Hạn chế, tồn tại trong công tác xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 67)

a. Hạn chế về chính sách xúc tiến, hỗ trợ đầu tư

Trước hết, tỉnh chủ yếu chú trọng ưu đãi về thuế, tài chính, đất đai. Các yếu

tố về độ thông thoáng của các cơ quan hành chính, mức độ thực hiện cam kết đầu tư, hạ tầng, môi trường xã hội và sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương chưa được coi trọng.

Thứ hai, lãnh đạo tỉnh cũng như các cơ quan chức năng có thẩm quyền chưa

chú trọng xây dựng được chiến lược XTĐT riêng của tỉnh mà chỉ mới căn cứ, dựa vào chiến lược XTĐT của Trung ương.

Thứ ba, chính sách XTĐT mới chỉ tập trung vào một số quốc gia đã và đang

đầu tư trên địa bàn tỉnh chứ chưa xây dựng được chính sách nhằm đa dạng hóa đối tác đầu tư cũng như tìm đến các quốc gia đầu tư tiềm năng trong tương lai như Hoa Kỳ, Đức, Lào…

b. Hạn chế về công cụ xúc tiến đầu tư

Trong hoạt động xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư mặc dù các công cụ xúc tiến được sử dụng khá phong phú, đa dạng nhưng vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp, hấp dẫn các nhà đầu tư. Hạn chế này được biểu hiện cụ thể qua các điểm sau:

Trước hết, có thể nhận thấy trong các công cụ sử dụng cho hoạt động XTĐT,

các ấn phẩm và tài liệu giới thiệu được sử dụng cho hoạt động tuyên truyền, quảng bá môi trường đầu tư thường chưa được thiết kế hợp lý, các nhà đầu tư thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin về các cơ hội đầu tư, chưa nắm bắt được các danh mục đầu tư mà tỉnh đang thu hút. Ngoài ra, các bản tin, mẫu tin được sử dụng trên các

21

57

phương tiện thông tin đại chúng chưa phát sóng định kỳ, chưa có cách quảng bá hiệu quả để các nhà đầu tư biết đến. Không những vậy, ngôn ngữ sử dụng trong các ấn phẩm, tạp chí giới thiệu còn hạn chế (chỉ có tiếng Anh và tiếng Việt).

Thứ hai, trang website của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh cũng như KKT

Vũng Áng chưa được cập nhật thường xuyên, một số thông tin đã cũ, tập trung chủ yếu thông tin của tỉnh chứ chưa cập nhật các thông tin XTĐT vào các KCN trên địa bàn và chưa tạo thuận lợi cho người sử dụng. Các thông tin có khi đã rất lạc hậu, không theo sát thực tế (chủ yếu là các bài viết từ những năm 2007) điều đó gây trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư khi tiến hành tìm hiểu môi trường đầu tư kinh doanh tại Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, hình ảnh của website còn đơn giản, chưa tạo ấn tượng cho người truy cập cũng như tính tương tác giữa website và người sử dụng chưa cao.

Thứ ba, việc tổ chức các hoạt động XTĐT còn dàn trải, chủ yếu tập trung

vào các nhà đầu tư đã từng đầu tư trên địa bàn, chưa chú trọng mở rộng các nhà đầu tư có tiềm năng; chưa đa dạng các nhà đầu tư và danh mục đầu tư. Chủ yếu, mới tổ chức các hội nghị XTĐT do tỉnh tổ chức, chưa chú trọng trong việc phối hợp với các Bộ hay các tỉnh thành khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyên môn của hội nghị. Ngoài ra, các cuộc hội thảo, triển lãm còn mang tính hình thức, chưa thực sự chuyên nghiệp, thu hút chưa nhiều các nhà đầu tư quan tâm đến thành phố tham dự, danh mục khách mời trong một số cuộc hội thảo chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng dẫn đến việc bỏ sót một số nhà đầu tư tiềm năng.

Hiện nay tồn tại nổi cộm nhất là cá c cuộc XTĐT tốn kém nhưng thông tin dành cho nhà đầu tư còn rất sơ sài. Các dự án kêu gọi đầu tư mới chỉ đưa ra những thông tin về ngành nghề, tổng vốn đầu tư... rất tổng thể. Trong khi đó còn rất nhiều thông tin cụ thể mà nhà đầu tư cần lại không có. Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi : khi một dự án đầu tư vào Hà Tĩnh hay KKT Vũng Áng phải chịu những loại thuế , phí nào với tỷ lệ bao nhiêu thì nhận được câu trả lời chưa chi tiết và đầy đủ… Thông tin XTĐT chưa thể hiện được cái chúng ta cần và cũng chưa đưa đến được điều mà nhà đầu tư muốn.

c. Hạn chế về nguồn nhân lực

Một trong những hạn chế tồn tại trong công tác XTĐT phải kể đề cập đến ở đây là trình độ cũng như tiến độ làm việc của đội ngũ nhân viên triển khai các hoạt động XTĐT. Với trang thiết bị không được đảm bảo cộng thêm một khối lượng

58

công việc rất lớn, cơ quan XTĐT không thể hoàn thành công tác của mình hiệu quả nhất khi số lượng đội ngũ các bộ còn rất hạn chế. Điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng của các hoạt động XTĐT nói chung đang diễn ra, và nếu không có biện pháp khắc phục thì sẽ gây lãng phí thời gian và tiền bạc cho cơ quan XTĐT.

Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều các chuyên viên được cử đi đào tạo, tham gia các buổi tập huấn nhưng năng lực chuyên môn, kinh nghiệm vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, khả năng tiếng Anh của một số nhân viên vẫn chưa tốt. Chính từ sự hạn chế trong vấn đề ngôn ngữ đã dẫn đến hiệu quả trong hoạt động marketing bị ảnh hưởng do không thể truyền tải được hết những vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài thực sự quan tâm.

d. Hạn chế về nguồn lực tài chính

Muốn hoạt động XTĐT đạt hiệu quả cao thì yếu tố cần thiết đầu tiên phải kể đến ở đây chính là nguồn lực về tài chính. Tuy nhiên, có thể thấy kinh phí tổ chức các hoạt động XTĐT của tỉnh Hà Tĩnh còn rất hạn chế. Đa số các hoạt động xúc tiến đều tổ chức bằng nguồn tiền tư ngân sách của tỉnh, hoặc phối hợp với các hoạt động khác chứ chưa có một nguồn kinh phí nào dành riêng cho XTĐT.

Có thể thấy, kinh phí cho hoạt động của các chuyến đi ở nước ngoài còn khá thấp, điều này phần nào đã ảnh hưởng đến kết quả của chuyến đi. Điều này đã phần nào làm cho tỉnh chưa thể đẩy mạnh trong việc tổ chức các hội nghị XTĐT mang tầm quốc gia, hay tổ chức nhiều chuyến đi XTĐT tại nước ngoài nhằm mở rộng, đa dạng hóa các quốc gia đầu tư.

e. Hạn chế trong công tác hỗ trợ đầu tư

Như đã phân tích trên, trước khi quyết định có đầu tư tại Hà Tĩnh hay không, các nhà đầu tư thường tổ chức các chuyến khảo sát thực tế. Đây là căn cứ để dựa vào đó các nhà đầu tư đưa ra lựa chọn cuối cùng. Có thể thấy, lãnh đạo tĩnh cũng như Trung tâm XTĐT tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện khá tốt trong công tác cử cán bộ, chuyên viên đi cùng các đoàn khảo sát của nhà đầu tư để hướng dẫn, hỗ trợ họ trong công tác tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, việc phân công cán bộ còn chồng chéo, chưa thực sự hiệu quả, đôi khi còn nhầm lẫn thông tin các đoàn mà mình cần hỗ trợ cũng như chưa nắm bắt được thông tin cần thiết để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của nhà đầu tư.

59

Ngoài ra, mặc dù tỉnh đã cố gắng rất nhiều trong việc giải quyết khó khăn của các nhà đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn nhiều vấn đề trong công tác giải phóng mặt bằng vẫn không giải quyết được. Điều này không chỉ dẫn đến một số nhà đầu tư rút lui khỏi dự án mà còn ảnh hưởng tới môi trường đầu tư cũng như lòng tin của nhà đầu tư đối với các cơ quan chức năng tại Hà Tĩnh. Một ví dụ điển hình có thể thấy là trong thời gian vừa qua, sau 5 năm chờ đợi Tập đoàn Tata (Ấn Độ) đã chính thức rút khỏi dự án Tổ hợp luyện cán thép có tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 5 tỷ USD tại Hà Tĩnh22, mà nguyên nhân chủ yếu là do tập đoàn này không đạt được các bước tiến mới đối với cơ quan có thẩm quyền vì những đề xuất chi tiết của Tata chưa được chấp thuận, trong đó đáng kể nhất là vấn đề chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng cho dự án.

Mặt khác, nhiều khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư về quy định, pháp luật của Việt Nam cũng như những quy định riêng của tỉnh Hà Tĩnh của các doanh nghiệp chưa được giải quyết triệt để. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp chưa thực hiện thường xuyên, việc xử lý các chủ đầu tư vi phạm chưa thực sự kịp thời và nghiêm minh.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)