1. Những vấn đề tồn tại:
Hầu hết các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chưa thể
hiện việc các nhà đầu tư mang công nghệ mới, hiện đại của thế giới vào Việt Nam. Ngoài việc họ đưa nước ta công nghệ điện tử có tính thời đại nhưng hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài này sản
xuất ra vẫn kém tính cạnh tranh so với công ty mẹ của họ. Ngoài ra những dự án chúng ta rất mong mỏi như cơ khí chế tạo, công nghiệp vật
liệu, công nghệ kỹ thuật cao thì đến nay vẫn chưa vào Việt Nam. Ngay
một số dự án ta vừa ưu đãi trên chính sách, vừa ưu đãi thực tế như công
nghiệp ô tô, công nghiệp xe máy…cũng chỉ ở trình độ lắp ráp. Hầu hết
các phụ tùng, phụ kiện đòi hỏi sản xuất bằng công nghệ cao đều được chế
tạo ở các nước khác rồi đưa vào Việt Nam để lắp ráp.
Quy mô và tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp FDI tăng qua các năm 2000,2001 nhưng tốc độ tăng không cao, thậm chí năm 2000 chỉ được 01 dự án và giảm so với năm 1997(05 dự án).
Khi lập dự án không ít các nhà đầu tư thường đẩy cao tỷ lệ xuất khẩu
(80% hoặc thậm chí 100%) để được cơ quan cấp giấy phép đầu tư nhanh
chóng phê duyệt. Tuy nhiên,khi triển khai thực hiện dự án,các doanh
nghiệp thường không đảm bảo được tỷ lệ xuất khẩu theo quy định.
Một số các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng là do tình trạng kinh tế xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng một số
nguyên nhân phải kể đến là:
+ Phần lớn các doanh nghiệp FDI đều muốn tiêu thụ sản phẩm của
mình ở nước tiếp nhận đầu tư .
+ Khả năng cạnh tranh của mặt hàng do các doanh nghiệp FDI Việt
tô, xi măng, sắt thép, giấy…) do đầu tư công nghệ chưa phải là tiên tiến,
chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa thật sự hấp dẫn, giá cả còn quá cao do khấu hao đầu tư quá lớn.
+ Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực châu á
dẫn tới mội số doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất ,tạm ngừng
sản xuất bộ phận hoặc đình chỉ sản xuất cả nhà máy.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bán ra thị trường các loại
hàng hoá rất đắt so với nước sở tại và so với các nước lân cận trong khi
chính chúng ta vẫn tạo ra các hàng rào bảo hộ cho các loại hàng hoá này. Thể hiện rõ nhất là các dự án lắp ráp ô tô, xe gắn máy. Ngoài ra doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không xuất khẩu hàng tạo ra sự khủng
hoảng thừa về hàng hóa, nhất là hàng vật liệu xây dựng.
2. Nguyên nhân
- Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp FDI
chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư và các luật có liên quan, việc có nhiều
quy phạm pháp luật tham gia điều chỉnh cùng một quan hệ pháp luật sẽ
không tránh khỏi mâu thuẫn chồng chéo, thậm chí trái ngược lẫn nhau.
- Thứ hai, về thủ tục hải quan: mặc dù ngành Hải quan đã có nhiều cải cách nhằm đơn giản hoá thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp FDI nhưng trên thực tế vẫn còn quá nhiều trở ngại cho
doanh nghiệp như việc áp sai mã thuế, xử lý hàng giao thừa… Thêm vào
đó trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của nhân viên hải quan còn hạn chế
cộng với tinh thần thái độ cửa quyền, hách dịch, vòi vĩnh của họ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực không đáng có cho việc thu hút vốn đầu tư nước
ngoài ở Đà Nẵng
Một vấn đề đáng ngại làm nản lòng không ít các nhà đầu tư nữa là
các quy định còn rườm rà, phức tạp và trùng lắp về thủ tục cũng như các
giấy tờ không cần thiết đã trở thành các rào cản phi thuế quan đáng quan
tâm.
Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước không được
thực hiện tốt cũng gây nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp FDI trong
hoạt động kinh doanh (giữa Bộ thương mại và Tổng cục Hải quan hay Bộ Thương mại và Bộ Tài chính…)
- Thứ ba, về thuế xuất nhập khẩu: các quy định về thuế và mức
thuế không nhất quán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các dự án,không khuyến khích đầu tư mới do thiếu tính ổn định của chính sách thuế.
- Thứ tư, ngoài các trở ngại thường gặp như đối với bất kỳ dự án
nào trong quá trình cấp giấy phép và phê duyệt sau giấy phép như thủ tục
thành lập công ty,các thủ tục về đất đai,giấy phép xây dựng,giấy phép
xuất nhập khẩu…,các doanh nghiệp FDI phải đối mặt với một loạt khó khăn được tạo ra bởi các chính sách không mấy hấp dẫn trong những lĩnh
+ Sự bảo hộ do các cơ chế thương mại đặt ra hàng năm còn rất
cao và bao gồm một diện rộng các mặt hàng. Thương mại bị thu hẹp do
các mức thuế quan cao và hay bị thay đổi do các biện pháp phi thuế (hạn
ngạch, giấy phép) còn khá phức tạp, cộng với tệ hành chính quan liêu giấy tờ diễn ra thường xuyên ở các cơ quan quản lý.
+ Các giới hạn về kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam và các sản
phẩm của mình để tiếp thị hoặc để thoả mản nhu cầu mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được, đã làm giảm tính cạnh tranh và không nhất
quán với nền kinh tế thị trường.
+ Phân biệc đối xử giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI vẫn còn tồn tại. Điều này gây ảnh hưởng không chỉ cho tính
vận hành có hiệu quả của nền kinh tế thị trường mà còn ảnh hưởng đến môi trường thu hút vốn đầu tư đang sa sút nghiêm trọng như hiện nay.(Ví
dụ như chi phí vận chuyển,chi phí cho các tiện nghi sản xuất của các
doanh nghiệp FDI cao hơn nhiều so với doanh nghiệp trong nước).
+ Cơ sở hạ tầng còn quá yếu kém, làm cho các nhà đầu tư gặp khó khă trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như vận chuyển hàng hoá. Không những thế khí hậu khắc nghiệt, nếu nóng thì rất nóng, còn nếu mưa thì mưa rất lâu ngày mà cơ sở hạ tầng còn quá đơn sơ sẽ gây nên ngập lụt làm tắt nghẽn giao thông cũng như ảnh hưởng đến quá trình sản
xuất.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG