Phần 4: Hợp đồng chuyên chở XNK bằng đường biển

Một phần của tài liệu Tổng hợp ôn thi môn pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 31)

đường biển

Câu 56: Nêu các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ

Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng thuê tàu chợ:

Điều ước quốc tế:

 Công ước Brussel 1924 (Quy tắc Hague)- Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển

Gồm các điều khoản về nội dung của vận đơn đường biển, về nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở, có căn cứ miễn trách nhiệm cho người chuyên chở, nghĩa vụ thông báo tổn thất hàng hóa c ủa người nhận hàng, giới hạn trách nhiệm bồi thường…

Phạm vi áp dụng:

- Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển dưới hình thức vận đơn đường biển hoặc một văn kiện tương tự.

- Áp dụng cho những vận đơn được phát hành theo một hợp đồng thuê tàu.

 Quy tắc Visby - Nghị định thư sửa đổi Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển

Sửa đổi, bổ sung một số điều kho ản của Công ước Brucxen 1924 về thời hiệu khởi kiện, giới hạn bồi thường và đồng tiền bồi thường về phạm vi áp dụng công ước (đồng SDR thay thế cho đồng phơ-răng Pháp).

 Quy tắc Hamburg 1978 - Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

So với Công ước Bruxen 1924, trong quy tắc Hamburg 1978, khái niệm hàng hóa được mở rộng (cả hàng tươi sống), nghĩa vụ và trách nhiệm chuyên chở được quy định tăng lên, căn cứ miễn trách nhiệm cho người chuyên chở giảm đi…(Vì lí do này nên cho đến nay có rất ít nước phê chuẩn Quy tắc này).

Phạm vi áp dụng:

- Cảng xếp hàng ho ặc dỡ hàng quy định trong hợp đồng nằm ở một nước thành viên - Một trong các cảng dỡ hàng thực tế nằm ở một nước thành viên

Firework Group | K48A – Foreign Trade Univesity [FTU] 32 - Vận đơn phát hành ở một nước thành viên hoặc trong đó công nhận Công ước là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng

Luật quốc gia: Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005

Tập quán hàng hải: được áp dụng với tư cách là nguồn luật để giải quyết các tranh

chấp phát sinh từ hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, khi vận đơn đường biển cũng như luật do vận đơn này chỉ ra, không điều chỉnh hay điều chỉnh không đầy đủ nội dung tranh chấp.

Câu 57: Phân biệt lỗi hàng vận (Nautical fault) và l ỗi thương mại (commercial fault). Cho ví dụ.

Lỗi hàng vận: lỗi liên quan đến việc điều khiển, quản trị tàu (của thuyền trưởng,

hoa tiêu hay người giúp việc cho người chuyên chở) trong suốt hành trình hàng di chuyển. Điều 4 công ước Brucxen 1924 quy định người chuyên chở được miễn trách nhiệm đối với lỗi hàng vận.

VD: sai sót trong việc quay tàu ở cảng làm va vào tàu khác, sơ suất trong việc lái tàu ở cảng làm cho tàu mắc cạn gây hư hỏng hàng.

Lỗi thương mại: lỗi liên quan đến việc bảo quản, chăm sóc hàng hóa trong suốt

quá trình chuyên chở. Vi phạm lỗi thương mại thì không được miễn trách.

VD: tàu chở hàng thực phẩm đông lạnh nhưng không được trang bị kho lạnh chứa hàng, dẫn đến hàng bị hư hỏng.

Câu 58: Trình bày trách nhi ệm của người chuyên chở khi hàng bị tổn thất do nước mưa trong những tình huống cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Tổng hợp ôn thi môn pháp luật kinh doanh quốc tế (Trang 31)