1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BẠN SUY NGHĨ GÌ VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

16 2,6K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 109 KB

Nội dung

MỤC LỤC Lời mở đầu 3 A Khái quát về trục lợi bảo hiểm 4 Ví dụ 4 1.Các khái niệm 6 a. Bảo hiểm 6 b. Trục lợi bảo hiểm 6 2.Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh hành vi trục lợi bảo hiểm: 6 B.Các dạng trục lợi bảo hiểm 7 1.Hành vi trục lợi từ bên mua bảo hiểm 7 aKhai tăng giá trị tổn thất 7 bĐã xảy ra tổn thất mới mua bảo hiểm: 7 cBảo hiểm trùng 8 dCố ý gây tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm 8 e Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn chấm dứt hợp đồng 8 fLập hồ sơ giả 9 gTạo hiện trường giả 9 2. Các hành vi trục lợi từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. 9 D.Thực trạng trục lợi bảo hiểm 10 E.Hậu quả của trục lợi bảo hiểm 13 F.Giải pháp khắc phục trục lợi bảo hiểm 14 LỜI MỞ ĐẦU Năm 1993 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất đó là Bảo Việt. Vì vậy mọi khách hàng tham gia bảo hiểm đều phải qua Bảo Việt do đó Bảo Việt nắm rõ mọi thông tin về khách hàng. Tuy nhiên sau khi có nghị định 100CP (ngày 18121993) nhiều doanh nghiệp mới được thành lập thị trường bảo hiểm Việt Nam sôi động hơn chấm dứt thời kì độc quyền của Bảo Việt.Với nhiều doanh nghiệp mới được thành lập nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn.Khi thị trường bảo hiểm phát triển thì các hình thức gian lận, trục lợi cũng ngày càng gia tăng đây cũng là một tất yếu khách quan không chỉ ở thị trường bảo hiểm Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều phải đối mặt với thực trạng này. A. KHÁI QUÁT VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM: Trường hợp về một vụ bồi thường bảo hiểm của công ty Prudential ở Việt Nam: Ông giáo về hưu Vũ Quang Uông (sinh năm 1946) trú tại tỉnh Hải Dương là khách hàng của 3 công ty bảo hiểm nhân thọ (Prudential VN, Bảo Minh và Hà Nội) với tổng giá trị hợp đồng mua bảo hiểm 3,651 tỉ đồng. Chỉ tính riêng số tiền ông Uông mua bảo hiểm của Công ty Prudential trong vòng 6 ngày (213 2632001) qua 4 hợp đồng đã là 750 triệu đồng cùng với sản phẩm bổ trợ chết và tàn tật là 1,5 tỉ đồng. Hằng tháng, ông Uông phải đóng số tiền bảo hiểm khoảng 15 triệu đồng. Ông Uông đóng phí bảo hiểm đầy đủ (trừ công ty Bảo Minh) đến ngày 1102002. Vào khoảng 23h ngày 2332002, ông Uông điều khiển xe máy đến Km 40+500 thuộc địa phận huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương thì bị ngã xe. Ông được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng cấp cứu, vết thương gãy hở 13 cẳng chân dưới, hôm sau chuyển lên Bệnh viện Việt Đức, ra viện vào ngày 2932002. Sau đó ông vào Bệnh viện tỉnh Hải Dương, sau nữa là Viện Quân y 7. Tại đây, ngày 2442002, bệnh viện đã cắt cụt 13 xương cẳng chân của ông Uông. Sau khi ra viện (2162002), ông Uông đòi Công ty Bảo hiểm Prudential bồi thường số tiền 750 triệu đồng, Công ty Bảo hiểm Hà Nội 330 triệu đồng (tổng cộng 1,08 tỉ đồng), Công ty Bảo Minh không bị kiện vì trước đó do ông Uông không đóng tiền nên hợp đồng với công ty này hết hiệu lực. Cả hai công ty bị đòi bồi thường đều từ chối bồi thường, ông Uông đưa vụ kiện công ty Prudential ra TAND tỉnh Hải Dương. Tại phiên xét xử sơ thẩm dân sự ngày 2162004, TAND tỉnh Hải Dương nhận định: khoảng 23h ngày 2332002, ông Vũ Quang Uông điều khiển xe mô tô từ Hà Nội về Hải Dương đến Km 40+500 quốc lộ 5A do tránh xe ô tô cùng chiều, xử lý phanh và tay lái gấp, trời tối, mưa, đường trơn nên xe mô tô đổ và đè lên chân trái bị gãy hở 2 xương vị trí 13 cẳng chân trái. Ông Nguyễn Văn Vị và anh Nguyễn Văn Trường là hai bố con cùng đi một xe máy sau ông Uông phát hiện ông Uông nằm trên mặt đường chiều đi về Hải Dương và lập tức đưa ông Uông vào bệnh viện. Quá trình điều tra và tại Tòa án tuy có những điểm lời khai khác nhau nhưng cơ bản những lời khai đó phù hợp với lời khai của cán bộ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, phù hợp với kết quả khám nghiệm phương tiện và kết quả xem xét dấu vết bộ quần áo ông Uông mặc khi tai nạn, với kết luận giám định pháp y tỉnh Hải Dương nên có đủ căn cứ kết luận có sự kiện tai nạn của ông Vũ Quang Uông và toà đã đã tuyên buộc Công ty Prudential bồi thường cho ông Uông số tiền là 750 triệu đồng. Công ty Prudential kháng cáo và đề nghị các cơ quan điều tra vào cuộc vì theo nhận định của phía đại diện của công ty Prudential thì có dấu hiệu trục lợi: Tòa chưa xác minh về thu nhập của ông Uông một thầy giáo về hưu để lý giải vì sao ông Uông trong một thời gian ngắn lại mua nhiều hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn. Và con ruột của ông Uông là Vũ Trung Thành đại lý của Công ty Prudential, là người giao tiền mua bảo hiểm của ông Uông cho Prudential. Hồ sơ bệnh án trong các bệnh viện có kết quả khác nhau, có nhiều dấu hiệu tẩy xóa nhưng tòa không cho trưng cầu giám định Một vấn đề quan trọng là có hay không tai nạn đêm 2332002? Ông Uông tự mình đi trong đêm mưa trong 4 giờ liên tục (không nghỉ)

Trang 1

BẠN SUY NGHĨ GÌ VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

Nhóm thực hiện:

Nguyễn Ngọc Lan Chi

Lê Huy Hoàng

Lê thị Quế Minh Huỳnh Thị Ngọc Nga

Vũ Lê Kim Ngân Trần Vũ Phương Thảo

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

A Khái quát về trục lợi bảo hiểm 4

Ví dụ 4

1.Các khái niệm 6

a Bảo hiểm 6

b Trục lợi bảo hiểm 6

2.Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh hành vi trục lợi bảo hiểm: 6

B.Các dạng trục lợi bảo hiểm 7

1.Hành vi trục lợi từ bên mua bảo hiểm 7

a/Khai tăng giá trị tổn thất 7

b/Đã xảy ra tổn thất mới mua bảo hiểm: 7

c/Bảo hiểm trùng 8

d/Cố ý gây tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm 8

e/ Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn chấm dứt hợp đồng 8

f/Lập hồ sơ giả 9

g/Tạo hiện trường giả 9

2 Các hành vi trục lợi từ phía doanh nghiệp bảo hiểm 9

D.Thực trạng trục lợi bảo hiểm 10

E.Hậu quả của trục lợi bảo hiểm 13

F.Giải pháp khắc phục trục lợi bảo hiểm 14

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 1993 trên thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ có một công ty bảo hiểm duy nhất đó là Bảo Việt Vì vậy mọi khách hàng tham gia bảo hiểm đều phải qua Bảo Việt do đó Bảo Việt nắm rõ mọi thông tin về khách hàng Tuy nhiên sau khi có nghị định 100/CP (ngày 18/12/1993) nhiều doanh nghiệp mới được thành lập thị trường bảo hiểm Việt Nam sôi động hơn chấm dứt thời kì độc quyền của Bảo Việt.Với nhiều doanh nghiệp mới được thành lập nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng quyết liệt, gay gắt hơn.Khi thị trường bảo hiểm phát triển thì các hình thức gian lận, trục lợi cũng ngày càng gia tăng- đây cũng là một tất yếu khách quan không chỉ ở thị trường bảo hiểm Việt Nam

mà tất cả các nước trên thế giới đều phải đối mặt với thực trạng này

Trang 4

A KHÁI QUÁT VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM:

Trường hợp về một vụ bồi thường bảo hiểm của công ty Prudential ở Việt Nam:

Ông giáo về hưu Vũ Quang Uông (sinh năm 1946) trú tại tỉnh Hải Dương là khách hàng của 3 công ty bảo hiểm nhân thọ (Prudential VN, Bảo Minh và Hà Nội) với tổng giá trị hợp đồng mua bảo hiểm 3,651 tỉ đồng Chỉ tính riêng số tiền ông Uông mua bảo hiểm của Công ty Prudential trong vòng 6 ngày (21/3 - 26/3/2001) qua 4 hợp đồng đã là 750 triệu đồng cùng với sản phẩm bổ trợ chết và tàn tật là 1,5 tỉ đồng Hằng tháng, ông Uông phải đóng số tiền bảo hiểm khoảng 15 triệu đồng Ông Uông đóng phí bảo hiểm đầy đủ (trừ công ty Bảo Minh) đến ngày 1/10/2002.

Vào khoảng 23h ngày 23/3/2002, ông Uông điều khiển xe máy đến Km 40+500 thuộc địa phận huyện Cẩm Giang, tỉnh Hải Dương thì bị ngã xe Ông được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng cấp cứu, vết thương gãy hở 1/3 cẳng chân dưới, hôm sau chuyển lên Bệnh viện Việt - Đức, ra viện vào ngày 29/3/2002 Sau đó ông vào Bệnh viện tỉnh Hải Dương, sau nữa là Viện Quân y 7 Tại đây, ngày 24/4/2002, bệnh viện đã cắt cụt 1/3 xương cẳng chân của ông Uông.

Sau khi ra viện (21/6/2002), ông Uông đòi Công ty Bảo hiểm Prudential bồi thường số tiền 750 triệu đồng, Công ty Bảo hiểm Hà Nội 330 triệu đồng (tổng cộng 1,08 tỉ đồng), Công ty Bảo Minh không bị kiện vì trước đó do ông Uông không đóng tiền nên hợp đồng với công ty này hết hiệu lực Cả hai công ty bị đòi bồi thường đều từ chối bồi thường, ông Uông đưa vụ kiện công ty Prudential ra TAND tỉnh Hải Dương.

Tại phiên xét xử sơ thẩm dân sự ngày 21/6/2004, TAND tỉnh Hải Dương nhận định: khoảng 23h ngày 23/3/2002, ông Vũ Quang Uông điều khiển xe mô tô từ Hà Nội về Hải Dương đến Km 40+500 quốc lộ 5A do tránh xe ô tô cùng chiều, xử lý phanh và tay lái gấp, trời tối, mưa, đường trơn nên xe mô tô đổ và đè lên chân trái bị gãy hở 2 xương vị trí 1/3 cẳng chân trái Ông Nguyễn Văn Vị và anh Nguyễn Văn Trường là hai bố con cùng đi một xe máy sau ông Uông phát hiện ông Uông nằm trên mặt đường chiều đi về Hải Dương và lập tức đưa ông Uông vào bệnh viện Quá trình điều tra và tại Tòa án tuy

có những điểm lời khai khác nhau nhưng cơ bản những lời khai đó phù hợp với lời khai của cán bộ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, phù hợp với kết quả khám nghiệm phương tiện và kết quả xem xét dấu vết bộ quần áo ông Uông mặc khi tai nạn, với kết luận giám định pháp y tỉnh Hải Dương nên có đủ căn cứ kết luận có sự kiện tai nạn của ông Vũ Quang Uông và toà đã đã tuyên buộc Công ty Prudential bồi thường cho ông Uông số tiền là 750 triệu đồng

Trang 5

Công ty Prudential kháng cáo và đề nghị các cơ quan điều tra vào cuộc vì theo nhận định của phía đại diện của công ty Prudential thì có dấu hiệu trục lợi:

- Tòa chưa xác minh về thu nhập của ông Uông - một thầy giáo về hưu - để lý giải vì sao ông Uông trong một thời gian ngắn lại mua nhiều hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn Và con ruột của ông Uông là Vũ Trung Thành - đại lý của Công ty Prudential, là người giao tiền mua bảo hiểm của ông Uông cho Prudential.

- Hồ sơ bệnh án trong các bệnh viện có kết quả khác nhau, có nhiều dấu hiệu tẩy xóa nhưng tòa không cho trưng cầu giám định

- Một vấn đề quan trọng là có hay không tai nạn đêm 23/3/2002?

Ông Uông tự mình đi trong đêm mưa trong 4 giờ liên tục (không nghỉ) bằng xe máy với vận tốc 40 km/h nhưng chỉ đi được 50 km (từ Hà Nội đến nơi xảy ra tai nạn) là một điều hết sức vô lý Đi trong mưa, không mặc áo mưa mà khi bị tai nạn áo vẫn khô là điều

vô lý thứ hai.

Nhiều nhân chứng tại tòa đều không thấy ông Uông ngã xe, chỉ thấy ông Uông đang bị

xe máy đè lên chân Lời khai trước cơ quan chức năng của ông Uông rất mâu thuẫn Lúc ông khai do buồn ngủ bị ngã, lúc ông khai va vào dải phân cách (thực tế nơi xảy ra tai nạn không có dải phân cách) Tại tòa, ông Uông không trả lời được rất nhiều câu hỏi của thẩm phán và luật sư.

Có rất nhiều nghi vấn trong việc ông Uông nhiều lần làm đơn xin cắt chân trong khi các bác sĩ điều trị không chấp nhận.

Nhu vậy như thế nào là trục lợi bảo hiểm, có hay không trục lợi bảo hiểm trong trường hợp này và các cơ quan có chức năng cũng như công ty bảo hiểm liên quan làm thế nào

để nhận dạng hành vi trục lợi và phòng tránh trục lợi bảo hiểm, người được bảo hiểm làm thế nào để không bị mất đi quyền lợi của mình khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, những vấn đề đó sẽ được đề cập đến trong bài tiểu luận

Trang 6

1 Các khái niệm:

a Bảo hiểm:

Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân có quyền đươc hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả, tổ chức này có trách nhiệm đối với toàn bộ các rủi

ro và đền bù thiệt hại theo các phương pháp của thống kê

b Trục lợi bảo hiểm:

Theo quy định tại Thông Tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/NĐ/2004/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực

kinh doanh bảo hiểm thì: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm” Nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ

chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhắm thu lợi bất chính Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm ở đây phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm nhằm để thu lợi bất chính cho mình Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan

hệ kinh doanh bảo hiểm

Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp

pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

2 Một số nguyên nhân dẫn đến phát sinh hành vi trục lợi bảo hiểm:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trục lợi bảo hiểm:

Do những kẽ hở pháp luật và do thực hiện pháp luật không nghiêm, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát và xử lý nên nhiều người nảy sinh hành vi gian lận

Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, tình hình cạnh tranh khốc liệt nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải giữ bí mật thông tin Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách hàng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như không có Vì vậy, một đối tượng tài sản có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Khi rủi ro tổn thất xảy ra họ được nhận tiền bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm

Trang 7

Không gian địa lý cũng là nơi phát sinh gian lận bảo hiểm Đối với những tổn thất xảy ra

ở xa, hoang vắng, ít người qua lại (đối với bảo hiểm xe cơ giới, tàu thuyền), khó có thể giữ nguyên hiện trường, sự thay đổi tình tiết hiện trường có lợi cho người tham gia bảo hiểm là rất dễ xảy ra

Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm Họ có thể vô tình ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá đúng mức độ trầm trọng của rủi ro cũng có thể nhân viên bảo hiểm thông đồng với khách hàng để trục lợi bảo hiểm

Do sự thông đồng giữa những người tham gia bảo hiểm có hành vi gian lận với những người có liên quan như y, bác sỹ, những người làm chứng trong các tai nạn, rủi ro… Ví

dụ như mua chuộc bác sỹ để dựng lên bệnh án hoặc làm giả, kê những đơn thuốc đắt tiền

để đòi được số tiền bảo hiểm nhiều hơn… khá phổ biến trong loại hình bảo hiểm con người

B.CÁC DẠNG TRỤC LỢI BẢO HIỂM

1.Hành vi trục lợi từ bên mua bảo hiểm

a) Khai tăng giá trị tổn thất

Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường

Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng” Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là 0,34% nên không được bồi thường Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc

“tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường

b/Đã xảy ra tổn thất mới mua bảo hiểm:

Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm Đối tượng bảo hiểm (máy móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo hiểm

Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn

Trang 8

là có sự “bắt tay” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý

c/Bảo hiểm trùng

Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất

cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản

Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với

số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng

d/Cố ý gây tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm

Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật

Tất nhiên là kẻ trục lợi nắm vững mọi điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường Kiểu trục lợi này “rất nguy hiểm”, với hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm và cán bộ trong doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm Chẳng hạn như, một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la, được nâng lên 32 triệu đô-la; sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32 triệu đô-la

e/ Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có

sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm

Trang 9

Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm: 24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007 Nếu tai nạn cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007

f/Lập hồ sơ giả

Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả

g/Tạo hiện trường giả

Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như thật

Ví dụ: Giả vờ bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mái kho bị dỡ ra…, thay hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng nhưng không tham gia bảo hiểm bằng hàng hóa, phương tiện vận chuyển có tham gia bảo hiểm để lập

sơ đồ, bản ảnh, bản vẽ… nhằm hợp lý hóa hồ sơ Trong bảo hiểm nhân thọ, đã xảy ra việc tự gây thương tích như gẫy chân, tay, vỡ đầu… sau khi đã tham gia bảo hiểm với số tiền bảo hiểm rất lớn, nhưng khi doanh nghiệp bảo hiểm nghi ngờ, phối hợp với cảnh sát giao thông để dựng lại hiện trường tai nạn thì thấy không thể… gẫy chân, tay, vỡ đầu được vì khai là do ngã xe máy mà xe và mặt đường không có một vết xây sát nào và khai thời gian ngã vào giờ tan tầm mà lại không có ai trông thấy để làm chứng

2 Các hành vi trục lợi từ phía doanh nghiệp bảo hiểm.

a/ Đưa vào hợp đồng những điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểm (người được bảo hiểm):

Việc đưa vào hợp đồng những điều khoản gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm là hành vi trục lợi bảo hiểm vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, việc pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được quyền quy định nội dung các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm là dựa trên cơ sở sự am hiểu của doanh nghiệp bảo hiểm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Nếu doanh nghiệp bảo hiểm lợi dụng sự hiểu biết của mình để thiết kế những điều khoản gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm là không trung thực, trái với nguyên tắc: các bên phải trung thực tuyệt đối khi tham gia quan hệ bảo hiểm

Trang 10

Thứ hai, mục đích của doanh nghiệp bảo hiểm khi đưa vào hợp đồng những điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểm là nhằm tạo lợi thế cho mình Hệ quả của việc tạo lợi thế này là làm giảm quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm và điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm kiếm lời bằng việc tước đoạt quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm

b/ Không trung thực trong việc giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền

và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.

Trên thực tế, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã tranh th ủ s ự sự hiểu biết của khách hàng để giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm làm cho bên mua bảo hiểm nhầm lẫn về quyền lợi của mình mà giao kết hợp đồng bảo hiểm Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra những thông tin không chính xác nhằm thuyết phục bên mua bảo hiểm tin vào những quyền lợi mà thực ra là không hề có trong hợp đồng Hành vi này bị coi là trục lợi bảo hiểm vì rõ ràng nó có dấu hiệu của sự lừa dối để nhằm mục đích mang quyền lợi tài chính về cho doanh nghiệp bảo hiểm thông qua việc thu phí từ các hợp đồng bảo hiểm này

D.THỰC TRẠNG CỦA TRỤC LỢI BẢO HIỂM

1 Thực trạng trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam:

Quay trở lại trường hợp của vụ bồi thường bảo hiểm của công ty Prudential

Theo nhận định khách quan thì công ty Prudential đã có nhiều điểm vô lý:

Biết ông Uông có bệnh giun chỉ ở chân trái, Công ty Prudential vẫn chấp nhận cả 4 hợp đồng bảo hiểm cho ông, và ông còn phải đóng thêm tiền cho sản phẩm bổ trợ chết và tàn

tật kèm theo các hợp đồng này Suốt từ tháng 3/2001, ông Uông và gia đình vẫn đều đặn

đóng phí và thực hiện đầy đủ các cam kết thì lúc đó sao Công ty Prudential không đề cập đến chuyện nghi ngờ nguồn tiền khi ông Uông gặp nạn rồi yêu cầu bồi thường, Công

ty mới bắt đầu có ý nghi vấn.

Ngoài ra, công ty này khi dạy cho các đại lý phương pháp tìm khách hàng tiềm năng giữa một thị trường cạnh tranh rất khó khăn, đã lưu ý các đại lý nên bắt đầu từ mối quan

hệ cá nhân, gia đ ình, họ hàng, bạn bè - một thị trường sẵn có Do đó khi lấy lý do con ruột của ông Uông là Vũ Trung Thành - đại lý của Công ty Prudential, là người giao tiền mua bảo hiểm của ông Uông cho Prudential để nghi ngờ là điều không chấp nhận

Ngày đăng: 26/11/2014, 22:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w