0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Tàu có phương tiện che mưa, nhưng không được người chuyên chở che chắn 3 Tàu có phương tiện che mưa, người chuyên chở có che chắn một phần, nhưng

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP ÔN THI MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 32 -32 )

3. Tàu có phương tiện che mưa, người chuyên chở có che chắn một phần, nhưng phần hàng nằm ở cầu cảng bị ướt

 TH1: Theo điều 3, công ước Hague, người chuyên chở phải có sự cần mẫn hợp lý để tàu có thể đi biển, hàng hóa được bảo quản tốt. Do vậy, đây là lỗi thương mại, NCC không được miễn trách.

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 33

 TH2: Đây là lỗi do NCC không chăm sóc tốt hàng hóa. NCC chịu lỗi thương mại và không được miễn trách.

 TH3: chia thành 2 trường hợp

 Công ước Brussel 1924: trách nhiệm người chuyên chở nằm từ lúc cẩu móc vào hàng cảng đi đến lúc rời khỏi hàng ở cảng đến  TH này người chuyên chở đã hết trách nhiệm.

 Quy tắc Hamburg 1978: trách nhiệm người chuyên chở nằm từ lúc nhận hàng c ảng đi đến khi giao hàng cho người bán TH này người chuyên chở chịu trách nhiệm.

Câu 59: Nghĩa vụ cơ bản của người chuyên chở theo Công ước Brussels 1924 (Quy tắc Hague)

 Liên quan đến tàu: Tàu có khả năng đi biển, đủ trang thiết bị, thủy thủ.

 Liên quan đến hàng: Hàng hóa phải được chuyên chở, coi giữ, chăm sóc, thông báo khi hàng hóa hư hỏng, có những biện pháp xử lí kịp thời với hh.

 Liên quan đến vận đơn: cung cấp vận đơn đầy đủ mọi chi tiết.

Câu 60: So sánh phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa theo Công ước Brussels 1924, Công ước Hamburg 1978 và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005. Phạm vi trách nhiệm NCC Công ước Brussels 1924 ( Đ1 khoản e, Đ2 và Đ3 khoản 2)

Công ước Hamburg 1978 (Đ4 khoản 2) Luật hàng hải VN 2005 (Đ74) Thời điểm bắt đầu Khi bốc hàng lên tàu (trên thực tế là khi hàng được móc vào cần cẩu ở cảng đi) Khi NCC đã nhận hàng từ:

- Người gửi hàng hoặc người làm thay người gửi hàng. Hoặc

- Một cơ quan hoặc người thứ ba mà theo

Khi người vận chuyển nhận hàng tại cảng nhận hàng. Việc nhận hàng được tính từ thời điểm người vận chuyển được nhận hàng hoá từ người giao hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bên thứ

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 34 luật lệ hoặc quy định ở

cảng xếp hàng, hàng hóa phải được trao cho họ để gửi đi

ba theo quy định của pháp luật hoặc theo quy định tại cảng nhận hàng. Thời điểm kết thúc Khi dỡ hàng ra (trên thực tế là khi hàng được nhả ra khái móc cần cẩu ở cảng đến)  Khi người chuyên chở đã giao hàng cho người nhận.  Trong trường hợp không nhận hàng từ người chuyên chở, thời điểm này tính từ lúc:

- HH đặt dưới sự định đoạt của người nhận hàng, phù hợp với hợp đồng hoặc luật lệ hay tập quán buôn bán mặt hàng đó tại cảng dỡ, hoặc

- HH được chuyển giao cho 1 cơ quan hoặc cho 1 người thứ ba khác mà theo luât lệ hoặc quy định áp dụng ở cảng dỡ, hàng hóa phải được chuyển giao cho họ.

Khi kết thúc việc trả hàng tại cảng trả hàng.

Việc trả hàng kết thúc trong các trường hợp sau đây: - Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho người nhận hàng; trong trường hợp người nhận hàng không trực tiếp nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách trả hàng theo yêu c ầu của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng, pháp luật hoặc tập quán thương mại áp dụng tại cảng trả hàng;

b) Người vận chuyển hoàn thành việc trả hàng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc quy định tại cảng trả hàng.

Tóm lại, phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở đối với hàng hóa theo

- Công ước Brussels 1924: trách nhiệm người chuyên chở nằm từ lúc cẩu móc vào hàng cảng đi đến lúc rời khỏi hàng ở cảng đến

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 35 - Quy tắc Hamburg 1978 và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005: trách nhiệm người chuyên chở nằm từ lúc nhận hàng c ảng đi đến khi giao hàng cho người bán.

Phạm vi miễn trách của Công ước Hamburg bị hạn chế hơn Công ước Brussels

Câu 61: Nhận định sau đây đúng hay sai, gi ải thích: Mối quan hệ giữa người chuyên chở và người nhập khẩu chỉ được điều chỉnh bởi B/L trong trường hợp quyền đi thuê tàu thuộc về người xuất khẩu.

Nhận định trên sai vì mối quan hệ giữa NCC và NNK còn được điều chỉnh bởi HĐ chuyên chở nếu B/L dẫn chiếu đến HĐ thuê tàu. Như vậy thì HĐ thuê tàu cũng điều chỉnh cả mối quan hệ giữa người NK và NCC.

VD: Trong B/L có ghi là: “Điều khoản về cước phí và các điều kho ản khác được áp dụng theo HĐ chuyên chở số 123 được ký giữa người XK và NCC”. Trong HĐ 123 quy định việc xử phạt xếp dỡ hàng, ví dụ, xử phạt xếp dỡ là 7 ngày làm việc, nhưng khi về đến cảng ng NK lại dỡ hàng trong vòng 10 ngày và ng NK bị phạt. Khi đó ng NK không thể nói rằng “vì tôi không ký HĐ chuyên chở nên tôi không phải chịu phạt”. Vì nếu ng NK không trả tiền phạt thì sẽ không lấy được hàng vì hàng này đang thuộc quyền quản lí của NCC.

Câu 62: Nhận định sau đây đúng hay sai: Khi vận chuyển hàng hóa dễ bị hấp hơi, nếu tàu biển do người chuyên chở cung c ấp không được trang bị phương tiện thông hơi, thông gió thì người chuyên chở đã mắc lỗi hàng vận.

Sai. Lỗi hàng vận [Nautical error] là lỗi do sơ suất của chủ tàu, thuyền truởng, nhân công làm việc trên tàu gây ảnh hưởng đến hoạt động đơn thuần chỉ của con tàu; còn TH trên là lỗi ho ặc sơ suất trực tíêp trong quá trình sử dụng các p.tiện thông gió, thông hơi dẫn đến gây tổn thất cho hàng hoá. Đây là Lỗi thương mại [Commercial error] thuộc về nghĩa vụ của bên chuyên chở.

Câu 63: Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa XNK bằng tàu chuyến

Hiện nay chưa có điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chuyến. Do vậy, các bên có thể lựa chọn luật áp dụng: luật quốc gia (ở VN là Bộ Luật Hàng hải VN năm 2005) hoặc tập quán hàng hải.

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 36

Câu 64: Thời hiệu khởi kiện người chuyên chở theo Công ước Brussels 1924, Công ước Hamburg 1978 và Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005.

 Công ước Brussel 1924 (Đ3, khoản 6): Trong mọi trường hợp, ng chuyên chở và tàu sẽ không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng nếu việc kiện cáo không dc đưa ra trong vòng 1 năm kể từ ngày giao hàng ho ặc từ ngày đáng lẽ phải giao.

 Công ước Hamburg 1978 (Đ20, khoản 1, 2): 2 năm, nếu không tiến hành các thủ tục đưa ra Toà ho ặc trọng tài.

Thời hiệu khởi kiện tính từ ngày ng chuyên chở đã giao toàn bộ hay 1 phần

hàng hoá, ho ặc trong TH không giao hàng thì tính từ ngày cuối cùng mà hàng hoá đáng lẽ phải được giao.

 Luật hàng hải VN 2005 (Đ97):

 Tàu chợ: 1 năm, kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho ng nhận hàng (Đ97)

 Tàu chuyến: 2 năm, kể từ ngày ng khiếu nại biết hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm (Đ118).

Câu 65: Nhận định sau đây đúng hay sai, gi ải thích: Nghĩa vụ cơ bản của người chuyên chở trong hợp đồng thuê tàu chuyến chỉ là cấp phát một bộ vận đơn hoàn hảo.

SAI. Ngoài ra, trong HĐ còn có các điều khoản qui định về nghĩa vụ của người chuyên chở đối với con tàu, hàng hóa và các nghĩa vụ khác liên quan đến hành trình (xem câu 59).

Câu 66: Nhận định sau đây đúng hay sai, gi ải thích: Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với những tổn thất của hàng hóa do tàu đi chệch hướng.

SAI. Nếu ng chuyên chở chứng minh dc là do lỗi sơ suất của hoa tiêu hàng hải hoặc thuyền trưởng, thuyền viên trong việc điều khiển tàu hoặc do thiên tai khiến tàu đi chệch hướng so với lộ trình định sẵn, thì ng chuyên chở dc miễn trách nhiệm (điều 78, khoản 2).

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 37

Câu 67: Một hợp đồng mua bán được ký kết giữa người mua và người bán nước ngoài. Trong hợp đồng có các điều khoản sau:

- Đối tượng HĐ: 5000 MT  4% xi măng P500

- Điều kiện giao hàng: CFR Haiphong Incoterms 1990.

- Thời hạn giao hàng: 10/1994

Thanh toán bằng L/C at sight 100% giá trị HĐ

Thực hiện HĐ, Người bán ký hợp đồng chuyên chở tàu chuyến với người chuyên chở. Trong HĐ quy định người thuê chở có nghĩa vụ bốc hàng lên tàu, xếp hàng trong hầm tàu và chịu chi phí. Tháng 10/1994, người bán giao hàng và nhận vận đơn hoàn hảo. Hàng đến cảng đến bị tổn thất. Người mua lập COR và lập BBGĐ, kết luận:

- 6394 bao (319,2 MT) bị ướt, cứng do tàu quá cũ (tàu đóng năm 1974), tàu có

một vết nứt dài 10 cm, rộng 1mm làm nước biển rò chảy vào (1)

- 2968 bao (148,4 MT) bị rách vỡ do khuân vác khi đưa hàng lên tàu (2)

- 3246 bao (162,3 MT) bị vón cứng do chất xếp trong hầm tàu, hàng được chất

xếp liên tục từ đáy hầm tàu lên nóc hầm tàu cao 10m (3)

Người mua sẽ khiếu nại ai và sẽ được bồi thường những khoản nào?

TH1: Theo công ước LHQ về điều kiện cho đại lý và c ấp các chứng chỉ an toàn cho

tàu biển được thông qua ngày 7/2/1986 thì: Những tàu quá 20 tuổi không cho đăng ký l ại, cấp mới hoặc gia hạn các giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn đi biển, trừ trường hợp đặc biệt có quy định riêng. Luật Hàng hải Việt Nam cũng có quy định tương tự.

Tàu chuyến này không có đủ khả năng đi biển (unseaworthiness) vì : - Tàu đã 20 tuổi ;

- Đã phát hiện vết nứt 10cm x 1mm làm nuớc biển rò rỉ chảy vào.

Mặt khác, với một vết nứt nhỏ như thế nhưng NCC đã để bị ướt đến 6394 bao mà không hề có biện pháp cách ly hay xử lí thích hợp dẫn đến lỗi không bảo quản tốt hh.

 quy trách nhiệm cho NCC.

TH2: Trong HĐ quy định, ng bán là ng thuê chở, nghĩa vụ bốc hàng lên tàu, xếp

hàng trong hầm tàu và chịu chi phí. Ng bán dc cấp Vận đơn hoàn hảo => hàng tại cảng đi, nếu có hư hỏng, không phải trách nhiệm của bên bán mà là NCC.

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 38

TH3: Theo các luật lệ hàng hải phổ biến trên thế giới, người chuyên chở phải có

trách nhiệm xếp, chuyển dịch, coi giữ hàng hoá một cách hợp lý.

- Điều 2 khoản 2 của Quy tắc Hague quy định: "Người chuyên chở phải tiến hành một cách hợp lý và cẩn thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hoá được chuyên chở".

- Tương tự trong Bộ luật Hàng Hải Việt Nam cũng có điều 73, kho ản 2 quy định về vấn đề này: "Người vận chuyển phải có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hoá ở trên tàu ".

Nói tóm lại, bất kể người chuyên chở chất xếp, chèn lót hàng theo hay không theo chỉ thị của người thuê thì vẫn phải chịu trách nhiệm chất xếp hàng hợp lý và không được miễn trách đối với hư hỏng do việc chất xếp không hợp lý gây nên do lỗi của ng chuyên chở là chính.

 Tham khảo: Về tính toán khoản bồi thường:

Số lượng giao quy ước = 5000 [+/-] 4%, cho tối thiểu = 5000x0.96= 4800 [MT], lượng hao hụt cho phép = 0.04x5000= 200 MT

Số lượng tổn thất: 319,2 + 148,4 + 162,3 = 629,9 [MT] Chênh lệch: 200- 629,9= (-)429,9 MT ]

Vậy người mua sẽ khiếu nại như sau:

Khiếu nại Bên chuyên chở (chủ tàu) cả 3 mục. Với số lượng hàng yêu cầu dc bồi thường: 429,9 MT

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 39

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP ÔN THI MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 32 -32 )

×