a. Nguyên nhân tác động đến kết quả đạt được
Thứ nhất là có chiến lược và mục tiêu kêu gọi đầu tư rõ ràng , cụ thể dựa trên
việc đánh giá kỹ lưỡng tiềm năng và lợi thế quốc gia . Hà Tĩnh đã có những kế hoạch phát triển phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia.
Thứ hai, tỉnh Hà Tĩnh đã tích cực, chủ động cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh theo hướng có lợi cho các nhà đầu tư; cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp ngày càng hiện đại, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
Thứ ba, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đã được đào tạo
một cách có bài bản để cung cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Thứ tư, XTĐT gắn liền với hoạt động hỗ trợ các nhà đầu tư : Với tinh thần
đồng hành cùng nhà đầu tư, Trung tâm đã sát cánh hỗ trợ, tư vấn cho nhà đầu tư các thủ tục hành chính trước và sau khi cấp Giấy Chứng nhận đầu tư cùng tháo g ỡ những vướng mắc khó khăn trong quán trình thực hiện dự án tại Hà Tĩnh, KKT
22
60
Vũng Áng (Công ty TNHH hai thành viên Human City, Công ty Polaris KTY, Công ty CP xăng dầu Vũng Áng, Công ty Sparkle Far East, Công ty King Power ...).
Thứ năm, có kế hoạch chi tiết và khả thi . Kế hoạch ch i tiết về kinh phí hoạt
động XTĐT vào tỉnh được tập hợp và báo cáo vào cuối năm.
Bảng 2.15. Kế hoạch và ngân sách cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2014
STT Công việc Thời gian thực hiện Dự trù kinh phí
(triệu đồng)
1 Quảng bá, tuyên truyền Thường xuyên 200
2 Tập huấn, đào tạo Quý II, Quý III, Quý IV
100
3 Phát hành tài liệu Thường xuyên 100
4 Hợp tác, học hỏi kinh nghiệm
Thường xuyên 300
5 Hội thảo trong nước Quý III, Quý IV 200
6 Hội thảo nước ngoài Quý III 400
Tổng kinh phí 1300
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh Thứ sáu là được sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp và có sự tham gia của các
thành phần kinh tế - xã hội. Theo Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Mitsubishi Hiroshi Sakuma cho rằng việc tập đoàn lựa chọn KKT Vũng Áng để đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện không chỉ vì tỉnh có rất nhiều lợi thế về vị trí địa lý, giao thông mà còn vì một phong cách thu hút, quảng bá, kêu gọi đầu tư “rất riêng” của Hà Tĩnh và đặc biệt là tập đoàn này đánh giá cao trước sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của chính quyền tỉnh Hà Tĩnh cũng như các Sở, ngành trong việc giải quyết hồ sơ, thủ tục và nhiều việc khác.
b. Nguyên nhân của khó khăn, tồn tại
Trong quá trình hoạt động, những hạn chế, khó khăn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó để có thể đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế. Những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân chính như sau:
61
Trước hết, do trên địa bàn tỉnh các dự án đầu tư được triển khai chủ yếu là
đến từ các nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc, nên tỉnh vẫn chủ yếu tập trung các chính sách, vận động đầu tư vào các quốc gia này. Mặc dù, trong năm vừa qua, tỉnh đã tổ chức các chuyến đi XTĐT đến hai quốc gia là Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng hoạt động này chưa được diễn ra một cách thường xuyên và không phải là hoạt động thường niên của Trung tâm XTĐT tỉnh. Hay nói cách khác, tỉnh chưa xây dựng cho mình được một chiến lược đầu tư có tầm nhìn lâu dài. Ngoài ra, danh mục dự án đầu tư đã được xây dựng nhưng vẫn thiếu nhiều thông tin, chưa chi tiết và cụ thể.
Thứ hai, hình ảnh của tỉnh vẫn còn ít người biết đến, cần phải được xây dựng
và quảng bá một cách chuyên nghiệp, mạnh mẽ và rộng rãi hơn, đa dạng hóa các công cụ XTĐT. Các tài liệu phục vụ cho việc giới thiệu, quảng bá còn chưa đa dạng trong hình thức; chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng của các công cụ XTĐT như: các tài liệu xúc tiến (tập sách giới thiệu, tờ rơi, các bản tin quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, website…), thiếu sự chuẩn bị trong việc tổ chức các hội nghị - hội thảo XTĐT cũng như hạn chế về ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu (chỉ có tiếng Việt và tiếng Anh). Các thông tin sử dụng trong các ấn phẩm còn chung chung, chưa tập trung vào một đề tài cụ thể.
Thứ ba, kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ cán bộ còn hạn chế và nhiều
thiếu sót, trình độ về chuyên môn giữa đội ngũ cán bộ còn chưa đồng đều. Ngoài ra, số lượng cán bộ phục vụ cho công việc còn hạn chế, mà nguyên nhân chủ yếu là chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nhân viên còn chưa hợp lý, chưa có chính sách thu hút nhân tài vì thế mà xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”.
Thứ tư, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động XTĐT mới chỉ tập trung lấy
từ nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh cũng như một phần nhỏ ngân sách của Nhà nước; Trung tâm XTĐT tỉnh Hà Tĩnh chưa tận dụng tốt từ sự hỗ trợ từ sức người và tài chính của các tổ chức trong và ngoài nước, cũng như các doanh nghiệp, cá nhân. Nếu tận dụng được sự hỗ trợ từ các phía này sẽ tiết kiệm được kinh phí trong quá trình tìm hiểu thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho các trang website, các tập san, mẫu tin… giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào tỉnh Hà Tĩnh.
Thứ năm, tính tương tác giữa cơ quan chức năng có thẩm quyền và các nhà
62
tin cũng như ảnh hưởng tới tiến độ dự án của nhà đầu tư khi các vướng mắc chưa được giải quyết triệt để. Ngoài ra, tại các công trình trọng điểm do người dân còn gây khó khăn cho các chủ đầu tư khi thi công giải phóng mặt bằng; một số địa phương chưa tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng, còn buông lỏng, né tránh, thiếu trách nhiệm.
Tóm lại, công tác XTĐT của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua đã có nhiều
chuyển biến và đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Thành công từ hoạt động XTĐT đã phần nào giúp tỉnh Hà Tĩnh có thể thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn, đóng góp chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động XTĐT còn bộc lộ một số hạn chế trong chính sách, công cụ XTĐT, cũng như khó khăn về mặt tài chính, hạn chế trong công tác hỗ trợ đầu tư và đặc biệt là hạn chế về đội ngũ nhân lực.
Chính vì vậy, công tác XTĐT của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới cần phải tiếp tục được đổi mới theo hướng chủ động, chuyên nghiệp, đồng bộ từ khâu tuyên truyền cho tới việc xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp… như vậy mới tạo ra một sức hấp dẫn thu hút nhà đầu tư đến tìm hiểu, quyết định đầu tư, kinh doanh lâu dài trên địa bàn tỉnh.
63
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN ĐẦU TƢ NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC
NGOÀI VÀO TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Phƣơng hƣớng, mục tiêu thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hoạt động xúc tiến đầu tƣ của tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1. Mục tiêu và định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Hà Tĩnh Hà Tĩnh
a. Mục tiêu thu hút FDI của Hà Tĩnh năm 2014
Trên cơ sở đánh giá những tiềm năng, lợi thế của Hà Tĩnh cũng như các yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế thế giới, môi trường vĩ mô, thì dự báo xu hướng dòng vốn FDI chảy vào Hà Tĩnh sẽ tăng trong năm 2014.
Bảng 3.1. Kế hoạch tình hình thu hút vốn FDI của tỉnh Hà Tĩnh năm 2014
Chỉ tiêu Đơn vị
Kế hoạch năm 2014
Năm 2014 So với năm
2013 (%)
Vốn nước ngoài Triệu USD 27459 1208
Tình hình cấp GCNĐT (cấp mới) Số dự án Dự án 12 133 Vốn đăng ký mới Triệu USD 3000 6696 Điều chỉnh vốn Số lượt dự án điều chỉnh tăng Dự án 6 150 Vốn đầu tư điều chỉnh tăng Triệu USD 20 80
Vốn đăng ký mới và cấp thêm Triệu USD 3020 4327
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh
b. Định hướng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như Quy hoạch tổng thể “Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, Hà Tĩnh cần ưu tiên thu hút FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện như: thúc đẩy chuyển giao công nghệ cao, công nghệ nguồn; tạo việc
64
làm; phát triển công nghiệp phụ trợ; các dự án sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh; các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
Một số định hướng cụ thể như sau:
- Lĩnh vực công nghiệp: Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho ngành sắt thép; sản xuất các sản phẩm từ thép như cơ khí chế tạo máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, phụ tùng, sản xuất công cụ, dụng cụ văn phòng, gia đình. - Lĩnh vực hạ tầng: Đầu tư trực tiếp hoặc BOT, BT, PPP hạ tầng các khu kinh
tế, khu công nghiệp, bệnh viện, giáo dục, đào tạo nghề.
- Lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch: Đầu tư xây dựng một số chợ đầu mối, trung tâm thương mại, hệ thống khách sạn cao cấp, khu du lịch sinh thái. - Lĩnh vực nông nghiệp: Đầu tư vào các dự án nuôi trồng và chế biến nông, lâm,
thủy hải sản; sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao.
- Lĩnh vực môi trường: Ưu tiên kêu gọi các dự án xử lý rác thải rắn, nước thải cho các đô thị và Khu kinh tế Vũng Áng.
3.1.2. Quan điểm, định hướng tăng cường xúc tiến đầu tư trong hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
a. Quan điểm tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Hà Tĩnh Để nâng cao hiệu quả và tăng cường hơn nữa hoạt động XTĐT vào Hà Tĩnh giai đoạn tới (2011 - 2015, định hướng đến năm 2020) cần dựa trên những quan điểm sau:
Thứ nhất là XTĐT có vai trò định hướng thị trường , lĩnh vực, đối tác đầu tư, đảm bảo thực hiện cân đối và tránh lãng phí các nguồn lực đầu tư .
Thứ hai là XTĐT tập trung vào cả 3 khâu: hỗ trợ nhà đầu tư từ khâu trước , trong và sau dự án . Theo cách thức tiếp cận này , thông tin cần được chia sẻ để giúp nhà đầu tư rút ngắn thời gian nghiên cứu tiềm năng, cơ hội đầu tư.
Thứ ba là hoạt động XTĐT phải diễn ra liên tục và thường xuyên với các nội dung và phương thức khác nhau đối với từng chu kỳ của quy trình vận động , xúc tiến và sử dụng vốn FDI : bao gồm vận động và XTĐT để hình thành dự án , giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn phát triển dự án và kết thúc dự án.
Thứ tư là XTĐT cần phải được triển khai rộng rãi , có sự tham gia của các thành phần kinh tế, để liên kết các nguồn lực cho phát triển.
65
b. Định hướng trong hoạt động xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo như trên, XTĐT trực tiếp nước ngoài phải dựa trên định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
- Hoàn thiện hệ thống chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Vũng Áng, Hà Tĩnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác đầu tư tham gia năng động vào hoạt động kinh tế của khu Kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh.
- Cải tiến mạnh mẽ thủ tục đầu tư theo hướng mở rộng diện đăng ký đầu tư, ưu tiên xem xét cấp chứng nhận về ưu đãi đầu tư đối với các dự án quy mô lớn, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương 6 xã của Huyện Kỳ Anh – Hà Tĩnh.
- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư như hình thức công ty cổ phần, cho phép doanh nghiệp FDI phát hành trái phiếu, cổ phiếu để mở rộng quy mô đầu tư phát triển hình thức công ty quản lý vốn, quỹ đầu tư.
- Có chính sách ưu đãi hấp dẫn cao để thu hút mạnh vốn đầu tư để nâng cao trình độ công nghệ, năng lực xuất khẩu của nền kinh tế; đầu tư vào các ngành công nghệ sinh học, vật liệu mới, điện tử, tin học, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội.
- Tăng cường mạnh vận động XTĐT theo từng chương trình dự án cụ thể để nâng cao hiệu quả. Chú trọng thu hút vốn của các tập đoàn lớn trên thế giới và nguồn vốn từ các nước có tiềm năng kinh tế lớn, thị trường lớn, công nghệ cao như Mỹ, Tây Âu…
- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai nhanh chóng dự án đầu tư. UBND tỉnh chỉ đạo thành lập một đầu mối đủ mạnh và đủ quyền để xử lý kịp thời các khó khăn của nhà đầu tư, thúc đẩy dự án phát triển.
- Tăng cường tiềm lực nghiên cứu và cải tiến hệ thống thông tin để theo dõi, dự báo sát tình hình FDI trong nước và quốc tế để hoạch định chính sách, chiến lược về vốn nước ngoài.
- Tăng cường theo dõi, quản lý, giám sát vốn FDI thực hiện, trong đó có nội dung vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp FDI.
Từ những quan điểm, định hướng trong hoạt động XTĐT trên cũng như mục tiêu thu hút FDI của tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới, chúng ta cần phải đưa ra
66
những giải pháp phù hợp để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động XTĐT trong thu hút vốn FDI dựa trên những thành tựu và hạn chế trong công tác XTĐT đã phân tích trước đó. Các giải pháp đưa ra cần phải đảm bảo cho hoạt động XTĐT vừa đáp ứng đúng định hướng của lãnh đạo tỉnh trong XTĐT là đa dạng hóa ngành nghề, lĩnh vực và quốc gia đầu tư, vừa có thể tăng quy mô và số lượng nguồn vốn FDI; đồng thời khắc phục được những hạn chế, tồn tại trong công tác XTĐT của tỉnh Hà Tĩnh.
3.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tƣ trong hoạt động thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của tỉnh Hà Tĩnh
Hoạt động XTĐT hiện nay còn khá mới mẻ đối với Việt Nam nói chung và các thành phố, tỉnh thành của nước ta nói riêng. Trong một vài năm trở lại đây, nhận thức được tầm quan trọng của công các xúc tiến đầu tư, một số tỉnh thành mới thực sự chú ý và đẩy mạnh công tác này nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI.
Có thể nhận thấy, nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XTĐT, trong những năm qua, Đảng bộ và lãnh đạo Hà Tĩnh đã không ngừng tìm cách thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả XTĐT, góp phần thu hút được một lượng lớn vốn FDI cho Hà Tĩnh. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, bên cạnh những thành công thì công tác XTĐT của Hà Tĩnh còn gặp nhiều hạn chế, tồn tại do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chính vì vậy, Trung tâm XTĐT Hà Tĩnh nói riêng và các cơ quan chức năng