Phần 5: Giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Tổng hợp ôn thi môn pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 39)

Câu 68: Hồ sơ khiếu nại và cách giải quyết khiếu nại trong trường hợp người bán giao hàng chậm.

Hồ sơ khiếu nại:

Bao gồm: đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo làm bằng chứng  Đơn khiếu nại:

- Phải làm bằng văn bản

- Hình thức văn bản: có thể là thư bảo đ ảm, điện báo điện chữ (telex), fax; nếu dùng điện thì sau đó phải có thư bảo đảm xác nhận.

- Trình bày rõ ràng, ngắn gọn, câu văn lịch sự, kể cả mở đầu và kết thúc - Nội dung c ần thiết của đơn khiếu nại bao gồm:

 Tên, địa chỉ đầy đủ của bên bị khiếu nại và bên khiếu nại

 Số lượng hàng khiếu nại, số vận đơn, số hợp đồng mua bán.

 Nội dung khiếu nại: khiếu nại về việc gì (giao hàng chậm, thiếu hay kém phẩm chất?), lý lẽ và căn cứ.

 Yêu sách c ụ thể đối với người bán.

Nếu nội dung của đơn khiếu nại thiếu một trong những chi tiết cần thiết thì đơn khiếu nại bị coi là không hợp lệ.

Các chứng từ kèm theo đơn khi ếu nại: là những chứng từ bắt buộc phải có

trong hồ sơ khiếu nại để làm bằng chứng cho việc khiếu nại. Bao gồm: - Hợp đồng mua bán quốc tế

- Vận đơn: có thể là vận đơn đường biển, đường sắt, hàng không…

- Biên bản kết toán nhận hàng (ROROC): là biên bản ký kết giữa cảng (kho hàng của cảng) với Lãnh đ ạo tàu để xác nhận thực tế tổng số kiện hàng mà tàu đã giao cho người nhận hàng.

Cách giải quyết khiếu nại:

 Nếu người bán chứng minh được nguyên nhân giao hàng chậm là sự kiện bất khả kháng (không thể lường trước được và không thể khắc phục được) thì người bán được miễn mọi trách nhiệm của mình đối với người mua.

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 40  Nếu người bán không chứng minh được nguyên nhân giao hàng chậm là sự kiện

bất khả kháng thì người bán phải chịu trách nhiệm đối với người mua: Nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại (Căn cứ vào điều kho ản trách nhiệm của người bán khi giao hàng chậm trong HĐMBHHQT ho ặc căn cứ vào điều ước quốc tế, hoặc luật lựa chọn áp dụng nếu HĐ không quy định điều khoản này)

- Bồi thường thiệt hại thực tế có thể tính toán

- Bồi thường thiệt hại về uy tín thương mại của người bán

 Trường hợp người bán chậm giao hàng và người mua yêu cầu hủy HĐ khi: - Hành vi này gây ra vi phạm cơ bản của HĐ

- Cơ sở ghi rõ trong HĐ nếu có một bên vi phạm thì hủy HĐ

Câu 69: Hồ sơ khiếu nại và cách giải quyết khiếu nại trong trường hợp người bán giao hàng kém phẩm chất.

Hồ sơ khiếu nại:

 Đơn khiếu nại

 Hợp đồng mua bán quốc tế  Biên bản giám định phẩm chất - ROROC

- Biên bản hàng hư hỏng, đổ vỡ COR và biên bản giám định tổn thất thực tế theo COR: ký kết giữa người (cảng) nhận với thuyền trưởng về tình trạng hư hỏng, đổ vỡ, tổn thất của hàng hóa khi được dỡ từ tàu xuống cảng. Trong biên bản xác nhận bao nhiêu kiện, bao bì đổ vỡ, hư hỏng và xác định tổn thất thực tế là bao nhiêu. Nếu biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng chỉ ghi số lượng bao kiện thì sau đó, người nhận hàng phải mời công ty giám định đến làm biên bản giám định xác nhận cụ thể mức độ tổn thất thực tế của số bao kiện đổ vỡ hư hỏng.

- Thư dự kháng L/R và BBGĐ tổn thất thực tế theo L/R: đối với tổn thất không rõ rệt, khó phát hiện bằng mắt thường hay những nghi ngờ có tổn thất.

- Biên bản giám đinh sắp xếp hàng trong hầm tàu: được lập khi mở hầm hàng phát hiện hàng bị xếp lung tung, có nhiều kiện đã đổ vỡ, hư hỏng, hàng mất mùi, mốc bẩn,… Biên bản này do người nhận hàng (cảng) và thuyền trưởng lập đối tịch ho ặc do giám định viên được người nhận hàng mời đến lập.

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 41 - Tất cả các hóa đơn, chứng từ thanh toán chứng minh các chi phí phát sinh.

Cách giải quyết khiếu nại:

 Loại trừ khuyết tật hàng: do người bán tự sửa chữa khuyết tật và chịu chi phí, hoặc người mua sửa chữa và người bán hoàn lại chi phí

 Thay thế hàng khuyết tật bằng hàng mới có phẩm chất phù hợp với quy định của HĐ.

 Giảm giá hàng bán

 Hủy HĐ. Người mua chỉ có quyền đòi hủy HĐ khi giao hàng sai mẫu, khi hàng ko đáp ứng được mục đích sử dụng của HĐ.

Câu 70: Hồ sơ khiếu nại và cách giải quyết trong trường hợp người bán giao hàng thiếu.

Hồ sơ khiếu nại

 Đơn khiếu nại

 Hợp đồng mua bán quốc tế

 Biên bản giám định số, trọng lượng trong các bao kiện - ROROC

- Giấy chứng nhận hàng thiếu CSC: chứng minh số hàng thiếu hụt, mất mát… được lập sau khi hàng đã được dỡ ra khỏi tàu tại cảng đến và tàu đã nhổ neo rời cảng rồi việc thiếu hụt mới bị phát hiện.

Cách giải quyết khiếu nại

 Buộc thực hiện HĐ: Giao tiếp những hàng hóa bị thiếu hụt ho ặc bằng những đợt giao hàng riêng, ho ặc bằng cách giao thêm trong đợt giao hàng sau.

 Phạt

 Buộc bồi thường thiệt hại

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 42

Câu 71: Một trong những vấn đề mà các bên phải lưu ý khi tiến hành khiếu nại là thời hạn khiếu nại. thời hạn này quy định ở đâu? Luật Thương mại Việt Nam 2005 và Công ước Viên 1980 quy định về vấn đề này như thế nào?

Thời hạn khiếu nại (THKN): là thời hạn quy định để các bên tiến hành khiếu nại, có 2 loại:

 Thời hạn khiếu nại quy ước:

- Là thời hạn khiếu nại do các bên quy định trong hợp đồng. Việc quy định thời hạn khiếu nại ngắn hay dài là do các bên tự thỏa thuận quyết định, nhưng trong thực tế thì thời hạn khiếu nại quy ước thường ngắn hơn thời hạn khiếu nại do luật định.

 Thời hạn khiếu nại theo luật định:

- Là thời hạn khiếu nại được quy đinh trong luật mà các bên đương sự phải tuân theo, không được làm khác đi.

- Thời hạn khiếu nại được quy định trong điều ước quốc tế về HĐMBQT là thời hạn khiếu nại do luật định.

Luật Thương mại Việt Nam 2005

 Điều 318. Thời hạn khiêu nại

Thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận (trừ TH quy định tại điểm đ kho ản 1 Đ237), nếu không có thỏa thuận thì thời hạn KN được quy định như sau:

- KN về số lượng: 3 tháng từ ngày giao hàng.

- KN về chất lượng: 6 tháng từ ngày giao hàng (nếu có bảo hành thì là 3 tháng t ừ ngày hết thời hạn bảo hành).

- KN khác: 9 tháng kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo HĐ

(nếu có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn BH)  Đ237, khoản 1đ, LTM.

Đối với KN thương nhân KD dv logistic thì thời hạn KN là 14 ngày kể từ ngày

thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận.

CISG 1980 (Đ39) quy định thời hạn KN là:

- Một thời hạn hợp lí kể từ khi người mua đã phát hiện ra hoặc đáng lẽ phải phát hiện ra sự không phù hợp đó. Và thời hạn này không quá 2 năm kể từ ngày hàng hóa đã thực sự được giao cho người mua, trừ khi thời hạn này khác với thời hạn bảo hành quy định trong hợp đồng.

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 43

Câu 72: Một hợp đồng mua bán có đi ều kho ản như sau:“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này phải được giải quyết hữu nghị giữa các bên bằng con đường thương lượng trước khi đưa ra giải quyết tại tòa án”. Anh/chị hiểu

như thế nào về điều khoản này? Nếu các bên không tiến hành thương lượng mà đưa đơn kiện trực tiếp ra Trọng tài/ Tòa án thì Trọng tài/ Tòa án có thụ lý đơn kiện không và nếu thụ lý đơn kiện thì khi xét xử có bác yêu cầu đơn kiện không?

Điều khoản trên được hiểu là: thương lượng là phương thức bắt buộc, ưu tiên thực hiện đầu tiên khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng, dù muốn hay không, trước tiên, 2 bên buộc phải thương lượng với nhau. Chỉ khi thương lượng không thành công thì hai bên mới có quyền đưa tranh chấp ra tòa án giải quyết.

Thương lượng là cơ sở cho Tòa án, Trọng tài chấp nhận đơn kiện để xét xử. Nếu đi kiện mà chưa thương lượng với nhau thì tòa án, trước nhất vẫn thụ lý đơn kiện. Sau đó đặt câu hỏi xem 2 bên đã thương lượng chưa, nếu chưa, 2 bên phải tiến hành thương lượng trước và Tòa chỉ xét xử nếu thương lượng ko hiệu quả. Trường hợp 2 bên nhất quyết ko thực hiện thương lượng thì Tòa có quyền bác đơn kiện.

Câu 73: Người mua gởi cho người bán một bức thư khiếu nại có nội dung như sau: “ Tên, địa chỉ người gởi;

Tên, địa chỉ người nhận; Ngày, tháng, năm

Đơn khiếu nại Kính gửi:

Theo HĐ số……ký ngày…... giữa công ty chúng tôi với công ty của các ông, các ông đã cam kết cung cấp cho chúng tôi 5000 MT bột mỳ theo giá. CIF Haiphong. Điều 6 hợp đồng quy định thời hạn giao hàng là tháng 8 năm 2011 nhưng cho đến hôm nay ngày 26 tháng 9 năm 2011, các ông vẫn chưa giao hàng. Vậy, chúng tôi xin các ông lưu ý và khẩn trương giao hàng cho chúng tôi.

Xin gửi tới các ông lời chào trân trọng. Ký tên”.

Theo anh/chị, bức thư trên có được xem là một đơn khiếu nại hợp lệ hay không? Vì sao?

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 44 Bức thư trên đã bao gồm những nội dung c ần thiết mà pháp luật quy định như: Tên, địa chỉ đầy đủ của bên khiếu nại và bên bị khiếu nại; số lượng hàng khiếu nại, số vận đơn, số HĐ mua bán; nội dung khiếu nại: khiếu nại về việc không giao hàng, lý lẽ và căn cứ rõ ràng. Tuy nhiên, người mua lại chưa đưa ra 1 yêu cầu cụ thể cho người bán mà chỉ dừng lại ở yêu cầu chung chung: “Vậy, chúng tôi xin các ông lưu ý và khẩn trương giao hàng

cho chúng tôi.” Ở đây, “khẩn trương giao hàng” là khi nào? Yêu c ầu vì thế nên chưa rõ

ràng. Như vậy, đây ko phải là một đơn khiếu nại hợp lệ. Để là một đơn khiếu nại hợp lệ, người mua có thể thêm vào yêu cầu của mình: khoảng thời gian cho phép giao hàng, thực hiện nghĩa vụ thực sự của mình sau khi đã hết thời hạn giao hàng theo HĐ và chế tài xử lý nếu người bán vẫn không thực hiện việc giao hàng trong khoảng thời gian được gia hạn.

Câu 74: Trong quan hệ hợp đồng chuyên chở, người ta thường dựa vào nguyên tắc suy đoán trách nhiệm để quy trách nhiệm cho người chuyên chở. Trình bày những hiểu biết của anh chị về nguyên tắc này.

Nội dung c ủa nguyên tắc này gồm 2 giai đoạn:

Ở cảng đi:

 NCC cấp B/L sạch  NCC bị suy đoán chịu trách nhiệm về hư hỏng tổn thất rõ rệt của hàng hóa (Tình trạng bên ngoài) trong QT vận chuyển.

 NCC cấp B/L không sạch  NCC được hưởng suy đoán miễn trách về tổn thấn hàng hóa do những nguyên nhân đã ghi trên B/L.

Ở cảng đến:

 Khi nhận hàng, nếu người nhận hàng không có thông báo gì cho NCC về mất mát, hư hỏng hàng hóa  NCC được hưởng suy đoán là giao hàng đúng như vận đơn (hoành thành nghĩa vụ chuyên chở theo HĐ). Sau này người nhận hàng muốn quy trách nhiệm cho người chuyên chở thì phải chứng minh lỗi của người chuyên chở. Nếu người nhận hàng có thông báo kịp thời cho người chuyên chở về tổn thất hư hỏng hàng hóa thì người chuyên chở bị suy đoán là phải chịu trách nhiệm, muốn thoát trách nhiệm thì người chuyên chở phài chứng minh là mình không có lỗi.  NCC bị suy đoán là phải chịu tar1ch nhiệm khi đã cùng người nhận hàng ký vào

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 45

Câu 75: Phân biệt luật hình thức và luật nội dung Luật hình thức

(Luật tố tụng)

Luật nội dung

(Luật thực chất, Luật áp dụng)

- Quy định trình tự thủ tục và cách thức thực hiện quyền và nghĩa vụ .

- Những quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp thường là luật của nước có Toà án hoặc trọng tài

- LHT thường giải quyết những vấn đề như lệ phí Toà án, địa điểm xét xử, ngôn ngữ dùng tại phiên xét xử, sự hiện diện bắt buộc củacác bên, sự hiện diện của luật sư…

- Dùng quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ các bên

- Là những quy định của hợp đồng. Nếu HĐ không quy định thì phải dựa vào luật nội dung mà các bên đã thống nhất lựa chọn

- Luật nội dung có thể là luật trong nước cũng có thể là luật nước ngoài; cũng có thể là điều ước quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế

- LND giải quyết ND tranh chấp.

Nước ta nhấn mạnh luật nội dung nhưng trong giai đoạn hiện nay đang chú ý nhiều hơn đến luật hình thức

Câu 76: Tòa án có thẩm quyền xét xử các tranh chấp trong ngoại thương trong những trường hợp nào?

Trong những trường hợp sau:

 Trong hợp đồng MBHHQT hay trong văn bản riêng các bên có quy định sử dụng tòa án xét xử các tranh chấp phát sinh sau này.

 Do điều ước quốc tế quy định

 Theo tập quán QT: tòa án được xét xử vụ kiện là tòa án nước của bị đơn.

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 46

Câu 77: Trình bày những đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng Tòa án.

1. Cơ quan tài phán nhân danh nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đó, phán quyết của tòa án được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế.

2. Việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức cũng như các quy định về thẩm quyền, thủ tục, các nguyên t ắc giải quyết tranh chấp thương mại của pháp luật tố tụng nhất là các quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

3. Tòa án giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc xét xử công khai.

4. Việc giải quyết tranh chấp tại tòa án có thể thực hiện qua hai c ấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm, bản án có hiệu lực pháp luật còn có thể được xét lại theo thủ tục: giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

5. Luật tố tụng (luật hình thức) áp dụng luật của nước tòa án.

Câu 78: Trình bày những đặc điểm của việc giải quyết tranh chấp trong ngoại thương bằng Trọng tài thương mại.

1. Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo luật trọng tài năm 2010 và quy chế trọng tài thương mại quốc tế. Nó có quyền phán quyết như tòa án và quyết định của trọng tài được cưỡng chế thi hành.

2. Kết hợp giữa hai yếu tố thỏa thuận và tài phán. Thỏa thuận làm tiền đề cho phán quyết và không thể có phán quyết thoát ly những yếu tố đã được thỏa thuận. 3. Đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự r ất cao: Các bên có quyền lựa chọn

trọng tài viên, lựa chọn quy tắc trọng tài, luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. 4. Phiên họp giải quyết tranh chấp không diễn ra công khai trừ trường hợp các bên có

thỏa thuận khác, nguyên tắc này đã thể hiện được sự tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong giải quyết tranh chấp.

5. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị và

Một phần của tài liệu Tổng hợp ôn thi môn pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)