:
Protein huyết thanh tổng số: Protein huyết thanh dưới 6,5g/dl được coi là
protein huyết thanh thấp Chỉ tiêu này không nhậy vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng:Protein khẩu phần, chuyển hóa thay đổi trong các trường hợp chấn thương, stress,nhiễm khuẩn, giảm oxy thở vào, thiếu protein huyết tương do mất protein, giảmtổng hợp protein, có thai, sự thay đổi tính thấm mao mạch, thuốc (thuốc tránhthai ), luyện tập quá mức
Albumin huyết thanh:
Thời gian bán hủy của Albumin khoảng từ 18 đến 20 ngày và chiếm sốlượng lớn trong huyết thanh do đó khi đo nồng độ Albumin giảm tức là trước đó vàituần có thể đã mất một lượng lớn Protein rồi, vậy nên giá trị chẩn đoán củaAlbumin là khá muộn sau khi tình trạng giảm protein nội tạng đã khởi phát nhưng
độ đặc hiệu của Albumin khá cao nên Albumin huyết thanh luôn là xét nghiệm hóasinh quan trọng và là một trong các thông số có giá trị khi đánh giá tình trạng dinhdưỡng [35]
Albumin huyết thanh dưới 21g/l: Suy dinh dưỡng mức độ nặng.Albumin huyết thanh từ 21 đến dưới 28 g/l : Suy dinh dưỡng mức độ vừa.Albumin huyết thanh từ 28 đến dưới 35 g/l : Suy dinh dưỡng mức độ nhẹ.Albumin huyết thanh từ 35 - 50 g/l : Tình trạng dinh dưỡng bình thường
1.3.3 Điều tra sự kiến thức, thực trạng chăm sóc DD của NB về DD bệnh lao
Điều tra kiến thức của NB về DD khi điều trị là một trong những phươngpháp quan trọng để đi đến thực hành, và thói quen đúng trong việc nhận thức vai trò
DD trong quá trình điều trị Từ đó nó cho phép rút ra kết luận về mối quan hệ giữanhân viên y tế cung cấp kiến thức, nhận thức của người bệnh và tình trạng sức khỏe
Phương pháp điều tra tiến hành phỏng vấn từng cá nhân hoặc tập thể: tất cả
NB trong đối tượng nghiên cứu nhập viện sau 24 giờ
Phương pháp hỏi Từ D1 đến E12 (bộ câu hỏi phụ lục 1)
Trang 18Ưu điểm
Nhanh và chi phí thấp
Dễ được đối tượng chấp nhận
Có thể nghiên cứu mối liên quan giữa hiểu biết của người bênh về dinhdưỡng với tỉ lệ những bệnh có liên quan
Hạn chế
Chỉ cho biết mức độ hiểu biết, mang ý nghĩa định tính hơn là định lượng
1.4 Sơ lược về bệnh viện Phổi Trung ương
1.4.1 Bệnh viện Phổi Trung ương
Trực thuộc Bộ Y tế Bệnh viện thành lập ngày 24 tháng 6 năm 1954 theo
quyết định số 273 – TTg Hiện nay với hơn 60 năm sự nghiệp phòng chống lao vàbệnh phổi cho nhân dân; 60 năm xây dựng đội ngũ, đoàn kết, năng động tráchnhiệm, hợp tác và hội nhập, “con tàu” Bệnh viện Phổi trung ương đã vững vàngbăng qua vô vàn sóng gió, khẳng định được sức sống và bản lĩnh vượt qua thời gianvới tầm nhìn là “Bệnh viện Phổi chất lượng cao ngang tầm quốc tế”
Với 38 khoa phòng, trung tâm, 600 giường kế hoạch, 802 cán bộ, Bệnh việnthực hiện chức năng, nhiệm vụ là chuyên khoa đầu ngành Lao và bệnh phổi theoquyết định (QĐ số 1816/QĐ-BYT của Bộ trưởng BYT)
Năm 2017 Bệnh viện Phổi Trung ương, CTCLQG đã tổ chức điều tra dịch tễlao toàn quốc lần 2 bước đầu đã thu được kết quả rõ dệt
1.4.2 Khoa Lao hô hấp Bệnh viện Phổi Trung ương
- Tổng số 38 cán bộ nhân viên trong đó: 10 bác sỹ, 24 điều dưỡng, 01 nhânviên nhập liệu, 03 hộ lý
Trang 191.5 Các nghiên cứu trong và ngoài nước
Bệnh lao ảnh hưởng trực tiếp tới hấp thu các chất DD đặc biệt là vitamin vàchất khoáng, rối loạn quá trình tiêu hóa giảm tiết men tiêu hóa gây nên tình trạngchán ăn kéo dài, mất cảm giác ngon miệng [20]
Do không đáp được nhu cầu cơ bản về năng lượng cũng như các DD cầnthiết thể trạng NB cũng bệnh rơi vào tình trạng sụt cân và dần là SDD Đã một sốcông trình nghiên cứu trên thế giới về SDD của bệnh nhân lao,việc tư vấn DD cũngảnh hưởng tới TTDD của người bệnh
Anurag bhargava và cộng sự (2013) tiến hành từ năm 2004 đến 2009 chothấy, SDD là một yếu tố nguy cơ cho NB lao và có ảnh hưởng lớn đến kết quả điềutrị Kết quả, BMI trung bình ở đàn ông là 16.0, ở nữ 15.0 trong nghiên cứu của ông,ông kết luân rằng 80% phụ nữ và 67% nam giới có DD dưới mắc độ trung bình đếnnặng (BMI < 17.0kg/m2) Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải hỗ trợ DD trongquá trình điều trị lao phổi ở khu vực nông thôn này Kết quả nghiên cứu của ông đãxác nhận vấn đề nghiên cứu này [36]
Gần đây nhất Ấn Độ (2018) “Nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng của bệnhnhân lao mới được chẩn đoán tại một bệnh viện chăm sóc đại học của Tripura” Kếtquả,chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân là 17,9Kg / m2 Chỉ số BMI tối thiểu là13,2 Kg / m2 và chỉ số BMI tối đa là 28,9 Tổng cộng 264 bệnh nhân (66%) thuộcnhóm SDD Xấp xỉ 62% (145) NB nam bị SDD với 71% (119) ở nữ SDD và bệnhlao lại gây ra tăng gánh nặng bệnh tật, do đó có một mối quan hệ phức tạp giữa haibệnh này SDD và bệnh lao đều là vấn đề quan trọng ở hầu hết các nước đang pháttriển của thế giới [9]
Năm 2017 nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà tại Bệnh viện Trung ươngQuân đội 108 cho thấy: Tỷ lệ NB được tư vấn DD còn thấp chỉ chiếm 34,5%, trong
số 87 bệnh nhân được tư vấn dinh dưỡng, có 95,4% bệnh nhân được bác sĩ điều trị
tư vấn, 3,4% do nhân viên khoa dinh dưỡng tư vấn, còn lại 1,1% do điều dưỡng tưvấn [18]
Trang 20U Ru¨fenacht et al năm 2010 với nghiên cứu ‘Tư vấn dinh dưỡng cải thiệnchất lượng cuộc sống và lượng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy dinh dưỡng nhập viện”nghiên cứu ngẫu nhiên có đói chứng giữa 2 nhóm người bệnh Kết quả cả 2 nhómđều cải thiện về dinh dưỡng Tuy nhiên nhóm có can thiệp tư vấn dinh dưỡng và sửdụng dinh dưỡng bệnh viện đã cải thiện gấp 2 lần so với nhóm không tư vấn dinhdưỡng Ngiên cứu kết luận người bệnh có suy dinh dưỡng nên có chuyên gia dinhdưỡng tư vấn, bệnh nhân được cải thiên rõ rệt [10] Tuy nhiên chưa có nghiên cứunào tìm hiểu kiến thức về dinh dưỡng của người bệnh lao phổi.
Trang 21CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng
- NB được chẩn đoán lao phổi tuổi từ 18 tuổi trở lên, nhập viện lần đầu(trong thời gian lấy mẫu) đang điều trị nội trú tại khoa Lao hô hấp Bệnh viện PhổiTrung ương (BVPTW)
- Các đối tượng được chọn có khả năng nghe, hiểu
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Những bệnh nhân mắc lao kèm các bệnh lý cấp tính cần được xử trí cấp cứu
- Những bệnh nhân nhiễm HIV, nghiện rượu, tâm thần
- Những bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu nhưng bỏ cuộc trong thờigian nghiên cứu
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Khoa Lao hô hấp Bệnh viện Phổi Trung ương
- Thời gian theo kế hoạch
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: tính theo Công thức:
n : là số lượng cần điều tra
Z2
(1 – α/2) : độ tin cậy 95%, Z(1 – α/2) = 1,96
P : Tỷ lệ SDD (nghiên cứu của Somnath Das và cộng sự là 0,66 [9])
d : 0,05 là khoảng sai lệch giữa mẫu và quần thể
- Thay vào công thức trên ta được cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là n = 344
Trang 22Cách chọn mẫu: Tất cả NB vào khoa Lao hô hấp ít nhất 24h và được chẩn
đoán lao phổi đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu cho tới khi đủ cỡ mẫu
2.3.3 Các biến số thu thập số liệu
Biến phụ thuộc gồm:
TTDD của người bệnh lao phổi theo BMI, SGA, Allbumin Protein
Kiến thức về chăm sóc DD của người bệnh lao phổi
Biến độc lập gồm:
Các biến nhân khẩu học: Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa
Phân loại lao phổi
Thực trạng về chăm sóc dinh dưỡng của NB lao phổi khi nằm viện
2.4 Kỹ thuật thu thập số liệu, khống chế sai số, phân tích, xử lý số liệu
2.4.1 Công cụ thu thập số liệu
Các đối tượng được đánh giá TTDD khi mới nhập viện (ít nhất 24 giờ) bằngphương pháp nhân trắc BMI (phụ lục 1, phụ lục 2) và phỏng vấn bằng công cụSGA
Bộ câu hỏi được xây dựng dựa vào mục tiêu và biến số/chỉ số nghiên cứu.Gồm có:
Đặc điểm nhân khẩu học: Xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đây
Phân loại lao phổi : Bộ Y tế, hướng dẫn quản lý bệnh lao năm 2015 [1]
TTDD bằng số đo nhân trắc: BMI, SGA[37],[38]
- Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng
- Kích thước chiều cao khi đứng
- Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua các mômềm bề mặt như lớp mỡ dưới da và cơ
- Cân trọng lượng cơ thể
- Tỉ lệ thay đổi trọng lượng cơ thể được tính theo công thức (phụ lục 2) [31]
- Chiều cao: Sử dụng thước đứng bằng thước gỗ 3 mảnh có độ chia chính xáctới milimét Chiều cao được ghi bằng cm và lấy 1 số lẻ sau dấu phẩy
- Đánh giá TTDD của NB lao phổi bằng phương pháp SGA (phiếu phụ lục 1)
Trang 23SGA là một kĩ thuật lâm sàng dùng để đánh giá tổng thể TTDD gồm 2 phần
đặc điểm tiền sử bệnh và khám lâm sàng (Phụ lục 2)
Quá trình cân đo và phỏng vấn diễn ra tại phòng thủ thuật của khoa Lao hôhấp BV phổi Trung ương cho tất cả NB lao phổi điều trị tại khoa
Phương pháp sinh hóa:
Được lấy từ hồ sơ NB, lấy kết quả xét nghiệm lần đầu tiên tính từ lúc nhập viện
- Đánh giá TTDD theo chỉ số Allbumin trong máu theo tiêu chuẩn xétnghiệm y học và nghiên cứu Merrit R.J đánh giá TTDD ở bệnh nhân nhiễm trùngnăm 1985
Được chia theo mức độ: Nhẹ, vừa, nặng (phụ lục 2)
- Đánh giá TTDD qua chỉ số Protein máu: Theo tiêu chuẩn xét nghiệp y họcchia 2 mức độ:
Bình thường (65-87 g/l)
Suy dinh dưỡng (< 65 g/l)
Đánh giá kiến thức của NB về dinh dưỡng bệnh lao phổi [5], [27].Đánh giá bằng bộ câu hỏi được xây dựng qua khuyến cáo dinh dưỡng củaTCYTTG năm 2013 và tài liệu “ Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” Bộmôn dinh dưỡng Trường Đại học Y Hà Nội2012), (từ câu D1 đến D15, phụ lục 1)
Mỗi đáp án đúng là 1 điểm, điểm tối đa là 32 điểm Đặc điểm của câu hỏitrong bộ câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi có nhiều lựa chọn, do đó nếu đối tượngnghiên cứu chọn từ 70% đáp án đúng trở lên được tính là có kiến thức đạt,(t ừ D1đến D15), phụ lục 1
Đánh giá thực trạng chăm sóc DD của người bệnh khi nằm viện: Đánh giá qua bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên thông tư 08/2011[29] của
Bộ Y tế về hướng dẫn công tác DD tiết chế trong bệnh viện, thông tư 07/2011[39]của Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnhviện (từ câu E1 đến E12, phụ lục 1)
Trang 242.4.2 Quy trình thu thập số liệu
- Lựa chọn điều tra viên là một nhóm cử nhân điều dưỡng khoa Lao hô hấpBệnh viện Phổi Trung ương
- Tập huấn điều tra viên về công cụ nghiên cứu và cách tiếp cận điều tra vàthu thập số liệu tại khoa Lao hô hấp Bệnh viện Phổi Trung ương
- Tổ chức thu thập số liệu thông qua bộ câu hỏi đã thiết kế và hoàn chỉnh tạikhoa Lao hô hấp
- Trong quá trình điều tra chính thức có giám sát số liệu để đảm bảo số liệuthu thập được hoàn chỉnh ở mức cao nhất có thể
- Tại cuộc điều tra, điều tra viên sẽ thông báo mục đích và nội dung chínhcủa nghiên cứu đồng thời sẽ giải thích rõ các thắc mắc của người tham gia theođúng nội dung đã thống nhất
- Điều tra viên đọc từng câu hỏi và để cho đối tượng trả lời, không để đốitượng tự điền
- Tập hợp phiếu, làm sạch chuẩn bị cho nhập liệu
2.4.3 Quản lý và phân tích số liệu
- Số liệu được làm sạch trước khi nhập liệu
- Số liệu điều tra được nhập vào máy tính với phần mềm SPSS 20
- Việc phân tích được tiến hành dựa trên phần mềm SPSS 20
- Độ tin cậy của thang đo: Tính tin cậy của bộ câu hỏi được đánh giá áp dụngtest Cronbach’s alpha
Các phân tích thống kê được áp dụng theo đặc điểm mẫu nghiên cứu và cácmục tiêu nghiên cứu gồm:
* Đặc điểm mẫu nghiên cứu
- Mô tả tỉ lệ người bệnh phân loại theo tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độvăn hóa, phân loại lao phổi
- Mô tả thực trạng về chăm sóc DD của NB khi nằm viện
* Mục tiêu 1: Mô tả TTDD của NB lao phổi tại khoa Lao hô hấp Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018.
Trang 25Sử dụng các thống kê sau:
- Tỉ lệ % TTDD của người bệnh theo BMI, SGA, Allbumin, Protein
- Lựa chọn các biểu đồ, đồ thị, bảng biểu trình bày phù hợp với kết quảnghiên cứu
* Mục tiêu 2: Đánh giá kiến thức về DD của NB lao phổi tại khoa lao hô hấp BVPTW năm 2018.
Tỉ lệ % đạt, không đạt về kiến thức dinh dưỡng của người bệnh lao phổi
* Mục tiêu 3: Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng
và kiến thức của người bệnh lao phổi tại Bệnh viện Phổi Trung ương năm 2018.
- Xác định mối liên quan giữa đặc điểm đối tượng nghiên cứu, phân loạibệnh lao, kiến thức NB, thực trạng chăm sóc DD đến TTDD của NB lao phổi
- Xác định mối liên quan giữa đặc điểm nghiên cứu, thực trạng chăm sócdinh dưỡng đến kiến thức DD của NB
Thống kê số liệu: Sử dụng kỹ thuật phân tích hồi quy đa biến, phân tích đabiến để khống chế một số yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu
2.4.4 Sai số và phương pháp khống chế sai số
Sai số chọn mẫu:
Sử dụng hệ số thiết kế để tăng cỡ mẫu, hạn chế sai số chọn mẫu
Sai số hệ thống: Khống chế sai số hệ thống bằng cách thường xuyên kiểm tracân trước mỗi ngày bằng 1 vật có cân nặng chuẩn
Tập huấn kỹ cán bộ điều tra Điều tra viên là cử nhân điều dưỡng giàu kinhnghiệm của khoa Lao hô hấp BV Phổi Trung ương
Số liệu được nhập 2 lần để kiểm soát sai số do nhập liệu
2.5 Đạo đức nghiên cứu
- Thông báo mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu
- Giữ bí mật các thông tin của các đối tượng tham gia nghiên cứu
- Các bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi được giải thích ýnghĩa của nghiên cứu Tất cả những trường hợp vì một lý do nào đó không muốn
Trang 26tham gia nghiên cứu, sau khi đã tư vấn và thuyết phục vẫn muốn bỏ cuộc sẽ đượcchấp nhận.
- Những bệnh nhân có nguy cơ SDD sẽ được tư vấn chế độ ăn phù hợp
- Kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ việc sử dụng cho mục đích nghiên cứu
- Đảm bảo tính trung thực của thông tin
Trang 27CHƯƠNG 3
DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượngnghiên cứu
Nghề nghiệp
Học sinh/sinh viênNông dân
Viên chức,hưu trí, công nhânLao động tự do
Khác
Trình độ học vấn
Mù chữTiểu họcTHCS, THPTTrung cấp/cao đẳngĐại học/sau đại họcNhận xét:
Bảng 3.2: Phân loại lao phổi
Lao phổi mớiLao phổi tái phátLao phổi thất bạiLao phổi điều trị sau bỏ
trịKhácNhận xét:
Trang 283.2.Tình trạng dinh dưỡng của NB lao phổi lao phổi
3.2.1 Phân loại tình trạng dinh dưỡng của NB lao phổi
Bảng 3.3 Phân loại tình trạng dinh dưỡng NB lao phổi
BMI
Bình thườngSDD mức độ 1SDD mức độ 2SDD mức độ 3
SGA
ABC
Allbumin
Bình thườngSDD mức độ nhẹSDD mức độ trung bìnhSDDmức độ nặng
Protein Bình thườngSDD
Nhận xét:
3.3 Kiến thức dinh dưỡng của người bệnh lao phổi
Bảng 3.4 Kiến thức người bệnh về dinh dưỡng bệnh lao phổi
Nội dung kiến thức Đạt Không đạt
Chế độ ăn DD lao phổi
Tầm quan trọng của DD lao phổi
Vai trò các vitamin với bệnh lao
Hậu quả của suy dinh dưỡng
Cách bổ sung DD
Kiến thức DD lao phổi
Nhận xét:
3.4 Thực trạng về chăm sóc DD của người bệnh trong thời gian nằm viện.
Bảng 3.5 Thực trang về chăm sóc DD của NB trong thời gian nằm viện.
%
NB được đo cân nặng, chiều cao Có
Không