II. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút FD
1. Các giải pháp chủ yếu tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư
của FDI ở Đà Nẵng:
Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống
pháp luật liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo điều kiện thuận lưọi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển theo đúng định hướng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ nhất, nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các văn bản luật
pháp về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng: thiết lập một mặt hàng
pháp lý cho các đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm
tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng
thời áp dụng một số quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp đối
với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ.
Khi kinh doanh trong một môi trường bình đẳng với các doanh
nghiệp của nước chủ nhà sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
yên tâm hơn vì họ được nước chủ nhà tôn trọng theo nguyên tắc ngang
bằng dân tộc trọng quan hệ quốc tế. Nhằm tạo ra sự bình đẳng về quyền
lợi và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp trong nước (DNTN) và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cần sửa đổi các quy định được áp dụng khác nhau
giữa DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN. Trước mắt, rà soát lại tất cả
các loại dịch vụ, lệ phí để có sự điều chỉnh hợp lý, thu hẹp khoảng cách giá đối với DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN, giữa giá trong nước
và giá của các nước trong khu vực. Thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư
và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và
đầu tư trực tiếp nước ngoài theo Quyết định số 53/1999 QĐ-TTg ngày 26
tháng 03 năm 1999 của Thủ tương Chính phủ. Từ đó tạo sân chơi bình
đẳng trong hoạt động kinh doanh cho các DNTN và doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng như tạo môi trường đầu tư cạnh tranh với các nước khu vực.
Thứ hai, tạo cơ sở pháp lý tăng cường khả năng hợp tác đầu tư của
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với nhà nước và đa dạng hoá hơn nữa các hình thức đầu tư
- Tạo điều kiện hơn nữa cho các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh tham gia hợp tác với nước ngoài. Cho phép các dân doanh được
góp vốn bằng quyền giá trị quyền sử dụng đất, thành lập công ty cổ phần để huy động góp vốn liên doanh nhằm tăng tỷ lệ tích luỹ đầu tư trong nước và tăng tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam trong hợp tác đầu tư với nước ngoài.
- Nghiên cứu cho phép các doanh nghiệp FDI được thí điểm
chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần được
phép ban hành cổ phiếu huy động thêm vốn mở rộng đầu tư, thí điểm
thực hiện cho phép nhà ĐTNN mua cổ phần của các DNTN theo một tỷ
cách thận trọng cùng với khả năng kiểm tra, kiểm soát cuả nhà nước về
kế toán tài chính và ngoại hối đối với doanh nghiệp FDI.
Thứ ba, để khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của các
doanh nghiệp có vốn DTNN cần phải kết hợp đúng đắn giữa chính sách đầu tư, chính sách thương mại và các chính sách khuyến khích hỗ trợ
khác. Lấy chính sách đầu tư làm trọng tâm và chính sách thương mại,
chính sách tài chính là công cụ quan trọng định hướng các nhà DTNN.
Chính sách thương mại cần được công khai và ổn định trong một thời kỳ
dài và theo các cam kết của Việt Nam đã ký trong hiệp định thương mại
Việt - Mỹ và trong các hiệp định thương mại song phương với 52 nước và vùng lãnh thổ.
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa trong công tác
xúc iến đầu tư theo đề án thực hiẹn cải cách thủ tục hành chính của trung
tâm xúc tiến đầu tư và ban hành chỉ thị của UBND thành phố về những
biện pháp cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (đã có dự thảo và được các sở, ban, ngành tham gia); Tổ chức giao ban về đầu tư thương mại, du lịch định kỳ để kịp thời xử lý các trường hợp phát
sinh.
- Bảo đảm tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách ưu đãic của Trung ương cũng như của địa phương đã ban hành như chính sách về
thuế, giá thuê đất, các vấn đề liên quan đến đất đai, giải toả đền bù, đặc
biệt là quyết định 25/2003/QĐ-UBND do UBND Thành phố ban ngày 03-03-2003.
- Đề nghị các ngành hữu quan sớm hoàn thành bản đồ quy hoạch
quỹ đất và các nguồn tài nguyên dành cho đầu tư phát triển từng ngành, lĩnh vực… để giới thiệu và định hướng cho các nhà đầu tư.
- Vận động mở thêm nhiều chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Đà Nẵng từ các nước trong khu vực và thế giới… và các chuyến bay nội địa.
- Quan tâm đầu tư phát triển các doanh nghiệp địa phương đủ
mạnh để trở thành các đối tác tin cậy và có tiềm năng; khuyến khích phát
triển các ngành công nghiệp hỗ trợ để tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Đồng thời nâng cao chất lượng công tác vận động xúc tiến đầu tư nước ngoài.
Đề nghị UBND Thành phố bố trí ngân sách phù để xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư của thành phố, trong đó xác định rõ các liữnh vực, các đối tác, các địa bàn trọng điểm cần vận động đầu tư. Trên cơ sở đó đề ra các chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể hằng năm hàng quý.
- Nâng cao chất lượng việc xây dựng danh mục dự án gọi vốn
FDI, trong đó các thông tin về mục tiêu, địa điểm hình thức đầu tư, đối
tác thực hiện dự án … có độ chính xác và tin cậy cao để làm cơ sở cho
Thứ tư, giải quyết kịp thời những khó khăn , vướng mắc về đất đai,
giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án.
- Đẩy nhanh tiến dộ đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi
cho việc khai thác các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Uỷ ban nhân dân địa phương kiên quyết tổ chức cưỡng chế thực hiện giải phóng mặt
bằng các trường hợp đã được đối xử theo đúng chính sách quy định của Nhà nước nhưng vẫn không chấp hành.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp hoạt động trong Khu công
nghiệp, Khu chế xuất.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn việc xử lý trách nhiệm và nghiã vụ của các bên đối với đất góp vốn vào liên doanh trong trường hợp
doanh nghiệp chuyển đổi hình thức đầu tư, bị phá sản hoặc giải thể trước
thời hạn.
Thứ năm, hệ thống hoá các văn bản pháp luật và các văn bản pháp quy mới nhất còn hiệu lực, tinh giảm và làm rõ các nội dung cần thiết.
Hoạt động đầu tư nước ngoài không những chịu sự điều chỉnh của
Luật ĐTNN mà còn liên quan và chịu sự điều chỉnh của một số luật khác như: Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật Bảo vệ môi trường, các nghị định và thông tư hướng dẫn nhiệm vụ v.v… Đây là một trong những khó khăn đối với các nhà ĐTNN trong quá trình tìm hiểu, khai thác thị trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Không ít các nhà đầu tư phàn nàn rằng sự đắn đo của họ khi đầu tư vào Việt Nam không phải chỉ vì luật ĐTNN của
Việt Nam mà còn một số điều chưa thông thoáng, mà còn do tìm hiểu vận
dụng các luật của Việt Nam vào thực tiễn hoạt động đầu tư rất khó khăn
và phức tạp. Các văn bản pháp luật chưa ổn định, phải sửa đổi bổ sung
liên tục, nhiều điều luật không rõ ràng phải có những văn bản hướng dẫn
thực hiện v.v… Vì những lý do trên mà đã làm nản lòng các nhà ĐTNN
dẫn đến sự giảm sut đầu tư trong thời gian qua.
Để khắc phục tình trạng đó, ngoài việc hình thành các cơ quan tư
vấn pháp luật tư vấn cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoặc các cá
nhân, tổ chức nước ngoài muốn đầu tư vào. Điển hình như Đà Nẵng đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đồng
thời thường xuyên rà soát, đối chiếu với các văn bản pháp luật có liên quan, tinh giảm, loại bỏ các nội dung trùng lặp, hệ thống hóa các văn bản
pháp quy mới nhất để giới thiệu kịp thời cho các giới ĐTNN nhằm giúp
họ dễ dàng nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng trong thực tiễn.
2. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
Thứ nhất, cần xoá bỏ hạn chế về số lượng đối với ccác mặt hàng thuộc diện không cấm nhập khẩu, các linh kiện, nguyên liệu, sản phẩm
trung gian không thuộc diện ưu tiên trọng điểm cho chương trình nội địa
Hiện nay, những quy luật về nội địa hoá, mua và sử dụng nguyên liệu trong nước của Việt Nam đối với một dự án đầu tư như: ngành sản
xuất lắp ráp ôtô, lắp ráp xe máy, điện tử dân dụng, nước giải khác v.v…
tuy không vi phạm hiệp định WTO-TRIMs nhưng ngày một khó khăn
cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong những
ngành yêu cầu tỷ lệ nội quy hoá. Nhiều doanh nghiệp FDI cho rằng tỷ lệ
nội quy hoá mà chỉnh phủ Việt Nam đã ra cho họ là quá cao và rất khó thực hiện. Tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm của họ càng cao thì họ
càng bị lỗ nhiều vì thuế xuất nhập khẩu đánh vào linh liện rời và cụm linh
kiện cao hơn so với hàng nguyên chiếc. Đầu tư mới vào các ngành có yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa cao sẽ không được khuyến khích cao. Nên chăng có
thể giảm tỷ lệ nội địa hoá, cho phép các nhà đầu tư tự do nhập khẩu các
chi tiết linh kiện để hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh khuyến
khích họ xuất khẩu mà không cần có quyết định khống chế mức giá trần
của sản phẩm.
Thứ hai, cho phép các doanh nghiệp FDI được quyền huy động
hàng hóa không do họ sản xuất để xuất khẩu.
Các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vốn đã có sẵn mạng lưới tiêu thụ, họ đã quen bạn hàng trên thị trường thế giới, với uy tín và thông tin nhanh nhạy các doanh nghiệp
FDI có thể nhanh chóng mở rộng thị trường xuất khẩu và kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói chung.
Một số doanh nghiệp FDI muốn được kinh doanh thương mại
thuần tuý là hoàn toàn hợp lý và chính đáng trong bối cảnh hiện nay, đặc
biệt khi hiệp định Thương mại Việt - Mỹ kí kết ngày 23 tháng 07 năm
2000.Tuy nhiên, Chính phủ không nên cho phép tràn lan mà trước mắt
chỉ cho doanh nghiệp đã đầu tư tại Việt Nam được ít nhất 5 năm, làm
nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước Việt Nam nghiêm chỉnh được quyền
kinh doanh xuất nhập khẩu thuần tuý. điều này không chỉ có lợi cho người tác động mà còn buộc các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
khẩu Việt Nam phải tự vươn lên khi chúng ta đang trên lộ trình xoá bỏ
các biện pháp phi thuế quan.
Thứ ba, tiếp tục xây dựng và kiện toàn hệ thống chính sách thuế
phù hợp với điều kiện trong nước và thông lệ quốc tế, đa dạng hoá các
sắc thuế, từng bước áp dụng hệ thống thuế thống nhất, không phân biệt
sắc thuế áp dụng các thành phần kinh tế, đồng thời đảm bảo tính ổn định,
lâu dài của chính sách thuế.
Thứ tư, tiếp tục đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính, tiền tệ, thông qua việc tạo lập môi trường hành chính lành mạnh, thông
thoáng góp phần duy trì các cân đối lớn trong nền kinh tế, vận dụng linh
hoạt có hiệu quả các công cụ gián tiếp trong chính sách tiền tệ như:
- Xác lập cơ chế điều hành lãi suất ngân hàng theo xu hướng thả
việc khống chế lãi suất trần. Thực hiện chính sách lãi suất theo thời gian
ngắn. Phát triển thị trường vốn tiền tệ với các hình thức đa dạng, thích
hợp nhằm thu hút các nguồn vốn dài hạn và trung hạn. Tạo điều kiện
thuận lợi cho thị trường chứng khoán hoạt động và phát triển, đây là điều
kiện cần thiết thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ngoại tệ và điều hành tỷ giá
hối đoái theo hướng thị trường, hạ giá trị đồng nội tệ, thực hiện chính
sách tỷ giá hợp lý, nhất là khi chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT) trong khuôn khổ các nước ASEAN.
Thứ năm, chú trọng thức hiện chính sách khuyến khích đầu tư có
trọng điểm các ngành công nghệ tiên tiến mà Việt Nam có lợi thuế so
sánh…
Dành ưu tiên ưu đãi hơn nữa đối với các dự án FDI đầu tư vào các
ngành nông – ngư nghiệp, nghành công nghiệp chế biến nông nghiệp - hải sản, ngành điện tử viễn thông và công nghệ sinh học, những dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các dự án liên doanh đầu tư vào dạy nghề, xử lý ô nhiễm môi trường.
Trên thực tế, hiện tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng
đang có lợi thế so sánh nhất định trong nông – lâm- ngư nghiệp, dựa trên những ưu thế sẵn có về tự nhiên đất đai (đất đai, vùng biển, khí hậu nhiệt đới) và về lao động (lực lượng dông, giá nhân công thấp).